Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực (Phần 1)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của sản phẩm cây ngô, cây lúa, cây sắn; + Nhận biết được thời gian thu hoạch ngô, lúa, sắn; + Mô tả được quy trình phơi sấy ngô, lúa, sắn bằng ánh nắng mặt trời và máy sấy; + Trình bày được các bước lấy mẫu xác định độ ẩm sản phẩm nông sản; + Trình bày được các quy trình bảo quản, kiểm tra, xử lý nông sản trong kho; + Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình sơ chế và bảo quản. - Kỹ năng: + Nắm bắt được quá trình thu hoạch đảm bảo thời gian và chất lượng; + Thực hiện được quá trình phơi, sấy đảm bảo đạt tiêu chuẩn, an toàn; + Thao tác được các bước lắp máy sấy đúng theo quy trình lắp máy; + Xử lý khử trùng kho, vệ sinh kho đảm bảo theo tiêu chuẩn; + Xử lý sinh vật gây hại, nấm mốc hại nông sản đúng theo tiêu chuẩn, an toàn;

doc47 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY LƯƠNG THỰC (Ban hành kèm theo Quyết định số 783 /QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà nội - Năm 2011 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng đào tạo: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của sản phẩm cây ngô, cây lúa, cây sắn; + Nhận biết được thời gian thu hoạch ngô, lúa, sắn; + Mô tả được quy trình phơi sấy ngô, lúa, sắn bằng ánh nắng mặt trời và máy sấy; + Trình bày được các bước lấy mẫu xác định độ ẩm sản phẩm nông sản; + Trình bày được các quy trình bảo quản, kiểm tra, xử lý nông sản trong kho; + Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình sơ chế và bảo quản. - Kỹ năng: + Nắm bắt được quá trình thu hoạch đảm bảo thời gian và chất lượng; + Thực hiện được quá trình phơi, sấy đảm bảo đạt tiêu chuẩn, an toàn; + Thao tác được các bước lắp máy sấy đúng theo quy trình lắp máy; + Xử lý khử trùng kho, vệ sinh kho đảm bảo theo tiêu chuẩn; + Xử lý sinh vật gây hại, nấm mốc hại nông sản đúng theo tiêu chuẩn, an toàn; + Có khả năng kiểm tra, đánh giá, phân loại được nông sản sau khi sấy; + Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình sơ chế và bảo quản. - Thái độ: + Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản; + Rèn luyện kỹ năng phát hiện các dấu hiệu của nông sản bị sinh vật gây hại; + Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề sơ chế và bảo quản. 2. Cơ hội việc làm - Người học có thể làm việc tại các cơ sở chế biến nông sản phẩm, các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có các hệ thống kho bảo quản sản phẩm cây lương thực. - Ngoài ra, khi được bổ sung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng vận hành được các máy sấy hiện đại trong các doanh nghiệp hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 03 tháng. - Thời gian học tập: 11 tuần. - Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ. - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 15 giờ). 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ. - Thời gian học lý thuyết: 40 giờ; Thời gian học thực hành: 360 giờ. III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Các môn học, mô đun đào tạo nghề MĐ 01 Sơ chế sản phẩm cây ngô 69 6 60 3 MĐ 02 Bảo quản sản phẩm cây ngô 68 7 58 3 MĐ 03 Sơ chế sản phẩm thóc, gạo 66 7 56 3 MĐ 04 Bảo quản sản phẩm thóc, gạo 65 7 56 2 MĐ 05 Sơ chế sản phẩm cây sắn 72 7 63 2 MĐ 06 Bảo quản sản phẩm cây sắn 60 6 52 2 Tổng cộng 400 40 345 15 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: Trong 6 mô đun được đào tạo nghề sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực, học viên có thể chọn 1 mô đun để học hoặc học cả 6 mô đun. Thời gian dành cho các mô+đun đào tạo được thiết kế sao cho tổng thời gian của các mô+đun đào tạo bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp: Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút; Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ 2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sơ chế sản phẩm cây ngô Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY NGÔ Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 69 giờ. (Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành: 63 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Sơ chế sản phẩm cây ngô được bố trí học đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề “Sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực” . - Tính chất: Là mô đun trang bị hiểu biết cơ bản về các cách sơ chế sản phẩm cây ngô, thuộc mô đun đào tạo bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Xác định được thời điểm thu hoạch đảm bảo năng suất, hao hụt thấp. - Thực hiện được các bước sơ chế ngô như tách hạt, phơi hạt ngô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện được các thiết bị, máy móc khi được cung cấp quy trình chế biến sản phẩm cây ngô trong hộ gia đình, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và khắc phục các sự cố thông thường khi thực hiện. - Có tính cẩn thận, chính xác, chấp hành an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: SốTT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Nhận biết về đặc điểm, cấu tạo của SP cây ngô 5 1 3 1 2 Thu hoạch ngô 8 1 6 1 3 Tách hạt ra khỏi bắp ngô 15 1 14 4 Phơi khô ngô bằng ánh nắng mặt trời 14 1 13 5 Lắp đặt máy sấy tĩnh 14 1 12 1 6 Sấy ngô băng máy sấy tĩnh 13 1 12 Cộng 69 6 63 3 *: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Nhận biết đặc điểm sản phẩm cây ngô Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tổng quát về đặc điểm, cấu tạo các sản phẩm ngô bắp, ngô hạt. - Phân biệt được các giống ngô khác nhau đang được trồng rộng rãi. - Học tập nghiêm túc, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức cơ bản. Nội dung: 1. Nhận dạng đặc điểm, cấu tạo của ngô bắp. 2. Nhận dạng đặc điểm, cấu tạo của ngô hạt từ đó phân loại được các giống ngô. 3. Phân loại ngô hạt. Bài 2: Thu hoạch ngô Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Xác định được độ chín của ngô. - Xác định được thời tiết thu hoạch đảm bảo tổn thất thấp nhất. - Tuân thủ quy trình về xác định thời điểm thu hoạch ngô. - Chuẩn bị được dụng cụ thu hoạch. - Biết cách thu hoạch ngô nhanh và đúng kỹ thuật. - Cẩn thận, nghiêm túc, tránh thất thoát khi thu hoạch. Nội dung: 1. Thời kỳ chín của ngô. 2. Lập kế hoạch thu hoạch. 3. Thời tiết thu hoạch. 4. Thời điểm thu hoạch. 5. Thu hoạch ngô. 6. Vận chuyển ngô bắp về nơi tập kết. Bài 3: Tách hạt ra khỏi bắp ngô Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các phương pháp tách hạt ra khỏi ngô bắp. - Thao tác tách hạt bằng tay nhanh, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật. - Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy tách hạt. - Vận hành máy tách hạt, sửa chữa được các hư hỏng thông thường của máy tách hạt. - Phân loại ngô hạt. - Cẩn thận, an toàn khi tiến hành công việc. Nội dung: 1. Tiêu chuẩn chất lượng khi tách hạt ra khỏi ngô bắp. 2. Xác định độ ẩm để tách hạt ra khỏi ngô bắp. 3. Tách hạt bằng tay. 4. Tách hạt bằng máy. 5. Phân loại, làm sạch ngô hạt. Bài 4: Phơi khô ngô bằng ánh nắng mặt trời Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tổng quát quy trình phơi khô ngô bằng phương phơi nắng. - Sử dụng đúng, chính xác các dụng cụ thiết bị để phơi và xác định được độ ẩm đạt. - Tuân thủ các quy trình, quy định về phơi hong hạt ngô. Nội dung: 1. Ưu, nhược điểm của quá trình phơi nắng. 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để phơi ngô. 3. Rải hạt ngô trên sân và dàn phơi. 4. Đảo trở ngô trong quá trình phơi. 5. Kiểm tra, thu gom sản phẩm sau khi phơi. Bài 5: Lắp đặt máy sấy tĩnh Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Mô tả được về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy sấy nông sản. - Thực hiện lắp đặt máy sấy tĩnh với các thông số chính xác, đúng kỹ thuật. - Cẩn thận, chính xác. Nội dung: 1. Đặc tính chung. 2. Cấu tạo máy. 3. Nguyên lý hoạt động. 4. Lắp đặp phần lồng sấy. 5. Lắp đặt phần ống dẫn tác nhân sấy. 6. Lắp đặt quạt hút. Bài 6: Sấy khô ngô bằng máy sấy tĩnh Thời gian: 13 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình sấy ngô của máy sấy tĩnh. - Vận hành được máy sấy tĩnh đảm bảo đúng, chính xác theo quy trình kỹ thuật thao tác và bảo dưỡng thiết bị. - Cẩn thận, kiên trì, đảm bảo an toàn. Nội dung: 1. Chuẩn bị ngô để sấy. 2. Nhóm lò sấy. 3. Đổ vật liệu cần sấy vào buồng sấy. 4 Sấy khô ngô. 5 Bảo quản ngô và bảo dưỡng máy. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học: Phòng học lý thuyết. - Nguyên, nhiên vật liệu: Nguyên liệu ngô bắp, ngô hạt, than + Các dụng cụ như: Khay, rổ, máy đo độ ẩm, nhiệt kế, thúng, sọt, vải bạt, bao tải, phương tiện vận chuyển + Các thiết bị, máy móc để sơ chế như: máy tách hạt, máy sấy tĩnh, công suất 500-600 kg/mẻ. - Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang. - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay. + 01 máy vi tính xách tay. + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp. - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình. - Kiểm tra lý thuyết bằng các hình thức: Tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp. - Kiểm tra kỹ năng tiến hành theo thẻ công việc trong các buổi thực hành theo các tiêu chí: + Nhận biết, sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ + Khả năng thực hiện của học viên trong bài thực hành V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: + Vận hành thiết bị trong sơ chế. + Nhận biết và phân loại ngô hạt. + Kỹ thuật làm khô hạt ngô. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề sơ chế và bảo quản cây lương thực. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy: tích hợp lý thuyết với rèn các kỹ năng thực hành. - Giảng dạy lý thuyết: sử dụng phương pháp "Giảng dạy lấy người học làm trung tâm". - Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo phẩm cây ngô. - Phương pháp tách hạt ngô. - Lắp đặt máy sấy tĩnh. - Sấy ngô bằng máy sấy tĩnh. 4. Tài liệu cần tham khảo : 1. Công nghệ chế biến - bảo quản nông sản sau thu hoạch: NXB Văn hoá dân tộc - Hà nội năm 2000. 2. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch: NXB Nông nghiệp - Hà nội năm 2000. 3. Những kiến thức cần biết về bảo quản ngô ở qui mô hộ dân: NXB Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh 2001. 4. Sấy và bảo quản thóc, ngô giống trong gia đình: NXB Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh 2001. 5. Một số vấn đề về gạo xuất khẩu: NXB Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh 2000. 6. Công nghệ sau thu hoạch trong nông nghiệp Việt Nam: thực trạng và triển vọng - NXB Nông nghiệp - Hà nội 1994. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo quản sản phẩm cây ngô Mã số mô đun: MĐ 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY NGÔ Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 68 giờ (Lý thuyết: 7giờ; Thực hành: 61 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực. + Mô đun Bảo quản cây ngô được bố trí học sau mô đun sơ chế sản phẩm cây ngô. - Tính chất: + Mô đun cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu và các điều kiện cho bảo quản hạt ngô. + Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Trình bày được quy trình bảo quản sản phẩm cây ngô trong hộ gia đình hoặc nông trại sản xuất cây lương thực. - Thực hiện bảo quản các sản phẩm ngô hạt và ngô bắp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế hư hại sản phẩm đến mức thấp nhất. - Thành thạo kỹ năng kiểm tra và xử lý khử trùng kho trong quá trình bảo quản. - Có tính cẩn thận, tự chủ, sáng tạo khi thực hiện. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 2 3 4 5 6 Xác định chế độ bảo quản sản phẩm cây ngô Phòng chống sinh vật gây hại Bảo quản ngô bắp Bảo quản ngô hạt Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngô trong thời gian bảo quản Xử lý khử trùng kho trong thời gian bảo quản 9 13 16 7 11 12 1 1 1 1 1 2 8 12 15 6 10 10 1 1 1 Tổng cộng 68 7 61 3 *: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Lựa chọn chế độ bảo quản sản phẩm cây ngô Thời gian: 9 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ngô khi bảo quản. - Lựa chọn được các chế độ trong bảo quản ngô. - Tuân thủ các quy trình, quy định về xác định chế độ bảo quản ngô. - Nghiêm túc, không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết về kỹ thuật. Nội dung: 1. Xác định chế độ kho tàng, dụng cụ bảo quản. 2. Xác định chế độ kiểm tra tình hình phẩm chất sản phẩm bảo quản. 2.1. Kiểm tra thủy phần và nhiệt độ khối hạt ngô bảo quản. 2.2. Kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ tương đối trong kho bảo quản. . Kiểm tra mức độ sâu mọt và bệnh hại đối với sản phẩm cây ngô bảo quản. 2.4. Kiểm tra tỷ lệ nảy mẩm của khối hạt giống. 2.5. Theo dõi kết quả kiểm tra ghi chép vào biên bản kiểm phẩm để theo dõi. 2.6. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để có biện pháp khắc phục xử lý. Bài 2: Phòng chống sinh vật gây hại Thời gian: 13 giờ Mục tiêu: - Xác định được điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển và những tác hại do vi sinh vật gây ra trên ngô hạt. - Phát hiện nhanh, kịp thời vi sinh vật gây hại ngô hạt. - Thao tác xử lý các biện pháp phòng chống côn trùng trong kho nhanh chóng, chính xác, an toàn. - Tuân thủ đúng theo quy trình khi tiến hành các biện pháp phòng và chống vi sinh vật trong kho bảo quản. Nội dung: 1. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng, gặm nhắm phát triển. 2. Những tác hại do côn trùng gây ra trong bảo quản. 3. Những tác hại do chim, chuột gây ra trong bảo quản. 4. Phát hiện côn trùng, gặm nhắm tấn công sản phẩm. 5. Tổ chức tiêu diệt côn trùng, gặm nhắm phá hoại sản phẩm. 6. Kiểm tra và bảo quản sản phẩm. Bài 3: Bảo quản ngô bắp Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các điều kiện bảo quản ngô bắp. - Thực hiện được đúng các phương pháp bảo quản, đảm bảo đúng chính xác theo yêu cầu kỹ thuật khi bảo quản, hạn chế đến mức tổn thất thấp nhất. - Vận dụng và xác định được các kiến thức cơ bản trong bảo quản. - Nghiêm túc, không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết về kỹ thuật. Nội dung: 1. Kho bảo quản ngô. 2. Dụng cụ bảo quản ngô. 3. Tiêu chuẩn chất lượng ngô bắp đem bảo quản. 4. Hạn chế khi bảo quản ngô bắp. 5. Đóng ngô bắp vào bao để bảo quản. 6. Sắp xếp bao đựng ngô vào nơi bảo quản. 7. Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản. Bài 4: Bảo quản ngô hạt Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các điều kiện bảo quản ngô hạt. - Thực hiện được đúng các phương pháp bảo quản, hạn chế đến mức tổn thất thấp nhất. - Tuân thủ đúng theo quy trình xử lý hạt khi bị nấm mốc, bốc nóng. Nội dung: 1. Chất lượng ngô hạt đưa vào bảo quản. 2. Sự phân bố ẩm độ của khối ngô trong bảo quản. 3. Chuẩn bị dụng cụ, kho chứa bảo quản. 4. Thực hiện bảo quản ngô hạt. 5. Xử lý ngô hạt bảo quản bị mốc, bốc nóng. 6. Kiểm tra trong quá trình bảo quản. Bài 5: Kiểm tra chất luợng sản phẩm ngô trong thời gian bảo quản Thời gian: 11 giờ Mục tiêu: - Hiểu được cơ bản các quá trình hô hấp, nẩy mầm, chín, sau thu hoạch của khối hạt. - Xây dựng được kế hoạch kiểm tra định kỳ theo yêu cầu bảo quản. - Xử lý được các hiện tượng hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản. - Tuân thủ các quy trình, quy định về kiểm tra ngô hạt trong quá trình bảo quản. Nội dung: 1. Quá trình hô hấp của hạt. 2. Quá trình chín sau thu hoạch của khối ngô . 3. Quá trình nảy mầm của khối hạt. 4. Kiểm tra sự xuất hiện và phá hoại của côn trùng hại. 5. Kiểm tra hạt bị ẩm, mốc, bốc nóng. 6. Kiểm tra trong quá trình bảo quản. 7. Kiểm tra kho và các dụng cụ chứa đựng. 8. Xử lý hạt bảo quản bị côn trùng phá hoại. 9. Xử lý hạt bị mốc, bốc nóng. Bài 6: Xử lý khử trùng kho trong thời gian bảo quản Thời gian: 9 giờ Mục tiêu: - Mô tả được quy trình xử lý khử trùng kho bảo quản. - Hiểu được các yêu cầu khi sử dụng hóa chất. - Thực hiện được các bước xử lý trong kho, máy móc chế biến đảm bảo đúng, chính xác, an toàn theo yêu cầu kỹ thuật khi xử lý. - Tuân thủ đúng theo quy trình sử dụng hóa chất khử trùng. Nội dung: 1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật khử trùng kho. 2. Các yêu cầu sử dụng hoá chất để khử trùng. 3. Các hóa chất thường sử dụng. 4. Chuẩn bị kho tàng trước khi khử trùng. 5. Sử dụng hóa chất khử trùng. 6. Khử trùng kho trước khi nhập sản phẩm. 7. Khử trùng đối với kho có thiết bị, máy móc chế biến. 8. Thực hiện khử trùng kho bảo quản. 9. Phòng chống ngộ độc khi khử trùng kho bảo quản. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học: Phòng học lý thuyết. - Nguyên, vật liệu: Nguyên liệu ngô hạt. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Hóa chất bảo quản, bao tải, máy đo độ ẩm, nhiệt kế, thúng, sọt, vải bạt, phương tiện vận chuyển + Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang. - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay. + 01 máy vi tính xách tay. + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp. - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình. + Xác dịnh độ ẩm khối nông sản. + Vệ sinh kho, dụng cụ bảo quản. + Phòng ngừa côn trùng gặm nhấm phá hại. + Kiểm tra và bảo quản sản phẩm. + Hóa chất, chai lọ khử trùng + Phòng chống ngộ độc khi khử trùng kho bảo quản. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: Nhận biết, sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ. Khả năng thực hiện của học viên trong bài thực hành. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy: tích hợp lý thuyết với rèn các kỹ năng thực hành. - Giảng dạy lý thuyết: sử dụng phương pháp "Giảng dạy lấy người học làm trung tâm". - Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm trong mô đun cần chú ý : - Xác định chế độ bảo quản sản phẩm cây ngô. - Phòng chống côn trùng, động vật gặm nhấm phá hoại ngô hạt. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngô trong thời gian bảo quản. - Biện pháp xử lý khử trùng kho trong thời
Tài liệu liên quan