Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ
Chí Minh ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí ngày
càng tăng, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng
lá, bởi lẽ:
• Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và
chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.
6 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng kiểng lá trong môi trường thủy canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG KIỂNG LÁ
TRONG MÔI TRƯỜNG THỦY CANH
Th.S Nguyễn Văn Phong
(Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM)
Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ
Chí Minh ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí ngày
càng tăng, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng
lá, bởi lẽ:
• Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và
chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.
• Bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá
dài, chưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang trí
trong nhà và phòng làm việc
Mặc khác, ở Thành phố, muốn trồng cây kiểng, bắt buộc
người chơi phải mua đất về để trồng, nhưng việc trồng
kiểng trên môi trường là đất thường cĩ những nhược điểm
như sau: Việc tìm được đất để trồng cây ở thành phố là rất
khó khăn; Trồng trên đất thường khó di dời ( khối lượng
lớn, trọng lượng nặng); Trong quá trình chăm sóc, tưới
nước và bón phân thường làm cho nhà cửa bị bẩn, hoen ố.
Đó là chưa kể đến việc quên tưới nước, dẫn đến cây kiểng
sẽ chết; Việc bố trí ở nhưng nơi như tủ, bàn nơi làm việc
rất khó khăn do quá nặng và bẩn (do việc tưới nước gây ra)
nên người ta ít chưng bày ở các vị trí đó dù rất muốn.
Nhằm khắc phục những nhược điểm mà kiểu trồng cây
kiểng trong môi trường đất gây nên, giúp những người chơi
cây kiểng có phương pháp trồng tối ưu, giảm công chăm
sóc, giúp môi trường sống sạch đẹp. Xin chuyển giao kỹ
thuật trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như
sau:
Bước 1: Cây giống giâm trong môi trường đất cho ra rễ
(số lượng rễ càng cành tốt)
Bước 2: Nhổ cây lên, rữa sạch không còn chất hữu cơ,
đất, cắt bỏ những rễ già, khô mụccho vào nước lã (pH =
6.0 - 6.8), giữ cây trong môi trường nước lã khỏang 7 – 10
ngày. Thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước
hôi thối.
Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 1
Bước 4: Châm dung dưỡng từ từ theo tỷ lệ: Dinh dưỡng:
nước lã = 1:10, cho đến khi cây quen dần với mội trường
này sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây
phát triển tốt.
Lưu ý: Trên cơ sở này, mỗi giống có một mức độ thích
ứng với nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người chơi
cần tăng giảm các chất dinh dưỡng sao cho đảm bảo cây
sinh trưởng bình thường. Trong quá trình trồng cây trong
môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mù
thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất
tăng oxy trong nước), liều lượng khỏang 1 – 2g/ 10 lít
nước, nhăm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn
Bằng kỹ thuật này, bài trên đã thử nghiệm thành công
trên các giống kiểng lá như sau:
Thanh Tâm, Lẽ Bạn, Thuyền Trưởng Vàng, Nhẫn Bạc,
Trầu Bà Chân Rít, Trúc Nhật Đốm Vàng, Tay Phật, Kim
Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trầu Bà Pháp, Thái
Lan, Việt Nam, Phát Tài Mỹ, Phát Tài Thái Lan, Nguyên
Thảo, Dương xỉ Thái Lan
Bảng số 1: Môi trường nuôi trồng một số lọai kiểng lá
Hóa chất
Liều lượng đảm
bảo cho sự
phát triển của
cây kiểng lá
(ml/100L)
Ca(NO3)2 1M 100
KNO3 2M 100
KH2PO4 0.5 M 80
MgSO4 1M 110
K2SiO3 0.1 M 80
FeCl3 50 mM 3
EDDHA (Red)
100 mM
10
MnCl2 60 mM 15
ZnCl2 20 mM 20
H3BO3 40 mM 50
CuCl2 20 mM 20
Na2MoO4 1 mM 10
pH 6.0 – 6.8
Hình 1: Các giống kiểng lá đã thử nghiệm thành công khi
nuôi trồng trong môi trường thủy canh. Từ trái qua phải
gồm các giống: Cau núi, Thin Thanh, Tay Phật, Quân Tử,
Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trần bà Pháp,
Thái, Nguyên Thảo
Hình 2: Nghiệm thu đề tài trồng kiểng lá trong môi trường
thủy canh.