Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ

Đây là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. Lễ Chôl Chnăm Thmây cũng là những ngày Tết của nhân dân Campuchia, Tết Lào, Tết Thái Lan. Lễ thường kéo dài trong 3 ngày, ngoài đón mừng năm mới, nó còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm (nước có ngâm các loại hoa thơm) để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, nhân dân cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Trong gia đình, nhà nào cũng lo chà gạo, làm bánh, nước sinh hoạt gánh đổ đầy ghè, đầy chum. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa. Trong chuồng trâu bò, rơm rạ cũng đầy đủ để chúng ăn trong ba ngày Tết. Trong đêm giao thừa, khói hương nghi ngút. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cha mẹ, ông bà tập trung con cháu lại, ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, vái cúng tiễn đưa ông Tê-vê-đa cũ, rước ông Tê-vê-đa mới, mong được ban phúc lành. Đối với dân tộc Khmer Nam Bộ, ông Tê-vê-đa được xem là ông tiên do trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian một năm. Sáng mồng một Tết, mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa làm lễ cầu phúc năm mới. Tại chùa có vị Acha điều hành buổi lễ. Mọi người xếp hàng đi quanh chánh điện ba lần để làm lễ chào mừng năm mới. Sau buổi lễ, mọi người cùng liên hoan tại chùa. Ngày mồng hai, mỗi gia đình đều làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi ở chùa. Trước khi ăn, sư sãi tụng kinh tạ ơn người làm vật thực. Buổi chiều, làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành theo sự hướng dẫn của vị Acha. Ngày mồng ba, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, tượng trưng cho việc rửa hết những bụi trần trong năm cũ, để bước sang năm mới sạch sẽ, hoàn toàn mới. Trong ba ngày Tết, bà con còn tổ chức những ngày hội Chôl gồm nhiều trò chơi như hát đối, múa trống, thả diều, múa nến, những điệu múa tập thể sôi nổi, lành mạnh. Buổi tối đốt pháo thăng thiên, đốt ống lói, đánh quay lửa… Bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt. Tết Chôl Chnam Thmây của người Kh'mer

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ 05/05/2008 12:32 (GMT+7) Kích cỡ chữ:    Đồng bào Khmer ở Nam  Bộ có tôn giáo chính là  Phật giáo nguyên thủy.  Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Lễ Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới” thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét theo lịch của Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng Tư dương lịch). Đây là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. Lễ Chôl Chnăm Thmây cũng là những ngày Tết của nhân dân Campuchia, Tết Lào, Tết Thái Lan. Lễ thường kéo dài trong 3 ngày, ngoài đón mừng năm mới, nó còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm (nước có ngâm các loại hoa thơm) để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, nhân dân cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Trong gia đình, nhà nào cũng lo chà gạo, làm bánh, nước sinh hoạt gánh đổ đầy ghè, đầy chum. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa. Trong chuồng trâu bò, rơm rạ cũng đầy đủ để chúng ăn trong ba ngày Tết. Trong đêm giao thừa, khói hương nghi ngút. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cha mẹ, ông bà tập trung con cháu lại, ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, vái cúng tiễn đưa ông Tê-vê-đa cũ, rước ông Tê-vê-đa mới, mong được ban phúc lành. Đối với dân tộc Khmer Nam Bộ, ông Tê-vê-đa được xem là ông tiên do trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian một năm. Sáng mồng một Tết, mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa làm lễ cầu phúc năm mới. Tại chùa có vị Acha điều hành buổi lễ. Mọi người xếp hàng đi quanh chánh điện ba lần để làm lễ chào mừng năm mới. Sau buổi lễ, mọi người cùng liên hoan tại chùa. Ngày mồng hai, mỗi gia đình đều làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi ở chùa. Trước khi ăn, sư sãi tụng kinh tạ ơn người làm vật thực. Buổi chiều, làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành theo sự hướng dẫn của vị Acha. Ngày mồng ba, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, tượng trưng cho việc rửa hết những bụi trần trong năm cũ, để bước sang năm mới sạch sẽ, hoàn toàn mới. Trong ba ngày Tết, bà con còn tổ chức những ngày hội Chôl gồm nhiều trò chơi như hát đối, múa trống, thả diều, múa nến, những điệu múa tập thể sôi nổi, lành mạnh. Buổi tối đốt pháo thăng thiên, đốt ống lói, đánh quay lửa… Bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt. Tết Chôl Chnam Thmây của người Kh'mer Lễ hội vào năm mới của người Kh’mer thường kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày có tên gọi khác nhau. Ngày đầu tiên có tên là Chôl sangkran Chmây; ngày thứ hai: Wonbơf (năm nhuận, wonbơf tổ chức 2 ngày); ngày thứ ba: Lơm săk. Ngoài việc thờ phụng Phật, người Kh'mer còn tin rằng, mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được trời sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Vì thế, trong đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng lễ tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Với bà con Kh’mer Nam Bộ, từ xa xưa, lễ vào năm mới đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của cộng đồng. Lệ thường, bà con Kh’mer chuẩn bị cho lễ vào năm mới rất chu đáo. Nhà nào cũng sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Người ta giã gạo, chà gạo sẵn, các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... đều được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi công việc ruộng rẫy đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày lễ thêm vui, thêm linh đình. Ba ngày lễ chính thức được tiến hành trong không khí vui vẻ, hào hứng. Ngày thứ nhất:lễ rước đại lịch. Trong ngày này, vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều), mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran. Môha Sang-Kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tuỳ vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới. Ngày thứ hai:lễ dâng cơm và đắp núi cát. Trong ngày này, mỗi gia đình Kh’mer làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Đó là một lễ tục không thể thiếu. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Sau khi ăn, các nhà sư lại tụng kinh chúc phúc những người dâng cơm. Buổi chiều cùng ngày, người ta tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có liên quan tới một huyền tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người. Ngày thứ ba:lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào ngày này, sau khi dâng cơm sáng cho các sư;, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, người ta đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật, tỏ lòng thương nhớ và biết ơn Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau khi lễ tại chùa, mọi người rước các sư tới nghĩa trang, tới những ngôi mộ hay tháp đựng hài cốt, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại gia, dâng cỗ và bánh trái chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Họ tiếp tục cúng rước Têvôđa mới, vui chơi đến khuya. Trong ba ngày Tết, cũng giống như tục lệ của người Việt, người Kh’mer đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Buổi tối, người ta thường tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Trai gái không kéo co, đấu vật, chạy đua... thì múa ramvông, múa trống, hát aday, diễn roban, hát dù kê... Không khí lúc nào cũng vui vẻ. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật. Các lễ hội ở Tây Nguyên nè em:!!!hix↓→↑→↑ Lễ Cơm Mới Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ Cơm Mới. Địa điểm: Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na. Đối tượng suy tôn: Thần Lúa Đặc điểm: Lễ Cơm Mới là lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo hoặc gà trước khi sử dụng lúa để ăn hoặc mang đi biếu. Lễ Cơm Mới được tổ chức đơn giản và không tốn kém. Ngoài ra, ở Gia Lai cũng có lễ Bỏ Mả, lễ cúng Đất làng giống như các dân tộc sống ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk. Lễ bỏ mả Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ bỏ mả. Địa điểm: Được tổ chức tại buôn làng Gia Lai. Đặc điểm: Lễ bỏ mả - "chủ nghĩa nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất. Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì lễ bỏ mả là một nghi thức tang ma. Thế nhưng nhìn ở khía cạnh văn hóa thì lễ bỏ mả của người Tây Nguyên mà điển hình nhất của người Jrai và người Bahnar ở tỉnh Gia Lai là đỉnh điểm của những hoạt động văn hóa truyền thống. Và cũng là lễ bỏ mả, "chủ nghĩa nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất. Những ngày lễ bỏ mả thực sự là những ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng bài nhạc cồng chiêng, bằng những con rối... Lễ Đâm Trâu Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón Hội đâm Trâu. Địa điểm: Lễ hội đâm Trâu được tổ chức tại buôn làng Gia Lai. Đối tượng suy tôn: Giàng (thần). Đặc điểm:Lễ hội đâm Trâu là do người Gia Rai và Bà Na tổ chức. Con Trâu được cột quanh cây nêu và có một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lãnh trách nhiệm đâm Trâu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Mỗi khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc con trai, con gái các buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón hội hè. Gặt hái xong xuôi là thời gian nghỉ ngơi, mọi nhà, buôn làng đều tổ chức các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu)... tưng bừng, rộn rịp với các trò vui chơi, ăn uống no say. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Bà Na ở Gia Lai tổ chức Lễ hội đâm trâu vô cùng hào hứng thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự. Tùy theo gia cảnh và tùy theo số lượng người đến tham dự mà gia chủ có thể giết nhiều trâu để đãi khách. Và lần lượt mọi nhà có thể thay phiên nhau tổ chức những cuộc vui suốt sáng thâu đêm bên ghè rượu cần thơm ngon, bên gùi cơm lam nóng hổi và những xâu thịt nướng thơm phức... Gần ngày lễ Mnăm Thu. Gia chủ cử người vào rừng chặt tre, cây blang (cây gòn núi) đem về làm cột blang Kbâo. Cột blang Kbâo giống như cây nêu ở miền xuôi nhưng công dụng thì khác hẳn. Thầy cúng sẽ giúp gia chủ chọn chỗ để đào lỗ trồng cây nêu, thường là ở giữa sân nhà. Trong lúc đào lỗ, cả nhà ăn mặc quần áo mới đứng vây quanh, vừa la vừa hú, vừa khấn vái trời đất, xong mới chôn trụ nêu. Sau khi dựng nêu xong, họ đem trâu đến cột dưới cây nêu. Dây cột trâu phải lựa dây thật mềm và chắc. Thế rồi giờ cử hành lễ bắt đầu. Người trong buôn làng kéo đến vây quanh cây blang Kbâo, khua chiêng, thúc trống rồi múa hát với giọng ê a. Trong lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt ở trước nhà, đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Một thanh niên nhanh nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lãnh trách nhiệm đâm trâu. Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgã, vừa chạy vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện anh chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn chạy bằng ba chân, anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp chân phải của nó. Con vật ngã khuỵu hai chân sau, lết quanh chân nêu. Lúc bấy giờ anh mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo con trâu trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người tham dự. Đúng lúc thuận tiện, anh đâm mạnh cây giáo vào sườn trâu, trúng thẳng vào tim con vật làm cho nó chết ngay tức khắc. Qua tài đâm trâu của anh, mọi người đều nhiệt liệt tán thưởng, còn các cô gái thì bàn tán xôn xao. Con trâu vừa chết, các thanh niên trong buôn làng nhào ra phanh thây trong khi thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết thương con vật để hứng lấy máu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy cúng còn cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre để xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ nói trên vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên mái nhà. Buổi lễ kể như đã xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng, dùng cơm lam và trứng gà...Trong khi đó, từng tốp thanh niên lực lưỡng khua chiêng, trống âm vang lan tỏa khắp buôn làng, nương rẫy, sông suối, núi rừng... Nhiều bà con đến tham dự cũng mang theo các ghè rượu cần để góp vui cùng gia chủ. Rượu vào, lời ra. Các cụ già bắt đầu kể Khan Hơmon, còn gái trai Trường Sơn ra sức múa hát, quay cuồng bên bếp lửa hồng cho đến thâu đêm. Con gái lớn lên để ngực trần Tay tròn trịa múa mềm ngọn lửa Họ đâm trâu thiêng liêng tiếng hú Đôi mắt em thăm thẳm hoang sơ Hơmon ơi có tự bao giờ Nghe ai hát em theo về làm bạn Không uống rượu sao ấm nồng giữa ngực Bài hơmon nào không có chuyện yêu đương (Thơ Xuân Mai) Người ta túm tụm xung quanh các ghè rượu cần thơm ngon. Kẻ kéo, người mời, tiếng cười nói râm ran. Người ăn cứ ăn, người uống cứ uống, ai kể khan cứ kể, ai múa hát cứ tiếp tục... nguồn vui kéo dài hầu như bất tận. Nhiều người no say quá nằm ngủ ngay tại chỗ mãi đến ngày hôm sau mới trở về nhà. Cứ như thế, từ gia đình này đến gia đình khác, từ buôn làng này đến buôn làng khác, lễ Mnăm Thu - tức lễ đâm trâu - được tổ chức suốt mùa tạnh ráo khắp buôn làng Gia Lai. Lễ hội đâm trâu - nét văn hóa đặc sắc vùng đất Tây Nguyên Một buổi lễ đâm trâu của người Ê Đê Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh trong cộng đồng. Vì vậy, trâu thường được người đồng bào dân tộc sử dụng làm vật tế thần linh hay dùng để trao đổi với các món đồ quí khác, như: cồng chiêng, chum ché, trống và thậm chí cả voi… Để tế thần, người đồng bào dân tộc có lễ đâm trâu. Và đâm trâu là lễ tế long trọng nhất trong tất cả các buổi lễ tế của người Tây Nguyên. Lễ hội đâm trâu thường được tổ chức vào các dịp như: ăn mừng chiến thắng, tạ lễ, cầu an, khánh thành nhà rông của làng, khơi dậy niềm kiêu hãnh, tự tin của cộng đồng hay thậm chí còn để xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dân làng như thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình giàu có cũng tổ chức lễ hội đâm trâu để phô trương thế lực và nâng cao uy thế trong cộng đồng nữa. Nhưng cho dù ở qui mô gia đình, dòng họ hay làng xã, lễ hội đâm trâu vẫn luôn luôn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, nó nêu cao tinh thần cộng đồng của người dân tộc thiểu số mà ở đó cồng chiêng đóng một vai trò không thể thiếu được. Chú trâu hùng dũng đã bị quật ngã Về nguyên tắc, lễ hội đâm trâu thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng, vào mùa lễ hội (hay còn gọi là tháng ning nơng – tháng nghỉ ngơi), diễn ra hàng năm sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong. Và lễ hội thường được chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó… Đến ngày đầu tiên của lễ hội, tiếng cồng chiêng, thường là chiêng arap, nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí. Ngay từ sáng sớm ngày hôm sau, tất cả những người tham dự đều đã có mặt và tụ tập xung quanh cây nêu. Vị già làng của làng tổ chức, sau vài câu thần chú, cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng. Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị già làng, chủ tế buổi lễ, phát biểu vài lời. Sau đó cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc. Trong suốt ngày và đêm nay, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi… để tranh giành bùa do già làng (pô khua) tặng. Và đặc biệt là các chiến binh ra nhảy múa, diễn lại cảnh đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong lòng mọi người tham dự. Tất cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu có con trâu – vật tế lễ đã được buộc chặt. Vật phẩm dâng thần linh Buổi chiều ngày thứ 3, một thanh niên được tuyển chọn, lực lưỡng, tay cầm giáo nhọn tiến gần lại bên con vật trong khi vẫn nhảy múa theo điệu nhạc. Giây phút linh thiêng đến, chàng thanh niên sẽ giết chết con vật bằng cách đâm mũi giáo vào cạnh sườn, xuyên qua tim. Con trâu sau khi bị giết chết sẽ được xẻ thịt để thết đãi những người tham dự. Chiếc đầu trâu được chặt đứt ra, nguyên vẹn và được đặt trang trọng trên cây nêu để dâng cho thần linh. Nếu thịt trâu không đủ, người ta còn giết thêm heo gà để mọi người cùng được ăn uống. Buổi lễ còn được tiếp tục cho đến sáng ngày hôm sau với tiếng nhạc cồng chiêng và rượu cần. Mọi người ăn thịt và uống rượu. Các món ăn truyền thống cũng được mọi người chuẩn bị trước và mang ra cùng ăn uống nhảy múa theo tiếng âm vang cồng chiêng. Lễ hội là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Hùng tráng lễ hội đua voi Tây Nguyên     04:26' AM - Thứ ba, 03/04/2007 Tháng 3 âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc thể thao thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguyên. Trước ngày lễ hội vài tháng, voi được đưa đến những cánh rừng nhiều cây cỏ để ăn uống no nê. Ngoài ra, voi còn được bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ chín, mía cây, bắp ngô, khoai lang, cám gạo và hầu như không phải làm việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, các đàn voi từ những buôn làng gần xa nườm nượp kéo nhau về buôn Đôn, tập trung ở một số bãi hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốc. Dân làng cũng kéo nhau về dự lễ hội trong những bộ quần áo rực rỡ sắc màu. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng bằng, ít cây to) bề ngang khoảng 30-35 m, đủ để 10 con voi giăng hàng đi một lúc. Người ta tổ chức đua voi theo từng tốp một. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi lần lượt tiến vào khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngang ngay ngắn. Nhiều con rống vang, như để báo hiệu rằng chúng sắp bước vào một cuộc thi tài quan trọng. Không khí trường đua lúc này lặng im, căng thẳng, mọi người hồi hộp chờ đợi. Trên mỗi con voi cường tráng có hai chàng mơgát (người điều khiển) dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát. Đàn voi phóng về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng trống âm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi điều khiển voi bằng một thanh sắt nhọn, dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M’nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ. Anh chàng mơgát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gỗ kốc nện mạnh vào mông voi để thúc voi chạy nhanh và thẳng đường. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi được giải được gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơgát được thưởng 1 con lợn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nhảy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng. Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Lễ hội Cồng chiêng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam. Đặc điểm Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. đó không những là một sự kiện quang trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước việt nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên