Hương thức trồng nông, lâm kết hợp
Phương pháp trồng:
Hỗn loài. Trồng giữa cây công nghiệp mây nếp hai
hàng/luồng (băng) + cây trụ giá thể thân gỗ (trên luống) +
cây ngô dọc theo 2 mép luống + rau màu, lạc đậu hoặc ngô,
cây dược liệu trên phần đất còn lại giữa 2 luống mây
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng cây mây nếp K38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng cây
mây nếp K38
Phương thức trồng nông, lâm kết hợp
Phương pháp trồng:
Hỗn loài. Trồng giữa cây công nghiệp mây nếp hai
hàng/luồng (băng) + cây trụ giá thể thân gỗ (trên luống) +
cây ngô dọc theo 2 mép luống + rau màu, lạc đậu hoặc ngô,
cây dược liệu trên phần đất còn lại giữa 2 luống mây.
Thời vụ:
Mây nếp trồng tháng 2 đến hết tháng 4 (mùa Xuân), tháng 6
đến tháng 10 (mùa mưa). Các tỉnh Tây Trường Sơn và các
địa phương có ảnh hưởng của gió Nam Lào thì thời vụ trồng
từ tháng 9 đến hết tháng 1 năm sau.
Cây giống:
Giống mây nếp K83 do Công ty CP Phát triển Mây song –
Dũng Tấn chọn tạo từ nguồn giống địa phương (vốn đã nổi
tiếng về năng suất và chất lượng sợi thương phẩm. Đã được
trồng trình diễn khảo nghiệm và cho hiệu quả số thu lãi ròng
70-100 triệu đồng/ha.năm).
Giống MNK83 – Thương hiệu được bảo họ độc quyền phát
hành, sản xuất theo quy trình công nghệ mới, thích ứng với
nhiều điều kiện lập địa, vùng khí hậu khác nhau. Cây giống
được gieo thẳng (hoặc cấy) trong túi bầu chuyên dụng (PE),
mỗi túi có 1 -2 cây. Mật độ trồng: 40-50 ngàn cây/ha, 2.500-
2.700 cây/sào Trung Bộ, 1.800-1.900 cây/sào Bắc Bộ). Trồng
đường biên làm rào bảo vệ cứ 100 m dài cần trồng 1.400 –
1.600 cây.
Làm đất:
Chọn đất trồng mây nếp, nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ.
Đất pha cát giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao. Tạo rạch 2
hàng/luốn, rạch cách rạch 0,4-0,6m rộng 0,25 m, sâu 0,25 m.
Thiết kế luống đến luống (tính theo tim) 2,3-2,5 m, hàng của
luống này đến hàng của luống kế giáp 1,7-1,9 m.
Lót phân:
Sử dụng toàn bộ phân chuồng và NPK +70% lân lót xuống
đáy rãnh, lấo đất dày 2-3cm rồi bón lót bổ sung vôi bột +
70% lân vi sinh + 30% urê xuống rãnh luống.
Đặt cây: Trên luống hai hàng cây giống phả đặt so le răng
sấu. Mật dộ 28-35 cm/khóm, mỗi khóm 2 cây. Đặt theo rãnh
luống xong thì tiến hành:
+ Xé bỏ túi bầu (nên xé từ góc đáy phía dưới xé ngược lên)
lưu ý nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con
+ Đặt cây (ghép khóm tuỳ chủng loại bầu 1 hoặc 2 cây)
+ Lấp đất: Bón đất tơi mịn bao ủ quanh bầu cây. Nén vừa
chặt, tránh làm vỡ bầu cây con.
Với chân ruộng vườn là đất thịt: Khi lấp đất xong, tốt nhất bổ
sung thêm cát (có trộn lẫn phân hoá học) bỏ mỗi gốc (khóm)
khoảng 2 vốc tay. Khi tưới, cát nhờ nước dẫn sẽ lấp kín bầu
cây con.
Chăm sóc:
Cắt lá: Mây nếp trồng xong (hoặc tốt nhất trước khi trồng)
phải cắt bớt lá để chống thoát nước qua lá. Cắt bỏ lá úa. 1/3
là già, ½ lá bánh tẻ, 2/3 lá non.
Tưới nước: Ngay sau khi đặt cây, lấp đất xong phải tưới thật
đẫm - kể cả khi trồng trời mưa. Giữ ẩm thường xuyên giúp
cây non mau bén rễ. Sử dụng bèo, rạ, rác mục bao phủ gốc
cây để chống gió lay, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.
Phân bón: Lượng phân sử dụng tuỳ thuộc điều kiện lập địa,
tầng đất và dinh dưỡng của đất tốt hay xấu mà đầu tư cho
thích hợp.
Đối với sào Bắc Bộ (360m2): sử dụng 3 – 4 tạ phân chuồng +
22 - 30 kg P205 + 65 - 70 kg hữu cơ tổng hợp lân vi sinh +
15 kg vôi bột + 7-10 kg NPK + 7-10 kg urê+ 3,5 kg kali cho
mỗi sào.
Đối với sào Trung Bộ (500 m2)
Sử dụng 5-6 tạ phân chuồng ủ hoai + 30-40kg P205 +90-100
kg hữu cơ tổng hợp lân vi sinh + 20 kg vôi bột + 10-12 kg
NPK + 10-12 kg urê+ 5-7 kg kali cho mỗi sào.
Cách bón phân: Lượng phân trên dây bón lót toàn bộ phân
chuồng + 70% lân+ NPK+50% vôi. Số còn lại bón rải, chia
làm 4 lần bón ở tháng 2,9, 12 sau trồng, riêng kali bón trước
thu hoạch 1 tháng. Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại,
xới đất sâu 3-4 chứng minh, vãi phân hoá học và tưới ngay để
chống hao phí. Tránh bón phân khi đất quá khô. Cây mây
phục hồi và sinh trưởng ở tuổi 1 phải trong bóng mát, ánh
nắng làm cháy lá và kìm hãm sự phát triển của cây con. Bắt
buộc phải trồng cây để tạo bóng mát cho cây mây.
Luống phát lá: 1 năm sau trồng và 2 lượt ở tuổi tiếp theo phải
phát luỗng lá. Mỗi cây chỉ để 3 lá, cây sẽ nhanh phát triển
chiều dài và mầm măng ít bị sâu, bệnh hại.
Cây trụ giá thể: Sử dụng cây hoè, cây keo, cây muồng (các
loại cây thuộc họ đậu) trồng giữa luống mây. Nên chọn các
loại cây có tầm cao đạt 1 – 1,5 m. Mật độ 2,3m/cây. Tuổi 2
uốn buộc hàng cây xuôi hình xương cá ở độ cao 1,8-2m chạy
dọc theo luống tạp dâu để cây mây dựa bám phát triển về sau.
Với rừng non để có cây lâm nghiệp trồng sẵn thì căn vứ vào
tình hình thực tế để trồng phối trí, không cần phải trồng cây
bổ sung.
Trồng hỗn giao (trồng xen): Cây ngô (bắp): trồng dọc theo
luống phái ngoài cách hàng mây 20 chứng minh. Cây cách
cây 50 cm. Cứ 1.000 cây (500 khóm) mây phải có số hạt ngô
giống bằng 0,15 kg. Thu hoạch ngô bao tử và ngô bắp hạt
xong cần loại bỏ cắt bớt lá gốc, bẻ gập thân ngô tầm cao 0,7 -
0,8 m, buộc cây 2 hàng dựa vào nhau treo bởi 1 thân nứa
hoặc tre chẻ thanh. Dàn ngô chết khô đứng sẽ tồn tại 4-5
tháng sau đó để che bóng, giúp cho cây Mây thu ngắn thời
gian phục hồi và phát triển.
Cây đậu lạc, cây rau màu: Trồng xen trên phần đất còn lại
giữa 2 luống mây có tác dụng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại đồng
thời giúp nông dân đầu tư “lấy ngắn nuôi dài”,
Ngừa sâu bệnh: Mây nếp K83 ít sâu hại, khi nón có thể mắc
bệnh rệp, nấm trắng, nấm hồng. Ngay sau khi trồng phun
Daconil-Validacin-Diơterex, 1 số loại thuốc kháng sinh được
hỗn hợp với chất bám dính và thuốc kích thích tăng trưởng.
Các kỳ phun phòng trừ sâu bệnh tiếp theo khi cây mây ở giai
đoạn 6 đến 12 tháng tuổi