Hệ thống rễ của cây ngập mặn giúp cây đứng vững trong môi trường đất bùn mềm bằng cách mọc hướng xuống từ thân cây hay phát triển theo phương ngang dưới mặt đất.
Hoạt động hô hấp của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những lỗ thông khí (những khoảng mở nhỏ trên thân hoặc rễ).
Vài loài cây ngập mặn đã phát triển những hệ thống rễ chuyên dụng để đảm bảo các lỗ thông khí nằm phía trên mực nước thủy triều hay bùn (vốn gây thiếu ôxi).
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng rừng ngập mặn vùng ven biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN GV: ThS Lê Hữu Thương MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 - Về kiến thức Bài học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về hình thái, vật hậu, sinh thái, kỹ thuật tạo giống và trồng, chăm sóc thu hái một số cây trồng rừng ngập mặn ven biển. 2 - Về kỹ năng Bài học giúp học viên tiếp thu được một số kỹ năng: Chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng cây rừng ngập mặn ven biển thông qua tham quan hướng dẫn từ các mô hình thực tế. 3 - Về thái độ Sau khi học xong bài học, học viên sẽ được nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ và phát triển gây trồng rừng ngập mặn tại địa phương II. NỘI DUNG Khái niệm về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là loại rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm giữa khu vực bờ biển và biển. Trên thế giới có gần 70 loài cây rừng ngập mặn với chiều cao thay đổi từ 1,5 m đến 50 m. Rừng ngập mặn có thể được thấy ở hầu hết mọi quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới vào khoảng 11 – 18 triệu hecta. Khái niệm về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn mọc đặc trưng ở những khu vực nước nông và lầy lội ở vùng cửa sông, các vịnh, bến cảng hoặc đường bờ biển không chịu tác động thường xuyên của sóng lớn. Tại những khu vực này, rừng ngập mặn nhận nguồn dinh dưỡng pha trộn của cả nước ngọt (từ sông ngòi) và nước mặn (từ biển) Những chức năng của rừng ngập mặn - Chức năng khí hậu: điều hòa nhiệt độ, tích tụ mưa và cản gió. - Chức năng hình thành đất: ngăn chặn xói mòn, chống phân tán đất, tích tụ đất, cải thiện đất. Chức năng thủy văn: Bảo vệ nước, điều hòa nước, cải thiện chế độ thủy văn. Chức năng sinh cảnh: đó là sự hình thành các quần xã thực vật, động vật và vi sinh vật. - Chức năng sinh cảnh: đó là sự hình thành các quần xã thực vật, động vật và vi sinh vật. Bạn có biết? Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế giới? Các đặc tính của cây rừng ngập mặn Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh sống như tại các khu lầy lội và có môi trường nước lợ được coi là đầy thử thách vì: Mức ôxi trong đất bùn/lầy thường thấp; Khu vực thường xuyên bị ngập; Nước ngọt khan hiếm; Độ mặn có thể rất cao Bạn có biết? Đối với các loài cây ngập mặn, lượng sinh khối phía dưới đất thì cao hơn trên bề mặt, giúp cho cây không bị ngã đổ hay cuốn trôi. Hệ thống rễ của cây ngập mặn giúp cây đứng vững trong môi trường đất bùn mềm bằng cách mọc hướng xuống từ thân cây hay phát triển theo phương ngang dưới mặt đất. Hoạt động hô hấp của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những lỗ thông khí (những khoảng mở nhỏ trên thân hoặc rễ). Vài loài cây ngập mặn đã phát triển những hệ thống rễ chuyên dụng để đảm bảo các lỗ thông khí nằm phía trên mực nước thủy triều hay bùn (vốn gây thiếu ôxi). Phân bố rừng ngập mặn ở Sóc Trăng. dựa theo ảnh vệ tinh năm 2006-2007