Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ mở và click email của bạn?

Bạn có đang đạt được những gì bạn muốn từ marketing qua email? Rất nhiều người kinh doanh online không hiểu rõ về cách làm marketing qua email hay về những gì có thể đạt được từ marketing qua email.

pdf26 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ mở và click email của bạn?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ mở và click email của bạn? Bạn có đang đạt được những gì bạn muốn từ marketing qua email? Rất nhiều người kinh doanh online không hiểu rõ về cách làm marketing qua email hay về những gì có thể đạt được từ marketing qua email. Bài viết liên quan: Mua địa chỉ email- có nên hay không? Giờ vàng cho email marketing Bạn có đang đạt được những gì bạn muốn từ marketing qua email? Rất nhiều người kinh doanh online không hiểu rõ về cách làm marketing qua email hay về những gì có thể đạt được thông qua marketing trên email. Thêm nữa, ngày nay mọi người và thậm chí cả mẹ họ đều tham gia vào marketing qua email, khiến cho những hòm mail vốn đã đầy lại càng thêm phần cạnh tranh. Thật không may, marketing qua email ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có những lý do mà bạn không có được số lượng mail được mở và tỉ lệ CTR (*) nhiều như mong muốn. Tôi biết rằng hẳn bạn sẽ thấy khá tệ khi mà lên hẳn một chiến dịch marketing bằng email và không có kết quả như mong muốn. Chính bản thân tôi cũng đã từng trải qua như vậy. Và nào giờ hãy cùng xem cách giải quyết vấn đề này như thế nào. Trước nhất: Viết những tiêu đề có sức hút. Tôi biết là bạn đã nghe điều này rất nhiều lần, nhưng trước khi chúng ta có thể nói về những giải pháp mang tính đột phá, bạn cần phải thành thạo những điều căn bản. Nếu bạn không chú ý vào những tiêu đề, bạn sẽ giết chết những chiến dịch email của mình trước khi chúng có cơ hội thành công. Đây là một ví dụ: chuyển tiêu đề “Làm thế nào để tạo ra một sản phẩm bán chạy nhất” thành “Hãy làm sản phẩm của bạn sexy hơn Nicole Kidman” có thể tăng gấp đôi số lượng mở cho một trong số những email của tôi. Con số tăng từ 17% thành 33%. Không quá tệ chỉ với khoảng 2 phút suy nghĩ cho tiêu đề phải không nào! Viết một tiêu đề hấp dẫn là một chủ đề lớn, và tôi không thể chỉ nói vắn tắt trong một vài câu, nhưng tôi có thể giới thiệu một bài viết sắc sảo về những tiêu đề “hấp dẫn chết người” của Jon Morrow. Nào bây giờ bạn hiểu tầm quan trọng của việc đánh bóng cho những tiêu đề của bạn, chúng ta sẽ nói về những cái mới. Tần số Email tốt nhất: Đó không phải là những gì bạn nghĩ Bạn có thể đã nhìn thấy bảng đồ thị trên bài viết Khoa học về Thời gian gửi Email Cột dọc thể hiện chỉ số CTR .Trục ngang thể hiện tần số gửi email. Theo số liệu, CTR cao nhất khi số email ít hơn 4 lần một tháng. Hãy làm thí nghiệm với một tần số gửi cao hơn và xem nó ảnh hưởng đến chỉ số CTR như thế nào. Theo bạn tần số gửi mail tự động tốt nhất là gì? Mỗi tuần một lần? Mỗi tháng một lần? Mỗi ngày một lần? Nếu bạn nhìn nhanh vào đồ thị trên bạn có thể nói “mỗi tháng từ 1 đến 4 mail”. Và đây có thể là một điểm khởi đầu tốt. Nhưng câu trả lời thì gần như là sai. Bởi vì sự thực là bạn sẽ phải kiểm tra để tìm ra tần số gửi mail tốt nhất CỦA BẠN là… VÀ những chiến dịch tốt nhất sẽ thay đổi tần số giữa mỗi email được gửi đi. Hãy để tôi giải thích… Một điều mà ít người biết là marketing qua email chính là tạo lập mối quan hệ với những người trong list. Mục đích cao nhất của những mối quan hệ này là bán được sản phẩm đồng thời giúp gắn kết với các khách hàng của bạn. Biết được điều này là chìa khóa quyết định đâu là tần suất gửi mail tự động tốt nhất. Bây giờ tôi muốn hỏi bạn ấn tượng đầu tiên quan trọng như thế nào khi bạn gặp một người? Có rất nhiều nghiên cứu về ấn tượng đầu tiên, và các nghiên cứu đã chỉ ra rất khó để có thể khiến một ấn tượng đầu tiên xấu trở nên tốt hơn. Điều này cũng tương tự với kinh doanh online: sự tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu của bạn là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong marketing qua email. Điều quan trọng là bạn phải cho những người đăng kí email của bạn những giá trị càng sớm càng tôt. Thêm nữa, mọi người cần có sự tiếp xúc đa dạng tới công việc kinh doạnh của bạn để dãn tới hành động mua- để mua một sản phảm, đăng kí tới danh sách email của bạn hoặc bất cứ cái gì mà bạn muốn khiến họ làm. Chet Holmes, một trong những thầy hướng dẫn về kinh doanh hang đầu trên thế giới, nói rằng chỉ có 3% người nhận mail muốn mua, và 6% khác cởi mở với cơ hội đó. Nếu bạn muốn có một số lượng khách hàng lớn, bạn cần có sự tương tác với họ nhiều lần. Điều này cũng đúng với các mối quan hệ.Nếu như bạn muốn có sự liên kết với một người, bạn cần có sự tương tác với anh ấy hoặc cô ấy nhiều lần.Còn khi nói về marketing qua email, bạn cần cho những người đăng kí nhận email thấy giá trị liên tục. Những khái niệm này dẫn tôi đến một chiến lược qua email rất thú vị. Tần số gửi mail tự động thông minh Đây là những thống kê về số lượng mở và click từ các email của tôi Bạn có thể thấy, những email đầu tiên của tôi được mở bởi 70% số người.Tỉ lệ mở thấp nhất trong toàn bộ chuỗi gửi tự động của tôi là 52%. Và tỉ lệ click trung bình là khoảng 40%. Tần số gửi tự động tôi sử dụng bắt nguồn từ một nghiên cứu về sự hình thành tự nhiên của các mối quan hệ . Nó được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn với một tần số khác nhau. Giai đoạn 1: Sự gây nghiện giá trị Ở giai đoạn này, bạn cần phải đăng những thông tin thú vị trong một khung thời gian rất ngắn. Lý do là bởi vì bạn cần phải thu hút những người đăng kí ngay từ đầu, Nếu bạn đưa ra ít thông tin vào giai đoạn này, tỉ lệ các mail trả lời tự động được mở sẽ bị ảnh hưởng. Điều tương tự nếu như bạn không đưa các email trong một khoảng thời gian rất ngắn. Những người đăng kí mail của bạn sẽ không hiểu bạn, và bạn cần phải cho họ một lí do để họ tạo mối quan hệ sâu hơn với bạn. Tôi gửi các email tự động cứ 2 ngày một lần, một tần suất rất hợp với tôi, nhưng bạn nên lựa chọn con số tốt nhất cho bạn. Tôi đã cố gắng gửi email tự động 3 ngày một lần, nhưng tôi đã nhận thấy sự giảm 10% trong tỉ lệ mở mail. Giai đoạn này kéo dài từ 10-15 ngày. Một giai đoạn ngắn hơn sẽ không hiệu quả để kết nối với mọi người, và một giai đoạn dài hơn sẽ khiến những người đăng kí của bạn thấy chán ngấy. Đừng bán bất cứ thứ gì cho tới tận cuối giai đoạn này. Thế là quá sớm. Bạn sẽ không chỉ không bán được cái gì, bạn sẽ còn bị gán cho là “một người bán hàng chuyên nghiệp”, điều này tất nhiên là không hay ho gì . Giai đoạn gây nghiện giá trị: Gửi thật nhiều email hữu ích trong một thời gian ngắn. Cứ 2 ngày một mail là con số đẹp. Giai đoạn 2: Kết dính Ở giai đoạn “kết dính” này, bạn muốn có mối quan hệ sâu sắc hơn với người đăng kí.Những gì bạn cần làm là tiếp tục đưa ra những nội dung hay. Ở giai đoạn này, bạn muốn giảm tần số gửi mail tự động của mình xuống một chút. Giảm tần số gửi mail tự động sẽ cho người đọc cảm thấy là họ đang “nhớ” những nội dung của bạn để có thể khiến bạn giữ một tỉ lệ mở thư cao. Tôi đã gửi những mail tự động này 3-4 ngày một lần và điều này có hiệu quả tốt. Trong vòng 12-18 ngày cho giai đoạn này, tôi đã có kết quả tốt, nhưng bạn cần thử nhiều thư khác nhau để thấy liệu bạn có thể làm tốt hơn không. Từ giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu bán sản phẩm, nhưng hãy hiểu rằng ít người sẽ mua ở giai đoạn này. Giai đoạn Kết dính: giảm tần số gửi mail tự động, tôi chỉ gửi mail từ 3-4 ngày một lần. Giai đoạn 3: Thấu hiểu Nếu những người đăng kí của bạn đạt đến giai đoạn này, bạn phải có mối liên hệ tốt với họ. Bạn đã cho họ rất nhiều giá trị, và bạn đã tương tác với họ trong một thời gian nhất đinh, và mối quan hệ đã được thiết lập. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tiếp tục đưa ra những thông tin tuyệt vời để củng cố mối quan hệ. Tần số gửi mail có thể giảm xuống từ 4-5 ngày một lần. Giai đoạn này nên kéo dài khoảng 20 ngày hay hơn thế. Ý tưởng là để củng cố thêm sự kết nối với những người đăng kí, vì vậy bạn cần có những khoảng nghỉ dài hơn và ít những mẩu tin hơn. Họ đã thích bạn, vì vậy đó là vấn đề về thời gian, và ít hơn về giá trị. Giai đoạn thấu hiểu: giảm hơn nữa tần số email của bạn: bạn cần phải rải nội dung trong khoảng thời gian dài hơn. Tôi gửi một email trong khoảng 4-5 ngày một lần Giai đoạn 4: Trung thành Những người vẫn tiếp tục đọc mail của bạn trong giai đoạn này thì đã trở thành những độc giả trung thành, các fan của bạn và thường là các khách hàng của bạn.Bạn chỉ phải giữ mối quan hệ bằng cách gửi các nội dung. Ở giai đoạn này, tôi gửi các mail tự động từ 5-6 ngày một lần. Giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi bạn gửi tất cả mail tự động hoặc với điều kiện là những người đăng kí sẽ tiếp tục đọc email của bạn. Giai đoạn trung thành; Bạn phải tiếp tục đưa ra thông tin để giữ mối quan hệ với những người đăng kí. Gửi mail từ 5-6 lần một ngày Nói tóm lại, đây là toàn bộ quá trình Thanh nam châm thứ 2 Nếu bạn chỉ làm việc với tần số của các mail tự động, bạn sẽ thấy kết quả tốt. Nhưng nếu bạn muốn có được điều tốt nhất, bạn cần có thanh nam châm thứ 2. Ngày nay mọi người thường chào mời một cuốn ebook free tới những người đăng kí email. Tuy nhiên, bạn cũng biết đấy, bạn phải làm cái gì đấy khác để đứng nổi bật khỏi đám đông. Giải pháp là hãy chào mời thanh nam châm thứ hai tới những người đăng kí danh sách email của bạn. Nhưng điều này không có gì đặc biệt cả.Rất nhiều người còn chào mời hơn cả một thanh nam châm cho những người đăng kí của họ.Chiến thuật này làm việc tốt. Thực tế, những người làm marketing này có tỉ lệ opt-in cao hơn (**).Nhưng bạn có lẽ sẽ muốn làm tốt hơn thế. Những gì bạn có thể làm là bẻ vụn thanh nam châm thứ hai thành nhiều mảnh, và gửi mỗi mành này vào mỗi email.Bằng cách này, những người muốn toàn bộ thanh nam châm sẽ phải mở toàn bộ các email mà bạn gửi cho họ. Ví dụ, tôi gửi một nhóm gồm 12 email Hãy chắc chắn là đề cập trong mail rằng là bạn tặng thanh nam châm thứ 2 trong chuỗi mail, vì vậy mọi người sẽ hiểu rằng họ cần mở các emails của bạn để có được nội dung. Hãy nhớ rằng bạn phải chia thanh nam châm thứ 2 thành nhiều phần đủ dùng trong khoảng thời gian của tần số gửi tự động của bạn. Vì thế, trong ví dụ của tôi, tôi phải chia nó ra thành 12 phần hay nhiều hơn thế. Bạn sẽ tự hỏi tại sao bạn nên đưa thanh nam châm thứ 2 thay vì phá thanh nam châm đầu tiên thành nhiều mảnh. Lí do cho điều này có thể thấy qua thực tiễn: tôi đã thử nó, nhưng tỉ lệ mở và click đã giảm đáng kể. Lí do rằng bạn cần phải đưa thanh nam châm đầu tiên tới những người đăng kí bởi vì bạn muốn cho họ một khoản giá trị lớn sớm. Hay nhớ rằng bắt đầu một mối quan hệ lành mạnh là điều rất cần thiết. Kết luận Marketing qua email đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Bởi vì thế bạn cần phải phát cho ra những giải pháp mới để có được kết quả tốt hơn. Đó là cách của tôi, và nó hoạt động tốt hiện tại.Nhưng ai mà biết được? Có thể trong một năm, nó sẽ là qui chuẩn và chúng ta lại tìm ra những sách lược khác. Bạn có thể bắt đầu với cách của tôi, nhưng khi bạn cần chuyển nội dung, sự mời chào, giai đoạn và tần số vào đúng kênh thích hợp nhất với bạn. Hãy test test test. Đến lượt của bạn... Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn.Bạn nghĩ như thế nào về chiến thuật này?Chiến thuật marketing nào thích hợp với bạn? Về tác giả: Mauro D’Andrea là người thành lập ra Blog Growth, trang blog mà ông giúp mọi người có thể đạt được mục tiêu marketing qua internet. Nếu bạn muốn thành công khi online, hãy lấy cuốn sách miễn phí của ông “Tăng khả năng trò chuyện của bạn” .
Tài liệu liên quan