1. Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách khởi nghiệp
1.1. Khởi nghiệp sáng tạo
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu
về khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong tiếng Anh,
khái niệm startup hoặc start-up được hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của
con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu
lập nghiệp.
Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền,
thời gian ) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng
thành một tổ chức/ doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay
nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế
cạnh tranh.
Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp
sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết
quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao268
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng
trưởng nhanh.[3]
Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa,
khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành
lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi
sự doanh nghiệp.
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa
trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một
phân khúc thị trường mới.). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công
ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển
để trở thành các tập đoàn lớn. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình
khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ
thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi
nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng
trưởng nhanh.
Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start”
có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách
làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến
khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả
năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng
thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. [3]
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa Quản trị kinh doanh - Phần III: Môi trường thể chế khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam - Cơ hội phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III.
MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
TẠI VIỆT NAM - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
267
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM
ThS. Trần Phạm Huyền Trang
ThS. Trần Ngọc Phương Thảo
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn
Tóm tắt
Khởi nghiệp sáng tạo đang là trào lưu và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ
không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Số lượng
các doanh nghiệp đăng ký khởi nghiệp ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 7 tháng
năm 2019 có tới 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy mô vốn
đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể không ít. Trước thực trạng
như vậy, Chính phủ ta đã đề ra chủ trương khuyến khích và đẩy mạnh quá trình khởi
nghiệp sáng tạo cũng như hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bài viết này nhằm phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo tại Việt Nam.
Từ khóa: Khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
1. Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách khởi nghiệp
1.1. Khởi nghiệp sáng tạo
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu
về khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong tiếng Anh,
khái niệm startup hoặc start-up được hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của
con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu
lập nghiệp.
Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền,
thời gian) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng
thành một tổ chức/ doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay
nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế
cạnh tranh.
Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp
sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết
quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao
268
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng
trưởng nhanh.[3]
Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa,
khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành
lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi
sự doanh nghiệp.
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa
trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một
phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công
ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển
để trở thành các tập đoàn lớn. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình
khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ
thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi
nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng
trưởng nhanh.
Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start”
có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách
làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến
khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả
năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng
thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. [3]
1.2. Chính sách khởi nghiệp sáng tạo
Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực
hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công
cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định.
Chính sách khởi nghiệp là công cụ để quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp, bao
gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể về quá trình ươm tạo, hình thành,
doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp
269
lớn mạnh, hiện đại và đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý khiến hoạt động khởi
nghiệp của các doanh nghiệp đơn giản hơn và thân thiện. [3]
2. Phân tích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp Việt
Nam qua các năm
- Trong năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới với số
vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4%
về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên
một doanh nghiệp trong năm 2017 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ
năm 2016.
- Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng
ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng
ký. Đây là năm thứ 3 liên tiếp có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn
đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh
nghiệp trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Tổng số vốn
đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2018 là 3.886.892 tỷ đồng, tăng 22,8%
so với năm 2017, bao gồm: 1.478.101 tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới và 2.408.791 tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động[1] với
42.538 lượt đăng ký tăng vốn.
Như vậy, có thể thấy ban đầu trong giai đoạn 2016-2018, đã có sự chuyển biến
tích cực trong việc thành lập doanh nghiệp cả về số lượng lẫn nguồn vốn đầu tư. Qua
110100 126859 131275
891094
1295911
1478101
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
2016 2017 2018
Biểu đồ 1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới
giai đoạn 2016 - 2018
DN mới Vốn đầu tư
270
đó, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này sôi động hơn những năm
trước. Tuy nhiên, chúng ta dựa vào số liệu ở biểu đồ 2, lại thấy những dấu hiệu cho
thấy sự gia tăng không bền vững của số lượng doanh nghiệp này.
- Qua số liệu cụ thể về sự biến động của các doanh nghiệp mới trong giai đoạn
2016-2018, ta có thể thấy trong tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tỷ lệ
ngày khá cao so với tổng số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (năm 2016- 65%,
2017- 68%, 2018-54%). Tuy nhiên nếu xét riêng tiêu chí về doanh nghiệp tạm ngừng
hoạt động thì có thể nói, con số qua 3 năm lần lượt là 36,8%; 30,6% và đặc biệt năm
2018 là 48,4% tương ứng với 63525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, ngoài ra còn
16.314 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm. Điều này cho thấy, sự gia
tăng số lượng doanh nghiệp chưa đảm bảo tốc độ phát triển ổn định. Nguyên nhân đó
có thể là do nguồn vốn đầu tư chưa đủ mạnh với quy mô DN, sự cạnh tranh trong
ngành, sự thay đổi xu hướng thị trườngv.v. Đặc biệt, đối với những DN mới gia
nhập thị trường thì chính sách hỗ trợ mang tính định hướng, lâu dài một cách chưa
kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của một DN.
3. Hệ thống các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại
Việt Nam
3.1. Các chính sách huy động vốn
Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ
cao cũng xác định vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho xây dựng vườn ươm doanh
nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, công nghệ cao (Điều 9, khoản d). Đáng chú ý là
việc quy định các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào các hoạt động ươm tạo
công nghệ cao, đầu tư ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình dành cho khởi nghiệp để
người khởi nghiệp có thể thực hiện ý tưởng thành hiện thực và được hưởng lợi ích từ các
110100
126859 131275
26689 26448
34010
12478 12113 16314
40750 38869
63525
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Biểu đồ 2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
giai đoạn 2016 - 2018
DN mới DN quay trở lại hoạt động DN hoàn tất thủ tục giải thể DN tạm ngừng hoạt động
271
hoạt động đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm
vào khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành
quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao
trong nước (Điều 19).
Các chính sách này đã được ban hành kịp thời nhằm đa dạng hóa hình thức
huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với hình
thức huy động vốn hiện nay. Cụ thể:
+ Chính sách huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng
nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp khi huy động vốn trên
thị trường trái phiếu. Việc hoàn thiện chính sách này đã tác động tích cực đến vấn đề
huy động vốn của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Thị trường trái phiếu
doanh nghiệp đã có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và cho thấy sự tăng
trưởng rõ rệt cả về quy mô thị trường và số lượng.
+ Chính sách huy động vốn qua thị trường chứng khoán được xây dựng với
nhiều nội dung đổi mới, phù hợp với thực tiễn phát triển. Hiện tại, khung pháp lý cho
hoạt động của thị trường chứng khoán đã cơ bản hoàn thiện, góp phần thúc đẩy thị
trường chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, trở thành kênh huy
động vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp.
+ Chính sách tín dụng của Nhà nước đã có nhiều thay đổi quan trọng, được
điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với biến động của nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể, ngày
31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của
Nhà nước, thay thế các văn bản trước đây về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng
xuất khẩu. Theo đó, khách hàng có dự án đầu tư nhóm A, B, C thuộc ngành nghề,
lĩnh vực kết cấu hạ tầng; nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp được vay vốn tín dụng
đầu tư của Nhà nước không phân biệt theo địa bàn đầu tư. Mức vốn cho vay tín dụng
đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự
án (không bao gồm vốn lưu động). Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng
thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng, phù hợp với đặc điểm sản
xuất, kinh doanh của dự án (tuy nhiên, không quá 12 năm). Riêng với các dự án đầu
tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
Cùng với các chính sách trên, chính sách tín dụng nhà nước cũng được sửa đổi
nhằm phát huy tác dụng đối với những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh
tế, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh.
272
Thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, nhiều chương
trình, dự án tín dụng chính sách được thực hiện như: Chương trình cho vay phát triển
kinh tế hộ gia đình; Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Chương trình cho vay
thương nhân hoạt động tại vùng kinh tế khó khăn miền núi Từ đó, tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tượng chính sách được tiếp cận vay vốn để duy trì, phát triển,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Về hỗ trợ tín dụng, các nhà đầu tư có dự án
đầu tư tại khu Công nghệ cao được xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với
lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện
hành và được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp
xuất khẩu sản phẩm (Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng
Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các
khu Công nghệ cao).
3.2. Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp
Các tư tưởng, quan điểm, chính sách của Đảng về khuyến khích, tạo điều
kiện cho kinh tế tư nhân phát triển đã được thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp
luật, nhất là các văn bản về thuế được sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua. Cụ thể,
từ năm 2004 đến nay, với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế, các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trong nước cơ bản được thống nhất và kiện
toàn, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế. Đây là giai đoạn cải
cách thuế được triển khai khá toàn diện, triệt để thể hiện trong việc sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo cơ chế kinh tế thị trường, tăng
cường hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Về chính sách thuế, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp khởi nghiệp ở những
cơ sở này sẽ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, được giảm 50% thuế thu nhập
phải nộp trong 9 năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất (Khoản 8, Điều 44,
Luật chuyển giao công nghệ). Các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại vườn
ươm doanh nghiệp nằm trong khu công nghệ cao được Ban quản lý khu công nghệ
cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng, cung cấp thông tin miễn phí, được cung cấp
các dịch vụ kinh doanh với điều kiện ưu đãi và được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ
chức tài chính và quỹ đầu tư (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày
28/8/1993).
273
Theo Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính
phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các Khu
công nghệ cao, thị nhà đầu tư có dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao được:
- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực
hiện dự án;
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế
phải nộp án dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập;
- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn
thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật;
- Miễn tiền thuê đất thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc
đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao theo quy định của Chính phủ.
3.3. Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở
hữu trí tuệ
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định: Chính phủ khuyến khích việc thành
lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân
trong bước đầu thành lập doanh nghiệp (Điều 4, khoản 4). Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 khẳng định rõ hơn: Nhà nước khuyến khích thành
lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong
giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các
doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn
lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng
kinh doanh và công nghệ (Điều 14). Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004
của Thủ tướng Chính phủ quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Khu công nghệ
cao được áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do Nhà nước quy định,
Về quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư,
tài sản, lợi nhuận, quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động tại Khu công nghệ cao (Khoản 3, Điều 4,
Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao).
274
3.4. Chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo
Để hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, các công
cụ kế toán, kiểm toán cũng được Bộ Tài chính kịp thời hoàn thiện và triển khai áp
dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế về kế toán,
kiểm toán. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các quy định
về chế độ kế toán riêng cũng được nghiên cứu để ban hành đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh tế - tài chính và phù hợp với khả năng trình độ của cán bộ trong doanh nghiệp.
Theo đó, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ được hướng dẫn đơn giản,
gọn nhẹ giúp doanh nghiệp dễ thực hiện, góp phần tiết kiệm chi phí kế toán và tăng
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Một số vấn đề tồn tại của các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
- Chưa có một chính sách đặc thù đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp
nói chung, quy định về chính sách thuế, tài chính đối với doanh nghiệp khởi
nghiệp nói riêng, chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Về định mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được quy
định khá rõ trong các nghị định, tuy nhiên hai vấn đề ảnh hưởng tới tính khả thi của
các chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư là: Tiêu chí lựa chọn và sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước vẫn còn rất hạn chế.
- Thiếu các thông tin liên quan để kết nối các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và
các nhà khởi nghiệp
- Hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp từ nguồn
ngân sách nhà nước chưa được ban hành, vì vậy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ
các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần như chưa thể triển khai.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính rườm rà cũng là những rào
cản cho sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp.
- Chưa hỗ trợ quá trình đào tạo tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Chính sách tín dụng khó tiếp cận do hầu hết các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo ban đầu đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn nội sinh ít, tài
sản để thế chấp vay ngân hàng hầu như không có. Bên cạnh đó, bản chất của các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo là rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền thống qua các ngân hàng
thương mại rất khó khăn.
275
5. Kết luận
Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tiềm năng phát triển
rất lớn. Tuy nhiên để có thể đạt được những thành công nhất định, hạn chế số
lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có rất nhiều giải pháp trong
đó vai trò của các bộ, ngành, địa phương trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ
rất cần thiết. Có như vậy, mới có thể thu hút các nhà đầu tư, khai phá được tiềm
năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nhật Quang (2018), “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
2. Nguyễn Thị Thu Hà. “Bàn về hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam”
3. Nguyễn Đặng Anh Tuấn (2018), “Các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp
của thanh niên Việt Nam”
4. Nguyễn Văn Trưởng (2018), “Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sáng
tạo tại Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”.
5. Trương Đặng Thu Hiền (2018), “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”
6. https://dangkykinhdoanh.gov.vn
7.