Thiết kế đồi chè
Hiện nay đất trồng chè vùng Trung du miền núi nước ta chủ
yếu ở 3 dạng:
(1). Đất rừng mới khai phá để trồng chè
(2). Đất đã được canh tác các cây trồng khác trong nhiều năm
nay chuyển sang để trồng chè.
(3). Đất đã trồng chè nhưng có nhiều lý do phải thanh lý đất
tàn kiệt, nghèo dinh dưỡng nay tiếp tục cải tạo để trồng chè
nhiệm kỹ 2.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật thiết kế đồi chè trồng mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật thiết kế đồi
chè trồng mới
A. Thiết kế đồi chè
Hiện nay đất trồng chè vùng Trung du miền núi nước ta chủ
yếu ở 3 dạng:
(1). Đất rừng mới khai phá để trồng chè
(2). Đất đã được canh tác các cây trồng khác trong nhiều năm
nay chuyển sang để trồng chè.
(3). Đất đã trồng chè nhưng có nhiều lý do phải thanh lý đất
tàn kiệt, nghèo dinh dưỡng nay tiếp tục cải tạo để trồng chè
nhiệm kỹ 2.
Loại đất (1) dùng cho trồng chè còn rất ít, chủ yếu chè được
trồng trên loại đất (2) và (3) gọi là đất nhiệm kỳ 2
Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi, với độ dốc từ 0-
250. Việc thiết kế đồi chè khoa học, hợp lý nhằm sử dụng
hiệu quả đồi chè nhiều năm và thuận lợi cho quá trình chăm
sóc thu hoạch, đặc biệt làm giảm tác hại xói mòn của đất.
Thiết kế đồi chè hợp lý liên quan đến toàn bộ đời sống cây
chè.
Gồm thiết kế lô, đồi chè (nương chè), đường đi và rãnh
chống xói mòn.
1. Thiết kế đồi chè:
Gồm đồi chè, khu chè, lô chè, hàng chè.
- Khu chè: Gồm nhiều đồi nằm gần nhau nhằm mục đích
quản lý, thu hoạch, dựa vào điều kiện thiên nhiên để xây
dựng. Qui mô khoảng 10 - 25 ha.
- Đồi chè (nương chè) gồm một đồi độc lập, hoặc 1 phần
khác liên hoàn với một quả đồi, diện tích khoảng vài ha.
- Lô chè: Gồm nhiều hàng chè diện tích vài ngàn m2, chia lô
chè dựa vào yêu cầu đi lại, chăm sóc, hái chè...gianh giới
phân lô là phần chừa lại không trồng chè.
- Hàng chè: Gồm nhiều cây chè trồng liền nhau theo thiết kế,
đường thẳng hay đường vành nón tuỳ độ dốc của đồi chè.
Dưới 5 - 60 hàng chè thẳng, các hàng xép (cụt) đưa ra rìa lô.
Từ 6 - 150 hàng chè trồng theo đường bình độ (vành nón),
các hàng xép xen kẽ đều.
Từ 15 - 250 trồng bậc thang hẹp 1 hàng chè theo đường bình
độ, hàng xép để xen kẽ đều.
Hàng chè cách nhau từ 1,25 đến 1,5 m tuỳ theo giống và độ
dốc đồi chè, cây chè cách nhau 0,35 - 0,50 m.
2. Thiết kế hệ thống đường:
Gồm 4 loại đường.
- Đường trục: Nối khu chè với khu khác liền đường chính
yêu cầu đuờng trục ngắn nhất không lầy thụt mùa mưa, ít độ
dốc, hai bên đường trồng cây bóng mát, mặt đường rộng 4 - 5
m.
- Đường trong đồi: Nối liền các đồi chè, yêu cầu kỹ thuật như
trên, mặt đường nhỏ hơn 3 - 4 m.
- Đường trong đồi: Gồm đường lên đồi và đường vành đai.
- Đường lên đồi: (đường xiên) Đi từ chân đồi lên lưng chừng
đồi hoặc lên đường vành đai, mặt đường 3 m, yêu cầu kỹ
thuật là đường xiên có độ dốc từ 5 - 80 nghiêng vào trong 6 -
70 có rãnh thoát nước bên trong.
- Đường vành đai: (bình độ). Là đường bình độ khép kín,
dùng cho phương tiện cơ giới và xe thô sơ đi lại, cản và tiêu
nước cho đồi chè, tuỳ theo độ dài sườn dốc đồi có 1 hay
nhiều đường vành đai, khoảng 30 - 50 m có 1 đường. Đường
vành đai rộng 3 m, mặt đường nghiêng vào 6 - 70, dốc về nơi
thoát nước 10. Ngã ba đường lên đồi (đường xiên) và đường
vành đai là chỗ quay xe, diện tích đường trong đồi không quá
2% tổng diện tích đồi.
Thiết kế hệ thống đường đồi chè sử dụng thước chữ A và
máy ngắm, trên mép đường trồng cây bóng mát.
3. Rãnh thoát nước chống xói mòn.
Hệ thống đường thông thường kết hợp đào rãnh thoát nước
vào sườn phía trong, để nước mưa được thoát theo hệ thống,
đường không bị phá, giảm thiểu lượng đất bị xói mòn. Trong
khi thiết kế đồi chè cần chú ý tới hệ thống hồ đập chứa nước
để tưới chè.
Những nương chè có độ dốc cục bộ cao hoặc hợp thuỷ cần
làm rãnh thoát nước để giảm xói mòn, hàng chè không bị phá
hỏng.
4. Chuẩn bị đất trồng chè.
Đồi chè trước khi làm đất cần phải được khai hoang, phát
sạch cây dại, lau lách, làm sạch cỏ, đánh gốc, san lấp hố cục
bộ. Những đồi có độ dốc thấp thì cày sạch hàng bằng máy
với độ sâu 30-40cm rồi mới tiến hành chia lô, những nơi có
độ dốc cao thì chia lô, sau mới cắm hàng đào rạch bằng tay
(khoảng cách hàng rộng hay hẹp tuỳ theo mật độ trồng, tuỳ
theo giống, tuỳ theo địa hình...)
Yêu cầu đất trồng chè phải làm vào tháng 10-12 năm trước
để hạn chế xói mòn và tháng 2 năm sau gieo cây phân xanh
kịp thời vụ (đối với đất không phải cải tạo). Đối với đất xấu,
hàm lượng mùn cũng như chất dinh dưỡng khác ở mức nghèo
kiệt thì phải làm đất trước khi trồng 1-2 năm, trong 1-2 năm
đó gieo cây phân xanh họ đậu cải tạo đất.
B. Kỹ thuật gieo cây phân xanh.
Cây phân xanh cung cấp dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất và
bảo vệ đất. đã có nhiều thí nghiệm trồng cây phân canh và đi
đến kết luận: Nếu đất trồng chè không trồng cây phân xanh
sau 4 năm lượng đất bị mất 143 tấn/ ha (kéo theo lượng lớn
các chất dinh dưỡng) nếu trồng cây phân xanh lượng đất chỉ
mất 10-39 tấn/ ha (tuỳ theo cây phân xanh được trồng có tác
dụng chè phủ nhiều hay ít).
Ngay trên loại đất không còn khả năng canh tác, sau 3 năm
trồng cây phân xanh cải tạo đất đã làm cho đất có khả năng
sản xuất trở lại (Nguồn dẫn: Tạp chí KHKTNN số 3-1991).
Loại cây phân xanh Năng suất tạ/ha
Không trồng cây phân xanh 0,0
Trồng cây muồng lá dài 18,0
Trồng cây Stilo 20,0
Trồng cây cốt khí 21,6
- Cây phân xanh giữ ẩm, tăng độ xốp cho đất, tạo điều kiện
cho các loại vi sinh vật đất hoạt động, giúp cho bộ rễ chè phát
triển tốt.
- Thời vụ gieo cây phân xanh: Tốt nhất là gieo vào tháng 2 -
3 dương lịch (vụ Xuân). Hiện nay cây cốt khí rất thích hợp
với vùng đất đồi, lượng hạt gieo 10 -15 kg/ha, gieo cả trên
hàng chè và dưới rạch chè.
- Bón phân cho cây cốt khí: Vì đất nhiệm kỳ 2 rất nghèo dinh
dưỡng nên khi gieo cần bón lót 100 kg P2O5/ha (khoảng 700
- 800 kg supelân) khi cây có 2 - 3 lá thật bón thúc 15 kg
N/ha.
- Thu hoạch phân xanh: Cây cốt khí cao 70 - 80 cm tiến hành
cắt tỉa với cây gieo ở rạch chè thì cắt sát mặt đất, phần lá cắt
để tại chỗ, với cây giữa hàng chè cắt phần ngọn để lại phần
gốc cao 30 - 40 cm (cách mặt đất 30 - 40 cm) thân lá cắt
được cho vào rạch chè.
Cây cốt khí trồng ở năm thứ nhất nếu tốt cắt được 2 lần vào
tháng 8 và tháng 10, năm thứ hai thu hoạch được 3 lần vào
tháng 5, tháng 7 và tháng 10. Sau 2 năm trồng cốt khí lượng
phân xanh thu được là 15-20 tấn/ ha.