NỘI DUNG CHÍNH
- TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
- ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY
- CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
- MỨC PHÁT THẢI KHI ÁP DỤNG BAT
- GIÁM SÁT
81 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT
– ÁP DỤNG CHO NGÀNH SẢN
XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY
1
NỘI DUNG CHÍNH
- TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT
(BAT)
- ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT
GIẤY/BỘT GIẤY
- CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH
SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
- MỨC PHÁT THẢI KHI ÁP DỤNG BAT
- GIÁM SÁT
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT –
Best Available Techniques)
- BAT là sự hiệu quả nhất và giai đoạn phát triển của
một hoạt động nào đó và phương pháp hoạt động chỉ
ra được các tiêu chí cơ bản về các giá trị hạn chế
phát thải để ngăn chặn, loại trừ hoặc những hoạt
động không thể thực hiện, nói một cách tổng thể là
để giảm thiểu lượng phát thải và các tác động của
các nguồn thải đối với môi trường. (EPA 4/2010)
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT – Best
Available Techniques)
- BAT với:
B ‘best’ trong mối tương quan với các kỹ thuật,
nghĩa là mức tốt nhất nhằm bảo vệ môi trường
A ‘available techniques’ bao gồm những kỹ
thuật/công nghệ được phát triển ở quy mô cho phép
áp dụng ở những ngành công nghiệp có liên quan,
trong điều kiện khả thi và kinh tế và kỹ thuật, kể cả
các xem xét về chi phí và hiệu quả;
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT – Best
Available Techniques)
T ‘techniques’ bao gồm cả 2 yếu tố kỹ thuật
được sử dụng và phương thức lắp đặt được thiết
kế, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, vận hành và
tháo dỡ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT
Yêu cầu việc xác định BAT để xem xét các yếu tố
riêng biệt sau, dựa trên các mối tương quan với chi
phí và các lợi ích của giải pháp và các tiêu chí phòng
ngừa và ngăn chặn:
(i) Sử dụng kỹ thuật ít phát sinh chất thải,
(ii) Sử dụng các chất ít độc hại,
(iii) Tăng cường quá trình thu hồi tái chế các chất
thải phát sinh và tái sử dụng vào quy trình sản xuất
hoặc hoặc bất cứ nơi nào phù hợp.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT
(iv) có thể so sánh các quy trình, trang thiết bị hoặc
các phương pháp của quá trình hoạt động, đang được
phát triển thành công trong một quy mô sản xuất nào đó
(v) Các quy trình công nghệ và những thay đổi về kiến
thức khoa học và sáng kiến.
(vi) Bản chất, tác động và lượng chất thải phát sinh
cần quan tâm.
(vii) Thời gian nghiệm thu cho các hoạt động mới
hoặc hiện tại.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT
(viii) Thời gian cần thiết để giới thiệu kỹ thuật tốt nhất có thể áp
dụng.
(ix) Nhu cầu và tính chất của nguyên vật liệu (bao gồm cả nước)
được sử dụng trong quy trình sản xuất và hiệu quả sử dụng năng
lượng.
(x) Nhu cầu cần ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động toàn diện
của các phát thải ra môi trường và các rủi ro của chúng.
(xi) sự cần thiết để ngăn chặn các sự cố và giảm thiểu tác động
đối với môi trường.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ
THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)
1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT
(xii) Các thông tin công bố bởi Ủy ban châu Âu được
chiếu theo sự trao đổi thông tin giữa các nước thành viên
và các ngành công nghiệp có liên quan về kỹ thuật tốt
nhất sẵn có, trong việc phối hợp giám sát và liên tục phát
triển chúng, hoặc là của các tổ chức quốc tế khác.
1.3 Quy trình áp dụng BAT
10
Lựa chọn đối tượng và
đánh giá tiềm năng
Độ tin
cậy
Lựa chọn BAT
Chấp
nhận
Tính khả
thi
Điều tra ảnh hưởng dựa
trên chất lượng sản phẩm,
thực phẩm, nghề nghiệp,
an toàn công nghiệp
Điều tra lợi ích cho môi
trường
Áp dụng BAT
Điều tra ảnh hưởng đối với
kinh tế
Không
Có
Có
Có
Dừng lại
Không
Dừng lại
Không
Dừng lại
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT
NHẤT (BAT)
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ
MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY
NỘI DUNG TRÌNH BÀY:
1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY
2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN
TÂM
3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
SƠ ĐỒ
QUY
TRÌNH
CÔNG
NGHỆ
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
A. Chuẩn bị nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ
mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái chế, v.v
Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng,
gỗ xếp đống trong sân chứa và sau đó được
mang đi cắt thành mảnh.
Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi,
còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng máy cắt có
đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là
từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ
được loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ
được chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy để
nấu.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
A. Chuẩn bị nguyên liệu thô
Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy
thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để tách
các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy
sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất
này sẽ được thải ra như chất thải rắn và
phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển
đến công đoạn sản xuất bột giấy.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
B. Sản xuất bột
Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường
không chứa xơ, và 20-30% lignin. Lignin là một
hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các
xơ được tách ra khỏi lignin bằng cách nấu với
hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu.
Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm
(NaOH) và hơi nước.
Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của
nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được hoàn tất sau
khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các
loại khí được xả ra khỏi nồi nấu.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
B. Sản xuất bột
• Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra
nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột thường được
chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.
Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và
sàng mấu được rửa bằng nước. Dịch đen loãng
từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được
chuyển đến quá trình thu hồi hóa chất. Bột được
tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này
kéo dài khoảng 5-6 giờ.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
B. Sản xuất bột
Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và
một số mảnh chưa được nấu. Tạp chất này được loại bỏ
bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách
loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy
in sẽ được tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng).
Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị
thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ
được làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp
theo là tẩy trắng. Phần nước lọc được tạo ra trong quá
trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá
trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ
không cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến công
đoạn chuẩn bị xeo.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
B. Sản xuất bột
Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt
được độ sáng và độ trắng cho bột giấy. Công đoạn này
được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại và
lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ
được sản xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là
giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực
hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ.
Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn
toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai
của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy
này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước
tẩy trắng bột truyền thống là:
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí
này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra các
hợp chất tan trong nước hoặc tan trong
môi trường kiềm.
Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ
bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.
Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự
khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch
hypochlorite.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước
sạch và nước trắng (thu hồi từ máy xeo).
Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa
chlorolignates và clo dư và, do vậy, không
thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước
này sẽ được trộn với nước tuần hoàn từ
các công đoạn khác và tái sử dụng cho
quá trình rửa bột giấy.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
C. Chuẩn bị phối liệu bột
Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại
bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột nhập khẩu. Sự
pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và
loại giấy cần sản xuất. Hỗn hợp bột được trộn
với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn.
Thông thường, các hóa chất dùng để trộn là
nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy
chọn), chất tăng trắng quang học và chất kết
dính, , gồm các bước sau:
Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột
đồng nhất và liên tục.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
C. Chuẩn bị phối liệu bột
Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng
mong muốn cho loại giấy cần sản xuất.
Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in
cho giấy) và tạo màu (thêm pigments, chất
màu và chất độn) để đạt được thông số
chất lượng như mong muốn.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
D. Xeo giấy
Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương
pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ gia thừa và tạp
chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu.
Về tách nước và xeo giấy thì máy xeo có 3 bước
phân biệt:
Bước tách nước trọng lực và chân không (phần
lưới)
Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)
Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
D. Xeo giấy
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột
diễn ra do tác dụng của trọng lực và chân không. Nước
từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm cánh
quạt và liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy
rửa ly tâm. Ở một số máy xeo, lưới được rửa liên tục
bằng cách phun nước sạch. Nước được thu gom và xơ
được thu hồi từ đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí (DAF).
Nước trong từ quá trình tuyển nổi khí DAF, còn gọi là
nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều điểm tiêu thụ
khác nhau. Các nhà máy không có DAF thì sẽ hoặc thải
bỏ nước rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần
sử dụng cho quá trình rửa bột.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
D. Xeo giấy
Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ
rộng như ý. Phần biên cắt đi của tấm bột giấy rơi
xuống một hố dài dưới lưới và được tuần hoàn
vào bể trước máy xeo.
Ở cuối của phần lưới máy xeo, độ đồng đều của
bột tăng đến khoảng 20%. Người ta tiếp tục tách
nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên
khoảng 50%.
Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi
gián tiếp đạt khoảng 94% độ cứng và được cuốn
thành từng cuộn thành phẩm.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
E. Khu vực phụ trợ
Khu vực phụ trợ bao gồm cấp nước, cấp điện,
nồi hơi, hệ thống khí nén, và mạng phân phối
hơi nước.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một
ngành sử dụng nhiều nước và việc cấp nước
được đảm bảo bằng cách lấy nước từ mạng cấp
nước địa phương hoặc bằng các giếng khoan của
công ty. Có một số trường hợp các công ty lấy
nước trực tiếp từ sông thì khi đó nước cần phải
được xử lý trước khi sử dụng vào sản xuất. Mặc
dù vây, nước sử dụng cho nồi hơi phải được xử
lý kỹ lưỡng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
E. Khu vực phụ trợ
Nhìn chung, để sản xuất mỗi tấn giấy thì cần từ
100-350 m3 nước. Nồi hơi của Việt nam thường
có công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng
than đá hoặc dầu làm nhiên liệu. Áp suất hơi
nước tối đa là 10kg/cm2. Hơi nước được dùng
trong các máy sấy và máy xeo có áp suất khoảng
3-4 kg/cm2 và trong các nồi nấu là 6-8 kg/cm2.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
F.Thu hồi hóa chất
Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứa lignin, ligno sulphates,
và các hóa chất khác. Các hóa chất này được thu hồi tại khu vực thu
hồi hoá chất và được tái sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy.
Đầu tiên, dịch đen được cô đặc bằng phương pháp bay hơi. Tiếp đó,
dịch đen đã cô đặc được dùng làm nhiên liệu đốt trong nồi hơi thu
hồi. Các chất vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch nấu chảy trên
sàn lò. Dich nấu chảy chứa chủ yếu là muối carbonate chảy xuống
từ trên sàn lò và được giữ bằng nước; chất này gọi là dịch xanh.
Dịch xanh này được mang đến bồn phản ứng (bồn kiềm hóa) để
phản ứng với vôi Ca(OH)2 tạo thành natri hydroxide và calcium
carbonate lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ được dùng cho quá trình
sản xuất bột giấy, còn calcium carbonate được làm khô và cho vào
lò vôi để chuyển thành calcium oxide bằng cách gia nhiệt. Calcium
oxide lại được trộn với nước để hóa vôi.
I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Hình 2 mô tả chu trình thu hồi hóa chất và nấu bột:
II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM
Loại phát thải nổi bật nhất (theo thứ tự) là:
1. Nước thải,
2. Khí thải
3. Chất thải rắn.
Nước thải
Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, Nước thải phát sinh từ nhiều công
đoạn
khác nhau và đươc tóm tắt trong bảng sau:
Bộ phận Các nguồn điển hình
Sản xuất bột
giấy
- Hơi ngưng khi phóng bột
- Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn
- Nước làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa
- Rửa bột giấy chưa tẩy trắng
- Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát
- Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy
- Nước rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin
- Nước thải có chứa hypochlorite
Bộ phận Các nguồn điển hình
Chuẩn bị
phối liệu
bột
- Rò rỉ và tràn các hoá chất / phụ gia
- Rửa sàn
Xeo giấy - Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và
cát
- Chất thải từ hố lưới có chứa xơ
- Dòng tràn từ hố bơm quạt
- Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá
và các chất hồ
Khu vực phụ
trợ
- Nước xả đáy
- Nước ngưng tụ chưa được thu hồi
- Nước thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm
- Nước làm mát máy nén khí
Thu hồi hóa
chất
- Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi
- Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn
- Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn
- Nước bẩn ngưng đọng
- Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước
Nước thải (tt)
Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công
đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75%
tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm
Thành phần ô nhiễm Đặc trưng của nước thải: BOD, COD và TSS ví dụ
minh họa trong bảng sau:
Thông số Giá trị
Lưu lượng (m3/h) 150-300
BOD5 (kg/t) 90- 330
COD (kg/t) 270- 1200
SS (kg/t) 30-50
Thông số Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam
Ngoài ra, còn có các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc
nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác
Khí thải
Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất
giấy là mùi phát sinh từ quá trình nấu tạo ra khí H2S; methyl
mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide (lưu huỳnh dạng khử
(TRS))
Clo phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô
nhiễm không cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại
Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị
thoát ra ngoài
Khí thải do hoạt động của nồi hơi (SO2, CO, NOx, bụi)
Chất thải rắn
Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình
làm sạch ly tâm, cát và sạn
- Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô của trạm
xử lý nước thải
- Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi là nguồn thải rắn
đáng kể
Lượng thải phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, thành phần nguyên liệuvv.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra một
lượng chất thải rắn khoảng từ 45-85 kg
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
A. Các kỹ thuật ngăn ngừa và ngăn chặn tác động
môi trường tổng thể
Ngăn chặn nguồn thải vào môi trường nước
B. Giảm thiểu tác động môi trường
Giảm thiểu nhu cầu nước
Hạn chế lượng nước thải
Hạn chế tải lượng ô nhiễm trong dòng thải
Hạn chế phát thải ra không khí
Hạn chế tiêu thụ năng lượng
Hạn chế chất thải
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT
NHẤT TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY
VÀ BỘT GIẤY
CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH TRONG CÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY
TRÌNH BÀY MỨC TIÊU THỤ, PHÁT THẢI
NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN NHẮC
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
BAT – Những biện pháp ngăn ngừa
I. CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH TRONG
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY
II.
TRÌNH
BÀY
MỨC
TIÊU
THỤ,
PHÁT
THẢI
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
3.1 Tách vỏ khô
Mô tả kỹ thuật này: Trong công nghệ
chế biến gỗ việc thải các hợp chất hữu cơ
và chất rắn lơ lửng có thể giảm bằng công
nghệ tách vỏ khô
Hiệu suất môi trường chính đạt được:
Với tách vỏ khô, Lượng nước thải cho xử lý gỗ
thông thường trong khoảng 0,5-2,5 m3/ADt.
Giảm lượng nước thải thu được bằng cách tăng
lượng nước tuần hoàn nội bộ.
Bằng cách thay đổi từ tách vỏ ướt sang tách vỏ
khô, lượng nước thải sẽ giảm khoảng 50-10
m3/AD
Với tách vỏ khô tổng số COD có thể được giảm
lên đến 10%.
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Động lực để thực hiện kỹ thuật này:
Quá trình tách vỏ khô làm giảm lượng TSS,
BOD và COD cũng như các hợp chất hữu cơ
như axit nhựa, các axit béo lọc ra khỏi vỏ cây và
vào dòng nước thải này.
Một số các chất này được coi là độc hại đối với
đời sống thủy sinh. Biện pháp này cũng làm
tăng năng suất năng lượng
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
3.2 Kéo dài quá trình nấu (mẻ hoặc liên tục) để
tạo ra chỉ số Kappa thấp
Sự hóa gỗ trước khi nhà máy tẩy được hoạt động
trong thiết bị phân hủy tại nhiều nhà máy, cũng
có những nhà máy thường dùng phương pháp
loại bỏ những phần hóa gỗ bằng oxy
Do đó, biện pháp 2.3.2 “Quá trình nấu điều
chỉnh kéo dài” và 2.3.4 “sự oxy hóa gỗ bằng
oxy” nên được xem xét
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Quá trình nấu liên tục
Nấu điều chỉnh liên tục (MCC), nấu điều chỉnh
liên tục kéo dài(EMCC) và quá trình nấu đẳng
nhiệt (ITC) đại diện cho ba loại khác nhau
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Trong quá trình nấu MCC , khu vực nấu
trong thiết bị phân hủy được chia thành
hai vùng, cụ thể là một khu vực co-current
ban đầu và một khu vực dòng nước ngược
tiếp theo. Thiết bị chứa rượu trắng được
chia giữa hai vùng.
Mục đích của việc điều chỉnh là phải làm
giảm được nồng độ kiềm ban đầu, giữ một
nồng độ kiềm bằng nhau trong quá trình
nấu và nồng độ thấp của lignin hòa tan
trong phần cuối cùng của quá trình nấu
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Quá trình EMCC đã được phát triển trên cơ sở
của quá trình MCC. Sự khác biệt là trong quá
trình EMCC, rượu trắng cũng được đưa vào khu
rửa để kéo dài hơn nữa quá trình loại bỏ gỗ
trong thiết bị phân hủy.
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Sự phát triển mới nhất trong công nghệ nấu là
nấu đẳng nhiệt (ITC) đó là một
cải tiến xa hơn của MCC. Trong ITC toàn bộ
thùng phân hủy được sử dụng cho
delignification nó có nghĩa là điều kiện nhẹ
nhàng hơn (nhiệt độ nấu thấp hơn) thu được và
do đó độ bền của bột giấy được duy trì.
Tùy thuộc vào số Kappa mục tiêu, hóa chất
thêm vào quá trình nấu là không thay đổi hoặc
hơi cao hơn.
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Nấu dạng mẻ
Trong hệ thống không liên tục, có ba quá trình
được áp dụng về phương diện thương mại: Nhiệt
thay thế nhanh (RDH), SuperBatch và
EnerBatch
Trong quá trình RDH và Superbatch, tiền xử lý
(ngâm tẩm) với rượu màu đen được thực hiện để
giảm nhiệt tiêu thụ và đồng thời để tăng nồng độ
sulfua ban đầu và giảm hiệu suất đưa vào
Trong quá trình Enerbatch, tiền xử lý với rượu
trắng và sau đó là tiền xử lý với rượu đen được
thực hiện
III. NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÂN
NHẮC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH BAT
Tất cả các qui trình nấu thay thế cho thấy năng
lượng tiết kiệm đáng kể và chất lượng bột giấy
được cải thiện
Quá trình Nấu thông thường có giới hạn của nó,
liên quan đến cách là hạ thấp số Kappa có thể
được mà không làm giảm chấ