Lao động nữ và nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy

Tóm tắt: Nghiên cứu về đói nghèo theo khu vực địa lý trong 10 năm trở lại đây đã có sự mở rộng và nhìn nhận lại mạnh mẽ. Trong các cuộc di cư nội địa, đô thị lớn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhóm lao động này thiếu sự chuẩn bị về học vấn và chuyên môn nên không thể tìm kiếm việc làm chính quy, có thu nhập tốt mà phải tham gia vào các việc làm thuộc nền kinh tế phi chính quy. Sự kém ổn định về nghề nghiệp làm cho phụ nữ nhập cư khó cải thiện mức sống và vẫn chưa thoát nghèo. Thêm nữa, lực lượng lao động này ngày càng gia tăng quy mô và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tỷ lệ lao động đô thị nhưng lại thiếu sự quan tâm của xã hội trong các giải pháp chính sách. Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp cùng với quan điểm về giới của nghèo đô thị nhằm phác họa một số khía cạnh trong cuộc sống của lao động nữ trong nền kinh tế phi chính quy ở đô thị như bối cảnh gây tổn thương, các vấn đề sức khỏe, tình dục, bất bình đẳng. Đồng thời cũng làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến nghèo thời gian và nữ hóa đói nghèo vốn cần quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đô thị.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao động nữ và nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 152 LAO ĐỘNG NỮ VÀ NGHÈO ĐÔ THỊ TRONG NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH QUY ThS. Dƣơng Trƣờng Phúc Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: duongtruongphuc@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu về đói nghèo theo khu vực địa lý trong 10 năm trở lại đây đã có sự mở rộng và nhìn nhận lại mạnh mẽ. Trong các cuộc di cư nội địa, đô thị lớn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhóm lao động này thiếu sự chuẩn bị về học vấn và chuyên môn nên không thể tìm kiếm việc làm chính quy, có thu nhập tốt mà phải tham gia vào các việc làm thuộc nền kinh tế phi chính quy. Sự kém ổn định về nghề nghiệp làm cho phụ nữ nhập cư khó cải thiện mức sống và vẫn chưa thoát nghèo. Thêm nữa, lực lượng lao động này ngày càng gia tăng quy mô và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tỷ lệ lao động đô thị nhưng lại thiếu sự quan tâm của xã hội trong các giải pháp chính sách. Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp cùng với quan điểm về giới của nghèo đô thị nhằm phác họa một số khía cạnh trong cuộc sống của lao động nữ trong nền kinh tế phi chính quy ở đô thị như bối cảnh gây tổn thương, các vấn đề sức khỏe, tình dục, bất bình đẳng. Đồng thời cũng làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến nghèo thời gian và nữ hóa đói nghèo vốn cần quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đô thị. Từ khóa: lao động nữ, nghèo đô thị, kinh tế phi chính quy, bất bình đẳng, đô thị hóa. Dẫn nhập Trong nhiều cuộc di cƣ nội địa ở các nƣớc đang phát triển, dòng chảy dân số từ nông thôn ra thành thị chiếm ƣu thế do tác động của quá trình đô thị hóa (ADB 2007; Dang 2001, 2005; Djamba, Goldstein, và Goldstein 1999). Mô hình đầu tiên về phân tích hiện tƣợng di dân của Lewis cho thấy cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng ở khu vực thành thị tạo ra một nhu cầu rất lớn về lao động nhƣng lại thiếu hụt; trong khi đó, ở khu vực nông thôn tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và dƣ thừa lao động (Lewis 1954). Kết quả của quá trình này là sự thiếu hụt lao động thành thị đƣợc bù đắp bởi dòng chảy dân số từ nông thôn. Chuyển biến các dòng chảy dân số có sự chọn lọc giới, nếu trong quá khứ phong trào nông thôn - thành thị do nam giới thống trị, thì trong những thập kỷ gần đây càng có nhiều phụ nữ di chuyển đến các khu vực đô thị nhằm tìm kiếm việc làm, chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc là ngƣời tị nạn do xung đột (Hughes và Wickeri 2010). Đô thị hóa không xảy ra tình trạng công bằng về cơ hội và thu nhập. Nhóm dân số này không thể tìm kiếm những công việc chính quy nên tham gia vào nền kinh tế phi chính quy bao gồm các công việc thời vụ tại công trƣờng xây dựng, khu công nghiệp, khu chế xuất, bán hàng rong Thuật ngữ khu vực kinh tế phi chính quy (informal sector) đầu tiên do Hart đề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển (Hart HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 153 1973, 1985). Nguyên gốc sự khác biệt giữa khu vực kinh tế chính quy và phi chính quy đến từ sự phân biệt giữa lao động đƣợc trả lƣơng và lao động tự làm. Khu vực kinh tế phi chính quy cùng với những việc làm phi chính quy hợp thành nền kinh tế phi chính quy (Kinh tế PCQ = Khu vực KTPCQ + Việc làm PCQ) Trong các nghiên cứu về di cƣ từ nông thôn đến thành thị, vai trò của khu vực kinh tế phi chính quy là chủ đề dẫn đến nhiều tranh luận (Meng 2001). Theo quan điểm từ góc độ kinh tế, sự tồn tại của khu vực này là biểu hiện của hiện tƣợng phân khúc thị trƣờng lao động gây ra bởi sự dƣ thừa lao động có tính cấu trúc và khả năng còn hạn chế của khu vực hiện đại trong việc tạo việc làm cho các khu vực kinh tế thứ cấp (Harris và Todaro 1970; Portes, Castells, và Benton 1989). Song bên cạnh đó, quan điểm của các nhà xã hội học và nhân học có xu hƣớng coi khu vực phi chính thức nhƣ là khu vực kinh tế đƣợc định hƣớng bởi các giá trị đạo đức truyền thống, giúp đỡ tƣơng trợ lẫn nhau, hoặc nhƣ một vƣờn ƣơm các doanh nhân nghèo nhƣng sáng tạo và tự hào về công việc độc lập (Razafindrakoto, Roubaud, và Wachsberger 2010). Đối với những phụ nữ nhập cƣ nghèo, không bằng cấp, không hộ khẩu, tay nghề thấp... thì việc đƣợc nhận vào làm trong các doanh nghiệp phi chính quy là bƣớc khởi đầu khả thi nhất đƣợc lựa chọn để tạo thu nhập, học tập, nâng cao tay nghề. Đồng thời, việc làm trong khu vực này đƣợc đánh giá là giải pháp tình thế để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp (Razafindrakoto et al. 2010) và là hình thức hội nhập phổ biến nhất vào thị trƣờng lao động ở các nƣớc đang phát triển (Bacchetta, Ernst, và Bustamante 2009). Trái với các dự đoán, khu vực kinh tế phi chính quy và việc làm phi chính quy đã không biến mất khi kinh tế tăng trƣởng và phát triển mà còn gia tăng ở nhiều nƣớc dƣới tác động của toàn cầu hóa (Razafindrakoto et al. 2010). Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy vai trò của di cƣ đến việc cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình (de Brauw và Harigaya 2007). Vị trí của ngƣời phụ nữ di cƣ có xu hƣớng đƣợc cải thiện khi quyết định di cƣ do chính bản thân đƣa ra thông qua việc giúp đỡ kinh tế gia đình bằng cách tiết kiệm hầy hết tiền lƣơng gửi về (Nguyễn Thị Hòa 2008). Bên cạnh đó, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa di cƣ và thị trƣờng lao động thành thị (Goldstein, Djamba, và Goldstein 2001) nhƣng chủ đề về phụ nữ nghèo đô thị trong thị trƣờng lao động phi chính quy còn ít đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Sự tƣơng tác giữa các yếu tố kinh tế chính trị văn hóa xã hội (có nguồn gốc nội tại và phát sinh) tạo nên dạng thức song song: đói nghèo và giàu có. Về bản chất, nhóm dân số này là phụ nữ nghèo nông thôn đến với đô thị do thích ứng chƣa kịp nhanh chóng hòa vào dân số bản địa thành một bộ phận gọi là phụ nữ nghèo đô thị (Tacoli 2012). Bài viết này tập trung vào một số vấn đề của phụ nữ nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy vốn rất dễ tổn thƣơng bối cảnh đô thị. Điều này có thể lý giải thông qua một vài đặc điểm của việc làm phi chính quy: HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 154 i) Điều kiện lao động không đƣợc đảm bảo: Hợp đồng và các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, phân chia lợi nhuận, nghỉ phép đƣợc trả công gần nhƣ không tồn tại đối với việc làm trong khu vực này. ii) Thu nhập thấp và điều kiện làm việc tạm bợ: Một bộ phận khá lớn lao động phi chính quy hoạt động trong điều kiện không có địa điểm kinh doanh cố định. 1. Xuất xứ của phụ nữ nghèo đô thị Nghèo đói thƣờng đƣợc mô tả là tình trạng của những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc (UNDP 2012). Đây chính là nội dung cơ bản của nghèo vật chất. Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội có nhiều yếu tố đan xen và tƣơng tác đa chiều, việc xem xét, nghiên cứu về đói nghèo chỉ chú trọng vào nghèo đơn chiều liên quan đến thu nhập là chƣa đầy đủ. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu gần đây đã xem xét thêm các yếu tố phi thu nhập ảnh hƣởng đến động thái nghèo của dân số: giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lƣợng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội (GSO-HN và GSO-HCM 2010). Các yếu tố này giúp hình thành một bức tranh toàn diện và đầy đủ hơn đối với phụ nữ nghèo đô thị. Nhƣ vậy đặc trƣng của nhóm dân số nghèo thể hiện ở hai khía cạnh: là thiếu thốn vật chất và khó tiếp cận dịch vụ cơ bản. Xét về nguồn gốc, phụ nữ nghèo đô thị do hai nhóm dân số hợp thành: phụ nữ nghèo bản địa và phụ nữ nghèo nhập cƣ. Phụ nữ bản địa trong quá trình đô thị hóa cũng đã chịu những mất mát tổn thƣơng vì mất đất sản xuất đồng thời cũng dần thích ứng với những thay đổi vĩ mô của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những yếu tố bất lợi từ bối cảnh đô thị hóa và năng lực của bản thân không đủ đã khiến một số ngƣời trở nên nghèo khổ trong khi một số khác thoát nghèo. Phụ nữ nghèo bản địa phải đối mặt với năm thiếu hụt chính trong đời sống (Oxfam 2012). i) Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ và chuyên môn là đặc trƣng dễ tìm thấy nhất đối với nhóm nghèo bản địa, đặc biệt là nhóm “lõi”. Do đó, có thể tìm thấy nhóm phụ nữ nghèo này trong khu vực việc làm phi chính quy, tuy có năng động nhƣng lại bấp bênh và nhiều bất trắc. ii) Thiếu chuyên môn, học vấn và sức khỏe thƣờng kém hơn nam giới nên tìm đƣợc công việc ổn định và tiền lƣơng cao là điều khó khăn. Thu nhập từ đó không cao và không ổn định, nghèo đói cứ lẩn quẩn cuộc sống cùng với việc thiếu tài sản vật chất tạo ra thu nhập hoặc thế chấp vay tín dụng dẫn đến thiếu các nguồn vốn sinh kế cần thiết để có thể hoặc là duy trì hoặc là chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp hơn. iii) Dịch vụ công đối với ngƣời nghèo, xuất phát điểm ban đầu là khó tiếp cận nên đã khiến cho ngƣời nghèo không chỉ nghèo về thu nhập mà còn nghèo các yếu tố khác liên quan đến y tế, giáo dục, an sinh xã hội và khi đã nghèo đói nhóm dân số này cũng trở nên khó khăn cho tiếp cận hơn. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 155 iv) Những dịch vụ công cũng đồng nghĩa là các dịch vụ cơ bản liên quan đến duy trì và phát triển cuộc sống con ngƣời về thể chất và tinh thần. Hạn chế tiếp cận các loại dịch vụ này đã làm cho cuộc sống phụ nữ vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn do thiếu tiện nghi và an toàn trong bối cảnh xã hội đô thị nhiều rủi ro. v) Từ những khó khăn và thiếu thốn trên cho thấy khả năng thích ứng sinh kế của phụ nữ nghèo đô thị là khá thấp và trong môi trƣờng sống nhiều thay đổi không lƣờng trƣớc đƣợc thì việc thoát nghèo vẫn còn là câu chuyện không hồi kết. Phụ nữ nhập cƣ đối với môi trƣờng đô thị hoàn toàn xa lạ, điều này đòi hỏi khả năng thích nghi kịp thời để tiến hành các hoạt động sinh kế. Những cá nhân không thích ứng kịp sẽ dễ rơi vào tình trạng đói nghèo và tổn thƣơng. Cũng nhƣ phụ nữ nghèo bản địa, phụ nữ nghèo nhập cƣ cũng phải đối mặt với những thiếu hụt (Oxfam 2012) trong cuộc sống, thậm chí có phần nghiêm trọng hơn: i) Chi phí cuộc sống tăng cao trong khi thu nhập không tăng tƣơng xứng là khó khăn đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong nhóm nhập cƣ. Chi phí tăng làm giảm khoản tiền tiết kiệm và tiền gửi về nhà của ngƣời nhập cƣ, và cũng làm giảm nguồn ngân quỹ dành cho thực phẩm và các khoản chi thiết yếu khác. ii) Phụ nữ nhập cƣ cũng khó có khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động đô thị, do đó tính bất ổn về nghề nghiệp cũng khá cao. Các việc làm nặng nhọc và mất thời gian thƣờng đƣợc thực hiện bởi nhóm dân số này; các ngành nghề phi chính quy cũng gặp nhiều khó khăn khi chính sách quản lý đô thị ngày càng chặt chẽ. iii) Phụ nữ nhập cƣ tự nhận thấy xa lạ và khó hòa nhập với xã hội mới trong thời gian ban đầu. Điều đó lý giải cho tình trạng sống thành cụm cùng với đồng hƣơng để đảm bảo an toàn và tƣơng trợ nhau khi có rủi ro. Bên cạnh đó, vì thiếu thốn nên nhóm dân số này phải cắt giảm một lƣợng chi phí dành cho việc thiết lập các mối quan hệ xã hội bên ngoài. iv) Thủ tục hành chính liên quan đến cƣ trú dành cho ngƣời nhập cƣ luôn khó khăn. Phần lớn chỉ có chứng từ tạm trú, tạm vắng mà không sở hữu đƣợc hộ khẩu. Trong khi đó, hộ khẩu là một phƣơng thức hợp lý để ngƣời nghèo có thể tiếp cận đƣợc với dịch vụ xã hội tại khu vực đô thị. Vừa thiếu hụt về thu nhập vừa khó tiếp cận các dịch vụ nên đời sống ngƣời nhập cƣ vô cùng khó khăn, không an toàn và kém tiện nghi. v) Vì những thiếu hụt liên quan nói trên mà phụ nữ nghèo nhập cƣ cũng giống nhƣ phụ nữ nghèo bản địa rất ít khả năng chuyển đổi sinh kế, nghèo đói vẫn còn là điều dai dẳng. 2. Bối cảnh dễ tổn thƣơng Tổn thƣơng từ những rủi ro không phải là cố hữu nhƣng xã hội xây dựng nên vì đây là kết quả của việc tiếp xúc với các mối nguy hiểm. Các nhóm dân số khác nhau dựa trên khả năng để đối phó và thích ứng với các mối nguy hiểm biểu hiện bằng mức độ tổn thƣơng (IPCC 2012). Môi trƣờng đô thị tồn tại nhiều nguy cơ gây tổn thƣơng cho ngƣời nghèo đặc biệt là phụ nữ do những nguyên nhân liên quan đến khuôn khổ nhận thức và các rào cản xã hội khác. Cộng đồng phụ nữ nghèo nói chung có nhiều cách để đối mặt với bối cảnh này, hoặc là thích ứng với hoạt động sinh kế hiện tại, hoặc là chuyển đối sinh kế hoặc là di dân trở về HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 156 nông thôn. Ba quá trình có thể gây tổn thƣơng cho lao động nữ trong nền kinh tế phi chính quy bao gồm: đô thị hóa, khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu. 2.1. Đô thị hóa Mức độ đô thị hóa diễn ra tại các thành phố ở các nƣớc đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, là hệ quả của quá trình công nghiệp hóa. Về mặt dân số, đóng góp chính cho đô thị vẫn là các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị (gia tăng cơ học) bên cạnh gia tăng dân số tự nhiên cùng với các luồng dân số vãng lai. Các quá trình đô thị hóa và quy mô của di cƣ nông thôn - thành thị đã phần nào đƣợc định hình bởi vai trò và quan hệ của giới (Masika, de Haan và Baden 1997). Chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị đã tạo ra thay đổi về sự thiếu thốn vật chất theo khu vực địa lý. Sự chuyển đổi thiếu thốn vật chất đó đẩy ngƣời nghèo, đặc biệt là phụ nữ vì độ nhạy cảm cao với những thay đổi vĩ mô, vào trạng thái: thiếu an toàn, dễ bị tổn thƣơng và yếu thế trong quan hệ xã hội. Đối với phụ nữ, đô thị hóa có liên quan đến tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội việc làm, tỷ lệ sinh thấp và tăng độc lập. Tuy nhiên, đô thị hóa không nhất thiết dẫn đến phân phối công bằng của cải và hạnh phúc (Tacoli 2012). Bản chất đô thị hóa ở những nƣớc này chuyển đổi trên nền tảng nông nghiệp, là giai đoạn đầu nên tiềm ẩn những nguy cơ trong sự tƣơng tác đa chiều của kinh tế-văn hóa - xã hội gây tổn thƣơng cho ngƣời nghèo. Điển hình là việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất gây tổn hại đến sinh kế của hộ gia đình hiện hữu. Bên cạnh đó tác động lan tỏa của đô thị hóa đến vùng ven đô (peri-urban) cũng ảnh hƣởng mạnh đến các hộ gia đình, xuất hiện tình trạng mất đất sản xuất và di cƣ tìm việc. 2.2. Khủng hoảng kinh tế Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tất cả tầng lớp xã hội ứng với vùng miền đều bị tác động. Tuy nhiên, phụ nữ nghèo đô thị là đối tƣợng bị tác động mạnh mẽ nhất (UNDP 2012). Địa vị xã hội gán định vì nghèo, mối quan hệ xã hội hạn chế và do một số định kiến nhất định về việc làm phi chính quy cùng với sức khỏe yếu, khuyết tật và thiếu chuyên môn luôn là rào cản lớn cho việc tham gia vào thị trƣờng lao động vốn cạnh tranh gay gắt nhƣ ở đô thị. Do đó, hoặc không có việc làm, hoặc có việc nặng nhọc, tiền công thấp và mang tính thời vụ. Một số nhà máy sử dụng lao động nữ trong tình trạng là “ngƣời học việc” trong thời gian dài để duy trì chi phí ở mức thấp thời khủng hoảng, sau đó cho những ngƣời này nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc tại nhà với chế độ khoán sản phẩm và tuyển dụng thêm một đợt “ngƣời học việc” khác (UNDP 2012). Bên cạnh đó, nữ giới thƣờng tập trung trong các ngành thâm dụng lao động nhƣ may mặc, giày da và lắp ráp, những ngành vốn nhạy cảm với biến động của thị trƣờng xuất khẩu. Nữ công nhân còn gặp bất lợi khi có thai, sinh con nên dễ bị mất việc làm hơn so với nam công nhân. Ngay cả trong một công việc cụ thể nào đó mà nam giới và phụ nữ cùng tham gia thì vẫn có những bằng chứng rõ ràng về khoảng cách trong thu nhập giữa hai giới (UNDP 2012). Đối với ngƣời nghèo nói chung và phụ nữ nghèo ở đô thị nói riêng, khả năng ứng phó với khủng hoảng kém và không có chỗ nƣơng tựa để đối phó những cú sốc. Khủng hoảng xảy ra HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 157 và nếu có bất bình đẳng giới tồn tại trƣớc đó thì mức độ càng nghiêm trọng hơn. Phụ nữ không đƣợc tham gia trong quyền sở hữu tài sản và quyền ra quyết định trong bối cảnh này. Điển hình cho phần điểm tựa tránh cú sốc là nhà ở. Nhà ở là tài sản có giá trị nhất đối với ngƣời nghèo đô thị, tuy nhiên vì bị tách biệt bên lề xã hội nên nhà ở mang tính tạm bợ, chật hẹp. Do đó nhà không có chức năng làm tài sản có thể thế chấp, tạo thu nhập trong bối cảnh khủng hoảng hoặc bị cú sốc kinh tế. 2.3. Biến đổi khí hậu Rủi ro kinh tế - xã hội kết hợp với tính dễ bị tổn thƣơng trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ gây ra tác động trực tiếp lên sức khỏe và điều kiện sống của phụ nữ nghèo đô thị. Đối với bất kỳ thành phố nào, mức độ rủi ro do những hiện tƣợng thời tiết cực đoan chịu ảnh hƣởng nhiều bởi chất lƣợng công trình và cơ sở hạ tầng của thành phố đó. Mức độ rủi ro cũng đƣợc phản ánh bởi mức độ thành công trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất theo hƣớng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, mức độ sẵn sàng ứng phó của ngƣời dân cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ phản ứng với tình trạng khẩn cấp cũng là những yếu tố quan trọng (Satterthwaite 2008). Biến đổi khí hậu cũng có thể làm gia tăng và thay đổi phân bố không gian của một số bệnh truyền nhiễm. Vào mùa khô, khi nhiệt độ trung bình ấm hơn có thể gia tăng sự lây lan bênh tật, trong đó có nhiều bệnh "nhiệt đới". Đặc biệt lƣu ý đến sự lây lan nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, vì loại muỗi Aedes đã thích ứng với các điều kiện sống của đô thị (IPCC 2007). Vào mùa mƣa, những trận mƣa lớn có thể gây ngập lụt thành thị khi hệ thống cống thoát không đáp ứng. Trong trƣờng hợp này việc lây nhiễm các bệnh đƣờng ruột thƣờng cao hơn nhƣ tiêu chảy, dịch tả và thƣơng hàn (Kang et al. 2001). Đối với khu vực cƣ trú phi chính quy của phụ nữ nghèo, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp nhƣ ngập lụt xảy ra thƣờng xuyên và nguy hiểm hơn, giảm nguồn cấp nƣớc cho khu vực dân cƣ nghèo (hoặc tăng giá), và tác động gián tiếp nhƣ gây các hiện tƣợng thời tiết cực đoan sẽ làm giá lƣơng thực tăng, gây thiệt hại tài sản của các hộ gia đình nghèo hoặc sẽ làm gián đoạn nguồn thu nhập của phụ nữ nghèo (Satterthwaite 2008). Ba bối cảnh lớn trên tạo ra những rủi ro và làm tổn thƣơng đến các tầng lớp xã hội nhƣng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ là ngƣời nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo. Bằng năng lực nội tại khác nhau, phụ nữ nghèo đô thị có những cách thích ứng khác nhau trƣớc những mối nguy hiểm môi trƣờng và phi môi trƣờng này. 3. Một số vấn đề của phụ nữ nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy 3.1. Vấn đề sức khỏe và tình dục Ở những khu vực cƣ trú phi chính quy và thu nhập thấp, phụ nữ nghèo không đƣợc cấp hộ khẩu nên không thể tiếp cận các dịch vụ vệ sinh và nƣớc sạch. Thiếu nƣớc và vệ sinh môi trƣờng làm cho phụ nữ dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng lây qua đƣờng tình dục. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 158 Bất bình đẳng, nghèo khổ và không tiếp cận đƣợc dịch vụ y tế cơ bản nên những rủi ro sức khỏe có khả năng bị trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu, với những biểu hiện tăng tần suất thời tiết cực đoan, ngập nƣớc và nhiệt độ cao. Những điều này càng làm cho nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm ở mức cao hơn (Friel et al. 2011; WHO 2014). Di cƣ liên quan đến ngƣời dân thuộc các chuẩn mực và các nền văn hóa khác nhau nên sự tƣơng tác giữa những ngƣời có nguồn gốc xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề phức tạp ở nơi đến. Đây trở thành một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Ở khía cạnh này, sức khỏe là vấn đề cơ bản và không thể bỏ qua của tất cả các phong trào di dân và tái định cƣ (Arifin, Ananta, và Punpuing 2005). Bên cạnh đó, tại những nơi này nhà vệ sinh thƣờng đƣợc sử dụng ở hình thức công cộng và khá ít nên phải chen lấn và xếp hàng. Cá nhân phụ nữ và trẻ em gái (tuổi dậy thì) rất hạn chế dùng vào ban ngày, phải chờ đến đêm tối mới dám sử dụng. Những nơi này cũng đồng thời dễ xảy ra tình trạng bạo lực và tấn công tình dục. Nếu nhà vệ sinh cách xa nhà, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nguy cơ bạo lực và các cuộc tấn công khi sử dụng, đặc biệt là vào ban đêm (AI
Tài liệu liên quan