Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhưng chỉ một số ít
trong số họ là thành công khi biến những chiến lược này thành
kết quả hoạt động doanh nghiệp. Một trong những lý do là: ở
nhiều công ty, lãnh đạo thường chú trọng nhiều vào việc đề ra
các chiến lược hơn là thực hiện chúng. Thực tế cho thấy, các
chiến lược thường được hoạch định rất chỉn chu nhưng lại được
triển khai thực hiện một cách hời hợt.
9 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để hoạch định chiến lược thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để hoạch định chiến
lược thành công!
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhưng chỉ một số ít
trong số họ là thành công khi biến những chiến lược này thành
kết quả hoạt động doanh nghiệp. Một trong những lý do là: ở
nhiều công ty, lãnh đạo thường chú trọng nhiều vào việc đề ra
các chiến lược hơn là thực hiện chúng. Thực tế cho thấy, các
chiến lược thường được hoạch định rất chỉn chu nhưng lại được
triển khai thực hiện một cách hời hợt.
Có ba dấu hiệu chứng tỏ tổ chức hoạch định chiến lược
kém:
1. Thiếu sự liên minh chiến lược ở mỗi cấp.
Để biến chiến lược của tổ chức thành hành động cụ thể, tổ chức
đó phải xác định rõ mục tiêu liên kết giữa các phòng ban, tổ nhóm
và các cá nhân. Mỗi cá nhân cũng phải ý thức rõ những việc cần
làm để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược của mình.
2.Phân bổ nguồn lực bất hợp lý.
Việc hoạch định chiến lược đòi hỏi tổ chức phải có đủ nguồn lực
cần thiết để cải tiến những lĩnh vực hoạt động có vai trò quyết
định đối với việc tạo ưu thế cạnh tranh. Tuỳ theo mức độ ưu tiên,
nguồn lực cần phải được phân bổ một cách hợp lý để có thể tạo
ra sự khác biệt thực sự về việc chú trọng vào từng lĩnh vực cần
cải tiến.
3. Duy trì các biện pháp kém hiệu lực.
Ngoài những biện pháp đo lường thoả mãn khách hàng và tài
chính truyền thống, các công ty cần xây dựng các biện pháp thích
hợp tại các bộ phận chức năng để thực hiện thành công chiến
lược đã đề ra. Các biện pháp này góp phần hướng dẫn các nhân
viên làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, xác định
phạm vi thay đổi và cải tiến.
Để tránh khỏi những sai lầm trên, lãnh đạo tổ chức phải hiểu rằng
nếu chỉ xây dựng và thông báo về chiến lược kinh doanh thôi là
chưa đủ mà phải phân quyền cho các nhân viên để họ có thể chủ
động thực hiện công việc. Nói cách khác, họ cần xác định rõ các
quá trình chính trong việc tạo ra và cung cấp giá trị cho khách
hàng, nhận biết được những khía cạnh nào của các quá trình góp
phần đáng kể vào việc đạt được mục tiêu chiến lược, đồng thời
khuyến khích nhân viên thực hiện những thay đổi và cải tiến các
quá trình. Có thể nói, hoạch định chiến lược có hiệu quả đòi hỏi
phải chú trọng ba yếu tố chính đó là quá trình, biện pháp và tinh
thần trách nhiệm.
Bước 1: Xác định và thông hiểu các quá trình chính
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các tổ chức cần đạt được mức độ
tuyệt hảo trong những lĩnh vực hoạt động của mình và các lĩnh
vực này phải luôn gắn kết với mục tiêu chiến lược đã đề ra. Một
kế hoạch chiến lược có hiệu quả tập trung vào việc tạo ra bước
cải tiến quan trọng đối với doanh nghiệp và khách hàng và hầu
hết được gắn với hoạt động của thị trường. Kế hoạch này đòi hỏi
phải có sự phân bổ hợp lý về nguồn lực, việc chọn lựa những
quá trình cần cải tiến, các biện pháp đo lường sự thành công của
những nỗ lực đó và người chịu trách nhiệm thực hiện cải tiến quá
trình.
Các tổ chức tiến hành thực hiện chiến lược thông qua những quá
trình. Đôi khi điều này được gọi là "sự phân phối giá trị" hay
những quá trình kinh doanh "chính". Hầu hết các tổ chức kinh
doanh đều có từ ba đến sáu quá trình chính và các doanh nghiệp
cùng ngành thường có các quá trình chính tương tự nhau. Kinh
nghiệm cho thấy, các tổ chức/doanh nghiệp thường cạnh tranh
với nhau về khách hàng, dành chiến thắng hay chịu thất bại trên
thương trường cũng đều thông qua những quá trình này. Do đó,
khả năng và năng lực của quá trình trở thành những điểm mấu
chốt trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh và cần phải được chú
trọng để thực hiện các hoạt động cải tiến qua đó biến chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực. Biết cách xác định
đồng thời mô tả được những quá trình là bước quan trọng đầu
tiên để đưa ra quyết định một cách sáng suốt về việc thực hiện
chiến lược. Khi đã xác định được điểm mấu chốt của mối quan
hệ giữa chiến lược và quá trình thì các tổ chức mới có thể tập
trung ưu tiên các hoạt động cải tiến của mình trên cơ sở các
chiến lược đã đề ra, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động
cụ thể để cải tiến những lĩnh vực quan trọng mang tính chiến
lược. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động cải tiến này sẽ
mang lại và nâng cao những năng lực mới cho các quá trình
chính. Nhưng chúng cũng có thể tạo nên những thay đổi của quá
trình hỗ trợ. Quá trình hỗ trợ không liên quan một cách trực tiếp
tới khách hàng bên ngoài, tuy nhiên, chúng cung cấp những
thông tin quan trọng, nguồn lực và sự hỗ trợ cho các quá trình
kinh doanh chính và để đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng nội bộ cách hiệu quả các tổ chức phải thường xuyên đánh
giá những quá trình này.
Bước 2: Xây dựng phương pháp phù hợp
W. Edwards Deming đã từng nói việc đo lường các quá trình làm
việc không chỉ có thể thực hiện được mà nó còn mang tính bắt
buộc. Đặc biệt, điều này thực sự đúng đối với việc thực hiện một
chiến lược. Cách duy nhất để doanh nghiệp đảm bảo được sự
liên kết giữa hoạt động cải tiến và mục tiêu đạt được là bằng việc
đo lường mức độ hiệu quả của các quá trình thông qua chiến
lược đã đề ra.
Một số yếu tố đo lường có thể bao gồm:
• Các mục tiêu tài chính: doanh số bán hàng, lợi nhuận hoặc chi
phí đạt được mục tiêu.
• Những yêu cầu và mong đợi của khách hàng, như về thời gian
đáp ứng, độ chính xác và chất lượng.
• Các mục tiêu quá trình góp phần vào việc đạt được lợi thế cạnh
tranh.
Khi đã thiết lập những mục tiêu về hiệu quả hoạt động, nhóm cải
tiến có thể bắt đầu phát triển năng lực quá trình cần thiết nhằm
đáp ứng cho những mục tiêu mới. Việc xác định, đánh giá và đo
lường những năng lực quá trình giúp các doanh nghiệp tập trung
vào việc tạo ra những thay đổi có ảnh hưởng thực sự mang tính
chiến lược và tránh lãng phí nguồn lực vào những hoạt động cải
thiện không có định hướng.
Bước 3: Xây dựng tinh thần trách nhiệm đối với những sự
thay đổi.
Việc liên kết những yếu tố chiến lược với các quá trình chính cho
phép doanh nghiệp biến chiến lược của mình thành những hoạt
động cụ thể mà mỗi phòng ban và chức năng cần thực hiện. Hơn
nữa, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần định rõ chiến lược
ở mức chi tiết trước khi thông báo tới toàn tổ chức. Việc thông
báo chiến lược theo quá trình góp phần đẩy mạnh sự liên kết
giữa chiến lược và các hoạt động của mỗi phòng ban chức năng.
Chỉ khi tất cả nhân viên hiểu chiến lược một cách rõ ràng, họ mới
xác định được những việc cần làm và trách nhiệm của mình đối
với công việc. Mục tiêu cuối cùng đối với tất cả mọi người là phải
nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quá
trình và nâng cao sự huy động và chú trọng hợp tác để mang lại
những cải tiến quá trình có tầm quan trọng chiến lược.
Huy động sự tham gia của mọi người vào việc xây dựng các
phương pháp và thu thập dữ liệu về thực hiện quá trình là nhằm
hướng tới xây dựng ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên.
Lãnh đạo doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để
nâng cao tinh thần đối với công việc và đảm bảo việc thực hiện
có chất lượng. Một là thông qua việc quản lý hiệu quả của các
hoạt động cải tiến, kể cả những ghi nhận đóng góp và khen
thưởng về tài chính và phi tài chính. Các cá nhân ở mọi cấp độ
cần được đánh giá về hiệu quả đáp ứng mục tiêu quá trình và
mức độ đóng góp của họ vào sự thành công của chiến lược. Hai
là, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm
của nhân viên thông qua việc đưa ra những quyết định quản lý
dựa trên các dữ liệu và quá trình đồng thời thể hiện niềm tin vào
những phương pháp cải tiến quá trình. Hãy cùng nhau tạo ra một
nền văn hoá tổ chức mà ở đó mọi người đều hiểu được tầm quan
trọng của quá trình đối với chiến lược và nhận thức được giá trị
của việc cải tiến không ngừng-.