I. Công dụng
Rau muống có rất nhiều công dụng : tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, điều trị thiếu máu hay tăng cường hệ miễn dịch,
II. Đặc điểm :
- Rau muống có 2 loại phổ biến là : rau muống đỏ và rau muống trắng.
+ Loại rau muốn trắng (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh trong vụ hè, đẻ khỏe thích hợp trồng trên cạn, chịu nóng hơn loại đỏ.
+ Loại rau muống đỏ (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh, khả năng chịu lạnh tốt hơn, đẻ kém hơn, ngọn vươn mạnh, thích hợp trên rau muống ruộng thấp trũng.
III. Chuẩn bị :
1) Hạt giống : 5-10 gam/m2.
2) Dụng cụ : thùng xốp, bao tải, chiếc đũa, bình phun sương và vòi tưới.
3) Giá thể :
- Đất trồng : Chọn đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, giàu chất hữu cơ và ở xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, và nên phơi khô để hạn chế nguồn bệnh ẩn bên trong đất.
- Phân hữu cơ : phân chuồng đã hoai mục hoặc phân rác chế biến từ rác thải hằng ngày.
- Phân vô cơ : Ure, Super lân, NPK.
- Tro trấu : có thể lấy từ tro hằng ngày chúng ta nấu ăn bằng trấu hoặc có thể sử dụng trấu rồi hun.
3 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng rau muống trong thùng xốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG TRONG THÙNG XỐP
Công dụng
Rau muống có rất nhiều công dụng : tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, điều trị thiếu máu hay tăng cường hệ miễn dịch,
Đặc điểm :
Rau muống có 2 loại phổ biến là : rau muống đỏ và rau muống trắng.
+ Loại rau muốn trắng (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh trong vụ hè, đẻ khỏe thích hợp trồng trên cạn, chịu nóng hơn loại đỏ.
+ Loại rau muống đỏ (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh, khả năng chịu lạnh tốt hơn, đẻ kém hơn, ngọn vươn mạnh, thích hợp trên rau muống ruộng thấp trũng.
Chuẩn bị :
Hạt giống : 5-10 gam/m2.
Dụng cụ : thùng xốp, bao tải, chiếc đũa, bình phun sương và vòi tưới.
Giá thể :
Đất trồng : Chọn đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, giàu chất hữu cơ và ở xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện,và nên phơi khô để hạn chế nguồn bệnh ẩn bên trong đất.
Phân hữu cơ : phân chuồng đã hoai mục hoặc phân rác chế biến từ rác thải hằng ngày.
Phân vô cơ : Ure, Super lân, NPK.
Tro trấu : có thể lấy từ tro hằng ngày chúng ta nấu ăn bằng trấu hoặc có thể sử dụng trấu rồi hun.
Kỹ thuật
Ủ hạt giống:
+ Ngâm hạt giống trong nước ấm pha theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 3 - 6 giờ rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước hoặc khen vải màu đen từ 6 – 10 giờ. Sau đó lấy ra để ráo nước rồi đem gieo.
Chuẩn bị đất trồng :
+ Thùng xốp : Cắt thùng sao cho thùng xốp chỉ cao khoảng 25 – 30 cm rồi dùng chiếc đũa đục lổ phía dưới (mỗi lổ cách nhau 5cm là vừa). Sau đó, chúng ta cắt một miếng bao tải có kích thước bằng đáy thùng xốp rồi trải vào thùng.
+ Đất trồng : Trộn đất, phân bò và tro trấu theo tỉ lệ 3:1:1. (gọi là đất dinh dưỡng).
Gieo hạt :
+ Cho đất dinh dưỡng vào thùng, cách mặt thùng 5 cm.
+ Rải hạt theo hàng, mỗi hàng cách nhau từ 10 – 15 cm.
+ Phủ một lớp đất lên trên, dày từ 0,5 -1 cm.
+ Dùng bình phun sương tưới ướt đất trong thùng mới trồng.
+ Dùng lưới hoặc bao tải đen che trên mặt thùng xốp để giữ ẩm cho đất.
Chế độ tưới tiêu :
+ Mùa mưa : tưới vừa đủ ướt 1 lần/ngày.
+ Mùa nắng : tưới đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát.
Bạn có thể hoà nước bình thường với nước tiểu của trẻ em.
Cách chăm sóc :
+ Khi hạt ra được 2 – 3 cặp lá thì dừng che lại để cung cấp nắng cho rau quang hợp và phát triển.
+ Nhớ nhổ cỏ và hái bỏ những lá bị sâu ăn hoặc bị bệnh thường xuyên.
Bón phân :
+ Đợt 1 (khi cây rau muống ra được từ 2 - 3 cặp lá) : 10 gram phân Ure và 10 gram 10 gr phân Super lân (10 gram bằng khoảng 2 muỗng cà phê đầy) trộn với 4 lít nước rồi tưới vào buổi chiều mát. Sáng hôm sau cần xả lại bằng nước sạch.
+ Đợt 2 (cách lần 1 từ 10 - 15 ngày) : 10 gram phân NPK trộn với 4 lít nước rồi tưới vào buổi chiều mát. Sáng hôm sau cần xả lại bằng nước sạch.
Thu hoạch
Thu hoạch lứa đầu : 30 – 35 ngày khi rau cao khoảng 30-40 cm. Khi cắt, chúng ta phải cắt ngang (hoặc nghiêng 45 độ cũng được ) và chừa lại gốc 2-3 cm để rau ra chồi mới.
Từ lần 2 trở đi, cứ 15-25 ngày thì ta thu hoạch một lần.
Để đảm bảo dinh dưỡng thì chúng ta nên thu hoạch từ 5-7 lứa.
Một số bệnh thường hay gặp
Chế biến