Kỹ thuật nuôi lươn đồng (fluta alba)

Kỹthuật nuôi đơn giản, có thểtận dụng nhiều công trình không sử dụng, ít dịch bênh, giá trịkinh tếcáo, nghềnuôi Lươn đồng (Fluta alba) ởđồng bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cải thiện đáng kểđời sống gia đình. I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG Ởnước ta Lươn đồng phân bố ởmiền Nam, nó có kích thước lớn hơn Lươn miền Bắc (Monopterus albus). Lươn phân bốnhiều tại thủy vực nước tĩnh, nơi có mực nước thấp, lớp bùn đáy tương đối nhiều nhiều như kênh, mương, ruộng trũng bỏhoang, Lươn ăn nhiều thứ, nhưng chủyếu là động vật. Thức ăn ưa thích của nó là động vật thân mềm, xác

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn đồng (fluta alba), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG (Fluta alba) Lươn đồng (ảnh Dương Nhựt Long, 2003) Kỹ thuật nuôi đơn giản, có thể tận dụng nhiều công trình không sử dụng, ít dịch bênh, giá trị kinh tế cáo, nghề nuôi Lươn đồng (Fluta alba) ở đồng bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống gia đình... I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG Ở nước ta Lươn đồng phân bố ở miền Nam, nó có kích thước lớn hơn Lươn miền Bắc (Monopterus albus). Lươn phân bố nhiều tại thủy vực nước tĩnh, nơi có mực nước thấp, lớp bùn đáy tương đối nhiều nhiều như kênh, mương, ruộng trũng bỏ hoang, Lươn ăn nhiều thứ, nhưng chủ yếu là động vật. Thức ăn ưa thích của nó là động vật thân mềm, xác động vật chết trong thời kỳ phân hủy. Lươn có đặc điểm tự chuyển giới tính, Lươn nở ra là Lươn cái, khi sinh trưởng đến khoảng 200 g thì dần dần tự chuyển sang Lươn đực. Lươn bột sau khoảng 8 tháng tuổi sẽ thành thục. Ngoài tự nhiện Lươn đẻ rãi rác quanh năm, nhưng đẻ rộ vào khoảng tháng 5-8 hàng năm. Khi mới nở Lươn sử dụng noãn hoàng làm nguồn cung cấp năng lượng cho đến khoảng 10 ngày tuổi, sau đó sử dụng thức ăn ngoài. Lươn ngoài tự nhiên 3 tháng tuổi có thể đạt kích thước bằng đầu đũa và có thể sử dụng làm Lươn giống. Lươn đồng có thể lớn đến khoảng 1,5kg/con. Tuy là loài sinh trưởng chậm nhưng nếu được chăm sóc tốt Lươn giống 30-40con/kg sau 3 tháng nuôi sẽ đạt kích thước thương phẩm 3-4 con/kg. Lươn đồng (ảnh Dương Nhựt Long, 2003) II. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT 1. Công trình nuôi Lươn Công trình nuôi Lươn rất đa dạng, từ tận dụng những công trình không sử dụng như chuồng heo, mương rạch, bể chứa nước, được cải tạo lại, đến những công trình chuyên dụng nuôi Lươn. Lươn có thể lấy oxy trực tiếp từ không khí nhưng công trình nuôi phải luôn có nước (nguồn nước nuôi Lươn tốt nhất là nước sông, nước mương không bị nhiễm chất độc), mực nước tối thiểu bằng chiều dài Lươn, có lớp bùn đáy từ 15-20 cm (lớp bùn đáy này không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, ít chua), đắp đất thành mô dạng cù lao để cho Lươn làm tổ, mô đất này chiếm khoảng 1/4 diện tích nuôi và cao hơn mực nước trong công trình nuôi từ 5-10cm. Cải tạo lại chuồng heo để nuôi Lươn Nuôi Lươn trong bồn lót bạt 1.1. Nuôi Lươn trong bể xi măng, chuồng heo cải tạo lại, bồn lót bạt Nếu có điều kiện, nên xây dựng bể nuôi có kích thước có thể 10-20 m2 và xây dựng bể nửa chìm nửa nổi nhằm mục đích dễ cấp - thoát nước và quản lý. Phần chìm dưới đất từ 20-40 cm, phần trên mặt đất cao từ 60 -100 cm. Đối với chuồng heo, cần trét các lỗ, vết nứt, láng mịn hoặc lót bạt để tránh hiện tượng rò rỉ nước nuôi, làm xây xát Lươn. Bồn được thiết kế thành khung cây, sau đó lót bạt để thành bể nuôi và cũng cần phải xử lý như trên. Độ cao từ mặt bùn đáy lên đến thành công trình nuôi tối thiểu phải bằng 2/3 chiều dài của Lươn; trên thành cũng cần xây hàng gờ để phòng Lươn trườn ra ngoài. 1.2. Nuôi Lươn trong ao mương Có thể tận dụng ao cũ không sử dụng, kênh mương nhưng cần phải vớt hết lớp bùn đáy cho đến lớp đất dẻo. Để tránh tình trạng Lươn làm tổ sâu, dùng cát trộn với vôi tỷ lệ 5kg vôi/m3 cát rải xuống đáy ao và nén chặt thành một lớp dày 5-10 cm. Bờ ao cũng phải lấp các hang hốc và đầm chắc. Ngoài ra, cũng có thể dùng bạt (cao su) lót ở đáy và bờ ao. Sau đó rải lớp bùn đáy như trên. Tốt nhất là lớp bùn vét ao đã được phơi nắng và khử trùng bằng vôi bột. Nếu làm ao mới, tùy điều kiện gia đình mà kích thưc ao nuôi khách nhau, nhưng dể quản lý nhất từ 10-30 m2, nếu muốn nuôi quy mô lớn thì làm nhiều ao nhỏ sát nhau và xử lý như đối với ao như cũ cải tạo lại. 2. Chọn Lươn giống Do Lươn sản xuất nhân tạo giá thành cao nên Lươn giống chủ yếu có nguồn gốc tự nhiện. Con giống phải được mua từ những cơ sở (đầu nậu) có uy tín để đảm bảo chọn được con giống chất lượng cao, không bị bắt bởi chích điện, không bị kéo giản xương sống, Nên chọn Lươn có màu vàng sậm, Lươn sẽ lớn nhanh, Lươn màu xanh tốc độ lớn trung bình, màu xám tro chậm lớn. Lương giống sản xuất nhân tạo Lươn giống mua tại chợ Kích thước Lươn giống thả nuôi tốt nhất 40-60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 - 80 con/m2. Khi Lươn lớn thì giảm mật độ sao cho 1-1,5 kg Lươn/m2 . Trước khi thả Lươn nuôi, cần tắm Lươn trong nước muối 5‰ từ 5-7 phút (100g/20L nước) Tắm Lươn trong nước muối trước khi thả nuôi 3. Chăm sóc và quản lý Lươn là loài không ưa ánh sáng nên hệ thống nuôi Lươn cần có giàn che, bèo tây thả trên mặt hoặc có cây thủy sinh nước (20-30% diện tích). Sử dụng ốc, tép, nòng nọc, phụ phẩm lò mổ, xác động vật chết làm thức ăn cho Lươn. Lượng thức ăn tối đa 5% trọng lượng thân. Không nên cho Lươn ăn nhiều vì thức ăn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nên cho Lươn ăn nhiều lần trong ngày, tốt nhất cho Lươn ăn vào sáng sớm và chiều mát, cho Lươn ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng. Nên sử dụng sàng ăn để dễ kiểm soát thức ăn. Thời gian nắng nóng hoặc mưa lạnh kéo dài thì cần giảm lượng thức ăn vì những ngày này Lươn ăn ít và chủ yếu ở trong tổ. Thức ăn của Lươn Sàng cho ăn Khi nhiệt độ môi trường nuôi dưới 22 hoặc trên 30 OC thì không nên cho Lươn ăn. Lươn ăn mạnh khi nhiệt độ môi trưởng từ 25-28 OC. Nếu nguồn thức ăn có nguồn gốc động vật khan hiếm, có thể sử dụng thức ăn tự trộn theo công thức 64% cám nhuyễn + 35% bột cá lạt + 1% khoáng và vitamin hổn hợp; Trộn đều và ép thành viên kích thước tùy vào kích thưc cá. Sử dụng thức thức ăn này sẽ hạn chế được sự nhiễm bẩn môi trường nuôi. Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng bằng các chế phẩm ROVIFISH SUPER, CM701, ROVET– C FISH,... để tăng sức đề kháng của Lươn Cần thay nước định kỳ 3-4 ngày/lần. Theo dõi tình trạng sức khẻo của Lươn để có hướng khắc phục kịp thời. Trời nắng quá cần có biện pháp che nắng; trời mưa cần có biện pháp ngăn không cho Lươn trườn ra ngoài (giảm mực nước, che chắn khôno cho Lươn trườn qua thành công trình nuôi,) 3. Điều trị một số bệnh thường gặp ở Lươn nuôi thương phẩm Lươn có sức đề kháng tốt, ít nhiễm bênh. Tuy nhiên trong quá trình nuôi có một số bệnh chủ yếu trên Lươn như sau: 3.1. Bệnh phù đầu Điều kiện gây biểu hiện bênh: Nuôi với mật độ cao nắng nóng kéo dài, môi trường nuôi quá bẩn Triệu chứng: Đầu to hơn bình thường, những con bị bệnh luôn bò ra ngoài tổ. Phòng và điều trị: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu thay nước và giảm mật độ nuôi, tình trạng bệnh sẽ giảm. Có thể dùng đồng sunphat (CuSO4) để xử lý nước nuôi với liều lượng 0,7g/m3 3.2. Bệnh nội ký sinh trùng Tác nhân: Do Lươn ăn thức ăn sống nên mắc các bệnh về giun sán. Triệu chứng: Lươn chậm lớn Phòng và điều trị: Sử dụng thuốc xổ giun sán cho người hoặc gia súc trộn vào thức ăn, và với liêu lượng rất thấp không gây mùi, vì nếu gây mùi Lươn sẽ không ăn thức ăn. Nên cho Lươn nhịn đói 2-3 ngày sau đó cho ăn thức ăn đã trộn với thuốc, cho ăn liên tục 2 ngày. 3.3. Bệnh nấm thủy mi (bệnh bông gòn) Tác nhân: Do nấm thủy mi ký sinh, những sợi nấm trắng như bông gòn Phòng và điều trị: Tắm nước muối 5‰ tắm cho cá trước khi thả và trong quá trình nuôi nếu bị bệnh. Thời gian tắm từ 5-7 phút. Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bà con ngư dân nắm được quy trình kỹ thuật nuôi Lươn thương phẩm. Chúc bà con thành công. Mọi thắc mắc, bà con có thể liên hệ với Phòng Kỹ Thuật Công ty Nhân Lộc – Rovetco. Phòng Kỹ Thuật - Công ty TNHH Nhân Lộc - ROVETCO
Tài liệu liên quan