Ngày 20-4, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm
60 năm Ngày thành lập hội. 60 năm ra đời và khẳng định vị trí
quan trọng trong đời sống báo chí nước nhà, Hội Nhà báo Việt
Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực, tác động tích cực tới hội
viên và sự nghiệp phát triển nền báo chí cách mạng. Trong đó
riêng việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục đã giúp hàng
nghìn nhà báo vững vàng hơn trong tác nghiệp. GS.TS Tạ Ngọc
Tấn, UVTƯ Đảng, TBT Tạp chí Cộng sản, UV Thường vụ Hội
Nhà báo Việt Nam đã trao đổi với Hànộimới về công tác này
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm báo là quá trình tự học không ngừng nghỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Làm báo là quá trình tự học
không ngừng nghỉ”
Ngày 20-4, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm
60 năm Ngày thành lập hội. 60 năm ra đời và khẳng định vị trí
quan trọng trong đời sống báo chí nước nhà, Hội Nhà báo Việt
Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực, tác động tích cực tới hội
viên và sự nghiệp phát triển nền báo chí cách mạng. Trong đó
riêng việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục đã giúp hàng
nghìn nhà báo vững vàng hơn trong tác nghiệp. GS.TS Tạ Ngọc
Tấn, UVTƯ Đảng, TBT Tạp chí Cộng sản, UV Thường vụ Hội
Nhà báo Việt Nam đã trao đổi với Hànộimới về công tác này.
Các phóng viên trong một buổi phỏng vấn bên lề kỳ họp Quốc
hội.
- Thưa GS, ngày 21-4 là Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam
xin cho biết suy nghĩ của GS về vai trò của Hội trong đời sống
báo chí nước nhà và trách nhiệm của hội viên trong xây dựng Hội
hôm nay?
- Nhớ đến ngày này cũng là một cách nhắc nhở chúng ta về vai
trò của HNB VN, trong đó có việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà báo; đại diện cho giới báo chí
trong quan hệ quốc tế. Theo tôi, 60 năm qua, Hội Nhà báo Việt
Nam đã cố gắng trên tất cả các mặt, tuy nhiên vẫn còn chưa
được như mong muốn. Nguyên nhân ở cả hai phía. Trước hết
phía Hội chưa thật sự sâu sát, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu thiết
thực với hội viên. Hoạt động của một số cấp Hội thiếu chủ động,
sáng tạo; chưa trở thành sự cộng hưởng đối với Hội TƯ và giữa
các hội với nhau. Phía các hội viên vẫn còn kém nhiệt tình học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, không quan tâm đến các hoạt
động phong trào của Hội.
Cũng không thể bỏ qua sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền
địa phương đối với tổ chức nghề nghiệp quan trọng này. Tình
trạng một vài Hội 3 "không": không trụ sở, không biên chế, không
kinh phí là một thực tế đáng suy nghĩ
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ là một trong những hoạt động
thiết thực của Hội Nhà báo Việt Nam. Là Giám đốc Trung tâm bồi
dưỡng nghiệp vụ của Hội, GS đã nhận thấy có sự chủ động từ cả
hai phía "dạy" và "học"?
- Ra đời từ năm 1998, đến nay sau 12 năm hoạt động, mỗi năm
chúng tôi tổ chức 40-50 khóa đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo về
kỹ năng nghề nghiệp, đường lối chính sách mới... Giảng viên các
lớp học gồm các nhà báo trong nước, quốc tế; không chỉ học tập
trung mà còn đi thực tế và thực hành. Năm 2010, trung tâm đã có
kế hoạch mở 26 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về "Công tác biên tập
và rút tít", "Viết về xây dựng Đảng", "Phóng sự truyền hình",
"Quản lý tòa soạn"
Tại một số diễn đàn, có lãnh đạo báo chí cho rằng việc đào tạo,
bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu tòa soạn. Nhưng thực tế,
khi có thông báo của Trung tâm, nhiều cơ quan "quên" không cử
phóng viên (PV) tham gia; một số PV thiếu tập trung; đặc biệt là
tình trạng "sính" giảng viên nước ngoài, nên khóa học của giảng
viên trong nước dù thiết thực nhưng vẫn thưa vắng.
- Nội dung bồi dưỡng chủ yếu là nghiệp vụ báo chí Dường như
nhà báo nước ta còn "vướng mắc" khá nhiều trong tác nghiệp?
- PV chúng ta còn thiếu tính chuyên nghiệp, thể hiện rõ ở cả kiến
thức xã hội; kỹ năng nghề nghiệp và nhận thức về chức năng,
nhiệm vụ của báo chí; những điều nhà báo được làm và không
được làm. Rất nhiều điều luật pháp không cấm, nhưng muốn xử
lý được đòi hỏi cây bút ấy, PV ấy phải thực sự chuyên nghiệp.
Nhiều PV vẫn còn những lúng túng sơ giản trong tác nghiệp như
chuẩn bị máy ghi âm, cách đặt câu hỏi, xử lý tư liệu, xử lý thông
tin về đời tư
Làm báo là một quá trình tự học không ngừng nghỉ. Nhưng hiện
nay nhiều PV chưa thực sự năng động, quen với lối làm báo
"giấy mời". Đáng buồn nhất là tình trạng PV tham gia sự kiện chỉ
lấy tin "bề nổi", ít chịu ngồi lại khai thác thông tin, tạo "năng
lượng" dự trữ cho các bài viết sau này. Thực tế, môi trường, điều
kiện, đối tác tác nghiệp của người làm báo luôn luôn thay đổi, nhà
báo không học hỏi tất sẽ lạc hậu.
- Hiện có những nhà báo đã chủ động tới Trung tâm tìm hiểu
khóa học, vậy hướng phát triển sắp tới của Trung tâm là gì, thưa
GS?
- Trung tâm sẽ nỗ lực mở rộng theo hướng tiếp tục giải quyết
những vướng mắc chung của anh em phóng viên một cách chủ
động, sáng tạo hơn. Bên cạnh đó là phối hợp với các tờ báo xây
dựng những quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí phù hợp
với đặc trưng hoạt động của từng tòa soạn.
- Xin cảm ơn GS!
* Hội Nhà báo Việt Nam tiền thân là Hội Những người viết báo
Việt Nam ra đời ngày 21-4-1950 tại Chiến khu Việt Bắc, do đồng
chí Xuân Thủy làm Hội trưởng.
* Từ buổi đầu có 185 hội viên, đến nay Hội đã tập hợp được
16.800 hội viên (trong đó có 15.000 nhà báo chuyên nghiệp) sinh
hoạt tại 15 Liên chi hội và 175 chi hội trực thuộc TƯ Hội; 63 HNB
tỉnh, thành phố và 9 CLB báo chí.
* Trong chiến tranh, hàng nghìn nhà báo đã vào chiến trường
chiến đấu và hoạt động báo chí; đến nay Hội NBVN đã xác định
được 400 nhà báo - liệt sĩ.
* Thời gian tới Hội tập trung thực hiện các NQ, Chỉ thị của Đảng
về công tác báo chí trong thời kỳ mới; đề án nâng cao vị trí, vai
trò, chất lượng hoạt động của các cấp Hội NBVN.