1 Thông tin về loài nhím nuôi
1.1 Giới thiệu:
hím đuôi ngắn (Hystrix cristata Linnaeus 1758)
Phân loại: Nhím là loài thú thuộc họ Nhím (Hystricidae), bộ gặm nhấm (Rodentia), lớp Thú
(Mammalia)
Hình thái:
Trọng lượng trung bình của nhím trưởng thành trong điều kiện nuôi: 12 – 16 kg;
Tăng trưởng trung bình khoảng 1kg/tháng trong điều kiện cho ăn bình thường không
thúc ép (trong 1 năm đầu). Tăng trưởng trung bình/năm khoảng 10 – 11kg, nhím đực
thường lớn hơn nhím cái.
Đặc điểm sinh học:
Tuổi trưởng thành sinh sản: Từ 8 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng
nhím giống tốt, nên để nhím trưởng thành trung bình từ 12 – 14 tháng tuổi mới cho
giao phối, sinh sản;
Thời gian sinh sản kéo dài có thể trên 15 năm trong điều kiện nuôi. Thời gian mang
thai của nhím cái biến động từ 90 – 100 ngày; trung bình nhím đẻ 2lứa/ năm.
Tập tính, sinh thái:
Nhím có tập tính hoạt động vào ban đêm, nhím cái cũng thường đẻ vào ban đêm, khi
đẻ xong, nhím ăn và liếm sạch sẽ nhau thai cũng như máu trong khi sinh;
Thích gặm nhấm mọi thứ xung quanh nơi sống, trong điều kiện nuôi thường gặm
chuồng, do vậy chuồng không nên làm bằng gỗ mà phải xây chắc chắn
Nhím thích ăn những loại củ, quả có nhiều tinh bột, đặc biệt là nhím cái mang thai và
trong thời kỳ sinh sản
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi nhím, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐĂK LĂK
CHI CỤC KIỂM LÂM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪ G À ÔI R ỜNG - FREM
KỸ THUẬT NUÔI NHÍM
(Theo kinh nghiệm nuôi của các cơ sở:
Vi Thị Thanh Liễu – Buôn Ma Thuột
Nguyễn Tấn Danh Nhân – Krông Bông
Phạm Thị Thanh – Krông Bông)
Đăk Lăk, tháng 01 năm 2013
2
1 Thông tin về loài nhím nuôi
1.1 Giới thiệu:
hím đuôi ngắn (Hystrix cristata Linnaeus 1758)
Phân loại: Nhím là loài thú thuộc họ Nhím (Hystricidae), bộ gặm nhấm (Rodentia), lớp Thú
(Mammalia)
Hình thái:
Trọng lượng trung bình của nhím trưởng thành trong điều kiện nuôi: 12 – 16 kg;
Tăng trưởng trung bình khoảng 1kg/tháng trong điều kiện cho ăn bình thường không
thúc ép (trong 1 năm đầu). Tăng trưởng trung bình/năm khoảng 10 – 11kg, nhím đực
thường lớn hơn nhím cái.
Đặc điểm sinh học:
Tuổi trưởng thành sinh sản: Từ 8 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng
nhím giống tốt, nên để nhím trưởng thành trung bình từ 12 – 14 tháng tuổi mới cho
giao phối, sinh sản;
Thời gian sinh sản kéo dài có thể trên 15 năm trong điều kiện nuôi. Thời gian mang
thai của nhím cái biến động từ 90 – 100 ngày; trung bình nhím đẻ 2lứa/ năm.
Tập tính, sinh thái:
Nhím có tập tính hoạt động vào ban đêm, nhím cái cũng thường đẻ vào ban đêm, khi
đẻ xong, nhím ăn và liếm sạch sẽ nhau thai cũng như máu trong khi sinh;
Thích gặm nhấm mọi thứ xung quanh nơi sống, trong điều kiện nuôi thường gặm
chuồng, do vậy chuồng không nên làm bằng gỗ mà phải xây chắc chắn
Nhím thích ăn những loại củ, quả có nhiều tinh bột, đặc biệt là nhím cái mang thai và
trong thời kỳ sinh sản
Thực trạng gây nuôi:
Hiện nay gây nuôi Nhím đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Với những ưu điểm như: dễ nuôi, khả năng sinh sản nhanh, rất ít bệnh tật, thức ăn đa
dạng dễ kiếm, chuồng trại đơn giản, nên đã được nhân nuôi rộng rãi.
Từ trước năm 2011: Nuôi nhím chủ yếu để bán giống, do vậy giá giống rất cao, trung
bình từ 12 – 15 triệu/cặp nhím. Từ 2011, thị trường nhím giống đã bảo hòa, giá nhím
thịt không cao do vậy những người đầu tư mua giống trong thời điểm nhím sốt giá đã
gặp rủi ro do chưa thu hồi được vốn. Hiện nay giá nhím giống giảm chỉ còn 1/4 so với
trước đây, trung bình từ 3 – 4 triệu/cặp, cùng với những ưu điểm từ nuôi nhím, nhiều
cơ sở đã chuyển sang nuôi nhím thương phẩm là chủ yếu, để cung cấp thịt ra thị
trường. Hiện thịt nhím được một số cơ sở bán lẻ cho các nhà hàng, nơi nấu tiệc
cưới,tuy nhiên cần phải tiếp cận và tìm kiếm thị trường ổn định cho mặt hàng mới
này về lâu dài.
Như vậy, gây nuôi nhím vẫn được nhiều cơ sở đánh giá là có triển vọng hơn so với các
loài vật nuôi khác vì những ưu điểm riêng của nó. Đặc biệt, ở một số địa phương, nuôi
nhím tận dụng được nhiều loại sản phẩm từ các loại rau, củ, quả, các sản phẩm nông
nghiệp khác. Nuôi nhím cũng tận dụng được nguồn lao động trong thời gian rảnh, ít
tốn công chăm sóc và không đòi hỏi kỹ thuật cao, do vậy có thể phổ biến ở nhiều vùng
nông thôn có diện tích đất rộng và lao động nông nhàn.
Khả năng phát triển gây nuôi
Nhím bắt đầu được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên; sau đó lan rộng ở
nhiều địa phương trong toàn quốc như các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Bắc
Khả năng thích nghi trong điều kiện nuôi cao và ăn nhiều loại thức ăn là trái cây, rau,
củ có nhiều tinh bột
3
Nhím được nuôi sinh sản để bổ sung nguồn giống và phát triển đàn vật nuôi, tuy nhiên
cần chú ý cải tạo giống, theo dõi để tránh hiện tượng lai cận huyết làm thoái hóa đàn
nhím nuôi.
Hiện nay, nhím nuôi với mục đích thương phẩm, cần chú ý tiếp cận và tìm kiếm thị
trường ổn định và đảm bảo giá cả hợp lý cho mặt hàng thịt nhím. Muốn được như vậy,
cần tổ chức từ khâu nuôi, thu mua sản phẩm và cung cấp cho những thị trường lớn như
siêu thị, các thành phố lớn,
1.2 Nguồn giống
Nhím giống được gây nuôi tại Đăk Lăk: Thời điểm trước năm 2001 một số cơ sở khởi
đầu đặt mua giống ở các tỉnh phía Nam như Bình Phước, Bến Tre,hoặc đăng ký thủ tục
khai báo từ một số cá thể được cho, tặng. Từ sau 2001, nhiều cơ sở gây nuôi loài này được
phát triển và đặt mua giống từ cơ sở Thanh Liễu và các cơ sở khác trong tỉnh. Hiện nay, tại
các cơ sở nuôi nhím ở huyện Cư Kuin, Krông Buk, Buôn Hồ, Krông Bông, Cư M’gar, Buôn
Đôn,cũng đã tự túc được giống nhím nuôi.
Một trong những nơi cung cấp giống Nhím ở thành phố Buôn Ma Thuột là cơ sở Thanh
Liễu
Chủ trang trại: Vi Thị Thanh Liễu
Địa chỉ: 22/33 Phạm Hùng Tổ 5 – Khối 8 – Tân An - BMT
Điện thoại: ; Di động: 01666022036
Tiêu chuẩn nhím giống: Người nuôi có thể lựa chọn nhím giống theo ý
thích, tuy nhiên nếu mua nhím già thì khả năng sinh sản sẽ giảm;
ngược lại nếu chọn nhím giống tuổi còn non thì có thể khó khăn hơn
trong chăm sóc.
Nhím con đạt từ 2 - 5 tháng tuổi, trọng lượng đạt khoảng từ 2 -
4kg/con. Tốt nhất, nên chọn nhím con đạt từ 4 – 5 tháng tuổi để
dàng chăm sóc đối với những người mới bắt đầu nuôi.
Hình thái nhím con nhanh nhẹn, lông mọc tương đối đầy đủ,
cứng cáp, hoạt động bình thường.
Cá thể đực và cái làm giống phải khác bố mẹ, tránh trường hợp phối giống cận huyết,
về lâu dài sẽ dẫn đến suy thoái về di truyền, làm giảm chất lượng của đàn nhím nuôi.
Kỹ thuật chọn nhím giống tốt:
Phân biệt đực cái bằng cách kiểm tra trực tiếp, vì nhím có cơ quan sinh dục ẩn nên cần
kiểm tra kỹ trước khi ghép đàn và xuất bán cũng như khi chọn mua.
Chọn con cái: To khỏe, chọn nhím có đoạn vai bè rộng, người hơi ngắn
Chọn con đực: To khỏe, người dài và phải lớn hơn con cái ghép cùng, như vậy mới
cho khả năng phối giống tốt.
Chú ý: Trường hợp mua nhím rừng làm giống, đòi hỏi cần có thời gian thuần hóa, khi nhím
quen dần với điều kiện nuôi, mới cho phối giống.
2 Kỹ thuật nuôi nhím
2.1 Khu v nuôi th h h p:
Bố trí địa điểm:
Nhím cũng giống các loài ĐVHD khác cần bố trí nuôi ở những nơi yên tĩnh, tránh
tiếng ồn, thông thoáng, không quá nóng về mùa hè và lạnh quá về mùa đông.
Đây là loài dễ thích nghi với điều kiện nuôi, do vậy nhím có thể được nuôi ở cả vùng
nông thôn hoặc trong thành phố khi có diện tích; có thể tận dụng diện tích chuồng nuôi
gia súc, gia cầm đã bỏ, cải tiến để nuôi nhím.
Diện tích nuôi: Tùy theo số lượng vật nuôi mà bố trí diện tích cho phù hợp
4
Nhím phù hợp với điều kiện nuôi nhốt chuồng, theo kinh nghiệm của các cơ sở nuôi
thành công loài này ở Đăk Lăk thì bố trí nhím theo các ô chuồng, diện tích mỗi ô
chuồng tùy thuộc vào số lượng cá thể và mục đích nuôi.
Nếu nuôi nhím sinh sản: Diện tích mỗi ô chuồng từ 1 – 1,2m2; số lượng nhím cho mỗi
ô chuồng là 1 nhím cái, nhím đực được luân chuyển trong 2 – 4 ô chuồng của các
nhím cái để phối giống.
Nếu nuôi nhím thương phẩm: Diện tích ô chuồng có thể rộng hơn từ 8 -10m2. Số
lượng cá thể cho mỗi chuồng từ 10 – 20 con. Diện tích rộng hơn càng tốt, nhưng nếu
trả nhiều cá thể chung trong một khu vực, nhím sẽ cắn gây tổn thương ngoài da lẫn
nhau.
Tùy theo diện tích hiện có của các hộ để quyết định số lượng cá thể nhím gây nuôi,
hoặc ngược lại.
Chú ý: Nhím là một trong những loài gặm nhấm lớn, do vậy các vật liệu dùng làm chuồng
phải đảm bảo để nhím không gặm phá, chui ra ngoài. Không làm chuồng gỗ hoặc các vật liệu
mềm
2.2 Chuồng trại:
Vị trí và hướng chuồng:
Chuồng nhím không cần hoặc ít quan tâm đến điều kiện về hướng làm chuồng cũng
như những điều kiện tự nhiên khác;
Tùy theo diện tích sẵn có, kinh tế của cơ sở mà có thể thiết kế chuồng sao cho khắc
phục một số nhược điểm của thời tiết như mưa tạt, gió lùa, tiếng ồn,
Có thể tận dụng những khu chuồng trại cũ, diện tích đất, cải tạo cho phù hợp để nuôi
nhím
Vật liệu và quy cách chuồng:
Chuồng nhím cần phải xây chắn chắn: Qua rút kinh nghiệm
hiện nay đã số cơ sở làm chuồng xây và song sắt (sắt 6mm
hoặc các loại sắt khác làm song chắn, sắt chữ V hoặc ống làm
khung). Mái che bằng tôn hoặc ngói, hệ thống thoát nước thải
làm bằng ống sành hoặc nhựa PVC.
Quy cách ô chuồng:
Đối với nuôi nhím sinh sản cần xây ô chuồng có diện
tích nhỏ từ 1,0 – 1,2 m2 (rộng x dài x cao = 1,0m x 1,2m x 1,0 – 1,1m)
Chuồng nuôi nhím thương phẩm: Diện tích lớn hơn, nên bố trí chuồng rộng
khoảng từ 8 – 10m2. Phải đảm bảo chiều cao từ 1 – 1,1m như chuồng nuôi
nhím sinh sản để dễ thao tác trong dọn vệ sinh. Chiều rộng và dài của chuồng
bố trí tùy thuộc vào diện tích và điều kiện của mỗi nơi.
Chuồng nhím được xây từ dưới đất lên khoảng 50 - 60cm, phía trên ráp song sắt tròn
đường kính 6mm, khoảng cách giữa các thanh sắt tròn là 5cm; khung và thành chuồng
làm bằng sắt V hoặc ống; phần cửa có bản lề cũng làm bằng khung sắt, kích thước cửa
khoảng 30cm x 0.5 cm, cửa chuồng bố trí ở hướng lối đi.
Sàn chuồng cần có độ dốc đổ về nơi có ống thoát nước, sàn chuồng cần lót bằng xi
măng hoặc gạch bông để dễ dọn dẹp, cọ rửa đảm bảo vệ sinh.
Bố trí chuồng trại:
Các ô chuồng nên bố trí theo từng dãy, ở giữa hai dãy chuồng
có lối đi chung rộng từ 0,8 – 1,0m, để tiện cho việc dọn vệ
sinh và chăm sóc con vật.
Giữa những ô chuồng nuôi nhím sinh sản khi xây cần chừa
cửa thông nhau để tiện luân chuyển đàn, hoặc ghép con đực
trong thời kỳ phối giống. Thường để cửa thông nhau từ 2 – 4
ô chuồng, tùy thuộc vào tỷ lệ ghép giống đực: cái là 1:2 hoặc
5
1:4.
2.3 Số lư ng và phối tr vật nuôi trong ô huồng
Nuôi nhím sinh sản:
Số lượng cá thể nhím bố mẹ/ô chuồng: Mỗi nhím cái/1 ô
chuồng, nhím đực được thả và tự luân chuyển trong 2 – 4 ô
chuồng nhím cái.
Khi nhím đẻ và nuôi con: Nhím đẻ và nuôi con dễ; trong thời
gian nhím cái mang thai và sinh sản, nhím đực vẫn có thể ở
chung chuồng hoặc tự luân chuyển qua các ô chuồng khác
Sau khi nhím con được 2 tháng tuổi trở lên, nên tách con để nhím mẹ phục hồi và đảm
bảo kỳ sinh sản tiếp theo.
Khi nhím mới tách mẹ, còn nhỏ có thể nuôi nhốt chung nhiều cá thể để tiết kiệm diện
tích nhưng phải đánh dấu để tránh cận huyết, hoặc có thể ghép luôn theo cặp để bán
giống sinh sản;
Chú ý: Để tránh hiện tượng lai cận huyết, khi tách nhím con và ghép đàn, nuôi chung hoặc
ghép theo cặp để xuất giống cần theo dõi, đánh dấu để tránh trường hợp nhím đực/ cái cùng
bố mẹ.
Nuôi nhím thương phẩm:
Sau khi tách mẹ, hoặc loại ra từ chọn giống, có thể nhốt
chung từ 10 – 20 cá thể/1 ô chuồng lớn
Nếu vẫn sử dụng diện tích ô nhỏ (1,0 – 1,2m2) thì có thể nhốt
2-4 cá thể/1 ô chuồng
Khi đến tuổi thành thục sinh sản mà chưa xuất bán, nên tách
nhốt riêng nhím cái và đực ở những chuồng khác nhau, tránh
giao phối cận huyết
2.4 Thứ ăn
Ngoài tự nhiên, nhím là loài gặm nhấm ăn rễ, củ, quả của nhiều loại thực vật; đặc biệt
nhím thích ăn các loại thức ăn có nhiều tinh bột
Loại thức ăn:
Có thể cho nhím ăn tất cả các loại rau, quả, củ
Trong thức ăn hàng ngày của nhím, cần đảm bảo một lượng thức ăn có tinh bột như
các loại củ khoai lang, mì, một số loại hạt, ngũ cốc như bắp, đậu,....
Ghi nhận của một số hộ chăn nuôi có kinh nghiệm cho thấy nhím có thể ăn được
khoảng 70 loại thức ăn khác nhau. Thức ăn của nhím đa dạng, hầu như tất cả các sản
phẩm nông nghiệp là lương thực, thực phẩm cho người và gia súc.
Chú ý:
Tránh cho nhím ăn các loại thức ăn công nghiệp như cám tổng hợp sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng của nhím nuôi như làm nhím béo phì, khó sinh hoặc chất lượng thịt không
ngon.
6
Không cho nhím ăn những thức ăn đã hư, hôi thối hoặc bị nhiễm dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật lớn sẽ làm cho nhím bị rối loạn tiêu hóa, sình hơi chướng bụng, có thể tử
vong.
Nguồn cung cấp thức ăn:
Ở nông thôn: Có thể sử dụng những sản phẩm loại, thải từ trồng trọt như khoai, sắn,
bắp, đậu đỗ; các loại quả như bí đỏ, bí xanh; tất cả các loại rau, trái cây,
Ở thị trấn, thành phố: Tận dụng những phần thừa sau khi người sử dụng như vỏ quả,
củ, trái cây, rau,; mua những sản phẩm loại thải từ các chợ đầu mối hay các điểm
buôn bán rau, củ, trái cây,Cần chuẩn bị sẵn một lượng thức ăn nhiều tinh bột để bổ
sung cho nhím như bắp, mì, khoai lang,
2.5 Chăm só dinh dưỡng và vệ sinh huồng
Chăm sóc dinh dưỡng
Cho nhím ăn đa dạng loại thức ăn, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Lượng thức
ăn trung bình: 1kg/con/ngày
Tuy nhiên thức ăn của nhím phụ thuộc vào nguồn cung tại cơ sở, nên thay đổi loại
thức ăn cho nhím, tránh ăn quá lâu 1 loại thức ăn.
Cần bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng vào thời điểm nhím cái mang thai, sau
khi đẻ hoặc có chế độ chăm sóc riêng cho từng thời kỳ tăng trưởng.
+ Nhím con: Nhím con được 5 – 6 ngày tuổi đã có thể ăn cùng mẹ, kết hợp với bú
sữa. Khi cai sữa cho nhím ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Cho ăn
nhiều bữa trong ngày.
+ Nhím trưởng thành: Cho ăn 1 – 2 lần/ngày với nhiều loại thức ăn thay đổi, đảm
bảo một lượng thức ăn tinh bột cho nhím sinh trưởng tốt.
+ Nhím sinh sản: Nên cho ăn các loại thức giàu dinh dưỡng nhưng với số lượng vừa
phải, tránh cho ăn quá nhiều to thai khó đẻ. Tránh cho ăn các loại thức ăn chua,
hoặc chuối quả sẽ sinh sản kém, nên cho ăn các loại hạt đậu nảy mầm đặc biệt là
đậu nành (Theo kinh nghiệm của Nguyễn Tấn Danh Nhân – Krông Bông).
Cho nhím ăn 2 lần/ngày: Buổi sáng từ 7 – 8h, sau khi dọn vệ sinh xong, thường cho
nhím ăn rau, quả,; buổi tối từ 20 – 21h, thường cho nhím ăn những thức ăn có nhiều
tinh bột.
Nhím thường hoạt động mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày, lượng thức ăn
cho ăn chiều tối và ban đêm nhiều hơn buổi sáng. Lượng thức ăn: buổi sáng 1/3 lượng
thức ăn trong ngày (3 - 4 lạng/con), buổi tối 2/3 lượng thức ăn trong ngày (6 – 7
lạng/con)
Cách cho ăn:
+ Cho thức ăn vào sàn ô chuồng, nhím tự ăn
+ Cho ăn một lượng thức ăn vừa phải theo từng bửa, để ý nếu thấy nhím để dư thừa,
hôm sau cần điều chỉnh thức ăn vừa đủ, tránh dư sẽ làm bẩn chuồng
+ Những loại thức ăn to nên chẻ nhỏ, các loại như sắn, khoai nên rửa sạch đất hoặc
gọt vỏ. Những loại thức ăn dạng hạt khô như bắp, đậu, nên ngâm cho nở, mềm
ra trước khi cho ăn.
+ Thức ăn thu nhặt, tận dụng từ các chợ, nơi thu mua cần phải tuyển chọn rửa sạch
hoặc cắt bỏ những phần bị mốc, thối, hư hỏng trước khi cho nhím ăn.
Nước uống: Nhu cầu nước cho nhím không nhiều, nhưng cần cung cấp đầy đủ. Nên bố
trí mỗi chuồng 1 chén hoặc tô sành để chứa nước. Chén đựng nước được xây dính cố
định vào sàn chuồng, khi thấy hết nước trong chén cần bổ sung.
Đặc biệt chú ý đối với nhím mang thai gần sinh, cần cung cấp
nước uống đầy đủ, nếu thiếu nước nhím mẹ thường cắn con mới
sinh.
7
Nên bổ chất khoáng cho nhím nuôi bằng cách sử dụng các cục đá liếm dùng cho gia
súc, trung bình 1 cục đá liếm có thể sử dụng luân chuyển cho 4 – 5 ô chuồng nhím
sinh sản, hoặc mỗi cục/ 1 ô chuồng nhím thương phẩm.
Một số cơ sở thường bỏ xương heo bò,cho nhím gặm kết hợp bổ sung canxi, nhưng
cách này thường làm chuồng rất; hơn nữa nhím gặm vào ban đêm gây tiếng động, ồn
ào ảnh hưởng, đặc biệt khi khu vực nuôi nhím gần nơi ở
Vệ sinh, theo dõi chuồng nuôi:
Thường xuyên quét dọn tránh để sàn quá bẩn nhím dễ bị nhiễm giun sán sẽ chậm lớn.
Thường mỗi ngày dọn chuồng 1 lần vào sáng sớm, trước khi cho ăn.
Cần chú ý kiểm tra chuồng nuôi như cửa chuồng, các cấu thành khác để đảm bảo an
toàn tránh nhím xổng chuồng hoặc bị mất cắp.
2.6 Phòng trị bệnh
Trong điều kiện nuôi, rủi ro về dịch bệnh đối với nhím rất ít so với các loài khác. Một
số cơ sở chăm sóc và đảm bảo vệ sinh, hầu như nhím không mắc bệnh. Nhím có thể bị mắc
một số bệnh như bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa... nguyên nhân chủ yếu do nguồn thức ăn
bị bẩn, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, bị ôi thối,
Phòng bệnh
Tránh cho ăn dư thừa; dọn vệ sinh chuồng nhím hàng ngày
Ðảm bảo nguồn thức ăn là rau, củ, quả,sạch sẽ, không ôi thiu, hôi thối và nhiễm
thuốc trừ sâu, chất hóa học,
Cung cấp đủ lượng thức ăn tinh cho các cá thể trưởng thành, đặc biệt là nhím mẹ
mang thai
Theo dõi phân nhím mỗi lần dọn vệ sinh chuồng, nếu phát hiện các cá thể bị dịch bệnh
để tách riêng để chăm sóc và điều trị
Trị một số bệnh thường gặp
Các loại bệnh đường ruột, nguyên nhân gây bệnh cho nhím thường là do thức ăn như
đã nêu trên
i) Bệnh đường ruột (rối loạn tiêu hóa, chướng hơi sình bụng):
Biểu hiện: Nhím lười ăn, mệt mỏi, chậm chạp, đi phân lỏng không đóng cục
Nguyên nhân: Do thức ăn bị ôi thối, bẩn, còn dư lượng thuốc trừ sâu
Cách trị: Theo kinh nghiệm, cho nhím ăn các loại thức ăn đắng, chát như: Ngọn non
hoặc quả ổi xanh, chuối xanh, cà rốt,hoặc dùng thuốc thú y, thuốc cho người chữa bệnh cho
nhím.
ii) Giun sán:
Biểu hiện: Nhím chậm lớn, còi cọc, ăn nhiều mà vẫn không lớn
Nguyên nhân: Nhiễm từ các nguồn như thức ăn có chứa trứng, mầm mống giun sán,
chuồng nuôi, hoặc từ phân của những cá thể nhím nhiễm khác.
Cách trị:
Theo kinh nghiệm của một số trại nuôi cho ăn các loại thức ăn như: Bí đỏ gồm cả hạt
và cùi, sắn cao sản (cơ sở Thành Ngân – Buôn Đôn).
Nên tẩy giun sán cho nhím khi mới tách mẹ bằng thuốc dạng gói bột dùng cho gia súc
gia cầm, dùng theo tỷ trọng chỉ dẫn ghi trên bao bì so với trọng lượng cơ thể của nhím.
Thuốc được dùng trộn lẫn với thức ăn cho nhím như trộng vào bắp hạt, sắn...