Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi không hạt

I. Yêu cầu sinh thái 1.1 Khí hậu Ổi có thể phát triển được trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây ổi chịu hạn, chịu ẩm và chua rất khá. Lượng mưa bình quân hàng năm 1000-1200mm là trồng ổi thích hợp. Nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp là 25-29oC. 1.2 Đất đai Ổi có thể mọc tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi chua hay hơi kiềm (pH = 4,5 - 8,2) nhưng thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ đều có thể trồng ổi. Ổi mọc tốt trên đất phì nhiêu, có cơ cấu nhẹ như đất phù sa, đất cát pha có tầng canh tác sâu (tối thiểu 0,5m).

pdf16 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi không hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI KHÔNG HẠT (Psidium guajava L.) I. Yêu cầu sinh thái 1.1 Khí hậu Ổi có thể phát triển được trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây ổi chịu hạn, chịu ẩm và chua rất khá. Lượng mưa bình quân hàng năm 1000-1200mm là trồng ổi thích hợp. Nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp là 25-29oC. 1.2 Đất đai Ổi có thể mọc tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi chua hay hơi kiềm (pH = 4,5 - 8,2) nhưng thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ đều có thể trồng ổi. Ổi mọc tốt trên đất phì nhiêu, có cơ cấu nhẹ như đất phù sa, đất cát pha có tầng canh tác sâu (tối thiểu 0,5m). II. Giống và kỹ thuật nhân giống 2.1 Giống ổi không hạt (nguồn gốc Thái Lan) Cây sinh trưởng mạnh, quả thuôn dài khá ổn định, vỏ quả khá láng màu trắng đến xanh nhạt, thịt quả màu trắng kem, chắc, dòn, hương thơm trung bình, vị chua ngọt và không hạt (tỉ lệ thịt quả cao >90%). Tỉ lệ đậu quả biến động trên dưới 60%. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt khá cao (năm 1: 10-12kg, năm 2: 20-25kg và năm 3: 35-40kg/cây/năm). Giống ổi này đang được phát triển và rất được thị trường ưa chuộng. 2.2. Kỹ thuật nhân giống ổi không hạt - Tuyển chọn cây mẹ tốt của giống tốt để nhân giống: Đúng giống, cây sai quả và ổn định, quả khá đồng đều, chất lượng ngon, không hay ít sâu bệnh hại. - Ổi có thể nhân giống ổi bằng hạt, ghép, giâm cành, giâm rễ, nhưng phổ biến nhất là chiết cành. Khi nhân giống với số lượng lớn, có thể trồng ổi dày trên mặt líp với khoảng cách 0,5-1m để chiết cành. Thời điểm thực hiện: tháng 3 - 4 Dl để trồng cây vào đầu mùa mưa. Phương pháp chiết cành: Chọn cành bánh tẻ dài 0,5m (có 1 - 2 cành 28 ngọn), đường kính 0,5cm có 4 - 5 cặp lá tốt. dùng dao sắc khoanh khắc hai vòng cách nhau khoảng 1cm, bóc tách bỏ khoanh vỏ nằm giữa hai vòng khấc này, sau đó dây ny lon buộc lại hoặc để 1-2 ngày cho khô nhựa chỗ vết khấc rồi dùng vật liệu bó bầu lại. Vật liệu để bó bầu bạn có thể dùng cám xơ dừa hoặc rể lục bình phơi khô hay đất mùn mặt vườn trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục theo tỷ lệ 1:1, phun nước cho vật liệu vừa đủ ẩm rồi đem bó bầu. Sau khi đã chuẩn bị xong vật liệu bạn dùng bao nilon màu trắng bó bầu lại. Bầu bó lớn cỡ nắm tay là vừa (dài 5-6 cm, rộng 3 - 4cm). Sau khi bó một thời gian rễ sẽ mọc ra trong bầu, chờ cho rễ chuyển từ mầu trắng sang mầu vàng nâu là có thể cắt hạ bầu. Sau khi cắt hạ xếp bầu vào chỗ mát, chăm sóc phun tưới nước hàng ngày để nhánh giống không bị khô héo, chờ cho nhánh giống mọc thêm rễ rồi đem đi trồng (Hoặc giâm trong bầu đất 1-2 tháng trước khi trồng). Trước khi trồng có thể cắt tỉa bớt cành lá để giảm bớt sự thoát hơi nước trên lá, cây giống sẽ không bị héo. Khoảng 8 tháng sau khi trồng thì cây cho quả. III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.1. Thời vụ: Ở miền Nam, trồng ổi vào đầu mùa mưa (tháng 4-5 Dl) là tốt nhất. Nếu có điều kiện tưới, không có nguy cơ bị ngập úng thì trồng tháng nào cũng được. 3.2. Khoảng cách trồng: - Trường hợp trồng xen (hay trồng lấy ngắn nuôi dài): khoảng cách trồng cây ổi xen trong vườn cây có múi, măng cụt, chôm chôm, dâu, để tăng thu nhập tùy thuộc vào khoảng cách cây trồng chính. Khi cây trồng chính lớn thì tỉa và đốn bỏ ổi dần. - Trồng chuyên canh ổi: Những năm đầu ổi mọc chậm, tán nhỏ, có thể trồng dầy với khoảng cách 2m x 2m để tăng thu nhập. Khi giao tán sẽ tỉa bỏ bớt để giữ khoảng cách 4m x 4m. 3.3 Cách trồng: Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lắp đất lại nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần và che mát cho cây nếu nắng khô và cây còn yếu. 29 3.4 Chuẩn bị mô, hố trước khi trồng: Mặt líp thấp có thể vun mô cao 20-30cm, rộng mô 40-60cm và bón lót phân hữu cơ hay phân chuồng và lân, tối thiểu 15 ngày trước khi trồng. Vùng đất cao có thể đào hố 40x40x40 cm và bón lót như trên. 3.5 Chăm sóc: 3.5.1 Tưới nước: Cây mới trồng cần tưới ngay và thường xuyên giúp cây sinh trưởng tốt nhất là vào mùa nắng. Trong mùa này, khi cây cho quả cũng cần tưới 2-3 ngày/lần: tưới vừa đủ ướt cây và lưu ý tránh tưới quá nhiều khi quả còn nhỏ sẽ làm rụng quả. Đất thấp tận dụng nước lớn để tưới tràn (cho nước dâng vừa tràn qua mặt líp 1-2 giờ, sau đó tháo ra) 3.5.2 Tủ gốc: Vào mùa nắng phủ cỏ khô hay rơm rạ vào gốc để giữ ẩm. 3.5.3 Tỉa cành và xử lý ra hoa ổi: - Tỉa cành: Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ, cụ thể như sau: + Cây khoảng 4 - 6 tháng tuổi cắt bớt đọt những cành mọc xà chừa 3-4 cặp lá hay chừa một cặp phía trên hoa và uốn ngọn những cành mọc vượt xuống thấp (tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây nhận được nhiều ánh sáng). Khoảng 08 đến 12 tháng có thể thu lứa quả đầu tiên. + Sau khi thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm hay cành gầy yếu và cắt ngọn ở độ cao 1m nhằm giúp cây phát triển cành mới khỏe (cành mập), cây thấp và thông thoáng nhất là khi cây đã giao tán. + Cần khống chế chiều cao cây ổi để dễ chăm sóc và thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh. Chiều cao cây 3 - 4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5 - 6 năm tuổi cao 1,6 - 1,7m và 7 – 8 năm tuổi cao 2m. - Xử lý ra hoa ổi: Cây ổi có thể ra hoa và cho quả quanh năm, tuy nhiên cần xử lý ra hoa để tạo ra sản lượng tập trung nhằm tránh sâu bệnh phá hại và có giá cao vào một thời điểm nhất định. Việc xử lý để ổi cho quả vào mùa nắng sẽ tốt hơn vì quả ít bị ruồi đục quả phá hại, có phẩm chất cao hơn. Phương pháp bấm đọt xử lý ra hoa ổi: + Cành ổi chưa ra hoa: dùng kéo bấm bỏ đọt chừa lại 3 cặp lá kép. + Cành ổi ra 1 cặp nụ hoa và cây có nhiều cành mang quả: bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới hay khi cây có 30 + Cành ổi có đủ 2 cặp nụ và nhiều cành không cho quả thì cắt đọt trên cặp nụ 2, không chừa cặp lá nào nữa để cành ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả. + Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần. 3.5.4 Bón phân: - Cây ổi tăng trưởng nhanh, ra hoa và quả liên tục nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng: chất Đạm và Lân cần thiết cho cây phát triển tốt, ra nhánh, ra hoa và quả phát triển kết hợp với Kali sẽ tăng phẩm chất quả. - Kỹ thuật bón phân: a/ Cây chưa cho quả (8 tháng đến 1 năm tuổi): sử dụng phân NPK 16-16-8 hoặc Đạm, Lân hay DAP kết hợp với Kali, hòa nước tưới và bón ½ đến 1 tháng/lần với liều lượng 50-200g/gốc/lần bón. Có thể tăng thêm đạm và lân sau lần tạo tán. Đất trồng bị phèn (pH <5) phải bón thêm vôi và lân hay phun phân bón lá có tác dụng hạ phèn, giải độc, ra rễ mạnh (Humate vi lượng, Super Humix) b/ Cây cho quả: - Phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali - NPK): + Loại phân: Cây đang nuôi quả chủ yếu sử dụng dạng hỗn hợp NPK (20-20-15, 16-16-8, 12-12-17-2+ TE, 15-15-15). Cây sinh trưởng kém bón thêm phân đạm và lân giúp tăng ra đọt, đọt mập, ra rễ nhiều và hoa to. Cây sinh trưởng tốt phải hạn chế hay không bón phân (nhất là phân bón lá) vì cây sẽ ít hay không ra đọt dẫn đến không ra hoa và cho quả (sử dụng ở các tháng giá quả thấp). Trước khi thu hoạch 20 ngày có thể tưới hay bón bổ sung phân Kali Sulphate (Kali trắng) để tăng phẩm chất quả. +Thời điểm bón phân: Tốt nhất là sau khi bọc quả 7 ngày hay xen kẻ giữa các lần bấm đọt và định kỳ mỗi tháng 1 lần. + Lượng phân: Khoảng 200-500 g/cây/lần bón. + Phương pháp: Mùa mưa thường rãi quanh gốc, cách gốc 30-50 cm theo tán cây và bón ở ngoài sâu, trong hơi cạn. Mùa nắng tốt nhất nên hòa nước tưới hay bón rãi kết hợp với phủ cỏ hay xới gốc để tránh mất phân. + Phân trung lượng (Canxi, Magiê,..): Kết hợp với phân đa lượng hay sử dụng riêng lẽ, giúp tăng đậu quả, cành mang quả chắc khỏe,... Một số dạng phân như: NPKMg (12-12-17-2 +TE), Super Canxi, vôi, phân bón lá kích thích ra hoa- đậu quả,... 31 + Phân vi lượng (Boron, kẽm,..): Chủ yếu ở dạng phân bón lá và được phun qua lá, kết hợp với các lần thuốc sâu (không chung với thuốc trừ bệnh) giúp tăng đậu quả, cuống quả dai, quả ít dị dạng. Một số loại thường dùng GA3 (Progibb, 1 tép/bình 8 lít), Super Bo, Kẽm sulphate Ngoài ra, phun thuốc bệnh (Antracol 0,2%, Ridomyl Gold 0,2%, Man- cozeb,) và thuốc sâu (Regent, Karate,) 1 tháng/lần. Hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục hay hữu cơ vi sinh 5-10kg/cây (phân chuồng hoai hay vi sinh ủ nấm tricoderma). Thời gian bón tốt nhất là đầu mùa nắng khi thu hoạch quả xong. 3.5.5 Làm cỏ: Vườn ổi có cho cỏ phát triển hay không là tùy vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, nếu giữ cỏ trên vườn thì rễ ổi sẽ ăn sâu hơn làm tăng khả năng bị bệnh thối rể đồng thời sẽ tăng canh tranh dinh dưỡng của cỏ đối với cây ổi. Tuy nhiên, nếu dọn sạch cỏ thì cần tủ gốc để tránh xói mòn lớp đất mặt vào mùa mưa và tủ giữ ẩm vào mùa nắng. 3.5.6 Bao quả: Trước khi bao quả 1-2 ngày cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hay tỉa bỏ quả dị dạng, bị sâu bệnh gây hại. Thời gian bao quả tốt nhất khi quả có đường kính 2,5-3 cm. Vật liệu bao quả phổ biến hiện nay là dùng riêng bao nilon trắng có lổ hổng hai bên đáy hay kết hợp với lưới xốp (bao quả lê, táo..). Những quả được bao lại sẽ có vỏ quả bóng đẹp hơn, quả bớt cháy nắng. IV. Phòng trừ sâu, bệnh A- Côn trùng và nhên trên cây ổi 1. Sâu đục trái Conogethes punctiferalis Một số đặc điểm sinh học của sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenee. Trứng: Bầu dục, dài 2 - 2,5mm, trắng trở nên vàng nhạt khi sắp nở. Trứng được đẻ trên trái, nở vào buổi sáng, mỗi con cái đẻ khoảng 20-30 trứng. Thời gian ủ trứng 4 – 6 ngày Ấu trùng: Tuổi 1 và Tuổi 5 Đầu màu nâu, thân mình màu nâu đỏ, có mang những u lông tròn và mờ Màu trắng, đầu đen, thân nhiều lông mịn và dài, ở bên ngoài vỏ trái, chiều dài cơ thể khoảng 6 mm. Màu nâu đậm, đầu nâu, dài khoảng 19 - 22 mm, giai đoạn này sâu thường ở bên trong trái. Nhộng màu nâu, dài khoảng 10 - 13 mm. Sâu có thể làm nhộng ngay 32 bên trong trái hoặc ở kẹt giữa hai trái. Nhộng có kén tơ kết dính thành một lớp kén mỏng. Thành trùng: Bướm màu vàng, dài từ 11- 13 mm, có nhiều đốm đen trên cánh. Thành trùng hoạt động suốt đêm, ban ngày thường đậu nghỉ mặt dưới lá. Vòng đời: Khoảng 29 – 32 ngày. Theo Huang (1992) thì vòng đời đến 42 ngày 2. Bọ trĩ băng đỏ Selenothrips rubrocinctus Đặc điểm Con cái có kích thước chiều dài nhỏ hơn 1 mm. Bọ trĩ với một băng đỏ tươi trên lưng, băng đỏ này nằm liền sau đôi chân thứ ba. Cơ thể có màu hơi vàng lợt, đầu màu vàng sậm, mắt có màu đỏ, phần đuôi là một túi tròn có màu đỏ tươi thì đây là túi phân của bọ trĩ, đốt đuôi có màu nâu đen. Trưởng thành đực có kích thước 1-1,4mm ấu trùng có 2 tuổi kích thước 1,3mm. Vòng đời kéo dài khoảng 3 tuần và có rất nhiều thế hệ trên năm. Loài bọ trĩ này thường xuất hiện trên lá non và trái non, ấu trùng và trưởng thành đều gây hại. Chúng gây hại trên lá non và trái non, giai đoạn trái non chúng chủ yếu tập trung ở phía dưới lá đài và phía dưới của trái nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra phía ngoài lá đài làm cho trái có những vết sẹo hoặc vòng sẹo rất đặt trưng, những phần lồi hay những mảng có màu xám ở vỏ trái hoặc phía dưới trái. Ở trên lá chúng gây hại tập trung hai bên đường gân chính của lá làm cho lá có những vết sẹo màu sét, nếu mật số bọ trĩ cao chúng tấn công phần nhu mô của lá làm lá bị mất màu khi đó lá bị vàng và rụng 3. Ruồi đục trái Bactrocera dorsalis Loài Batrocera (Batrocera) dorsalis Hendel Theo Nguyễn Thị Chắt (1998), ruồi đục trái Batrocera dorsalis Hendel. Con trưởng thành là một loại ruồi màu nâu. Đầu hình bán cầu, trên ngực giữa có 3 vệt vàng xếp theo hình chữ U, trong đó có 2 vệt dọc ở 2 góc cánh, vệt nằm ngang trên đốt ngực thứ 3 lớn hơn. Bụng thành trùng tròn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Trên phía lưng của bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ T, đốt chày và đốt bàn chân màu vàng, kích thước của ruồi có thể dài đến 7mm, con đực nhỏ hơn con cái. Thành trùng có thể sống 20 – 40 ngày. Ruồi cái có kim đẻ trứng dài và nhọn ở cuối bụng chọc thủng vỏ, đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái. Vết chích rất nhỏ chỉ 33 nhìn thấy từ vết mủ chảy ra. Trứng được đẻ thành từng ổ. Mỗi ổ từ 5 – 10 trứng. Một con cái đẻ 50 – 60 trứng, tối đa có thể đến 200 trứng. Trứng ruồi hình trái dưa leo dài 1mm, lúc mới đẻ màu vàng sữa hoặc trắng trong, khi trứng gần nở màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Giai đoạn ủ trứng 2 đến 3 ngày. Sau đó, trứng nở thành ấu trùng (dòi). Giai đoạn dòi 10 đến 18 ngày. Ấu trùng dạng dòi, mới nở dài 1.5 mm, đẫy sức có thể dài đến 8 mm. Dòi nở ra đục ngay vào trong trái ăn phần mềm, thảy phân tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm phát triển; làm cho trái hư và rụng. Đẫy sức dòi cắn vỏ chui ra búng mình xuống đất thành nhộng. 4. Rệp sáp phấn, rệp dính - Planococcus lilacinus - Planococcus sp - Pseudococcus sp Họ: Coccoidea - Bộ: Homoptera Một số đặc điểm hình thái, sinh học, gây hại: + Tất cả các loài đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau (rệp sáp dính, rệp sáp phấn). + Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn (1 tháng trong điều kiện ĐBSCL). + Gây hại bằng cách chích hút lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô, và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào màu nắng. + Nhìn chung hiện diện khá phổ biến nhưng mật số rệp sáp thường thấp nên chưa thấy gây hại đáng kể, do trong điều kiện tự nhiên rệp sáp có rất nhiều thiên địch (ong ký sinh nhóm: Encasia, Aphytis, Metaphycus và các loài bọ rùa). 5. Sâu ăn lá Archips micaceana Loài sâu ăn lá này chủ yếu gây hại vào giai đoạn lá non, khi gây hại sâu kéo tơ cuốn các lá non lại với nhau, ăn phá trên lá và làm cho lá có các phần bị lỏm vào từ phiến lá hoặc lá bị biến dạng nhỏ lại hay phát triển không đồng đều. Nếu trường hợp gây hại nặng chồi non sẽ không phát triển được vì sâu đã ăn toàn bộ phần đọt non. 34 6. Rầy phấn trắng Aleurodicus disperses, Metaleurodicus cardini Thành trùng đẻ trứng theo một cái vòng xoắn ốc ở mặt dưới lá và được che phủ bởi những lớp lông sáp trắng mịn. Chúng gây hại bằng hai cách, thứ nhất là chích hút dịch cây trồng, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hống phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. 7. Rầy mềm Aphis gossypii Dạng hình trái lê, trên phần lưng của phía đuôi có mang một ống bụng. Râu đầu hình sợi chỉ, dài. Trong điều kiện ĐBSCL thường chỉ ghi nhận chủ yếu con cái, ít ghi nhận có sự hiện diện của con đực. Con đực luôn có cánh (2 cặp cánh). Con cái có hai dạng: dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh tuy nhiên trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận thành trùng cái không cánh, đẻ con. Thành trùng có cánh chỉ xuất hiện khi mật số quần thể của rầy mềm cao hoặc lá đã già hoặc bị nhiễm bệnh. Cả hai loài có màu nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Kích thước thành trùng cái không cánh dài khoảng 1,7-2,1mm , đối với con cái có cánh dài 1,7- 1,8mm. Rầy mềm chủ yếu sinh sản đơn tính, đẻ con. Chúng gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 7-9 ngày, mỗi con cái có khả năng đẻ trung bình 41 con. Ảnh 12: Ổ trứng rầy phấn trắngẢnh 11: Triệu chứng của sâu đục trái 35 Ảnh 14: Ruồi đục trái Ảnh 13: Ấu trùng (dòi) ruồi đục trái Ảnh 15: Rệp sáp Ảnh 16: Rệp sáp dính Ảnh 17: Rầy mềm (rệp nhớt, rệp muội) Ảnh 18: Rầy phấn trắng 36 Ảnh 20: Rầy nhảyẢnh 19: Triệu chứng sâu ăn lá B/ Tuyến trùng trên ổi Tuyến trùng là nhóm sinh vật gây hại trên thực vật rất nguy hiểm. Mức độ gây hại của chúng đối với thực vật là rất lớn. Các nhóm gây hại trên các bộ phận khác nhau của thực vật có thể là thân hoặc rễ. Cho đến nay tuyến trùng gây hại trên rễ của thực vật vẫn là nguy hiểm nhất. Hàng năm chúng xâm hại và gây thiệt hại hàng tỷ tấn hoa màu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam mức độ gây hại của tuyến trùng tuy chưa đến mức thiệt hại nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng. Tuyến trùng gây hại trên khoai tây, cà rốt Ngoài ra, tuyến trùng còn gây hại trên một số loại cây ăn trái như ổi, nhóm cây có múi Tuyến trùng sần rễ (Melodogyne spp) Tuyến trùng nốt sần ở rễ được coi là nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp. Nhóm tuyến trùng này phân bố rộng khắp thế giới và ký sinh trên hầu hết các loại cây trồng ở các vùng khí hậu khác nhau. Chúng gây thiệt hại về sản lượng thu hoạch cũng như chất lượng sản phẩm cây trồng. Tuyến trùng tấn công ở rễ vào giai đoạn cây con, nếu mật số cao sẽ làm chết cả cây. Hiện nay khoảng 80 loài ký sinh thuộc giống này, trong đó có 4 loài ký sinh gây hại đó là M.incognita, M.arenaria, M.javanica và M.hapla. Ấu trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào rễ ngay cạnh sần hoặc có thể xâm nhập vào rễ mới. Tuyến trùng chỉ xâp nhập vào những cây trồng thích hợp với chúng. Khi chưa gặp cây chủ thích hợp chúng có thể tồn tại một thời gian tương đối dài ở trong đất. Như vậy, thực tế chỉ có thể tìm thấy tuyến trùng tuổi 2 có mặt ở trong đất.Trong thời gian này tuyến trùng lấy 37 nguồn dinh dưỡng bằng cách sử dụng nguồn thức ăn dự trữ trong ruột chúng. Tuyến trùng tuổi 2 có thể xâm nhập vào thực vật bằng các chất do vật chủ tiết ra. Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ để đến vùng kéo dài của rễ, tế bào bị tách dọc ra, sau đó tuyến trùng cư trú tại vùng mô phân sinh của vỏ rễ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Khi lấy dinh dưỡng, tuyến trùng cắm phần đầu vào các tế bào mô mạch của rễ, tiết enzyme tiêu hoá làm cho quá trình sinh lý sinh hoá của mô rễ thay đổi và hình thành các điểm dinh dưỡng cho tuyến trùng. Vùng dinh dưỡng mà tuyến trùng cư trú gồm 5-6 tế bào khổng lồ là những tế bào có nhiều nhân được tạo thành trong vùng nhu mô hoặc vùng libe. Chính vì rễ bị tổn thương nên cây sẽ nhanh khô héo và chết. Ảnh 23: Trứng tuyến trùng Ảnh 21-22: Triệu chứng héo lá do tuyến trùng gây ra và nốt sần ở rễ 38 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng Từ kết quả thí nghiệm và các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, hiện nay có những phương pháp hạn chế tác hại của tuyến trùng gây ra cho cây trồng như sau: 1. Ngăn ngừa Để ngăn ngừa sự lây lan phát triển của tuyến trùng người ta có thể chọn giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh đồng ruộng, xử lý các nông cụ và hạn chế tưới tràn. 2. Biện pháp canh tác Các biện pháp bao gồm: luân canh, xen canh, bón chất hữu cơ Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây. 3. Các biện pháp vật lý Phương pháp này dựa trên sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi trường để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên 600C do đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao, nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí cao và thời gian dài. 4. Biện pháp sinh học - Nghiên cứu thiên địch của tuyến trùng. Việc này có tầm quan trọng rất lớn để xác định các thiên địch có khả năng làm giảm mật độ quần thể để hạn chế tác hại do tuyến trùng ký sinh gây ra cho cây trồng. Trồng các loại cây như vạn thọ, sao nhái để xua đuổi tuyến trùng. 5. Biện pháp hoá học - Từ những năm 1950 trở lại đây các loại thuốc hoá học khác nhau đã được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật. Các biện pháp hoá học có hiệu quả rất lớn
Tài liệu liên quan