Bạn làm việc hết mình ở công ty, làm thêm giờ, thêm việc, thêm đủ mọi thứ
nhưng những cố gắng đó lại không được cấp trên và đồng nghiệp công nhận hay
đánh giá cao. Có 5 bước cần thiết để bạn vượt qua tình huống này.
Thật buồn khi không ai chú ý tới tâm huyết và công sức mà bạn đã dồn vào công
việc. Nhưng theo các chuyên gia về nghề nghiệp, có một điều mà bạn nên nhớ là
bạn không thể tìm kiếm sự ca ngợi từ người khác. Thay vào đó, sự đánh giá cao mà
người khác dành cho bạn sẽ đến một cách tự nhiên.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm gì khi nỗ lực của bạn không được công nhận?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì khi nỗ lực của bạn không được
công nhận?
Bạn làm việc hết mình ở công ty, làm thêm giờ, thêm việc, thêm đủ mọi thứ…
nhưng những cố gắng đó lại không được cấp trên và đồng nghiệp công nhận hay
đánh giá cao. Có 5 bước cần thiết để bạn vượt qua tình huống này.
Thật buồn khi không ai chú ý tới tâm huyết và công sức mà bạn đã dồn vào công
việc. Nhưng theo các chuyên gia về nghề nghiệp, có một điều mà bạn nên nhớ là
bạn không thể tìm kiếm sự ca ngợi từ người khác. Thay vào đó, sự đánh giá cao mà
người khác dành cho bạn sẽ đến một cách tự nhiên.
Bởi vậy, thay vì chờ để được ca ngợi, bạn hãy tự hào về những kết quả công việc
mà mình đã đạt được. Nếu bạn cảm thấy mình phải làm việc quá nhiều mà không
được công nhận, thì có thể bạn đang tự biến mình thành nạn nhân của chính mình.
Khi đó, những điều tích cực khó có thể đến với bạn.
Để không tự “làm khổ” mình, dưới đây là 5 bước bạn nên thực hiện:
1. Lên tiếng
Nếu bạn bị quá tải trong công việc, hãy lên tiếng. “Nhiều nhân viên sai lầm khi tin
rằng công việc của họ sẽ bị đe dọa nếu họ không làm thêm việc. Nhận thêm việc
đồng nghĩa với mức độ tập trung giảm, chất lượng công việc đi xuống”, ông Steve
Duffy, Giám đốc trang ListHere.com, nhận định.
Cũng giống như hầu hết các nhà quản lý khác, ông Duffy muốn nhân viên của
mình đem lại kết quả công việc tích cực hơn là ôm đồm quá nhiều việc để rồi
không hoàn thành.
Bởi thế, nếu thấy mình bị quá tải, hãy xem xét khối lượng công việc mà bạn đang
gánh. Cân nhắc xem có cách hợp ý nào để đặt những công việc đáng được ưu tiên
lên trước và giảm thiểu khối lượng công việc. Nếu bạn đang phải làm khối lượng
công việc của hai người, thì đừng cố tỏ ra là một “người hùng”, hãy nói với nhà
quản lý. Họ thực sự muốn biết điều đó.
2. Hãy làm việc gì đó mà bạn yêu thích, cho dù bạn không có nhiều thời gian
Sự cân bằng giữa các mặt của cuộc sống có thể quyết định mức độ hạnh phúc của
bạn ở nơi làm việc. Làm một công việc mà bạn yêu thích song song với công việc
chính của bạn ở công ty rất có thể sẽ đem tới ảnh hưởng tích cực cho công việc
chính.
Chẳng hạn, ngoài vai trò giám đốc sáng tạo ở công ty Firstborn, ông Adam Rubin
còn viết sách cho thiếu nhi. Với ông, viết sách “là một hoạt động tuyệt vời với sự
đơn giản và có nhạc điệu. Công việc này giúp cho kỹ năng viết của tôi ngày càng
súc tích, rõ ràng, có ích cho công việc chính”.
3. Không nhận thêm việc từ những đồng nghiệp “lười”
Nếu bạn quá tải vì đồng nghiệp không chịu hoàn thành công việc, bạn cần phải có
thái độ dứt khoát. Đừng đợi cho tới khi bạn không thể chịu nổi nữa.
Ông Joseph Grenny, đồng tác giả cuốn sách bán chạy Crucial Confrontations do
New York Times xuất bản, dẫn một nghiên cứu chỉ ra rằng, 93% nhân viên được
hỏi cho biết phải làm việc cùng với đồng nghiệp lười, nhưng chỉ 1/10 trong số họ
dám đối mặt với những kẻ nhác việc này. Giải pháp là, hãy nói không với phần
việc mà đồng nghiệp lười chừa lại, hoặc báo cáo với sếp. Trong đó, giải pháp số 1
được khuyến nghị nhiều hơn.
4. Ngủ đủ giấc
Khi bạn quá tải trong công việc, thì đi ngủ một giấc là việc đầu tiên cần làm.
“Công việc có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm vì lo ngại việc gì sẽ xảy đến tiếp
theo, hoặc khiến bạn thức khuya để hoàn thành”, ông Chris Ohlendoft, một chuyên
gia thuộc hãng nghiên cứu và tư vấn Versique, nhận xét.
Càng mất ngủ nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy kiệt quệ.
5. Nếu tất cả các bước trên đều thất bại, hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc
mới
Nếu sếp bỏ qua những kiến nghị về việc bạn qua tải, bạn không có thời gian để cân
bằng cuộc sống, hay tất cả đồng nghiệp của bạn đề lười, có lẽ đã đến lúc bạn nên
“nhảy” việc.
Nhưng bà Lida Citroen, chuyên gia về quản lý thương hiệu và uy tín cá nhân, bạn
cần đảm bảo rằng, bạn không tìm việc trong lúc đang làm việc cơ quan. “Có nhiều
mối quan hệ trên mạng và trong thực tế, cũng như việc tìm hiểu về các lĩnh vực,
công ty và lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ giúp bạn trở nên năng động hơn trong
công việc”, bà Citroen đưa ra lời khuyên.
Ông Duffy cũng đưa ra lời khuyên cho những ai đã ở vào tình thế “hết chịu nổi”
rằng, hãy đối xử với công ty như cách mà công ty đối xử với bạn.
“Hãy nhớ là một công ty thuê bạn chỉ bởi vì bạn có thể gia tăng giá trị cuối cùng
cho họ”, ông Duffy nói. Nếu công ty đó không còn có thể thúc đẩy bạn tiến lên
trong sự nghiệp, hãy tìm một công ty khác.
Khi đi phỏng vấn xin việc ở một công ty khác, hãy đặt ra những câu hỏi dưới đây
với nhà tuyển dụng để xác định xem công ty mới này liệu có đối xử với bạn như ở
công ty cũ:
1. Ông/bà có thể miêu tả phong cách quản lý của công ty như thế nào?
2. Vị trí này đã được bỏ trống như thế nào?
3. Hệ thống công nhận kết quả làm việc ở công ty hoạt động như thế nào?
4. Cơ hội phát triển cho nhân viên ở công ty là như thế nào?