Làm việc ở cấp độ cộng đồng

Mục đích của cách tiếp cận cộng đồng đối với người khuyết tật là thúc đẩy tiến trình hoà nhập xã hội của người khuyết tật thông qua các hình thức can thiệp trợ giúp về nâng cao nhận thức, phục hồi chức năng dựa trên các vấn đề giáo dục, đào tạo, việc làm, các mô hình trao quyền, vấn đề sử dụng các dịch vụ xã hội và các mô hình bảo trợ xã hội.

pptx45 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Làm việc ở cấp độ cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14. Làm việc ở cấp độ cộng đồngMục đích của cách tiếp cận cộng đồng đối với người khuyết tật là thúc đẩy tiến trình hoà nhập xã hội của người khuyết tật thông qua các hình thức can thiệp trợ giúp về nâng cao nhận thức, phục hồi chức năng dựa trên các vấn đề giáo dục, đào tạo, việc làm, các mô hình trao quyền, vấn đề sử dụng các dịch vụ xã hội và các mô hình bảo trợ xã hội.Phát triển mô hình thực hành cộng đồng cho người khuyết tật cần được nhìn nhận và được hiểu thông qua các mô hình và khả năng của dịch vụ xã hội.Hoà nhập cộng đồng được nhìn nhận như một yếu tố tác động và hệ quả của quá trình chuyển đổi việc triển khai các dịch vụ trợ giúp tại cộng đồng. Đây là quan điểm xuyên suốt của tiến trình làm việc với cá nhân và cộng đồng như là một cách thức cụ thể của tiến trình thúc đẩy hoà nhập xã hội của người khuyết tật. Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật Cộng đồng và cộng đồng người khuyết tậtKhi đề cập đến cộng đồng, chúng ta thường hình dung đó là vấn đề đề cập đến các mối quan hệ xã hội thân thuộc ở một khu vực dân cư nhỏ được xác định về phạm vi. Đó là cách hiểu về cộng đồng theo địa lý. Với cách hiểu đó, những người khuyết tật thường khó tạo dựng cho mình một cộng đồng riêng do những khó khăn về việc khuyết tật đem lại. Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật Cộng đồng và cộng đồng người khuyết tậtMặc dù vậy, trong cuộc sống hiện tại, cùng với sự phát triển của công nghệ, giao thông và các hình thức trợ giúp xã hội, cộng đồng người khuyết tật được hình thành một cách hữu hình hay vô hình tạo nên một bình diện xã hội đa dạng về người khuyết tật. Mục tiêu của các cộng đồng được hình thành là hướng đến giải quyết những vấn đề rất cụ thể về lợi ích, quyền lợi, mối quan tâm của từng cá nhân. Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật Cộng đồng và cộng đồng người khuyết tậtCác cộng đồng theo địa vực được xác định có giới hạn và theo các khu vực địa lý hành chính cụ thể, được tạo dựng bởi chính các cá nhân cùng chia sẻ mối liên kết và sở thích cụ thể.Các mạng lưới xã hội khác, bao gồm gia đình, bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, bạn học, và các thành viên của một tổ chức xã hội cụ thể cũng tạo nên một hình thức của cộng đồng (Kemp, 1995, tr.185) Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật Cộng đồng và cộng đồng người khuyết tậtCộng đồng khuyết tật được hình thành từ nhiều tầng lớp và khía cạnh, đó là cộng đồng những người có các kiểu thương tật khác nhau hoặc có các điều kiện sức khoẻ khác nhau. Cộng đồng khuyết tật được hình thành dựa trên khía cạnh địa lý cũng như trên khía cạnh lợi ích.Từ việc xác định các mô hình cộng đồng người khuyết tật khác nhau để qua đó chỉ ra các hình thức can thiện khác nhau đối với từng cộng đồng. Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật Phân tích:Xác định các đặc điểm của cộng đồng thanh niên khuyết tật thông qua diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam Tổ chức cộng đồngTổ chức cộng đồng được xem là một phương pháp chủ yếu của công tác xã hội. Phương thức này được hiểu ở các khía cạnh như phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, kế hoạch hóa xã hội.Dunham đề xuất rằng: Công tác tổ chức cộng đồng là một tiến trình có ý thức của sự tác động qua lại của xã họi và một phương thức công tác xã hội có liên quan tới một số hoặc tất cả các mục tiêu sau:Sự hội nhập của các nhu cầu rộng lớn và sự mang lại, duy trì sự đánh giá giữa các nhu cầu và các nguồn lực trong một cộng đồng hoặc các lĩnh vực khác nhau;Giúp đỡ con người đứng đầu và giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề, các mục tiêu thông qua việc giúp đỡ họ phát triển, cải thiện và duy trì các phẩm chất như: hòa nhập, tự định hướng và hợp tácMang lại những thay đổi trong cộng đồng và các mối quan hệ tập thể cũng như trong phân phối khả năng quyết đoánTổ chức cộng đồngQuá trình biến đổi cộng đồngNhận biết cơ hội thay đổiNghiên cứu cơ hội thay đổiLập mục tiêuThiết kế, phác họa nỗ lực biến đổiKế hoạch hóa nguồnThực hiện cố gắng biến đổiTheo dõi nỗ lực biến đổiĐánh giá nỗ lực biến đổiTái đánh gía và ổn định tình hìnhXuất phát điểm của CTXH cộng đồngCác hoạt động cộng đồng được khởi xướng từ tổ chức xã họi từ thiện London vào năm 1969. Đây là những nỗ lực nhằm loại bỏ sự sao chép và gian lận trong các hoạt động quản lý. Mục đích của các tổ chức này là cải thiện toàn bộ các dịch vụ trong cộng đồng thông qua hành động điều phối và hợp tác.Các tổ chức cộng đồng thường trên thế giới thường tập trung vào ba vấn đề cơ bản: Sức khỏe, Phúc lợi và Giải tríNhững nguyên tắc chung trong hoạt động tổ chức cộng đồng(1) hoạt động tổ chức cộng đồng với phúc lợi xã hội có liên quan đến con người và các nhu cầu của họ. Mục tiêu của nó là nhằm làm giàu đời sống con người bằng cách mang lại và duy trì một sự thích nghi hữu hiệu hơn giữa các nguồn phúc lợi xã hội và các nhu cầu phúc lợi xã hội(2) cộng đồng là khách hàng đầu tiên trong hoạt động tổ chức cộng đồng cho phúc lợi xã hội. Cộng đồng có thể là một địa phương, một thành phố, tỉnh, bang hoặc một quốc gia;(3) có một sự thật hiển nhiên trong hoạt động tổ chức cộng đồng rằng cộng đồng cần được hiểu và chấp nhận đúng như bản chất và vị trí của nó;Những nguyên tắc chung trong hoạt động tổ chức cộng đồng(4) Tất cả mọi người trong cộng đồng phải được chăm sóc về sức khỏe và được đưa vào các tổ chức dịch vụ của nó. Đại diện các quyền lợi và các yếu tố về dân số cũng như sự tham gia toàn diện là những điều kiện quan trọng trong cộng đồng;(5) Thực tế về các nhu cầu luôn thay đổi của con người và thực tiễn mối quan hệ giữa con người với cá nhân là động lực trong hoạt động tổ chức cộng đồng;(6) tiến trình hoạt động tổ chức cộng đồng vì phúc lợi xã hội là một phần của công tác xã hội.Các mô hình thực hành cộng đồng người khuyết tậtTrong lĩnh vực tác động và biến đổi cuộc sống của người khuyết tật thông qua biến đổi cả cộng đồng người khuyết tật cũng như dùng sức mạnh của cộng đồng của người khuyết tật, có ba hình thức để hướng đến tác động đó là mô hình hành động các nhóm tự lực, mô hình trao quyền và mô hình xây dựng cộng đồng chức năng. Trước khi đi vào xác định các nội dung cơ bản của các mô hình, về vai trò của nhân viên xã hội trong từng mô hình, một khía cạnh quan trọng là điểm khởi đầu cho mọi hành động đó là cần xác định nhu cầu của từng cộng đồng người khuyết tật khác nhau.Các mô hình thực hành cộng đồng người khuyết tậtThực hành với cộng đồng bao gồm một loạt các kỹ năng chuyên môn, cũng như các bước khác nhau. Nhiều tác giả cho rằng các kỹ năng đó được thể hiện qua các khía cạnh hợp tác, bắt đầu, giáo dục, môi giới, liên kết, hành động và biện hộ. Từng hoạt động này có ý nghĩa chuyên môn khác nhau và được áp dụng với các mục đích và mục tiêu cụ thể.Các mô hình thực hành cộng đồng người khuyết tậtCác bước xác định một quá trình hành động cộng đồng bao gồm:xác định vấn đề và các kết quả theo mong đợi;quyết định hệ thống nào được tập trung cho thay đổi;quyết định và xác định những thành tố cơ bản cần được tập trung;quyết định điều gì là trọng tâm của mối quan tâm (khu vực, dân số)xác định các vai trò công tác xã hội cơ bản mà sẽ kéo theo các cá nhân và các tình huống khác nhauĐánh giá cộng đồngCộng đồng nói chung và cộng đồng người khuyết tật nói riêng, dù mang tính địa vực hay phi địa vực, đều không ổn định, luôn biến đổi về cấu trúc, thành phần và nội dung hoạt động. Đánh giá về cộng đồng cũng cần tạo được cách hiểu tổng thể về cấu trúc, nhu cầu của cộng đồng.Đánh giá cộng đồng có thể được thực hiện bởi các nhà chuyên môn bên ngoài cộng đồng hoặc bởi chính các thành viên của cộng đồng. Đánh giá cộng đồngĐánh giá nhu cầu của cộng đồng có thể được thực hiện thông qua các chương trình phát triển, thông qua các nhóm quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, thông qua sự tham dự của các thành viên trong cuộc sống của cộng đồng.Đánh giá nhu cầu được xem như một tiến trình nghiên cứu, có thể đưa ra những nhận định mang tính định tính hay định lượng, cũng như xác định được nhóm đối tượng được đánh giá.Với các cộng đồng không được xác định bởi tính địa lý, việc đánh giá cũng cần linh hoạt ở khía cạnh xác định phạm vi. Đánh giá cộng đồngViệc đánh giá cộng đồng cần hướng đến giải quyết các khía cạnh sau:(1) có cách hiểu về cộng đồng, về những phẩm chất đặc trưng, và về những sự tương đồng với những cộng đồng khác:Nếu chúng ta nghiên cứu về “cộng đồng” về các cá nhân có thương tật nhìn, chúng ta cần hiểu mọi đặc trưng cụ thể của cộng đồng những người có hạn chế về nhìn, những khác biệt và những sự tương đồng giữa những người có khó khăn về nhìn và những người trong các cộng đồng khuyết tật như cộng đồng khiếm thính hoặc cộng đồng bị tổn thương cột sống và cả về những khác biệt và tương đồng giữa cộng đồng thương tật nhìn và cộng đồng những người không bị khuyết tật nhìn mà ở đố cộng đồng khuyết tật nhìn được quy chiếu vào Đánh giá cộng đồng(2) Hàng loạt các công cụ cần được sử dụng nhằm đánh giá những chiều kích khác biệt và những phẩm chất của cộng đồng và nhu cầu của cộng đồng. Những phương pháp này có thể được đưa vào khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi qua thư, điều tra dân số, phỏng vấn cá nhân hay điện thoại, quan sát và sử dụng thảo luận nhóm hay các hình thức tiếp xúc nhóm.Các phương pháp luận được chọn lựa có lẽ cũng được xem là phù hợp đối với cộng đồng cần được đánh giá; các bảng hỏi được viết có lẽ được xem là phù hợp cho quá trình đánh giá những cộng đồng bị tổn thương về tầm nhìn Điều lưu ý là từng hình thức tiếp cận phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hình khuyết tật. Đánh giá cộng đồng(3) Những người đánh giá trong và ngoài cộng đồng có thể tiếp cận đến tiến trình thu thập thông tin với cách nhìn mở và sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ chính cộng đồng người khuyết tật. Khi các thành viên của cộng đồng tham dự vào quá trình đánh giá, điều cần quan tâm là nhân viên xã hội cần khuyến khích việc tự nhận thức và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quá trình duy trì vị trí trung tính của mình trong quá trình đánh giá nhu cầu.(4) Khi đánh giá nhu cầu nhấn mạnh đến chính khía cạnh nhu cầu, để gắn sức mạnh cộng đồng và các nguồn lực trong đánh giá Mô hình nhóm tự lựcNhóm tự lực được hình thành khá rộng rãi như một biểu hiện thu hút sự giúp đỡ và tự giúp đỡ của các nhóm cá nhân có cùng các vấn đề cuộc sống, cùng sự trải nghiệm và có nhu cầu cần vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhóm tự lực cùng giúp nhau trong các khía cạnh xác định vấn đề, cung cấp các nguồn lực, chia sẻ với nhau những kỹ năng sống và hoà nhập xã hội. Sự vận hành của các nhóm tự lực được thực hiện bởi chính các thành viên và cũng có thể nhận được sự trợ giúp về tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức xã hội khác.Mô hình nhóm tự lựcKhuyết tật và tự lựcVấn đề lớn nhất mà người khuyết tật luôn mong muốn hướng đến chính là sự độc lập. Hoạt động tự lực của nhóm khuyết tật chính là quá trình tự vận động, tự tạo sức mạnh, tự đáp ứng và tự phát triển nhân cách cá nhân của chính các thành viên. Tự lực được xem như một phần quan trọng trong mạng lưới các nguồn lực cho người khuyết tật và luôn thực hiện được chức năng quan trọng trong hỗ trợ, biện hộ và giáo dục.Mô hình nhóm tự lựcLịch sử nhóm tự lực của người khuyết tậtTheo từ điển Webster, Tự lực được xem như là hành động hay hoạt động tự giúp đỡ của một cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác. Mặc dù vậy khả năng thực hiện chức năng một cách độc lập cũng mới chỉ là một khía cạnh của tự lực mà thôi.Trong khi nhiều quan điểm hướng đến nhìn nhận tự lực như cách thức giải quyến các vấn đề, những quan điểm khác coi tự lực như là cách thức để có được khả năng đầy đủ hơn qua việc tự nâng cao nhận thức và tăng cường cảm nhận về sự hạnh phúc của cá nhân.Mô hình nhóm tự lựcVai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động của nhóm tự lựcNhân viên xã hội thực hiện các vai trò chuyên môn trong các nhóm tự lực thường là những người bên ngoài. NVXH hướng đến thúc đẩy sự hình thành nhóm, các hoạt động tư vấn, bắt đầu quá trình đào tạo-huấn luyện, và sự giúp đỡ các thành viên của nhóm và thúc đẩy việc trợ giúp quá trình hình thành người lãnh đạo tiềm năng của nhóm. Trong các buổi gặp mặt, NVXH thường thể hiện vai trò người tham gia chứ không phải là người ra quyết định.Mô hình nhóm tự lựcVai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động của nhóm tự lựcNVXH cũng có những nhu cầu và các vấn đề đem lại lợi ích từ các nhóm tự lực, và cũng không thường xuyên thể hiện những nhu cầu và vai trò chuyên môn với tư cách là thành viên của nhóm tự lực.NVXH làm cho mọi thành viên của nhóm hiểu được vai trò của nhân viên xã hội đó: khi nào là nhân viên xã hội và khi nào là thành viên của nhóm. NVXH cần giữ được vị trí và vai trò của mình, cần kháng lại những yêu cầu về thực hiện các nhiệm vụ tư vấn-tham vấn cá nhân và phải luôn thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân, mối quan tâm cá nhân và những trải nghiệm chung về nhóm ở khía cạnh chuyên môn.Mô hình nhóm tự lựcVai trò của nhóm tự lực và các chương trình hành động xã hộiChức năng của nhóm tự lực được thể hiện qua việc thực hiện hành động xã hội cùng sự hỗ trợ những thành viên có cùng những điệu kiện-tình trạng giống nhau. Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm và những sự quan tâm, sự đồng nhất trong những trải nghiệm được phát hiện để các thành viên chia sẻ.Mô hình nhóm tự lựcSự hình thành các nhóm tự lực khuyết tật gắn liền với các phong trào về quyền của người khuyết tật đề cập đến khía cạnh khác nhau của đời sống như vấn đề giáo dục, nơi ở, về hoạt động kinh tế, về việc làm, các hoạt động giải trí cũng như về hình ảnh của người khuyết tật trong cuộc sống. Ở cấp độ vĩ mô, các phong trào xã hội xuất phát từ các nhóm tự lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình biện hộ và xây dựng chính sách liên quan đến nhóm. Ở khía cạnh này, nhìn từ quá trình xây dựng và phát triển luật người khuyết tật ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho nội dung này.Mô hình trao quyềnMô hình trao quyền cho các cộng đồng được xem như một hình thái và cấp độ vĩ mô hình của mô hình trao quyền cho các cá nhân. Việc trao quyền được dựa trên các vấn đề tôn trọng con người và tôn trọng những phẩm chất riêng của từng cá nhân, ở khía cạnh trao quyền ở cộng đồng cũng được thể hiện rõ trên các khía cạnh này. Trao quyền là một khía cạnh đặc trưng của công tác xã hội hướng đến giúp cho cộng đồng tự nâng cao năng lực và khả năng xây dựng các biện pháp đối phó những thách thức trong đời sống của cộng đồng và xã hội. Mô hình trao quyềnỞ góc độ rộng hơn, trao quyền giúp cho cả cộng đồng nâng cao về cảm xúc hành động nhóm, về sự gắn kết và khả năng tạo nên những tác động và những ảnh hưởng tốt đẹp cho các thành viên của cộng đồng. Hướng đến thúc đẩy các kỹ năng cá nhân, những khả năng và đặc điểm cá nhân của từng thành viên để giúp cộng đồng hướng đến đạt được những mục đích chung và khả năng tự quyết định của cộng đồng.Mô hình trao quyềnTrao quyền cho cộng đồng tạo dựng nên các khía cạnh sau:sự tin tưởngsự hoà nhậpsự tổ chứcsự hợp tácsự ảnh hưởng lẫn nhauNguồn: Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnSự tham gia của các thành viên nhóm:Mô hình trao quyền khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm. Các thành viên của nhóm-cộng đồng được xem là các công dân, các khách hàng, là những người bị tác động một cách tiêu cực bởi các điều kiện trong xã hội, qua đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, ở các môi trường tự nhiên và môi trường xât dựng và theo các khía cạnh về thái độ xã hội và hành vi như là sự áp đặt và sự phân biệt đối xử.Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnSự tham gia của các thành viên nhóm:Sự tham gia của các cá nhân có xu hướng suy giảm khi kích cỡ của nhóm gia tăng và các thành viên có được cảm giác về vai trò của mình với những vấn đề quan tâm. Khi kích cỡ của nhóm gia tăng và hiệu quả làm việc của nhóm có xu hướng giảm, nhân viên xã hội cần đề xuất các nhóm nhỏ hay các cộng đồng nhỏ để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm cụ thể. Các thành viên sau đó chọn lựa nhóm hay cộng đồng được xem như là các giải quyết tốt nhất các mối quan tâm của họ và chu phép sử dụng những kỹ năng và khả năng riêng.Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnSự tham gia của các thành viên nhóm:Trao quyền cho cộng đồng được xem như một tiến trình tạo sự thay đổi cho toàn thể cộng đồng, đó cũng là một quá trình tạo được hành động xã hội thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân, các nhóm nhỏ trong cộng đồng và toàn bộ cộng đồng hướng đến các mục tiêu đạt được sự kiểm soát của cộng đồng, chất lượng sống của cả cộng đồng.Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnĐối thoại về trao quyềnTrước khi một nhóm trao quyền có thể chuyển hướng hiệu quả đến hành động cộng đồng, những tranh luận phải hướng các cá nhân khỏi các cách hiểu về các vấn đề cá nhân riêng của họ và những nhu cầu cho cách hiểu rộng hơn về các tiến trình xã hội và chính trị, cả về sự áp đặt và nạn nhân hoá có tác động đến các cá nhân ra sao.Việc cùng nhau chia sẻ các câu chuyện cá nhân là một sự khởi đầu hiệu quả của tiến trình này. Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnVai trò của nhân viên xã hộiLàm việc với các nhóm để tạo ra sự biến đổi cũng kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ trong vị thế chuyên môn của nhân viên xã hội. Đây không phải là một vị trí cho thái độ phán xét. Các nhân viên xã hội cam kết có thể truyền cảm hứng và giúp đỡ các thành viên của nhóm, tạo được thông tin về các nguồn lực và chiến lược, giảng dạy các kỹ năng và phương pháp can thiệp và giúp việc duy trì động lực của nhóm.Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnVai trò của nhân viên xã hộiNhân viên xã hội trợ giúp các thành viên của nhóm tự quản lý tiến trình và các kết quả từ những nỗ lực. Để trợ giúp nỗ lực này, nhân viên xã hội giúp nhóm đối thoại, phản ảnh và quyết định những hình thức hành động và mục tiêu nào cần có, để phát triển các chiến lược, và xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên và với nhóm khác nhằm thúc đẩy các mục đích của nhóm. Một số thành tố tạo nên mô hình trao quyềnVai trò của nhân viên xã hộiVai trò của nhân viên xã hội được xem như những người phối hợp cho thấy có sự tương hỗ về lợi ích. Nhân viên đó cũng là một thành viên tham gia hơn là một người xa lạ (Kemp, tr.191).Mô hình cộng đồng chức năngCộng đồng chức năng là một nhóm cá nhân có cùng chung mục đích, chức năng và mối quan tâm chung. Cộng đồng giúp cho từng thành viên hướng đến đáp ứng các nhu cầu phát triển cá nhân và những mối quan tâm chung qua việc cùng chia sẻ thông tin và sự trải nghiệm trong cuộc sống. Cộng đồng người khuyết tật cũng thực hiện vai trò như vậy, đặc biệt ở khái cạnh thực hiệ chức năng trợ giúp lẫn nhau và đưa tiếng nói của cả cộng đồng trong quá trình biện hộ chính sách, thu hút nguồn lực cộng đồng và làm thay đổi cách nhìn chung của cả xã hội về cộng đồng.Mô hình cộng đồng chức năngCác nhóm cộng đồng chức năng là các cộng đồng được nhấn mạnh đến lợi ích hơn là về địa vực. Các cộng đồng chức năng thường tổ chức được cách sử dụng các mô hình hành động xã hội để biện hộ về các nhu cầu và quan tâm của cộng đồng. Mô hình hành động xã hội nhấn mạnh đến việc đạt được sự công bằng xã hội. Mô hình cộng đồng chức năngĐịnh hướng của cộng đồng chức năng:tạo dựng được ý thức về cộng đồng cho mọi thành viên có những bất lợi nhằm biến sự sợ hãi của họ thành niềm hy vọng,biến sự bất an thành sự vui vẻ, biến sự chia cắt thành sự hợp nhất,biến sự tách biệt thành quá trình tương tác, biến trạng thái nghi ngờ sang trạng thái cởi mở, biến tình trạng còn nhiều vấn đề sang tình trạng thoả mãn, đặc biệt cộng đồng nói chung và cộng đồng chức năng nói riêng còn nhằm vào việc từ quá tập trung vào cái tôi còn hướng vào những cá nhân khác.Mô hình cộng đồng chức năngVai trò của nhân viên xã hội Theo mô hình này (Weil và Gamble, tr.584), nhân viên xã hội thực hiện nhiệm vụ như:người tổ chức: hình thành nhóm và giúp việc xây dựng sự cố kết và đồng thuận về những gì cần được giải quyết và giải quyết như thế nào;biện hộ: biện hộ vì mối quan tâm đặc biệt hợc nguyên nhân của nhóm, cả trong và ngoài nhóm;người thương thuyết: trợ giúp nhóm làm việc với những nhớm lợi ích đặc biệt, chọn lựa các thành viên, các nguồn lực và những hình thức để đáp ứng nhu cầu;nhà giáo dục: giảng dạy, thúc đẩy và chuẩn bị cho các thành viên của nhóm tiếp cận đến nhữn
Tài liệu liên quan