I. Yêu cầu sinh thái
1. Lượng mưa
Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270mm/ năm.
2. Nhiệt độ- ẩm độ
Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất
là 80%.
3. Ánh sáng
Trong hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải được
che bớt 50-60% ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây.
4. Đất trồng:
Tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, độ pH đất ở khoảng
5,5- 7,0 thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
12 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng suất thu hoạch tùy vào tuổi cây, cây 15 năm tuổi có thể đạt 70 -
150kg quả ở vùng ĐBSCL và đạt 200 - 400kg quả ở vùng miền Đông Nam
bộ.
Trong điều kiện nhiệt đới, màu sắc của vỏ và râu vỏ quả chôm chôm
bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi thu hoạch, tồn trữ trái ở nhiệt độ 10
- 150c trong túi PE có đục lỗ giữ được 10 ngày, trong túi PE dày kín có thể
giữ được 12 ngày.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY MĂNG CỤT
(Garcinia mangostana L.)
I. Yêu cầu sinh thái
1. Lượng mưa
Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270mm/ năm.
2. Nhiệt độ- ẩm độ
Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất
là 80%.
3. Ánh sáng
Trong hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải được
che bớt 50-60% ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây.
4. Đất trồng:
Tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, độ pH đất ở khoảng
5,5- 7,0 thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
II. Cách nhân giống, tiêu chuẩn cây giống tốt và những giống
phổ biến hiện nay
1. Cách nhân giống:
Trồng bằng hạt: Chọn hạt to (trọng lượng hạt > 1g) và ươm hạt trong
môi trường tro trấu hoặc xơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi chuyển
sang bầu, đến khi cây được 01 năm tuổi lại chuyển sang bầu to hơn, lúc nầy
bầu phải có kích thước 16 - 17cm x 40 - 45 cm
16
2. Tiêu chuẩn cây giống tốt
- Cây có thân và cổ rễ thẳng, đang sinh trưởng khoẻ không bị chảy
nhựa thân.
- Lá phải xanh tốt, có hình dáng và kích thước đặc trưng của giống. Đặc
biệt là các lá ngọn đã trưởng thành.
- Chiều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi) thấp nhất là 70cm.
- Bầu ươm cây: Bầu phải chắc chắn, nguyên vẹn và có mặt trong màu đen.
- Không bị sâu bệnh.
3. Giống măng cụt:
Hiện nay, trong sản xuất trái măng cụt ở các nước Đông Nam á chỉ có
01 giống.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
A. Thiết kế vườn
1. Đào mương lên liếp
- Vùng ĐBSCL và những nơi có điều kiện tương tự:
+ Cần có hệ thống mương liếp thông nhau để thuận tiện trong việc di
chuyển trên vườn cũng như cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn cây
khi cần thiết. Có thể mương, liếp có kích thước như sau: Mương rộng 2m, liếp
rộng 7- 8m (nếu trồng 2 hàng cây) và liếp rộng 5m (nếu trồng 1 hàng cây).
+ Cần có hệ thống đê bao cho từng vườn hay đê bao cho từng khu vực
có điều kiện tương tự nhau, để chủ động nước cho vườn cây.
- Vùng có địa hình cao như miền Đông Nam bộ và những nơi có điều
kiện tương tự:
+ Cần thiết kế hệ thống rảnh thông nhau để tiêu thoát nước kịp thời khi
có mưa bão, nhằm tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.
- Vùng có địa hình không bằng phẳng như một số tỉnh ở miền Trung:
Cần trồng cây theo đường đồng mức để thuận lợi trong bảo quản,
chăm sóc và hạn chế xói mòn đất.
2. Trồng cây chắn gió
Nếu vườn có diện tích lớn thì nên chia thành từng lô nhỏ (20-30 ha)
và chọn cây có độ cao hợp lý, chắc gỗ, khó đổ ngã để trồng quanh vườn
và đường phân lô để làm cây chắn gió cho vườn cây măng cụt. Tuy nhiên,
17
hình dáng và kích thước lô còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể của
từng nơi. Do đó, diện tích 20- 30 ha nêu trên chỉ là một gợi ý.
3. Mật độ và khoảng cách trồng
Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6 - 7m x 6 - 7m, mật độ 204 - 277
cây/ha nếu không sử dụng cơ giới trong vườn. Đối với những vườn có sử
dụng cơ giới, có thể trồng với khoảng cách 8 – 9m x 6 - 7m/cây, mật độ
158 - 208 cây/ha. Mặc dù trồng dày nhưng đảm bảo tán cây không được
giáp nhau.
B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ trồng
Cây măng cụt có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào
đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc.
2. Chuẩn bị hố và cách trồng
Chuẩn bị hố trồng:
Hố được đào với kích thước 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80cm, bón
lót cho mỗi hố vào khoảng 0,5 – 1 kg vôi, 10 – 20 kg phân chuồng hoai kết
hợp với 100 – 200g phân N- P- K (16: 16: 8 hoặc 20: 20: 15),và 10- 20g thuốc
sát trùng Regent.
Cách trồng:
Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi có
khoảng 13-14 cặp lá và 02 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngang
mặt bầu, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bóng và tưới nước cho cây ngay
sau khi trồng.
3. Tủ gốc giữ ẩm:
Ngay sau khi trồng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín phần đất tơi
xốp quanh cây một lớp dầy 10-20 cm, cách gốc 10 cm.
4. Làm cỏ, trồng xen.
Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây
măng cụt để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo
đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây măng cụt.
Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh,
nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cần
thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphosate, Gramoxone,...
18
5. Tưới nước
Cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ
hoa, trái.
6. Tỉa cành tạo tán
Cắt bỏ những cành vượt ra khỏi khung tán và những cành mọc trong
tán, cành mọc đan chéo nhau.
7. Treo cành
Cành măng cụt giòn và dễ gãy vì vậy nên dùng dây hay cây đỡ cành.
8. Bón phân
a/ Giai đoạn cây con
Mỗi năm nên bón 5- 10 kg phân chuồng hoai mục cho một cây (có
thể bón một lần vào cuối mùa mưa) và phân vô cơ theo công thức N:P:K
= 15:15:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái với liều lượng và số lần bón trong
năm như sau:
Bảng: Liều lượng và số lần bón phân vô cơ N:P:K = 15:15:15 cho
một cây trong năm
Tuổi cây
(năm)
Liều lượng
(kg/cây/năm)
Số lần bón
(lần/năm)
1 0,5 2- 4
2 1,0 2- 4
3 1,5 2- 4
4 2,0 2- 4
19
b/ Giai đoạn cây cho trái ổn định
Đối với cây có đường kính tán 7- 8m phân bón vô cơ được bón cho mỗi
cây theo liều lượng 1200g N+ 1200g P2O5+ 1200g K2O + 2kg phân Humic
cao cấp, bón làm 3 lần trong năm như sau:
+ Lần 1: Sau khi thu hoạch dứt điểm: bón toàn bộ 2kg phân Humic cao
cấp và Phân vô cơ theo tỷ lệ 50% N+ 25% P2O5 + 25% K2O, cho mỗi cây.
+ Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón: 25% N + 50% P2O5 + 25%
K2O.
+ Lần 3: khi trái có đường kính 1- 2cm bón: 25%N + 25% P2O5 + 50%
K2O.
Cách bón phân: Do rễ cây măng cụt chỉ phát triển ở 2/3 hình chiếu tán
cây nên khi bón phân cũng chỉ bón ở vị trí 2/3 quanh hình chiếu tán cây.
9. Tăng trọng lượng trái măng cụt
Phun phân bón lá có tỷ lệ N:P:K = 20:20:20 và một số trung, vi lượng
khác phun làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào tuần
thứ 5 sau khi đậu trái.
10. Xử lý ra hoa sớm cho cây măng cụt
a/ Biện pháp tổng hợp
Khi đọt non được 8- 9 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây bằng
biện pháp phủ nilon trên mặt liếp (xiết nước thật khô trên mặt liếp và mực
nước ở mương phải cạn, tối thiểu mực nước dưới mương cách mặt liếp từ
1- 1,5 m) sau khi tạo khô hạn cho cây khoảng 15- 30 ngày (tùy trình trạng
đất) lá non măng cụt bị héo hay đọt non măng cụt bị móp lại, nhăn nheo
thì tưới nước thật đẫm trở lại (lần 1) và tưới nước lần 2 cách lần 1 là 1 tuần
với lượng nước bằng ½ lượng nước tưới lần 1. Các lần tưới nước sau phải
đảm bảo cho đất phải đủ ẩm, tuỳ theo tình trạng của cây khoảng 10-20
ngày sau khi tưới nước cây sẽ nhú chồi hoa. Nếu cây không ra hoa có thể
tiến hành tạo khô hạn và tưới nước lại.
b/ Biện pháp xử lý ra hoa sớm trên măng cụt bằng khoanh gốc
Biện pháp khoanh gốc măng cụt vào trung tuần tháng 11DL hàng năm
cũng giúp cây măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt, khắc phục hiện tượng
sượng trái trên trên măng cụt vào mùa mưa (cuối tháng 5 DL). Đây là biện
pháp hoàn toàn mới chỉ có Việt Nam và đã áp dụng thành công.
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng sượng trái măng cụt
Hiện tượng chảy mủ vàng là một hiện tượng khá phổ biến trên cây
20
măng cụt. Theo một số tài liệu thì bệnh chảy mủ vàng ở trái măng cụt có
thể do một con sâu miện chích hút gây nên, cũng có thể do nguyên nhân
sinh lý như mưa gió nhiều, bộ rễ bị tổn thương. Trong thời gian 2 - 3 tuần
lễ trước khi chín gặp mưa to liên tục, trái hay bị chảy mủ vàng, có thể làm
múi bị thối, không ăn được.
Theo kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Kasetsart cho thấy hiện tượng
múi măng cụt bị trong xảy ra nghiêm trọng trong mùa mưa do có sự thừa
nước trong trái làm cho trái bị hư hại, chất đường và acid bị rỉ ra ngoài tạo
nên sự đọng lại của Pectin làm thịt trái trở nên trong và cứng.
Vì những lý do trên, hiện nay để phòng ngừa hiện tượng này cần đảm
bảo cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa và tạo điều kiện cho cây ra
hoa và thu hoạch trái trước mùa mưa. Có thể phun ngừa các bệnh trên trái
bằng các thuốc gốc đồng.
IV. Phòng trừ sâu bệnh hại chính
A. Sâu hại
1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Hình thái và cách gây hại:
Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tạo thành những đuờng ngoằn ngoèo và
có thể gây cháy từng mảng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Phòng trị:
Phun các loại thuốc để phòng trị sâu vẽ bùa trên măng cụt như: con-
fi dor, Applaud, Dầu SK Enpray99 vào giai đoạn ra lá non theo liều lượng
khuyến cáo.
2. Bọ trĩ Scirtothrips dosalis Hood. (Thripidae:Thysanoptera )
Trứng có hình bầu dục khoảng 0.3 mm, màu vàng nhạt, thường được
đẻ trên lá non, trái non hoặc trên cành non. Ấu trùng có cơ thể trong suốt,
thân nhỏ màu vàng, râu đầu có bảy đốt, phần bụng có kích thước lớn hơn
phần ngực và phần đầu, giai đoạn này không có cánh. Thành trùng có cơ
thể màu vàng sậm hơn và râu đầu cũng vậy, thành trùng cánh dài màu nâu
đen, với hai mắt to hơn và lộ ra rất rõ, lúc này cơ thể cân đối hơn giữa các
phần với nhau.
+ Bọ trĩ hai băng đỏ. (Thripidae:Thysanoptera)
Bọ trĩ với hai băng đỏ trên lưng song song với nhau, một băng đỏ lớn và
21
một băng đỏ nhỏ bằng một nửa băng đỏ kia, cả hai băng đỏ này đều gần
nhau, có màu đỏ tía và nằm liền sau đôi chân thứ ba. Cơ thể có màu trắng
hơi đục ở phần bụng và màu trắng trong ở phần ngực. Đầu có màu vàng
lợt và mắt có màu đỏ, với hai cánh đuôi dang hình quạt phía sau có màu
tím xếp chồng lên nhau. Trưởng thành có kích thước 1-1,4mm, ấu trùng có
2 tuổi kích thước 1,3mm
+ Bọ trĩ một băng đỏ Selenothrips cuculliodes. (Thripidae: Thysano-
ptera)
Bọ trĩ với một băng đỏ tươi trên lưng, băng đỏ này nằm liền sau đôi
chân thứ ba.Cơ thể có màu hơi vàng lợt, đầu màu vàng sậm, mắt có màu
đỏ, phần đuôi là một túi tròn có màu đỏ tươi thì đây là túi phân của bọ trĩ,
đốt đuôi có màu nâu đen. Trưởng thành có kích thước 1-1,4mm ấu trùng
có 2 tuổi kích thước 1,3mm
Đặc điểm gây hại
Cả ba loài bọ trĩ này thường xuất hiện trên lá non và trái non, ấu trùng và
trưởng thành đều gây hại. Chúng gây hại trên lá non và trái non, chủ yếu ở
phía dưới lá đài nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra phía ngoài lá đài
làm cho trái có những vết sẹo hoặc vòng sẹo rất đặt trưng, những phần lồi
hay những mảng có màu xám ở vỏ trái. Ở trên lá chúng gây hại tập trung
hai bên đường gân chính của lá làm cho lá có những vết sẹo màu sét, nếu
mật số bọ trĩ cao chúng tấn công phần nhu mô của lá làm lá bị mất màu
khi đó lá bị vàng và rụng
Qua kết quả điều tra theo hình thức phỏng vấn nông dân chúng tôi ghi
nhận được tỷ lệ gây hại của bọ trĩ trên lá của măng cụt là không cao, không
ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây, chủ yếu gây hại nặng trên trái
làm giảm giá trị kinh tế của măng cụt.
3. Nhện.
+ Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks (Tasonemidae: Aca-
rina)
Ấu trùng và trứng có màu trắng, thành trùng đực có kích thước nhỏ
hơn con cái, nhưng đôi chân sau cùng thì dài hơn của con cái. Thành trùng
cái có màu trắng hoặc màu vàng lợt, dạng hình oval và có chiều dài khoảng
0.3 mm.
+ Nhện đỏ: (Tetranychidae: Acarina).
Từ kết quả điều tra và thu thập mẫu, chúng tôi ghi nhận được nhện đỏ
22
chủ yếu xuất hiện trên trái. Nhện có màu hồng đỏ hoặc hồng sậm, cơ thể
có nhiều lông. Từ kết quả thu mẫu, điều tra chúng tôi ghi nhận được nhện
đỏ hiện diện chủ yếu trên trái, nhất là trên trái non.
+ Nhện nâu: (Acarina)
Loài nhện này hiện diện với tỷ lệ cao trên trái so với các loài nhện khác,
Thân có sọc ngang màu nâu đậm hơn màu của cơ thể ở phía trên phần
thân.
Đặc điểm gây hại
Nhện thường sống tập trung trên lá non, bông, trái non. Chúng có đặc
điểm cắn phá hút nhựa lá non, triệu chứng nặng lá bị vàng lốm đốm, ở giai
đoạn bông chúng thường sống và gây hại vị trí các bầu noãn, vết bị hại làm
cở sở cho sự xâm nhiễm các nấm bệnh được biểu hiện rõ nhất trên vỏ trái
ở giai đoạn thu hoạch. Từ giai đoạn trái non cho đến thu hoạch đều có sự
hiện diện của nhện, chúng gây hại khá nặng trên trái, gây ra hiện tượng da
cám trên vỏ trái, làm cho giá trị xuất khẩu trái măng cụt giảm.
Hình thái và cách gây hại: Bọ trĩ gây hại hoa và giai đoạn trái non, chúng
tấn công làm trái chảy nhựa, tạo thành các vết sẹo trên vỏ trái làm giảm
chất lượng và trị thương phẩm.
Qui trình phòng trừ nhện và bọ trĩ theo hướng an toàn
1. Phạm vi áp dụng
Qui trình phòng trừ nhện và bọ trĩ được áp dụng cho các vườn trồng
cây măng cụt ở phía Nam Việt Nam.
2. Phân bố các loài loài bọ trĩ và nhện
Các loài này phân bố ở Pakistan, Nhật Bản, các quần đảo Solomon, Aus-
tralia, Ấn Độ, Bangladesh, Brunei, Darussalam, Trung Quốc, Indonesia, Đại
Hàn, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Châu Phi, Hoa Kỳ,
Papua New Guinea, Viet Nam.
3. Qui trình phòng trừ bọ trĩ và nhện trên măng cụt
3.1. Vệ sinh vườn
Sau khi thu hoạch xong, các chế độ phân bón thực hiện theo qui trình
canh tác của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, tỉa cành tạo tán giúp
cho cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh tấn công. Khi bón phân giúp cho
cây ra đọt đồng đều hơn, dễ ra hoa trong vụ tới và phòng trị sâu bệnh
được dễ hơn. Chúng ta vẫn sử dụng dầu khoáng trong giai đoạn này, vì
23
dầu khoáng có phổ tác dụng rộng, có khả năng tiêu diệt cả bọ trĩ lẫn nhện
đỏ với hiệu quả cao.
3.2. Thăm vườn
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ sớm những trái bị bọ
trĩ và nhện tấn công, tránh ấu trùng tấn công sang trái khác.
3.3. Phòng trừ
Giai đoạn cây bắt đầu nhú ngòi viết cho đến khi hoa sắp nở (21-27 ngày
sau khi nhú ngòi viết).
Ở thời kỳ này cây cho ra rất nhiều búp hoa, đây là thời điểm mà mật số
bọ trĩ và nhện bắt đầu tăng lên do đó chúng ta tiến hành xử lý dầu khoáng
ngay thời kỳ này, do búp hoa nhiều chúng ta phải phun dầu khoáng thật
kỹ, ướt đều tán cây để tiêu diệt.
Giai đoạn từ khi hoa nở đến khi thu hoạch
Sồ lẩn xử lý dầu khoáng và thời điểm xử lý như sau
- Lần 1: Quan sát khi thấy 3-5% tổng số hoa trên cây nở thì tiến hành xử
lý dầu khoáng và phun ướt đều tán cây.
- Lần 2: 14 ngày sau khi phun lần 1
- Lần 3: 14 ngày sau khi phun lần 2
- Lần 4: 21 ngày sau khi phun lần 3
4. Tóm tắt qui trình phòng trừ nhện và bọ trĩ trên măng cụt
24
5. Tiến hành phòng trừ trên diện rộng
Để việc phòng trừ bọ trĩ và nhện có hiệu quả cao cần tiến hành điều
tra, kiểm soát nơi bộc phát nhện và bọ trĩ, có kế hoạch phòng trừ đồng loạt
trên diện rộng để ngăn chặn sự lây lan.
B. Bệnh hại
1. Bệnh đốm rong (do tảo Cephaleuros virescens)
Triệu chứng:
Bệnh xảy ra trên lá, thân, nhánh. Rong tấn công trên thân nhánh tạo
thành các đốm đồng tiền hay loang lổ màu xám xanh hoặc vàng.
Phòng trị:
- Cắt tỉa cành tạo sự thông thoáng trên thân, cành làm hạn chế bệnh
phát triển.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng lượng phân hữu cơ, giảm phân đạm.
- Phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc chứa gốc đồng,
- Có thể dùng vôi quét lên thân cây.
2. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia sp.)
Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh được báo cáo xuất hiện ở
Thái Lan, Malaysia và Bắc Queensland. ở Thái lan, Malaysia người ta rất quan
tâm vì bệnh có thể tấn công trên trái trước và sau thu hoạch gây nên hiện
tượng thối trái. Bệnh làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Triệu chứng:
Trên lá, vết bệnh bắt đầu là
những đốm màu nâu nhỏ, chúng
lan dần ra tạo nên những đốm lớn
hơn. Đốm bệnh ban đầu thường
có màu vàng cam sau lan nhanh
và chuyển sang màu nâu đỏ xung
quanh vết bệnh có viền nâu sậm.
Vết bệnh thường không có hình
dạng nhất định. Kích thước vết
bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều
vết bệnh nối liền với nhau làm cho
lá bị khô và cháy. Trên bề mặt vết
bệnh cũng có thể thấy những ổ nấm màu đen, đó là những cành bào tử
nấm, từ những ổ nấm này, chúng có thể là nguồn lây nhiễm tiếp theo.
Ảnh 10: Triệu chứng bệnh cháy lá
25
Trên thân, triệu chứng gây hại bao gồm nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ
và khô cành.
Trái bệnh trở nên cứng và vùng nhiễm bệnh chuyển sang hồng sáng,
các bào tử nấm màu đen bằng đầu kim hiện diện trong vùng bệnh.
Tác nhân gây bệnh là nấm Pestalotia sp. Ở Thái Lan họ định danh được
là loài P. fl agisettula, trong khi đó ở Malaysia, Queenland, Việt Nam thì loài
này chưa được định danh.
Bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước
tưới phun ... từ những lá bệnh trên cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong
mùa mưa, nhất là khi trùng vào các đợt lá non trên những cây còn non ra
đọt non hai lần trong năm.
Phòng trị:
- Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành không
hiệu quả để cây thông thoáng.
- Bón phân cân đối để giúp cây ra đọt non đồng loạt sẽ thuận lợi hơn
cho việc phun xịt.
- Phun các thuốc gốc Thiophanate methyl hoặc nhóm thuốc Macozeb,
thuốc gốc đồng, thuốc Cabedazim khi lá non bắt đầu xuất hiện phun liên
tiếp 3 lần cách nhau 7 ngày. Chú ý phun thuốc vào những đợt lá non ra vào
đầu mùa mưa.
- Nên phun thuốc trừ sâu vẽ bùa để tránh tạo vết thương trên lá, hạn
chế nhiễm bệnh.
3. Bệnh chết nhánh (do nấm Pastaliotopsis sp.)
Triệu chứng:
Nấm tấn công gây cháy lá và làm chết từng nhánh nhỏ trên cây, bệnh
có thể lây lan rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, lúc mưa nhiều.
Phòng trị:
Tỉa bỏ các cành trong tán cho cây thông thoáng, có thể dùng các loại
thuốc sau để phòng ngừa như: Carbenzim 500SL, Benomyl, Rovral, Derosal
theo liều lượng khuyến cáo.
4. Bệnh chết nhánh (do nấm Zignoella gorcirea)
Trên thân và cành có những vết loét, u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo
khô cuống lá và cành, làm lá rụng, cành cây chết.
Phòng trừ:
26
Cắt bỏ những cành bị nặng, quét nơi vết cắt bằng thuốc gốc đồng.
Phun lên tán các loại thuốc trừ nấm gốc đồng
Trên thân nên quét vôi pha với thuốc gốc đồng vào cuối mùa nắng.
5. Bệnh đốm hồng
Đây là bệnh gây hại trên măng cụt, nhưng không được xem là bệnh hại
quan trọng.
Triệu chứng:
Bệnh phát triển với các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các
cành và chồi non. Phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết. Bệnh
phát triển khi điều kiện khí hậu chuyển sang khô.
Tác nhân gây bệnh: là do nấm Corticium salmonicolor gây ra.
Phòng trừ:
Có thể phun các loại thuốc gốc đồng để phòng và trừ bệnh này.
6. Bệnh đốm bồ hóng
Bệnh này phổ biến trên cây măng cụt ở Đông Nam á, cũng giống như
trên những cây khác, bệnh chủ yếu phát triển theo dịch tiết của côn trùng
tạo nên những vết mồ hóng trên mặt lá, cành. Tác nhân gây hại là Brooksia
tropicalis, Meliola garcinae.
Biện pháp phòng trừ cũng giống như bệnh bồ hóng trên cây xoài, sầu
riêng.
Thu hoạch và bảo quản
Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va
chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng
dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát
vỏ trái, ngay sau khi hái xong không nên để thành đống trên mặt đất mà
phải chứa trong một dụng cụ như rổ nhựa... để hạn chế những tổn thương
sau thu hoạch. Bảo quản măng cụt ở 50C, ẩm độ trên 85% có thể giữ trên 4
tuần. nếu bảo quản măng cụt ở nhiệt độ -180C đến –270C có thể giữ măng
cụt được 16 tháng.
27