Lãi suất và đặc điểm của lãi suất
Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một
phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này
so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất (interest rate). Lãi suất phải
được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày
mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử
dụng tiền cho người khác có nghĩa là anh ta đã hi sinh quyền sử dụng tiền tệ
ngày hôm nay của mình với hi vọng có được lượng tiền lớn hơn ngày mai. Sẽ
không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó
không đủ đề bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.
23 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lãi suất và đặc điểm của lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lãi suất và đặc điểm của lãi suất
2
1. Lãi suất và đặc điểm của lãi suất
Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một
phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này
so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất (interest rate). Lãi suất phải
được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày
mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử
dụng tiền cho người khác có nghĩa là anh ta đã hi sinh quyền sử dụng tiền tệ
ngày hôm nay của mình với hi vọng có được lượng tiền lớn hơn ngày mai. Sẽ
không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó
không đủ đề bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.
Có nhiều cách định nghĩa về lãi và lãi suất. Theo Quy định phương pháp tính và
hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín
dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Lãi được hiểu là khoản tiền bên vay,
huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc
bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi
được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất ([1]).
Cũng có định nghĩa cho rằng: lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay
trong một thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu
vốn([2]).
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ của
tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất
định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở
hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Từ những cơ sở trên, tác giả xin được đưa ra định nghĩa về lãi suất như sau: lãi
suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số
tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần,
3
tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào
lãi suất số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số
tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về lãi suất thì hợp đồng vay tiền
sẽ không có lãi suất. Nếu các bên có thoả thuận về lãi suất thì không được vượt
quá “150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với
loại cho vay tương ứng”([4]). Như vậy, nếu các bên thoả thuận về lãi suất gấp
hai, ba hoặc nhiều lần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố thì khi tranh
chấp xảy ra, mức lãi suất tối đa mà Toà án chấp nhận không vượt quá “150%
mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Đặc điểm của lãi suất
Là một công cụ để tính lợi nhuận nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần
của cả bên cho vay và bên vay, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau đây:
· Thứ nhất, lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản: Qua
nghiên cứu có thể thấy lãi suất có thể xuất hiện trong các hợp đồng đầu tư, cho
thuê tài chính hoặc các hợp đồng khác và là cơ sở để tĩnh lãi. Tuy nhiên, lãi suất
chủ yếu vẫn được tồn tại trong các hợp đồng vay bởi lẽ trong hợp đồng vay bên
vay chỉ phải trả lại tài sản vay sau một thời hạn nhất định do đó phải có một tỉ lệ
xác định để tính lãi tương ứng với thời hạn vay. Hơn nữa, nếu trong các hợp
đồng khác như thuê tài chính, đầu tư thì cơ sở để tính lãi còn dựa trên nhiều yếu
tố khác như chi phí bỏ ra, công sức đóng góp còn trong hợp đồng vay thì cơ sở
để tính lãi chủ yếu vẫn là lãi suất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy
định.
· Thứ hai, lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do
thoả thuận của các bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi
suất là một tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền
4
vay gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó, sẽ không thể có tỉ lệ đó nếu như
không tồn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận được trong hợp đồng vay tài sản.
· Thứ ba, lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay):
Như đã phân tích ở trên, lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó,
tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có
thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất
Có thể thấy Nhà nước không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết mọi quan hệ
pháp luật cho nên có tình trạng nhiều vi phạm pháp luật nằm ngoài vòng kiểm
soát của pháp luật. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các văn bản pháp luật của
nước ta còn thiếu cụ thể, tính khả thi không cao, hơn nữa luật nước ta là luật
khung, muốn thi hành được trên thực tế phải có Nghị định hướng dẫn thi hành.
Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay cũng rơi vào tình trạng này. Trong BLDS
2005 chỉ quy định duy nhất một điềuvề lãi suất một cách trực tiếp:
“Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”.
Việc quy định chỉ một điều luật trực tiếp về lãi suất trong BLDS 2005 là quá
khái quát sẽ tạo khe hở cho nhiều đối tượng “lách luật”, cố tình làm biến thái đi
và lợi dụng nó để kinh doanh, tổ chức thực hiện một số hình thức không lành
mạnh.
Lãi suất cơ bản được quy định trong điều 476 bỗng dưng đã gây tranh cãi xem có
nên sửa đổi hay không. Lãi suất này tự dưng trở thành mốc để suy ra lãi suất
trần. Ví dụ có thời điểm lãi suất cơ bản lãi 12%/năm suy ra lãi suất cho vay tối
5
đa sẽ ở mức 18%/năm. Tức là một điều luật nhằm ngăn chặn hiện tượng cho vay
nặng lãi ngoài xã hội bỗng trở thành yếu tố điều tiết lãi suất của hệ thống ngân
hàng chính thống.
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận; tuy nhiên, nhằm
ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết
các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức
lãi đã thỏa thuận, mà pháp luật dân sự quy định phương thức để xác định một
mức lãi suất nào đó được xem là hợp lý và tiêu chuẩn được BLDS năm 1995 lựa
chọn là căn cứ vào cơ chế điều hành trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, tức
mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời điểm đối với
loại cho vay tương ứng.
BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 quy định một điều duy nhất về lãi suất nhưng
so với Bộ luật này, BLDS 2005 có những thay đổi căn bản. Đối với BLDS 1995
thì chỉ quy định “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá
50% của mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại
cho vay tương ứng”.Thực tế cho thấy khi áp dụng quy định này trong nhiều năm
có nhiều bất cập và không còn phù hợp nữa, thay vào đó là quy định “Lãi suất
vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Quy định
mới này đã dễ hiểu hơn, thực tế hơn và hiệu quả hơn và sau gần bốn năm thực
hiện quy định về lãi suất này, từ ngày 01/01/2006 – ngày BLDS 2005 có hiệu lực
thi hành, chúng ta đã thu được những kết quả đáng mừng. Tại sao lại có sự thay
đổi đó? Đó là vì cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có nh÷ng
thay đổi, cơ chế điều hành trần lãi suất được thay thế bằng cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định: “Lãi suất cơ bản là
lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các Tæ chøc tÝn dông
(TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”([3]); “Ngân hàng Nhà nước xác định và công
6
bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”([4]). Mặc dù vậy, phải đến 02/8/2000,
Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN (có
hiệu lực từ ngày 5/8/2000) chính thức bắt đầu thực hiện cơ chế điều hành lãi suất
cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam thay cho cơ chế điều hành trần lãi
suất cho vay. Hệ quả là: từ thời gian này cho đến trước khi BLDS năm 2005 có
hiệu lực, rõ ràng đã tồn tại một khoảng trống pháp lý khi có sự bất tương đồng
giữa Điều 473 BLDS năm 1995 với Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 và Quyết
định số 241/2000/QĐ-NHNN1 về tiêu chí so sánh (lãi suất trần và lãi suất cơ
bản), Toà án không có cơ sở để dẫn chiếu khi giải quyết các tranh chấp về lãi
suất phát sinh trong thời gian ấy. Thay thế cho BLDS năm 1995 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006, về nội dung này, BLDS năm 2005 quy định: “Lãi suất vay do
các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”([5]). Đây là sự pháp điển
hoá Luật Ngân hàng Nhà nước, Quyết định sè 241/2000/QĐ-NHNN1 vào trong
BLDS mới một cách hợp lý và tất yếu.
Như vậy, nếu như cơ sở tồn tại của tiêu chí so sánh đã được BLDS năm 2005
giải quyết hợp lý, thì trong lời văn của điều luật lại phát sinh một vấn đề khác, đó
là sự khác nhau về mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép (bị khống chế) giữa
2 quy định tương ứng trong hai Bộ luật dân sự. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần
thống nhất cách hiểu và cách tính toán mức lãi suất cho vay tối đa này của BLDS
năm 2005 như thế nào để không phạm luật? Hay nói cách khác, với quy định
trên ta cần quan niệm giá trị 150% là của phần vượt quá so với lãi suất cơ bản
hay là tỷ lệ so sánh thuần tuý giữa chúng với nhau – lãi suất thoả thuận với lãi
suất cơ bản?
Theo LuËt s Trương Thanh Đức([6]), «ng đã mặc nhiên xác định theo cách: so
sánh tỷ lệ thuần tuý giữa mức lãi suất thoả thuận với lãi suất cơ bản trong giới
hạn luật định là 150% (mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ
7
bản x 150%), ví dụ: nếu lãi suất cơ bản là 1% thì lãi suất cho vay tối đa không
vượt quá 150% là mức 1,5% (= 1% x 150%).
Với cách thể hiện lời văn điều luật của BLDS thì luôn có thể đưa đến cho người
đọc quan niệm giống như Luật sư Trương Thanh Đức. Nhưng từ những băn
khoăn cã s¬ së, LuËt s §ç Hång Th¸i lại cã cách hiểu khác về tinh thần cũng như
nội dung đích thực của điều luật này([7]):
· Theo quy định của BLDS năm 1995 (Khoản 1, Điều 473) thì mức lãi suất thoả
thuận tối đa không vượt quá 50% (của lãi suất trần do NHNN quy định đối với
loại cho vay tương ứng). Trong thực tiễn áp dụng pháp luật suốt thời gian qua thì
cái ngưỡng 50% này luôn được hiểu và vận dụng nhất quán: lãi suất thoả thuận
không được vượt giới hạn nhiều hơn gấp rưỡi, nghĩa là phần vượt quá phải ít hơn
hoặc bằng 50% (và được xác định theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa
được phép = lãi suất trần + lãi suất trần x 50%). Hiển nhiên sẽ là phi lý nếu
xem ngưỡng 50% ấy chỉ là phân nửa (của lãi suất trần do NHNN quy định) bởi
không lẽ pháp luật lại buộc các thoả thuận dân sự trong xã hội (bao gồm cả hoạt
động cho vay của ngân hàng) chỉ được thoả thuận mức lãi suất vay tối đa bằng
nửa mức lãi suất trần do NHNN quy định (= lãi suất trần x 50%), thực tiễn giao
lưu dân sự và việc giải quyết các tranh chấp dân sự của Toà án cũng không bao
giờ diễn dịch theo ý tứ này. Có lẽ ở nội dung này, chúng ta cần mặc nhiên thừa
nhận bởi sự lý giải rõ ràng của chính thực tiễn áp dụng và thực thi BLDS năm
1995. Tuy nhiên, dường như vẫn có điều gì đó bất ổn, phải chăng thực tiễn áp
dụng luật có thể là đúng với ý đồ nhà làm luật nhưng cách diễn đạt của điều luật
số 473 lại hàm chứa thiếu sót là chưa phản ánh đúng tinh thần ấy?
· Đến BLDS năm 2005, tại khoản 1, Điều 476, ngưỡng tối đa được phép của lãi
suất vay thoả thuận nêu trên đã có sự chỉnh lý – thay giá trị 50% bằng giá trị
150% và:
8
- Với cùng lập luận như cách hiểu về tinh thần và thực tiễn thi hành BLDS năm
1995 thì nên chăng ta cần nhất quán cách xác định ngưỡng này là tiếp tục căn cứ
vào giá trị của phần vượt quá, nếu mức lãi suất cơ bản là 1% thì mức lãi suất tối
đa được phép thoả thuận sẽ là 2,5% (= 1% + 1% x 150%), trong đó phần vượt
quá là 1,5%, tức bằng 150% của mức lãi suất cơ bản 1% (nghĩa là tiếp tục xác
lập theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản +
lãi suất cơ bản x 150%). Hay nói cách khác, BLDS năm 2005 đã nâng giá trị tỷ
lệ xác định mức tối đa của lãi suất thoả thuận được phép, so với BLDS năm 1995
(đồng thời thay đổi đối tượng so sánh lãi suất trần bằng lãi suất cơ bản). Nh vËy
LuËt s §ç Hång Th¸i ®· kh«ng ®ång t×nh víi c¸ch tÝnh cña LuËt s Tr¬ng Thanh
§øc.
- Nhưng còn có một khả năng khác: phải chăng lời văn khoản 1, Điều 473,
BLDS năm 1995 đã không chuyển tải đúng ý đồ nhà làm luật (thay vì phải xác
định giá trị của tỷ lệ cần so sánh trực tiếp giữa 2 mức lãi suất là đối tượng cần
quan tâm với nhau chứ không thể bóc tách phần vượt quá để so sánh – nghĩa là
phải lấy giá trị 150% chứ không phải là 50%), và để giải quyết bất cập ấy mà
BLDS năm 2005 về câu chữ “tưởng như” đã nâng số giá trị % của mức ngưỡng
tối đa, song nội dung thực tế là không tăng mà chỉ đơn giản là trả lại tỷ lệ % cần
so sánh về đúng với sự hợp lý của ý tứ lời văn điều luật, theo đó: “Lãi suất vay
do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản”([8]) sẽ
được hiểu và tính toán bởi công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa = lãi suất
cơ bản x 150%. Như vậy, Đ476 BLDS năm 2005 còn ẩn chứa điều gì chưa rõ
rµng vµ cần có sự giải thích kịp thời của Quốc hội, trước hết là sự hướng dẫn áp
dụng pháp luật của liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương về vấn đề nêu
trên.
Đối với Luật sư Luu Trường Hận([9]), ông đưa ra cách hiểu tương tự Luật sư Đỗ
Hồng Thái: theo BLDS năm 1995. Gọi A: lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà
9
nước quy định, thì mức lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 50% của A (nghĩa là ngoµi mức lãi suất cơ bản là A thì Ngân
hàng có thể được phép cho vay vượt mức lãi suất cơ bản nhưng không được vượt
quá 50% của lãi suất cơ bản, tức là lãi suất cho vay tối đa mà các Ngân hàng có
thể áp dụng = A + A x 50%). Ta có: A + A x 50% = A (1+50%) =
A(100%+50%) = A x 150% = A x 1,5 lần (để chuyển các số ra cùng một đơn vị,
ta đổi: 1 = 100%).
Tại thông tư số 01 – TT/LT ngày 19/6/1997 của Liên tịch Tòa án nhân dân Tối
cao – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Bộ Tư Pháp – Bộ tài Chính: Hướng dẫn
việc xét xử và thi hành án về tài sản cũng hướng dẫn theo cách tính trên, như
sau: Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất
do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay,
thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi
bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại
vay tương ứng([10]). Ví dụ: C vay của D 10.000.000 đồng vào ngày 30/12/1995
với thời hạn vay là 6 tháng và với lãi suất là 4%/tháng. Hàng tháng C đã phải trả
lãi cho D. Tháng 7/1996 C ngừng trả lãi cho D. Do đòi nhiều lần không được,
nên tháng 11/1996 D khởi kiện yêu cầu toà án buộc bên C phải trả cả nợ gốc và
lãi cho D. Khi giải quyết vụ kiện này, toà án buộc C trả cho D tiền nợ gốc là
10.000.000 đồng và tiền lãi theo cách tính như sau:
- Thời điểm C vay D là tháng 12 – 1995. Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày
28 – 12 – 1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là
1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là
2,55%/tháng (1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng). Nay BLDS 2005 đã sửa đổi
Khỏan 1 Điều 473 BLDS 1995 như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước
10
công bố đối với các loại cho vay tương ứng”([11]). Để dễ nhận thấy sự khác biệt
giữa hai Điều luật, ta lập bảng so sánh, đối chiếu:
Khoản 1 Điều 473 BLDS 1995 Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005
Qui định: “Lãi suất vay do các bên
thỏa thuận nhưng không được vượt
quá 50% của lãi suất cao nhất (nay là
lãi suất cơ bản) do Ngân hàng nhà
nước quy định(công bố) đối với các
loại cho vay tương ứng”.
Qui định: “Lãi suất vay do các bên
thỏa thuận nhưng không được vượt
quá 150% của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng nhà nước công bố đối với
các loại cho vay tương ứng”.
Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 12-
1995. Theo Quyết định số 381-
QĐ/NH1 ngày 28-12-1995 thì lãi suất
cao nhất của loại vay trung hạn và dài
hạn là 1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ
chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng
vay nợ là 2,55%/tháng. (1,7% + 1,7%
x 50% = 2,55%/tháng). Từ Ví dụ trên,
áp dụng to¸n học ta có công thức tính
lãi suất cho vay, như sau: Gọi A: là lãi
suất cơ bản; B: là Lãi suất cho vay tối
đa. Ta có: B = A + A x 50% = A
(1+50%) [Qui đổi 1=100%] = A
(100%+50%) = A x 150% hay B= A x
1,5lần
Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 03-
2008. Theo Quyết định số 479-
QĐ/NHNN ngày 29/02/2008 thì lãi
suất cao cơ bản là 8,75%/năm. Như
vậy Toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất
của hợp đồng vay nợ là
21,875%/năm (8,75% + 8,75% x
150% = 21,875/năm). Từ Ví dụ trên,
áp dụng to¸n học ta có công thức tính
lãi suất cho vay như sau: Gọi A: là Lãi
suất cơ bản; B: là Lãi suất cho vay tối
đa. Ta có: B= A + A x 150% = A
(1+150%) [Qui đổi 1=100%] = A
(100%+150%) = A x 250% hay B = A
x 2,5lần
Tóm lại: Theo BLDS 1995, nếu mức
lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá
Theo BLDS 2005, nếu mức lãi suất do
các bên thoả thuận vượt quá 150% của
11
50% của lãi suất cao nhất do Ngân
hàng Nhà nước quy định đối với loại
vay tương ứng tại thời điểm vay, thì
toà án áp dụng khoản 1 Điều 473
BLDS1995 buộc bên vay phải trả lãi
bằng 150% mức lãi suất cao nhất do
Ngân hàng Nhà nước quy định đối với
loại vay tương ứng.
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đối với loại vay tương
ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp
dụng khoản 1 Điều BLDS 2005 buộc
bên vay phải trả lãi bằng 250% mức
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đối với loại vay tương
ứng.
Như vậy với cách hiểu và tính toán trên ta có: Gọi A: Lãi suất cơ bản do Ngân
hàng nhà nước công bố, thì lãi suất cho vay của các Ngân hàng sẽ không được
vượt quá: A + A x 150% = A (1+150%) = A (100%+150%) = A x 250% = A x
2,5 lần. Như vậy mức lãi suất cơ bản được NHNN công bố là 8,75%/năm thì
mức lãi suất cho vay của các ngân hàng không được vượt quá: 8,75% x 250% =
21,875%/năm. Nếu các ngân hàng cho vay trên mức 21,875%/năm (hay
1,82%/tháng) là phạm luật.
Đây là những quan điểm của các luật sư và các nhà chuyên môn mà những quan
điểm này được đánh giá rất cao và là cơ sở để thế hệ chúng tôi học tập. Một điều
luật có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nhưng với cách hiểu của mình tôi
thiết nghĩ nếu hiểu nội dung của điều 476 BLDS 2005 là quy định lãi suất không
được vượt quá 250% lãi suất cơ bản thì không ổn. Vì khi quy định như thế chẳng
khác nào là khuyến khích cho vay nặng lãi. Một đòi hỏi bức thiết là cần phải giải
thích luật một cách rõ ràng, cụ thể để trách tình trạng có những quan điểm khác
nhau([12]).
Các hợp đồng dân sự luôn mang trong nó tính chất “thoả thuận giữa các bên” tuy
nhiên pháp luật cũng hạn chế quyền của người cho vay trong hợp đồng vay tiền
có lãi suất bằng cách “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được
vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại
12
cho vay tương ứng”. Nhưng “quy định vẫn chỉ là quy định”, không có chế tài áp
dụng thì việc đưa ra các quy định này cũng không mang lại kết quả như ý muốn.
Nếu có chế tài áp dụng đối với việc quy định lãi suất cũng chỉ là chế tài hành
chính, trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại một khoản tiền mà bên vay chứng
minh được việc vay với lãi suất vượt qua mức quy đị