Kỹthuật nuôi cá lóc thương phẩm

Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh, tập trung nhiều ởcác tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, thức ăn thiên vềđộng vật, có tốc độtăng trưởng nhanh. Sau 6 tháng nuôi cá có thểđạt kích thước thương phẩm. Cá lóc có thịt thơm ngon nên được thịtrường và người dân ưa chuộng.

pdf14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹthuật nuôi cá lóc thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh, tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh,Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, thức ăn thiên về động vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt kích thước thương phẩm. Cá lóc có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng... I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁ LÓC 1. Đặc điểm sinh học Cá lóc (còn gọi là cá quả) gồm cá chuối Ophiocephalus maculatus (phân bố miền Bắc), cá lóc đen Channa striata, cá lóc bông O. micropeltes (phân bố miền Nam), cá Sộp O. striatus (phân bố miền Bắc, Trung, Nam) sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông và thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc lợ (10-12‰), đây là ưu thế để phát triển mô hình nuôi thâm canh trong ao, bể xi măng, lồng. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của cá từ 25-30 oC, tuy nhiên cá có thể chịu đựng được ở nhiệt độ đến 40 oC, pH nước nuôi thích hợp trong khoảng 6,5-8,0. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá lóc có thể lấy oxy từ không khí. Mùa hè cá thường hoạt động ở tầng mặt, mùa đông chúng hoạt động ở tầng nước sâu hơn. Cá ăn mạnh vào mùa hè, ăn ít vào mùa đông và cá ngừng bắt mồi khi nhiệt độ môi trưởng giảm xuống dưới 12 oC. Trong môi trường tự nhiên, cá lóc con ăn động vật không xương sống, luân trùng, trứng nước. Khi lớn lên cá ăn tép, cá con, nòng nọc Cá trưởng thành có thể ăn ếch nhái. Trong môi trường nuôi nhốt, cá ăn thức ăn công nghiệp, thức ăn chế biến, cá tạ, tép, phụ phẩm lò mổ. Cá lóc bông Cá sộp Cá chuối Cá lóc đen Một số loài cá lóc nuôi phổ biến ở Việt Nam (ảnh Internet) 2. Đặc điểm trưởng, sinh sản Cá lóc có kích thước trung bình, con lớn có thể nặng 4-5kg, cá tăng trưởng vào mùa hè nhanh hơn các mùa khác và sinh trưởng chậm ở nhiệt độ dưới 20 oC. Cá lóc giống cỡ 20-30g/con cm sau 7-8 tháng nuôi có thể đạt khối lượng trung bình từ 1,2-1,5 kg/con, thậm chí có thể đạt 1,5-2,5 kg/con. Cá lớn nhanh từ tháng thứ tư, thứ năm. Cá lóc 1-2 tuổi có thể đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào tháng 4- 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày nơi yên tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh. Trước khi đẻ, cá đực và cá cái bắt cặp và tim chổ đẻ. Sau khi đẻ các có tập tính bảo vệ tổ trứng. II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM Bước 1. Chuẩn bị công trình nuôi Nuôi trong ao Ao nuôi cá lóc phải được xây dựng tại vùng đất không bị nhiễm phèn, gần nguồn nước. Cần chặt tán cây che khuất mặt ao, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ xung quanh ao. Tháo cạn nước ao và dọn sạch rác, bắt cá tạp và địch hại (rắn, cua, ếch,), vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao, tu bổ cống, bờ ao, san lấp các lổ rò rỉ. Rãi vôi bột xuống đáy và xung quanh ao để giệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng từ 10-15 kg/100m2. Sau đó phơi nắng từ 3-4 ngày rồi tiến hành bón phân chuồng ủ hoai lượng từ 25-30 kg/100 m2 hoặc phân vô cơ, liều lượng 0,3-5 kg kg/100 m2. Sau khi bón phân lấy nước vào ao qua lưới lọc cho tới mực nước 1,5-2 m. Nuôi trong vèo lưới Vèo lưới thường dùng loại lưới thưa (mắt lưới cỡ 2,5 cm), sợi lớn bằng nilon (cỡ 3,6 ly), có độ bền cao, ít thấm nước. Vèo được đặt trong ao, đáy vèo cách đáy ao khoảng 0,5 m. Độ sâu của nước trong vèo lưới phải từ 2,5 m trở lên. Ao và vèo nuôi cá lóc (Ảnh Dương Nhựt Long, 2003) Nuôi trong bể xi măng Tùy theo điều kiện, diện tích bể nuôi từ 10 – 100 m2, nếu bể nuôi có diện tích lớn thì nên ngăn ra thành các bể nhỏ để tiện chăm sóc và có thể tách riêng cá theo từng cỡ để nuôi khi cá phân đàn. Bể nuôi có độ sâu từ 1 – 1,5 m. Có thể xây bể nổi hoặc bể chìm. Xây bể chìm thì bể sẽ chắc chắn hơn và nhiệt độ nước trong bể nuôi ổn định hơn so với bể nổi hoàn toàn trên mặt đất. Tuy nhiên chỉ xây bể chìm khoảng 1/2 - 1/3 chiều cao của bể, nếu xây chìm quá thì sẽ khó thoát nước và bể nuôi dễ bị ngập khi xảy ra mưa lụt. Đối với bể mới xây: Để làm sạch xi măng mới dùng phèn chua hoặc dùng thân chuối chát xắt nhỏ cho nước vào đầy bể xi măng và tiến hành ngâm bể từ 7– 10 ngày. Sau đó xả nước ngâm ra và cho nước sạch vào để rửa sạch bể rồi ngâm tiếp bể bằng nước sạch. Đối với bể cũ: Ngâm bể bằng nước sạch 2 – 3 ngày rồi tiến hành chùi rửa sạch sẽ. Xử lý bể bằng cách ngâm chuối và bể nuôi cá lóc (Ảnh Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế) Nuôi trong lồng Lồng được thiết kế hình chữ nhật để tiện chăm sóc, quản lý. Nên nuôi ít nhất 2 lồng để tiện cho việc chọn lọc cá đồng cỡ, tránh hiện tượng cá lớn ăn cá bé. Đặt lồng cách mặt đáy từ 30 – 40 cm nhằm tránh xáo trộn bùn đáy. Không đặt lồng ngay dòng chảy mạnh, tránh xa phương tiện đường thủy qua lại làm cá hoảng sợ. Nguyên liệu làm bè thường là gổ chịu nước tốt, kích thước lồng phổ biết là 8 x 4 x 2,5. Bà con nông dân ở An Giang, Đồng Tháp thường thiết kế lồng nuôi có thể tích 80-180 m3 (Dương Nhựt Long, 2003) Lồng được đặt trên sông, kênh, rạch nơi có nước sạch với tốc độ chảy khoảng 0,2-0,3 m/s. a b Lồng nuôi cá lóc (Ảnh a. Nguyễn Đức Hiển,TTKNNL Đà Nẵng; b. Ngô Tuấn Tính, TTKN An Giang) Bước 2. Chọn và thả giống Nên chọn cá có ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không dị tật, không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Nên thả cá giống đồng cỡ khoảng 8 - 10cm để tránh thả hiện tượng phân đàn, hao hụt, cạnh tranh thức ăn và ăn thịt lẫn nhau. Trước khi thả cá cần tắm cá bằng nước muối 2-3‰ trong vài phút để giệt mầm bệnh. Nên thả cá váo sáng sớm hoặc chiều mắt. Cá lóc giống (ảnh Sở NN&PTNN Thừa thiên - Huế) Mật độ thả nuôi phụ thuộc vào hình thức nuôi cũng như công nghệ nuôi, cụ thể như sau: Hình thức nuôi Ao Lồng Vèo Bể xi măng Mật độ 20-30 con/m2 50-60 con/m3 80-100 con/m3 50-100 con/m2 Bước 3 Cho ăn, chăm sóc, quản lý Thức ăn và cách cho ăn Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống như cá tạp, tép, ốc, trùn. Thức ăn phải được băm nhỏ rồi mới cho cá ăn, ngoài ra cũng có thể sử dụng thức ăn tự chế biến từ bột cá tạp, cám, tấm, hàm lượng đạm phải chiếm từ 25-35%. Có thể cho cá ăn trong sàng và đặt ở nhiều vị trí trong hệ thống nuôi để dễ quản lý tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, nên cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ ăn, khẩu phần ăn buổi sáng chiếm 1/3 và tối chiếm 2/3 khẩu phần ăn trong ngày. Khẩu phần thức ăn trong ngày có thể theo bảng sau: Kích cỡ cá Khẩu phần ăn (% khối lượng cá) < 10 10-12 10-20 8-10 20-100 5-8 >100 5 Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng bằng các chế phẩm ROVIFISH SUPER, CM701, ROVET– C FISH,... để tăng sức đề kháng của cá. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thức ăn, có thể bổ sung vào thức ăn các chế phẩm S4-WAY, GLUCAN-C, FISH ZYM, NU- PROTEIN Chăm sóc và quản lý Thường xuyên theo dõi hoạt động bơi lội của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi cần phải thay nước định kỳ 7-10 ngày khi nuôi trong ao; 2-3 ngày khi nuôi trong bể xi măng. Mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước trong hệ thống nuôi. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để giệt mầm bệnh, liều lượng từ 5-6 kg vôi bột/100 m2. Thường xuyên làm vệ sinh bè, vèo, gở bỏ rác bám xung quanh, thường xuyên kiểm tra bè, vèo để kịp thời khắc phục khi có sự cố. III. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO CÁ LÓC Tuy cá lóc có sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, nhưng cũng thường hay mắc một số bệnh. 1. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp Việc phát hiện bệnh và điều trị cho cá nói chung và cá lóc nói thường khó khăn và không hiệu quả. Do đó vấn đề phòng bệnh là cực kỳ quan trọng. Dùng chế phẩm sinh học YUCCA để xử lý nước nuôi, bổ sung vitamin, nhất là vitatmin C và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cá bằng các sản phẩm ROVIFISH SUPER, CM701, ROVET–C FISH,... Xử lý hệ thống nuôi cẩn thẩn trước khi thả cá để diệt trừ các mầm bệnh trong hệ thống nuôi; chọn mua cá giống chất lượng cao, không mua cá bị bệnh; tắm cá bằng nước muối để phòng bệnh trước khi thả; thả nuôi với mật độ phù hợp; cho cá ăn đầy đủ số lượng và chất lượng để nâng cao sức đề kháng của cá; duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Chủ động nguồn nước để thay khi môi trường nuôi bị ô nhiễm; là những biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá. 2. Điều trị một số bệnh thường gặp ở cá 2.1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas 2.1.1. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn nhóm Aeromonas gây ra, bệnh dễ phát sinh trong môi trường nước bị nhiễm bẩn, nuôi với mật độ cao, hàm lượng oxy trong nước thấp. 2.1.2. Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Bụng có biểu hiện sậm màu từng vùng, lưng có nhiều vết thương. Đuôi và vây bị hoại tử. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước. 2.1.3. Phòng bệnh gây bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp 2.1.4. Điều trị: Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng 4g/m3 1-2 tuần/lần. ngoài ra có thể dùng Sulfamid trộn vào thức ăn với lượng 150-200 mg/kg thể trọng cá cho cá ăn 7-10 ngày. 2.2. Bệnh mất nhớt 2.2.1. Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Psuedomonas dermoaba gây ra. Bệnh thường xảy ra đối với cá bị sây sát, bị sốc khi thay nước đột ngột. 2.2.2. Triệu chứng: Toàn thân cá được bị phủ bởi lớp nhớt màu trắng đục, cá tách đàn, bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. 2.2.3. Phòng bệnh: Giữ cho chất lượng nước luôn ổn định, kết hợp với biện pháp phòng bệnh tổng hợp. 2.2.4. Điều trị: Trộn oxytetracyline (5g thuốc/100kg cá) vào thức ăn, cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. 2.3. Bệnh do dinh dưỡng không hợp lý - Thức ăn thiếu axit amin như arginin, lysin, methionin cá sẽ còi cọc, dễ mắc bệnh. - Thức ăn thiếu kẽm cá dễ bị bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, thiếu selen dễ bị bệnh phù. - Thức ăn thiếu các loại vitamin thì cá cũng dễ mắc bệnh. Cá thương phẩm thịt kém chất lượng, bị vàng, hàm lượng đạm thấp khi thức ăn thiếu vitamin C; Thức ăn thiếu vitamin A, B12, axit folic thì cá thường mắc phải tình trạng kém ăn, thiếu máu. Thiếu vitamin E, mỡ và thịt cá bị vàng. Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bà con ngư dân nắm được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm và ứng dụng vào thực tế. Chúc bà con thành công. Mọi thắc mắc, bà con có thể liên hệ với Phòng Kỹ Thuật Công ty Nhân Lộc – Rovetco. Công ty Nhân Lộc có nhiều sản phẩm giúp bà con nuôi cá nói chung và cá lóc nói riêng lại hiệu hiệu quả cao. Phòng Kỹ Thuật - Công ty TNHH Nhân Lộc - ROVETCO
Tài liệu liên quan