Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ

Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus bao gồm nấm ăn và nấm độc với hơn 600 loài . Nấm mỡ là tên chung để chỉ các nấm ăn được thuộc chi Agaricus, họ Agaricaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes,ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật Eumycota, giới nấm Mycota hayFungi.

pdf25 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 1 Trường Đại Học Nha Trang Viện: Công nghệ sinh học và môi trường Lớp 50CNSH KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM MỠ GVHD: Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp :50 SH SVTH: Nhóm 6 Nha Trang, tháng 3 năm 2011. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 2 MỤC LỤC I. Giới thiệu chung 1. Đặc điểm sinh học của nấm mỡ. 2. Điều kiện tối ưu cho sự hình thành và phát triển của quả thể nấm. II. Quy trình nuôi trồng nấm mỡ 1. Phân lập giống. 2. Nhân giống. 2.1. Môi trường thạch (nhân giống cấp 1). 2.2. Môi trường hạt (nhân giống cấp 2). 3. Phương pháp trồng nấm mỡ. 3.1 Xử lý nguyên liệu. 3.2 Vào luống. 3.3 Lên men phụ. 3.4 Phương pháp cấy giống. 3.5 Đất phủ và phủ đất. 3.6 Chăm sóc. 3.7 Thu hái và bảo quản nấm. III. Sâu bệnh hại nấm 1. Chuột. 2. Nấm dại (nấm mực). 3. Mốc nâu, mốc xanh. 4. Ruồi nấm. 5. Virus và các loại vi khuẩn. 6. Bệnh quả thể nấm dị dạng IV. Giá trị dinh dưỡng của nấm mỡ Tài liệu tham khảo Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 3 Danh sách nhóm I. Giới thiệu chung: 1. Đặc điểm sinh học của nấm mỡ: Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus bao gồm nấm ăn và nấm độc với hơn 600 loài . Nấm mỡ là tên chung để chỉ các nấm ăn được thuộc chi Agaricus, họ Agaricaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật Eumycota, giới nấm Mycota hay Fungi. Các loại nấm mỡ ăn được gồm có: - Nấm mỡ song bào (nấm mỡ phổ biến, Common Cultivated Mushroom): Agaricus bisporus (Lange ) Sing., còn có tên là agaricus brunnescens Peck. - Nấm mỡ xuân ( nấm mỡ thành thị, Spring Agaricus, Urban Agaricus ): Agaricus bitorquis ( Quél. ) Sacc. - Nấm mỡ tứ bào ( Meadow Mushroom, Pink Doffon, Field Mushroom): Agaricus campestris L ex Fr. - Nấm mỡ ruộng ( nấm mỡ ngựa, House Mushroom): Agaricus arvensis Schaeff ex Fr. - Nấm mỡ đỏ tía ( nấm tử cô, Blood Red Mushroom): Agaricus rubellus (Gill.) Sacc. - Nấm mỡ chày trắng (Albescent Mushroom): Agaricus nivescens Moller. - Nấm mỡ hai vòng đất rừng ( nấm mỡ song hoàn, Eastern Flat- topped Agaricus): Agaricus placomyces Peck. - Nấm mỡ lâm sinh (nấm mỡ bạch lâm, Silvan mushroom, Wood Mushroom): Agaricus silvicola (ViH) Sacc. - Nấm mỡ đất rừng ( nấm mỡ gỗ nâu, nấm mỡ lâm địa, Brown Wood Mushroom): Agaricus silvaticus Schaeff ex Fr. - Nấm mỡ vẩy đỏ gạch ( Reddish Psalliota): Agaricus subrufescens Peck. - Nấm mỡ mặt nháp ( Villatic Mushroom): Agaricus villaticus Brond. - Nấm mỡ hoàng tử (nấm mỡ vẩy nâu tím, nấm mỡ đại tử, the Prince mushroom): Agaricus augustus Fr. Trên thực tế chỉ có 3 loại đầu là được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 4 Hình 1: Hình ảnh nấm mỡ Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Quả thể “cây nấm” rắn chắc gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Nấm mỡ có quả thể trông như cái đinh bu-loong, màu trắng, trắng sữa, hồng nhạt hay nâu. Dưới mũ nấm là các phiến nấm. Bên dưới mũ nấm là cuống nấm, trên cuống nấm có vòng nấm. Dưới cuống nấm là các rễ nấm. Mũ nấm thường có đường kính thay đổi trong khoảng 5-12cm, hình cầu hay bán cầu. Trên phiến nấm có các đảm, soi dưới kính hiển vi thấy các bào tử đảm có hình bầu dục, trơn bóng, dài khoảng 6.0- 8.5µm và rộng khoảng 5-6µm. Cuống nấm thường có chiều dài 5-9cm và rộng khoảng 1.5-3.0cm. Đến giai đoạn phát triển màng bao bị rách, bào tử bắt đầu phát tán từ phiến nấm, nấm nở như một chiếc ô. Các bào tử khác tính phát tán trong không khí gặp điều kiện thuận lợi (độ ẩm,02, H2 0, pH, ánh sáng, nhiệt độ...thích hợp) sẽ nảy mầm mọc ra sợi nấm đơn bội, tồn tại trong thời gian ngắn. Các sợi nấm đơn bội sẽ giao phối với nhau ( chỉ giao phối nguyên sinh chất không phối nhân) tạo thành các sợi nấm song hạch, giai đoạn này chiếm một thời gian dài trong quá trình phát triển của nấm.Mỗi tế bào song hạch có 2 nhân tạo hệ sợi nấm, hệ sợi nấm phát triển mạnh kết lại với nhau tạo thành quả thể. Quá trình hình thành đảm xảy ra trên đầu các sợi nấm song hạch. Trên đầu các sợi nấm song hạch là tế bào 2 nhân. Tế bào này hình thành mấu lồi dài ra ở mép bên của tế bào đầu sợi nấm song hạch, 2 nhân phân chia nguyên nhiễm thành 4 nhân hình thành 2 vách ngăn tạo 3 tế bào: mấu 1nhân, khủy 2 nhân, gốc 1 nhân. Tế bào mấu dài tiếp xúc tế bào gốc xảy ra quá trình hòa tan Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 5 màng (nhân tế bào mấu đi vào tế bào gốc), lúc này tế bào mấu không còn nhân trở thành khóa, tế bào gốc thành 2 nhân. Tế bào khủy phát triển kết hợp tạo nhân lưỡng bội, phân chia giảm nhiễm thành 4 nhân đi về đỉnh có màng bao bọc phát triển trên cuống, còn tế bào khủy phát triển thành cuống, mỗi cuống có 1 nhân. Quá trình này thường kéo dài 7-12 ngày. 2. Điều kiện tối ưu cho sự hình thành và phát triển của quả thể nấm - Nhiệt độ: Nhiệt độ cơ chất: 18-21oC . Nhiệt độ không khí: 16-18oC - Độ ẩm: Độ ẩm trong cơ chất từ 65-70%. Độ ẩm không khí ≥ 80%. - Độ pH: pH = 7-8 (môi trường trung tính đến kiềm yếu). - CO2 2% (V/v) sẽ ức chế sự phát triển của hệ sợi. - O2 từ 0.6 -21% không ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sợi khi nuôi trồng trong điều kiện thí nghiệm - Ánh sáng: ánh sáng không cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nấm. Ánh sáng trực xạ có hại cho việc hình thành tán nấm, nuôi nấm mỡ cần giữ tối. - Độ thông thoáng: Nấm mỡ cần độ thông thoáng ở mức độ vừa phải . - Dinh dưỡng: Không sử dụng cellulose trực tiếp vì trong quá trình ủ đống nguyên liệu để lên men tạo nhiệt, nhiệt độ có thể lên tới 70-75%. Ở nhiệt độ này vi sinh vật (trừ bào tử của chúng), các loại côn trùng, tuyến trùng đều chết hết. Các xạ khuẩn ưa nhiệt thường có khả năng phân giải mạnh cellulose, hemicellulose, lignin, sẽ hoạt động mạnh mẽ ở nhiệt độ cao và làm phân hủy các chất cao phân tử phức tạp này thành các đường phân tử thấp. Về sau sợi nấm sẽ dùng các hợp chất phân tử thấp này để tổng hợp ra sinh khối của chúng. - Sinh lý biến dưỡng : Nguồn dinh dưỡng chính của nấm là đường (carbon), nhưng trong tự nhiên và nuôi trồng thức ăn cho nấm phổ biến vẫn là rơm (lúa mì hoặc lúa gạo). Tuy nhiên do hệ men tiêu hoá của nấm yếu, nên trong nuôi trồng người ta thường ủ khá lâu và dùng máy để đánh rơm nát vụn ra cho nấm dễ ăn. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 6 - Hàm lượng các chất khoáng thích hợp cho việc trồng nấm như sau: N (đạm) 2,2 - 2,5% , P (phốtpho) 1,2 - 2,5% , CA (canxi) 2,5 - 3% . Tỷ lệ C/N 14-16/1. Lượng NH4 (amoni) < 0,1% . - Bổ sung vitamin như B1(tiamin), B2(riboflavin), H(biotin), B6(pyridoxin), acid folic, acid pantotenic...và một số chất kích thích sự tăng trưởng của thực vật ( IAA, NAA, TRIA...) với liều lượng nhỏ thích hợp cho từng loại nấm mỡ. II. Quy trình nuôi trồng nấm mỡ: Hình 2: Quy trình nuôi trồng nấm mỡ Bảo quản Nấm thành phẩm Thu hái Chăm sóc Phân lập giống Nguyên liệu Nhân giống Chuẩn bị nguyên liệu Cấy giống Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 7 1. Phân lập giống: Trong thực tế, nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thu hái được nấm. Nguồn gốc nấm có sẵn trong tự nhiên như bào tử gió, côn trùng, nước đưa đến....Tuy nhiên cách làm như trên mang tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại. Vì vậy để nâng cao chất lượng giống và đáp ứng được nhu cầu về giống nên kỹ thuật làm meo giống ngày càng phát triển mạnh. Có thể phân lập từ các nguồn khác nhau như: - Phân lập từ bào tử. - Phân lập từ giá thể có nấm mọc - Phân lập từ quả thể. Dùng thạch nghiêng để cấy truyền giữ giống hoặc nhân giống cấp 1 cung cấp cho các đơn vị sản xuất. Đễ giữ giống ta có thể đặt ống nghiệm thạch nghiêng có chứa giống trong tủ lạnh ( nhiệt độ từ 4-100C) và mỗi tháng cấy lại một lần. Ngoài ra còn có thể bảo quản giống bằng các phương pháp bảo quản giống trong nitơ lỏng (-1960C) hoặc phương pháp đông khô để bảo quản giống được lâu dài và giữ ổn định được hoạt tính. Tai nấm Giá thể có tơ nấm Gọt sạch chất bẩn bám ở chân Lau cồn Tách đôi Đặt lên giấy Bào tửMô thịt Rửa dd xát khuẩn Rửa nước vô trùng Tách thịt nấm Ngâm nước vô trùng 4 giờ Cấy chuyền lên môi trường thạch nghiêng PGA hoặc Petri Nuôi ủ ở nhiệt độ phòng Kiểm tra nhiễm tạp Giống gốc Nhân giống cho sản suất Giữ giống Cấy chuyền Hình 3: Quy trình phân lập giống Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 8 2. Nhân giống: Môi trường nhân giống nấm đều đã qua quá trình thanh trùng tương đối nghiêm ngặt. Mỗi môi trường đều có một ý nghĩa riêng trong khâu làm giống. Các môi trường dinh dưỡng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau: - Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nấm và không làm thay đổi đặc tính của giống. - Có khả năng phát tán sợi nấm và nhân lên ở diện rộng. - Không làm thay đổi đặc tính sinh lý và biến dưỡng của nấm hay làm giảm năng suất nấm. - Dễ thực hiện và tiện dụng. - Không được có sự chênh lệch nhiều về dinh dưỡng trong các môi trường. 2.1. Môi trường thạch (nhân giống cấp 1): a. Chuẩn bị nguyên liệu:  Chuẩn bị nguyên liệu để pha chế môi trường thuần khiết :  Pha chế môi trường: - Khoai tây, cà rốt và giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. - Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng hình khối khoảng 1 cm. - Nấu chín khoai tây, cà rốt, giá với nước cất rồi lọc lấy nước đã nấu. (chú ý trong lúc nấu phải vớt sạch bọt). Thành phần Hàm lượng (g) Khoai tây Cà rốt Giá đỗ Nước Glucose Cao nấm men Agar pH 200 100 100 1 (l) 20 1 15-20 Tùy loài(ở đây là7-8) Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 9 - Thêm nước cất cho đủ 1 lít môi trường. - Bổ sung glucose, agar và cao nấm men vào, tiếp tục nấu khoảng 5 – 10 phút cho tan agar. Chú ý: Trong khi nấu phải khuấy liên tục để cao nấm men tan đều và agar không lắng xuống đáy. - Đậy bằng bông không thấm nước. - Khử trùng ở121oC trong 20 - 30 phút.Để nguội nồi đến 37oC. - Đặt nghiêng các chai để môi trường lan đều sao cho môi trường không chạm vào nút bông. Khi môi trường trong chai đã đông hẳn, cất vào nơi khô ráo, sạch sẽ để dùng dần b. Chọn mô nấm để nuôi cấy : - Chọn mô nấm khỏe mạnh để nuôi cấy. - Cây nấm khỏe, to. - Không quá già, không quá non. - Không quá ẩm (ít nhất 2-3 giờ sau khi tưới). - Thân cứng. - Không nhiễm các loại nấm khác. c. Tiến hành nhân giống:  Chuẩn bị: - Dao mổ chuyên dụng, kẹp ... đã khử trùng. - Đèn cồn. - Cồn 70 độ. - Bông không thấm nước. - Bật lửa. - Các chai, ống nghiệm đã có môi trường PGA. - Tủ cấy . - Đèn UV .  Tiến hành: - Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết, bên trong và ngoài tủ cấy bằng cồn. Chuyển các ống nghiệm môi trường PGA, dụng cụ cần thiết vào khoang. - Đặt tất cả dụng cụ và đồ dùng cần thiết vào khoang. Bật đèn tia cực tím, quạt thông gió tủ cấy . Sau 10-15 phút, tắt đèn UV, để lại quạt thông gió suốt thời gian sử dụng. - Rửa hai tay bằng cồn. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 10 - Giữ dao cắt bằng hai ngón tay, nghiêng 45o trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi lưỡi dao hồng lên. - Trong khi chờ nguội, (15-20 giây - giữ cho dao không chạm vào bất kỳ bề mặt nào - có thể cắm ngược cán vào cốc đã chuẩn bị trước). - Nấm được rửa bằng nước sạch, cắt sạch chân nấm, rửa bằng nước cất vô trùng 2 – 3 lần.Dùng bông sạch lau khô.Dùng bông thấm cồn lau bề mặt quả nấm.Dùng tay xé cây nấm theo chiều dọc, không dùng dao. - Hơ miệng ống nghiệm quanh ngọn lửa đèn cồn. Dùng tay khác mở nút bông trước đèn cồn . - Đưa mẫu vừa cắt vào giữa bề mặt môi trường PGA trong ống nghiệm, không chạm mẫu vào thành chai. - Hơ miệng ống nghiệm một lần nữa và đậy lại nút bông, vẫn để gần ngọn lửa . - Dán nhãn: Ngày tháng, tên loại nấm. Chú ý: Đáy ống nghiệm luôn để thấp hơn miệng chai và gần ngọn lửa trong suốt quá trình thao tác. - Đem ủ trong tối (ánh sáng khuếch tán yếu) các mẫu vừa cấy ở nhiệt độ phòng. - Tùy theo độ non và sức sống của mô, sau 5 – 7 ngày hệ sợi nấm sẽ bắt đầu phát triển. Hình 4: Tơ nấm phát triển sau khi phân lập Yêu cầu của ống giống gốc: Ống thạch không bị lẫn tạp (chỉ có một loại tơ của loài nấm mong muốn).Chọn các ống giống có bào tử mọc kín ống. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 11 Cách tiến hành:Dùng que cấy gạt bỏ phần môi trường ở đầu ống nghiệm có chứa mẫu cấy vì phần này có thể bị già hoặc bị nhiễm.Dùng que cấy lấy một mẩu môi trường có bào tử mọc tốt, tơ phát triển mạnh, cấy chuyền sang bình tam giác chứa môi trường thạch PGA và các ống nghiệm chứa môi trường khác để giữ giống. Dán nhãn, ghi đầy đủ thông tin như trên. Khi cấy vào môi trường PGA, hệ sợi phát triển khoảng 15 ngày (Tùy thuộc vào loài). 2.2. Môi trường hạt (nhân giống cấp 2):  Thành phần môi trường: THÀNH PHẦN HÀM LƯỢNG (%) Thóc 96 CaCO3 2 Cám 2  Phương pháp: - Hạt lúa được rửa sạch, loại bỏ hạt lép và ngâm qua đêm (12 h), vớt ra để ráo nước. - Hạt lúa được đun sôi đến khi hé nứt rồi để nguội, trộn đều với vôi bột, cám, rồi dồn vào chai thủy tinh, nút bông không thấm nước. - Đem hấp tiệt trùng ở 1210C trong 15 phút. Để nguội 24 giờ, xem có bị nhiễm khuẩn không trước khi cấy giống vào.  Tiến hành: - Tiến hành cấy chuyền giống cấp 2 từ môi trường thạch sang môi trường hạt trong tủ cấy vô trùng. - Hơ kỹ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn, đợi đến khi que cấy nguội hẳn rồi tiến hành tách một miếng thạch nhỏ, nhẹ nhàng đặt sang môi trường hạt. - Thao tác nhanh và khéo. - Sau đó đem ủ tơ trong bóng tối ở nhiệt độ phòng (28 – 320C). - Sau một thời gian tơ nấm mọc đều trong chai. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 12 Hình 5: Tơ nấm ở môi trường hạt 3. Phương pháp trồng nấm mỡ: Hình 6: Quy trình trồng nấm mỡ Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 13 3.1. Xử lý nguyên liệu: Để trồng nấm mỡ tốt nhất đối với các tỉnh phía Bắc (khi cấy giống) bắt đầu từ 15/10 đến 15/11 dương lịch hàng năm. Nếu làm sớm hoặc làm muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận lợi, dẫn đến năng suất thấp.  Công thức chế biến composts tổng hợp:  Cần phải chế tạo compost để: - Tạo nên một nguồn cơ chất đồng đều về các tính chất vật lí cũng như hóa học cho nuôi trồng nấm. - Tạo nên một nguồn cơ chất có các đặc tính tối thích cho hệ sợi của loài nấm được nuôi trồng mà không phù hợp cho các đối tượng cạnh tranh khác. - Tạo ra tối đa các chất dinh dưỡng dùng cho loài nấm được nuôi trồng, đồng thời làm cạn kiệt nguồn thức ăn của các đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng khác. - Tiêu tốn phần lớn nguồn nhiệt tiềm tàng của cơ chất.  Cách làm ướt rơm rạ: Thu rơm rạ khô, chưa mốc, chưa mủn, không dùng rơm rạ lẫn bụi bẩn do phơi trên quốc lộ. Rơm rạ khô được làm ướt trong nước vôi theo tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 10kg vôi bột bằng các cách xử lý như sau: - Đổ từ từ nước vôi đã gạn trong vào bể ngâm rơm rạ chìm trong nước 15- 30 phút, rơm rạ chuyển sang màu vàng nhạt, vớt ra ủ đống. - Ngâm rơm, rạ xuống ao hồ, kênh rạch, vớt lên bờ cứ 1 lớp rạ 20-30cm lại dùng ô doa tưới 1 lớp nước vôi. Công thức 1 Công thức 2 Rơm rạ khô 1.000 kg 1.000 kg Đạm sulfat amon 20 kg - Đạm urê 5 kg 3 kg Bột nhẹ (CaCO3) 30 kg 30 kg Super lân 30 kg - Phân gà - 150 kg Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 14 - Rải rơm ra sân bãi, phun nước trực tiếp bằng máy bơm hoặc ô doa trong nhiều giờ (Kiểm mưa dầm thấm áo) đến khi rơm rạ đủ ướt sẽ có màu nâu sẫm, lúc đó lấy nước vôi tưới lên lượt cuối cùng và ủ đống. - Lợi dụng trời mưa, tung rơm rạ ra sân, tưới lại bằng nước vôi đợt cuối, ủ đống  Ủ đống:  Khi rơm rạ đã được làm ướt theo các cách trên, để ráo nước (12 giờ) bắt đầu chất đống ủ theo sơ đồ sau:Chất đống rơm rạ làm ướt (1 tấn) đã để ráo nước bổ sung 5kg urê, 20kg sunfat → để 3-4 ngày, đảo lần 1 → để 3- 4 ngày, đảo lần 2 bổ sung 30kg bột nhẹ CaCO3 → để 3-4 ngày, đảo lần 3 bổ sung 30kg lân → để 3-4 ngày, đảo lần 4 → giũ tơi → vào khay.  Quá trình ủ đống: Bổ sung hoá chất được tiến hành cụ thể: - Kích thước đống ủ theo kệ lót dài 1.5 - 8m; rộng 1.5 – 1.8m; cao 1.5 – 1.8m, điểm giữa có cọc tre để thông khí. - Bổ sung đạm, lâm, bột nhẹ ở dạng khô và thật nhỏ, cứ 1 lớp rơm rạ cao 30 cm thì rắc 1 lớp phân khoáng và bột nhẹ. - Đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. - 1 tấn rơm rạ đánh đống ủ đo được 13 - 14m3.  Chú ý: - Kiểm tra độ ẩm trong mỗi lần đảo. Nếu thấy nguyên liệu khô (vắt rơm không có nước chảy ra tay), cần bổ sung thêm nước vôi. Nếu nguyên liệu quá ướt (vắt rơm có nước chảy thành dòng), cần phơi lại sau đó mới ủ đống. - Trời quá nóng, gió mạnh, quá lạnh cần che phía ngoài thành đống ủ để giữ nhiệt độ trong đống ủ. - Nếu trời mưa to, ủ đống ngoài trời cần tạo mái đống ủ có hình mui rùa hoặc che đậy phía đỉnh tránh nước mưa thấm sâu trong đống ủ. - Nền (đáy) đống ủ phải thoát nước tốt. - Nhiệt độ của đống ủ phải đạt 75-800C vào ngày thứ 4 và đến thứ 7 sau khi ủ đống . - Khi đảo đống ủ lần thứ tư cần giảm chiều dài và tăng chiều cao cho đống ủ. Khi kết thúc quá trình ủ đống (giai đoạn lên men chính 12-15 ngày, lên men phụ 5 - 7 ngày thì compost đạt tiêu chuẩn: độ ẩm 65 - 70%, pH = 7-7,5, rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, không có mùi amôniac, màu nâu sẫm là được).  Thành phần vi sinh vật ưa nhiệt tham gia trong quá trình lên men: Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 15 3.2. Vào luống: Sau khi hoàn thành quá trình ủ rơm, ta cho rơm vào các ngăn của giá hay xếp ngay trên nền nhà thành các luống rộng 1m, chiều dài tùy ý ( phụ thuộc vào kích thước của giá hoặc của nền nhà). Chiều cao lớp nguyên liệu là 20-22cm. Nên dùng tay (có mang bao tay tuyệt trùng) cuốn rơm rạ lại thành từng bó phía trên có dạng hình tròn, cao 20cm, đường kính 10-15cm. Xếp theo chiều thẳng đứng vào luống. Trước đó đã đặt bao tải dứa lót phía bên dưới luống. Trung bình 1 tấn rơm rạ khô sau khi ủ vào luống cần diện tích 35-40m2. Nếu làm giá nhiều tầng thì tầng nọ phải cách tầng kia 50-60cm. Chiều cao của giá không nên quá 2m để dễ chăm sóc. Dưới đáy từng tầng đều có lót bao tải dứa. Nếu làm trên nền nhà, trước khi trải bao tải dứa nên rắc lên nền nhà một lớp vôi bột khô. 3.3. Lên men phụ: Ủ đống 12-14 ngày (kết thúc giai đoạn lên men chính) thì hạ thấp chiều cao đống ủ còn 60 - 80cm, kéo dài đống ủ để 5 -7 ngày . Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 16 Sau đó vào luống được 7 ngày, dùng nhiệt kế cắm sâu khoảng 8-10cm, để 5 phút lấy ra xem nhiệt độ. Nếu nhiệt độ đạt 22-250C không cò mùi amoniac, độ ẩm chuẩn là bắt đầu tiến hành cấy giống, nếu nhiệt độ 25-280C là do xếp nguyên liệu quá chặt tay nên sinh nhiệt. Khi đó cần tháo bỏ bớt một vài nắm nguyên liệu ra và xếp lại nguyên liệu từ trên quay đảo xuống dưới, dưới quay lên trên. Sau 1 ngày mới cấy giống. Hình 7:Diễn biến nhiệt trong quá trình lên men phụ 3.4. Phương pháp cấy giống: - Dùng que sắt uốn cong để lấy giống trong chai ra hoặc bỏ giống trong túi nilông. - Kiểm tra thật kỹ xem giống có bị nhiễm bệnh không. - Làm tơi các hạt giống rắc đều trên bề mặt luống. Lượng giống cấy cho 1m 2 khoảng 300-350gr. Lấy tay rũ nhẹ để các hạt giống lọt xuống lớp rơm rạ từ 3 - 4cm. - Lấp phẳng bề mặt nguyên liệu như lúc ban đầu, phủ trên bề mặt luống một lớp rơm rạ đã ủ (compost) dày 1 - 1,5cm, cẩn thận hơn có thể lấy giấy báo hoặc giấy dễ thấm nước phủ kín bề mặt luống nấm. - Dùng bình phun mù nước để làm ẩm trên khắp bề mặt lớp giấy phủ, tạo ẩm như vậy trong 15 ngày liền (không tạo ẩm vào ban đêm). Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ Nhóm 6-50SH 17 - Đến ngày thứ 15 bỏ lớp giấy phủ trên mặt luống ra, lấy tay nhấc một nắm nhỏ nguyên liệu để quan sát. Nếu thấy có sợi nấm trắng mọc tỏa lan đều trên nguyên liệu là có thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn phủ đất. 3.5. Đất phủ và phủ đất:  Vai trò của đất phủ: - Cung cấp nước cho sự phát triển của hệ sợi và quả thể. - Tạo ẩm độ không khí trong nhà nuôi trồng nấm. - Chống mất ẩm độ cho
Tài liệu liên quan