Miền bắc chủ yếu trồng sắn trên các vùng đất dốc, và kỹ
thuật canh tác còn đơn giản nên năng suất sắn đạt rất thấp,
Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo thành công
một số giống sắn mới có khả năng khắc phục được hạn chế
trên.
6 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng sắn trên đất dốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng sắn
trên đất dốc
Miền bắc chủ yếu trồng sắn trên các vùng đất dốc, và kỹ
thuật canh tác còn đơn giản nên năng suất sắn đạt rất thấp,
Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo thành công
một số giống sắn mới có khả năng khắc phục được hạn chế
trên.
Một số giống sắn thích hợp
Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và
nghiên cứu ra nhiều giống sắn mới phù hợp với điều kiện đất
đai này như KM94, KM98-7, KM21-10 và KM21-12.
Trong số các giống sắn trên, KM94 là giống đã được ứng
dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. KM94 có nguồn gốc từ
tập đoàn giống nhập nội CIAT/Thái-lan, thân xanh, hơi cong,
ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 30-40
tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39-40%, hàm lượng tinh
bột 29-30%.
Sắn KM94 rất dễ trồng, thời gian sinh trưởng trung bình (7-
12 tháng sau trồng đã có thể thu hoạch). Một trong những
giống sắn có nhiều triển vọng khác đang trong quá trình khảo
nghiệm hiện nay là giống KM98-7. Đây là giống sắn đa dụng
vừa có thể sử dụng ăn tươi, vừa dùng vào chế biến thành tinh
bột. Ưu điểm nổi bật của KM98-7 là tính chịu hạn cao, điều
này rất phù hợp với khí hậu tại miền núi phía bắc thường hay
rơi vào tình trạng khô hạn kéo dài.
KM98-7 có dạng cây đẹp, cao, mầu nâu, lá nhỏ, thích hợp
với đất đồi sỏi đá. Thời gian thu hoạch sắn tương đối ngắn
(7-8 tháng sau trồng), nhưng năng suất, chất lượng củ vẫn
tương đương KM94...
Kỹ thuật canh tác sắn trên vùng đất dốc
Trồng sắn trên đất dốc nếu không có biện pháp chống xói
mòn, đất trồng sắn sẽ trở thành đất trống đồi núi trọc, dẫn đến
đất mất khả năng sản xuất, năng suất chất lượng giảm. Trước
thực tế này, Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra
một số quy trình kỹ thuật cơ bản khi trồng sắn trên đất dốc
như sau:
Khâu đầu tiên, phải thiết kế các băng chống xói mòn như cốt
khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa... vì những loại cây này có
tác dụng giữ đất rất tốt. Nếu đất dốc dưới 15 độ, khoảng cách
giữa các băng cây xanh là 8-10m, đất dốc 15-20 độ, khoảng
cách dày hơn từ 4-6m.
Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu
Làm đất: ở vùng đất bằng hoặc có độ dốc thấp, cày và lên
luống theo đường đồng mức, luống cách luống 1,0m.
Thời vụ trồng: Thời gian trồng thích hợp nhất khoảng từ
tháng 2 đến 15-3 (miền bắc), từ tháng 4 đến tháng 8 (miền
nam).
Mật độ: Tùy thuộc vào từng loại đất, đất tốt trồng thưa, đất
xấu trồng dày, bảo đảm khoảng cách trung bình 1,0 x 0,8 x
1,0m, tức mật độ cây từ 10.000 - 12.500 cây/ha.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha khoảng 10-15 tấn phân
chuồng, 110-160kg đạm ure, 220-270kg supe lân, 160-250kg
kali, 180 kg phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ 60kg N, 40kg
P2O5, 80kg K2O. Cách bón, bon lót toàn bộ phân chuồng và
phân lân. Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 ngày) 50% đạm +
50% kali. Bón thúc lần 2 (sau trồng 3 tháng) toàn bộ lượng
phân còn lại kết hợp làm cỏ và vun cao.
Một trong những biện pháp khá hiệu quả chống xói mòn cho
đất là trồng xen với các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu
đen, đậu tương. Kỹ thuật trồng xen tốt nhất là trồng xen hai
hàng đậu vào giữa hai hàng sắn, khoảng cách sắn vẫn giữ
nguyên. Khi sử dụng biện pháp trồng xen, lượng phân bón
cho cây xen cần thiết là 70% lân + 20% đạm + 30% kali
trong tổng số phân bón cho sắn cộng thêm 300kg vôi bột để
diệt trừ sâu, bệnh.
Phương pháp này hiện đã được ứng dụng ở nhiều nơi như
Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình. Kết quả, lượng
đất bị xói mòn đã giảm tới 68-96% so với các chân đất không
băng chắn. Năng suất tăng cao hơn, cải tạo cơ bản được độ
phì nhiêu của đất.