Hòa trong không khí tưng bừng của các lễ hội truyền thống mỗi độ xuân về, lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung mang những nét đẹp riêng của vùng quê Văn Hiến, thắm đượm văn hóa dân gian và gắn liền với những truyền thuyết của một trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian.
Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong tỉnh Hưng Yên và khách thập phương lại háo hức tiến về Đền Dạ Trạch (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) để tham dự lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, một trong lễ hội lớn ở nước ta. Từ sớm tinh mơ, khi những giọt sương trên lá cỏ còn chưa tan hết, đoàn người từ trên đê tấp nập kéo xuống, nô nức đến trẩy hội tình yêu. Ai ai cũng mang trong mình tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của đức thánh Chử Đồng Tử đã có công xây dựng nơi đây thành miền quê trù phú. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức tại hai ngôi đền: Đền ở thôn Đa Hòa và đền ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch với nhiều nghi lễ truyền thống, biểu thị những tín ngưỡng của văn hóa dân gian. Cứ 3 năm, hai xã lại tổ chức lễ rước tổng, 9 xã rước bộ về đến Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đến Dạ Trạch. Trong lễ rước, các nghệ nhân trong xã sẽ hát trống quân và tràu văn để phục vụ nhân dân và góp thêm không khí linh thiêng cho ngày hội.
Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh còn thưa thớt. Nhờ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử Đồng Tử) mà còn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với công chúa Tiên Dung- con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề buôn, thông thương giao lưu với nước ngoài, là người có tấm lòng từ bi đi chữa bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ hội chủ đồng tử - Một nét đẹp văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỄ HỘI CHỦ ĐỒNG TỬ - MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA
Hòa trong không khí tưng bừng của các lễ hội truyền thống mỗi độ xuân về, lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung mang những nét đẹp riêng của vùng quê Văn Hiến, thắm đượm văn hóa dân gian và gắn liền với những truyền thuyết của một trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian.
Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong tỉnh Hưng Yên và khách thập phương lại háo hức tiến về Đền Dạ Trạch (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) để tham dự lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, một trong lễ hội lớn ở nước ta. Từ sớm tinh mơ, khi những giọt sương trên lá cỏ còn chưa tan hết, đoàn người từ trên đê tấp nập kéo xuống, nô nức đến trẩy hội tình yêu. Ai ai cũng mang trong mình tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của đức thánh Chử Đồng Tử đã có công xây dựng nơi đây thành miền quê trù phú. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức tại hai ngôi đền: Đền ở thôn Đa Hòa và đền ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch với nhiều nghi lễ truyền thống, biểu thị những tín ngưỡng của văn hóa dân gian. Cứ 3 năm, hai xã lại tổ chức lễ rước tổng, 9 xã rước bộ về đến Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đến Dạ Trạch. Trong lễ rước, các nghệ nhân trong xã sẽ hát trống quân và tràu văn để phục vụ nhân dân và góp thêm không khí linh thiêng cho ngày hội.
Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh còn thưa thớt. Nhờ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử Đồng Tử) mà còn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với công chúa Tiên Dung- con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề buôn, thông thương giao lưu với nước ngoài, là người có tấm lòng từ bi đi chữa bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch.
Tại Dạ Trạch- nơi có sự tích “Tam vị Đồng Thăng”- trước giờ khai hội nhìn quanh bãi cỏ trước sân đền đã kín người. Đoàn người khăn áo đủ màu sắc vẫn nườm nượp kéo về, trụng như dòng thác người đang chảy, cười nói rộn ràng làm ngày hội thêm tưng bừng. Sáng nay trời đã hửng nắng sau mấy ngày mưa xuân rả rích. Chồi non cũng đã nảy lộc, hoa cam, hoa bưởi từng chùm đua nở, hương bay ngào ngạt, hòa lẫn cùng tiếng trống tưng bừng. Đúng 7h30’, đoàn rước của xã Dạ Trạch và xã hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên) được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến ra phía sông Hồng lấy nước. Đi đầu đoàn rước là hai con rồng dài trên 20m của hai xã do hơn bốn chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau múa dưới tiếng trống thúc liên hồi. Đây là biểu tượng của một mối tình gắn kết giữa hai xã. Rồng còn thể hiện cho nền kinh tế phát triển cho ước mở khát vọng muốn được bay cao, bay xa của thần dân Dạ Trạch. Tiếp theo là đoàn rước cờ do các bà, các chị, áo quần rực rỡ, đội trống chiêng, đội nhạc lễ, gươm trường bát cửu, đội múa sinh tiền… vừa đi vừa mua hát theo nhịp góp phần cho ngày hội thêm tươi vui. Rồi đến kiệu rước chúe đựng nước, kiệu rước “Bế ngư thần quan” (thần cá chép), kiệu Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân và các dội tế lễ của hai xã đi theo hầu kiệu. Đoàn rước gồm hàng nghìn người, chưa kể dân chúng tiến ra sông để du thuyền lấy nước về tế Thánh. Hai bờ sông Hồng, dân chúng náo nức, chen nhau ngắm xem chiếc thuyền lớn, cờ hội tung bay đang lướt đi trên mặt nước còn mờ hơi sương. Không khí này gợi nhớ đến 4000 năm trước khi công chúa Tiên Dung cờ quạt rộn ràng, du thuyền để vãn cảnh sông Hồng và đã ngẫu hợp Chử Đồng Tử tại bãi cát tự nhiên, bắt đầu cuộc tình duyên đầy ý trời này. Hàng nghìn con mắt đang dõi theo đoàn thuyền, nhìn ai cũng đang mơ màng như sống trong truyền thuyết xưa. Khi được hỏi chuyện, bác Nguyễn Thị Thái, người làng Đức Nhuận, xã Hàm Tử cùng những người khác háo hức thi nhau kể lại truyền thuyết cho chúng tôi, bác còn nói: “Cháu à, mấy năm trước lễ rước nước còn đẹp hơn nữa cơ. Người dân cũng vây mùng màn tượng trưng để mô tả lại cảnh Tiên Dung tắm như trong truyền thuyết, trên bờ còn có đoàn hát quan họ biểu diễn hay lắm”. Ngừng một lúc, bác lại tiếp: “Bác thuộc một bài thơ tương truyền cho chính Tiên Dung công chúa đã làm, mẹ bác và chị bác đã kể lại, bác nghe đã truyền qua nhiều đời lắm rồi’. Bác vừa đọc vừa ngâm kéo dài bài thơ:
“Vây màn tắm mát kề liền bên sông
Người thục nữ kẻ tiên đồng
Tình cờ ai biết vợ chồng duyên ưa
Trận còn ra thói mây mưa
Truyền đi mấy tháng, truyền đem bắt về
Cùng nhau đã trót lời thề
Hai người một phút hòa về Hồng Châu
Đông An, Dạ Trạch, Đông Kim
Khói hương nghi ngút truyền sau muôn đời”…
Bác bảo còn dài lắm, nhưng bác chỉ đọc thế thôi. Thế mới biết hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung đã ăn sâu vào tiềm thức người dân và lễ hội dân gian đến nhường nào.
Sau khi nước được lấy đầy vào bình, đoàn rước tiến về phía đến Dạ Trạch để làm lễ khai mạc lễ hội. Màn hòa âm của 25 chiếc trống to nhỏ như một lời hiệu triệu đầy khí thế, báo hiệu một mùa lễ hội thành công, một năm mới với nhiều thắng lợi. Tám cô gái, tượng trưng cho tám nữ tì, bước qua cầu tiên rước nước vào đền. Hai cụ bô lão thay mặt dân chúng khiêng nước vào tế Thánh cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa mang thắng lợi, xóm làng yên vui, gia đình hạnh phúc. Sau các nghi lễ tế rước, đại diện Sở Văn hóa huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến thắp hương và cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến. Những mâm lễ gồm sôi trắng, thủ lợn, gà luộc cùng hương hoa được người dân đội vào cúng tế.
Cũng tại quê hương Dạ Trạch- mảnh đất giàu truyền thống cách mạng- Triệu Quang Phục, vị tướng tài giỏi nhà Lý, được sự giúp đỡ của đức thánh Chử Đồng Tử ban cho móng rồng đã dẹp tan quân xâm lược nhà Lương, giải phóng nước Vạn Xuân thuở trước. Vì vậy lễ hội Chử Đồng Tử còn là dịp để nhân dân tôn vinh các vị anh hùng cách mạng, đã góp công, góp sức xây dựng quê hương. Theo lời của anh Nguyễn Quang Úy trưởng ban tổ chức lễ hội tại Dạ Trạch thì năm nay kỉ niệm 20 năm “Đền Hòa Dạ Trạch được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, chúng tôi tổ chức thêm nhiều nghi lễ, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc để khách thập phương tới tế lễ và thăm quan. Người dân từ khắp mọi miền từ thành phố Hồ Chí Minh ra tới Hà Nội, Hải Phòng, ngược lên vùng cao, khách nước ngoài đến lễ rất đông. Họ muốn tìm hiểu về truyền thống và cội nguồn, văn hóa nơi đây. Được sống trong không khí lễ hội, ai cũng cảm thấy trẻ và khỏe thêm. Anh Úy cũng khoe: Có nhiều người hỏi tôi, đội quân tế lễ anh lấy ở đâu mà đông thế, lại đẹp nữa. Đó đều là dân trong xã hết đấy, dân ủng hộ nhiều lắm. Bình thường họ tất bật quanh năm, nhưng vào ngày hội dù bận thế nào cũng gác lại hết. Có gia đình tới hơn 20 người tham gia đoàn rước từ ông bà, bố mẹ, đến con cháu”. Niềm tự hào lộ rõ trên gương mặt của anh, cũng như người dân Dạ Trạch. Còn ở phía gần cầu tiên ông Nguyễn Như Bích người xã Dạ Trạch đang say sưa kể lại truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung cho các cháu của mình nghe. Đứa nào cũng tròn mắt ngạc nhiên, chăm chú nghe. Ông kể về sự tích con cá chép, rằng: Ngày xưa nghe các cụ kể lại ở đầm Dạ Trạch có con cá chép to bằng con trâu, tháng năm trời nắng, hễ thấy trẻ chăn trâu ra tắm, là cá nổi lên nói chuyện, rồi sau đợt vỡ đê không biết ông cá đi đâu mất, dân mới lập đền thờ. Chỉ một mình Dạ Trạch mới thờ thần cá này, độc đáo lắm”. Rồi ông lại chỉ đến chữ Kiệu có gậy và nón úp nói: “Đây là biểu tượng gợi nhớ sự uy linh của Đức Thánh Chử Đồng Tử và cũng là vật biểu thị cho hai chữ hiếu- trung của Chử Đồng Tử và Tiên Dung…”. Cứ như vậy ông kể hết sự tích này, đến sự tích khác, cố gắng truyền cho lũ cháu mình niềm tự hào về quê hương đất nước.
Lễ hội Chử Đồng Tử cũng như một ngày lễ lớn thứ hai trong năm, theo lời của người dân Dạ Trạch nó còn tốn hơn tết. Trong 3 ngày hội, con cháu từ khắp nơi đều về, rồi bạn bè khách khứa đến thăm quan. Nhà nhà trong thụn xóm đều đi cúng lễ, nhà nào lễ nhỏ thì hương hoa, lễ lớn thì mâm xôi, đĩa thịt, đội ra đình. Nhà có điều kiện thì công đức, kiến thiết xây dựng, tôn tạo đình, nhà khó khăn thì thành tâm, chỉ cần có nén nhang là đủ. Nó đã trở thành tập tục lưu truyền qua nhiều đời và trở thành một nét đẹp truyền thống, mang đậm văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Người dân và du khách khi tham gia lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ được sống trong không khí linh thiêng của 4000 năm về trước mà còn được tham dự các trò chơi dân gian: Leo cầu Kiều, đập nồi niêu, bịt bắt bắt dê, đánh đu, cờ người và các màn múa rồng, múa lân đặc sắc. Các chàng trai thi nhau đi trên chiếc cầu Kiều dựng bằng tre, bắc ngang trên hồ trước cửa đền. Mặc dù bị ngã xuống nước, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc, cố leo lên đi tiếp. Xung quanh hồ người dân đứng kớn để cổ vũ… Trò chơi được tổ chức trong suốt 3 ngày để phục vụ dân chúng.
Điều đặc biệt ở lễ hội Chử Đồng Tử ở Dạ Trạch người dân còn được nghe hát trống quân, một làn điệu dân ca của vùng châu thổ sông Hồng. Nghe các cụ trong xã kể lại: “Sau khi nên vợ nên chồng, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã cùng nhân dân cải tạo vùng lau sậy bạt ngàn, cùng làm ăn, sinh sống. Công chúa đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy hát trống quân”. Hàng năm, trong những ngày hội, những nghệ nhân thường hát trông quân để tưởng nhớ công ơn của các vị thánh. Điệu hát này đang dần bị mai một, nhưng với người dân Dạ Trạch, đặc biệt là các nghệ nhân già việc lưu giữ và phát triển làn điệu dân ca cổ là điều nên làm, nó sẽ góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hóa quê hương. Hơn nữa, lễ hội Chử Đồng Tử cũng là nơi để nhân dân trong xã và các nơi khác được trao đổi, buôn bán hàng hóa. Những sọt xu hào, những mớ rau cải còn tươi xanh được nhân dân bày bán. Đấy là sản phẩm của đất trồng mau nơi đây. Ngoài ra, còn thấy bày bán những đặc sản của những nơi khác: Bánh củ mài Chùa Hương, chè lam Hà Tây, bánh dày Quán Gánh… để khách thăm quan mua làm quà.
Khi trời đã chạng vạng, nhìn quanh sân đình các trò chơi vẫn tiếp diễn, chật kín người xem. Trong đền, người đến tế lễ vẫn đông, khói hương nghi ngút. Nhưng một điều dễ nhận thấy trong lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở Dạ Trạch năm nay là sự lấn át của các phương tiện và hình thức hoạt động hiện đại đối với các nghi thức dân gian. Bên cạnh đền những quán hát karaoke, vui chơi có thưởng với tiếng nhạc xập xình ầm ỹ đã làm không ít người phải nhăn mặt. Mọi năm trong lễ rước nước, những nam thanh, nữ tú khỏe mạnh được chọn để rước kiệu hộ giá đức thánh Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và Hồng Vân công chúa nhưng năm nay tất cả đều được đặt lên xe đẩy. Làm như vậy, phần nào sẽ làm giảm bớt sự uy nghiêm và lòng kính trọng của thần dân với các vị Thánh có công xây dựng quê hương.
Trong xu thế giao lưu và hội nhập văn hóa, việc tiếp thu cái mới phải luôn gắn với việc kế thừa và phát triển cái cũ. Kết quả của công cuộc giao lưu văn hóa hôm nay đã mang lại cho chúng ta những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, từ khoa học công nghệ đến văn hóa thông tin. Nhưng điều đó cũng đặt văn hóa Việt Nam trước những thách thức mới, đòi hỏi việc giữ gìn văn hóa dân tộc phải tiến hành khẩn trương và khoa học. Kì họp thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra Nghị quyết xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta luôn mở rộng cửa đón nhận văn hóa bốn phương, nhưng phải trờn cơ sở tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp, loại bỏ cái xấu, không thích hợp. Việc đánh mất bản sắc dân tộc thì cũng như mất văn hóa, và khi mất văn hóa thì cũng mất dân tộc. Điều đáng bàn tới hiện nay, là làm thế nào để giữ được bản sắc văn hóa, đặc biệt là các lễ hội truyền thống trên khắp đất nước. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng, là một sinh hoạt tập thể đem lại niềm phấn chấn cho con người trong dịp đầu năm. Vậy mà, hiện nay nhiều lễ hội ở các địa phương dường như đã bị nhiễm cái cảnh xô bồ, cầu danh, cầu lợi đánh mất dần bản sắc văn hóa cổ truyền. Điều này đòi hỏi cơ quan văn hóa và ban tổ chức các lễ hội cần quan tâm, đưa ra phương hướng đúng đắn để lễ hội thực sự là ngày sinh hoạt văn hóa của toàn dân, là nơi gửi gắm những triết lý nhân sinh và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.
Đặng Chung