Làm tốt công tác thư viện trường tiểu học

I/. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI: Thư viện của trường diện tích quá hẹp không đáp ứng yêu cầu hiện tại, không có kho chứa sách riêng, cơ sở vật chất phục vụ thư viện còn thiếu thốn, kệ sách không đủ và chưa đúng quy cách, bàn đọc sách cũ kỷ hư hỏng được sửa chữa dùng tạm, thiết bị phục vụ việc dạy và học còn thiếu thốn, sách tham khảo dành cho giáo viên quá ít, học sinh có đến 50% là người dân tộc Khơmer đa số các em nằm trong diện nghèo vùng 135 nên phần nhiều sử dụng sách mượn ở thư viện và đến khi trả thì bị h ư hao, thất thoát khá nhiều. II/. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/. Thư viện trường tiểu học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh, tạo cơ sở nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nềp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường.

pdf6 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm tốt công tác thư viện trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LÀM TỐT CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC Qua nhiều năm làm công tác thư viện tôi đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắt khiến tôi phải tập trung toàn trí lực, vốn hiểu biết cộng với sự kiên trì nhẫn nại, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp, dần dần cũng tháo gỡ được các trở ngại đó và hiện tại ở những năm gần đây thư viện trường Tiểu học Định An 1 có nhiều chuyển biến khá tốt. Tuy kết quả không cao lắm nhưng đối với tôi là cả một quá trình phấn đấu. Tôi xin nêu lên một dài kinh nghiệm mà bản thân đã làm được trong thời gian qua cụ thể như sau : I/. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI : Thư viện của trường diện tích quá hẹp không đáp ứng yêu cầu hiện tại, không có kho chứa sách riêng, cơ sở vật chất phục vụ thư viện còn thiếu thốn, kệ sách không đủ và chưa đúng quy cách, bàn đọc sách cũ kỷ hư hỏng được sửa chữa dùng tạm, thiết bị phục vụ việc dạy và học còn thiếu thốn, sách tham khảo dành cho giáo viên quá ít, học sinh có đến 50% là người dân tộc Khơmer đa số các em nằm trong diện nghèo vùng 135 nên phần nhiều sử dụng sách mượn ở thư viện và đến khi trả thì bị hư hao, thất thoát khá nhiều. II/. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/. Thư viện trường tiểu học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh, tạo cơ sở nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nềp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. 2 2/. Thư viện phải cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. 3/. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục–đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 4/. Xây dựng kho sách hoàn chỉnh, sát thực đúng với yêu cầu giảng dạy và học tập, công tác xây dựng vốn sách báo phải có kế hoạch một cách khoa học, phải quán triệt và đảm bảo phù hợp với những nội dung cụ thể. Trước khi khai giảng năm học mới phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, can đối sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đối chiếu số nhân sự giáo viên trong biên chế năm học. Cũng như số học sinh ở mỗi khối lớp, mỗi thầy cô giáo đủ một bộ sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, mỗi em học sinh nghèo có một bộ sách để mượn. 5/. Tổ chức, khuyến khích thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thuư viện thông qua các hoạt động, kì họp với chương trình và kế hoạch dạy học. Để đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh nhằm giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết sử dụng tủ phích để tìm đọc. Nhất là các sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo và các loại báo tạp chí khoa học giáo dục, thế giới mới. 6/. Phối họp với thư viện trong ngành (Thư viện trường Dân tộc nội trú, thư viện trường Tiểu học Định An 2) học hỏi và trao đổi lẫn nhau những việc nào làm được và việc nào chưa làm được thì cùng nhau tháo gỡ vướn mắc để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách, báo, trang thiết bị chuyên dùng. Huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách, báo, tạp chí, từ điển để đảm bảo nguồn bổ sung làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất của thư viện. 3 7/. Quản lý sách theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý một cách chặt chẽ, bảo quản và giữ gìn sách, báo tốt, tránh hư hỏng, thất thóat, thường xuyên thanh lọc sách, báo cũ rách nát lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, báo tạp chí như : đĩa CD, tranh ảnh và bản đồ giáo dục. 8/. Thư viện phải được đặt tại điểm thuận tiện trong trường với diện tích thích hợp, cơ sở vật chất phải được bổ sung đầy đủ. Trang thiết bị chuyên dùng phải đầy đủ, sắp xếp một cách hợp lý khoa học theo nghiệp vụ quản ly thư viện (giá sách, tủ bàn ghế, thư mục từng bước phải được hiện hoá theo su thế phát triển chung. Bên cạnh đó nhiệm vụ của thư viện trường Tiểu học là việc phục vụ cho việc giảng dạy và học tập đóng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nó phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của trường tiểu học, đồng thời gắn liền với chương trình, nội dung học tập của trường tiểu học, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới, con người toàn diện, mọi thành viên trong nhà trường tiểu học đều có nhu cầu khác mhau về phục vụ sách, báo. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nội dung. Hoạt động chủ yếu của nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tậpcần tổ chức kho sách ba bộ phận cơ bản : Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên và sách tham khảo đọc thêm. Sở dĩ kho sách thư viện trường học được tổ chức thành ba bộ phận cơ bản khác nhau để phục vụ sát đối tượng bạn đọc, tạo điều kiện cho bạn đọc sử dụng sách thuận lợi nhất. Mặt khác về xử lý nghiệp vụ, tổ chứ hoạt động của từng bộ phận sách có những yêu cầu khác nhau, nhất là bộ phân sách giáo khoa hiện nay hoạt động với nhiều hình thức như : cho thuê, cho mượn, bán lẻ cho học sinh với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo thông qua nội dung luân chuyển sách, báo thư viện góp phần tích cực và nội dung dạy học, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. Qua các hoạt động như tuyên truyền và giới thiệu sách, triển lãm sách nhân các ngày lễ kỷ niệm của dân tộc, của ngành … có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục tư tưởng và truyền thống Cách Mạng cho học sinh, đồng thời chống mọi tàn dư văn hoá tiêu cực xâm nhập vào nhà trường. Ngoài ra thư viện còn hoạt động phục vụ việc tự học và tự bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh một cách có hứng thú có thói quen, có phương pháp tự học, hướng dẫn các em học sinh lớn biết sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn sách hay. Muốn cần làm tốt công tác thư viện trường học sát đúng với yêu cầu giảng 4 dạy và học tập phải có hoạt động một cách cụ thể như : kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và có đánh giá sát thực những việc làm được và những việc chưa làm được trong tuần, tháng, học kì và cả năm học. Xây dựng được kho sách báo tốt, phải đảm bảo phù họp với nội dung. Mục tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học là làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của người xã hội chủ nghĩa, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp Cách Mạng của nhân dân ta, hết lòng xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẳn sàn bảo vệ Tổ Quốc. Mục tiêu đó quy định nội dung và phương pháp đã tạo của nhà trường, đồng thời cũng quuy định chức năng và nội dung của kho sách thư diện. Kế hoạch xây dựng vốn sách, báo phải phù hợp với kinh phí được cấp. Xét theo quan điểm giáo dục gắn với kinh tế, với chính trị thì xây dựng sách, báo một cách hiệu quả nhất là với số lượng kinh phí được cấp, phải làm thoả mãn một cách cao nhất nhu cầu của bạn đọc. Kinh phí là điều kiện để phát triển về số lượng và chất lượng kho sách của thư viện, bổ sung sách, báo cho thư viện phải được thường xuyên và liên tục, phải nắm bắt qua mục lục giới thiệu sách mới của nhà xuất bản giáo dục, từ đó mới có kế hoạch bổ sung kịp thời sách cho thư viện một cách cụ thể. Kho sách là cơ sở vật chất đảm bảo mọi hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ của thư viện. Vì vậy sách được mua cho thư viện trường tiểu học phải phù hợp với đối tượng đã tạo chức năng và nhiệm vụ của nhà trường, kho sách của thư viện trường học phải có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc. Phải căn cứ vào nội dung, chương trình dạy và học của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh mà tiến hành lựa chọn. Những cuốn sách phục vụ trực tiếp chương trình học của học sinh thì cần nhiều bản. Những cuốn sách phục vụ riêng cho giáo viên thì số bản ít hơn, xây dựng kho sách là hạt nhân rất quan trọng, vì vậy để tiến hành bổ sung khởi đầu cán bộ thư viện cần phải tiến hành điều tra cơ bản, phải xác định rõ tính chất, nhiệm vụ của thư viện, nhu cầu về sách của bạn đọc. Không xác định được những điều đó thật rõ ràng thì không thể có cơ sở khoa học để tiến hành bổ sung khởi đầu cho thư viện. 5 Để thư viện phục vụ sát đúng với yêu cầu giảng dạy, học tập và nhà trường gắn với thực tế nhiều mặt của xã hội, thư viện phải thường xuyên bổ sung sách báo mới để thu hút đông đảo giáo viên và học sinh, bạn đọc đến thư viện đọc sách báo 9/. Xử lý nghiệp vụ thư viện : Mỗi khi nhận sách mới từ phòng giáo dục huyện về, xử lý nghiệp vụ thư viện xong cần giới thiệu đến thầy cô giáo và các em học sinh biết để đến thư viện đọc sách. Hàng năm, đầu năm học trước khi khai giảng năm học mới cần có kế hoạch sắp xếp sẳn đủ bộ sách theo từng khối lớp cho từng giáo viên chủ nhiệm mượn nhằm nhanh chóng và thuận tiện, kế tiếp là giáo viên và các em học sinh bao bìa sách vở, giữ gìn sạch sẽ, kỹ lương để sử dụng được lâu dài. Cuối học kì I thu lại sách tập 1 và cho mượn sách tập 2, để tránh thất thoát đến mức thấp nhất. Cuối năm học thu sách xong sắp xếp theo môn loại và sau đó tiến hành kiểm kê cuối năm và đề nghị thanh lý sách thất thoát, hư hỏng không còn sử dụng được và có kế hoạch bổ sung cho năm học kế tiếp như đã nêu ở trên. 10/. Tổ chức phong trào thi đua : Mỗi năm thư viện đều phải phát động giáo viên và học sinh phong trào thi đua như : thi kể chuyện theo sách đạo đức, thi giữ gìn sách vở bền đẹp, thi thiết bị tự làm … sau đó tuyển chọn các em đi thi các cấp. III/. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Qua những việc làm thiết thực nêu trên tôi đã góp một phần nhỏ vào công tác xây dựng tốt thư viện trường học được thể hiện. Qua đánh giá của thanh tra Sở giáo dục &đã tạo, đặc biệt là những năm gần đây trường đã có học sinh và giáo viên đạt ở các cấp ở các kì thi kể chuyện theo sách bậc Tiểu học, thi vở sạch chữ đẹp, thi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên. Thi giáo viên dạy giỏi ở các cấp. Riêng năm học 2006 – 2007 trường có 04 giáo viên đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 04 học sinh đạt vở sạch chữ đẹp cấp huyện và 03 em được dự thi cấp tỉnh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết được thông qua quá trình làm công tác phụ trách thư viện. Nay nêu lên để đồng nghiệp tham khảo và chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp quý báo hầu giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 6
Tài liệu liên quan