Tóm tắt. Lê Quý Đôn (1726-1784) sinh tại Thái Bình. Ông vốn ham học, thông minh, mẫn
tiệp, được coi là thần đồng. Thi đỗ được bổ làm quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng của
triều Lê –Trịnh. Ông luôn là viên quan thanh liêm và tài năng. Cuộc đời và sự nghiệp làm
quan, nghiên cứu khoa học, sáng tác của ông đã đạt nhiều thành tựu và đóng góp rất to lớn
trên nhiều lĩnh vực trong lịch sử dân tộc: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế - xã hội,
văn hóa, giáo dục, triết học, lịch sử, địa lí. . . Ông rất xứng đáng được tôn vinh là nhà Bác
học, nhà Văn hóa lớn Việt Nam thế kỉ XVIII.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lê Quý Đôn – nhà bác học Việt Nam thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0075
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 150-156
This paper is available online at
LÊ QUÝ ĐÔN – NHÀ BÁC HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII
Nguyễn Thị Thoa
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Thái Bình
Tóm tắt. Lê Quý Đôn (1726-1784) sinh tại Thái Bình. Ông vốn ham học, thông minh, mẫn
tiệp, được coi là thần đồng. Thi đỗ được bổ làm quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng của
triều Lê –Trịnh. Ông luôn là viên quan thanh liêm và tài năng. Cuộc đời và sự nghiệp làm
quan, nghiên cứu khoa học, sáng tác của ông đã đạt nhiều thành tựu và đóng góp rất to lớn
trên nhiều lĩnh vực trong lịch sử dân tộc: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế - xã hội,
văn hóa, giáo dục, triết học, lịch sử, địa lí. . . Ông rất xứng đáng được tôn vinh là nhà Bác
học, nhà Văn hóa lớn Việt Nam thế kỉ XVIII.
Từ khóa: Lê Quý Đôn, nhà bác học, nhà văn hóa.
1. Mở đầu
Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên thủa nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường.
Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2/8/1726) trong một gia đình khoa bảng, ở làng Diên Hà,
huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình. Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng ham học, thông minh được người đương thời coi là thần
đồng. Năm 18 tuổi thi Hương đỗ Giải nguyên; năm 27 tuổi đỗ Hội nguyên; tiếp đó đỗ Đình nguyên
Bảng nhãn - Tam nguyên Bảng nhãn [1-4].
Lê Quý Đôn là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Những thành tựu và đóng góp
của ông về tư tưởng chính trị và nghiên cứu, sáng tác trong nhiều lĩnh vực khoa học ở thế kỉ XVIII
là vô cùng to lớn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về chính trị
Mặc dù trong bối cảnh thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng
hoảng nghiêm trọng, nhưng Lê Quý Đôn vẫn cố gắng học tập thành tài mong muốn tham gia quan
trường mang tài năng và hoài bão của mình để góp phần hưng quốc, an dân. Ông đã được bổ làm
quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toàn tu Quốc
sử quán (năm1754), Hàn lâm viện thị giảng (1757) năm 1760 và 1762 đươc cử đi sứ sang nhà
Thanh, Đốc đông xứ Kinh Bắc (1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám (1767), Tán lí quân
vụ, Thị phó đô ngự sử (1768), Công bộ hữu thị lang (1769), Bồi tụng (1773), lại bộ tả thị lang
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Thoa, e-mail: nguyenthoactb@gmail.com
150
Lê Quý Đôn – nhà bác học Việt Nam thế kỉ XVIII
kiêm Tổng tài Quốc sử quán (1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (1776), Hiệp
trấn Nghệ An (1783),Công bộ thượng thư (1784)... Mặc dù được làm quan, nhưng Lê Quý Đôn
luôn là một viên quan thanh liêm [1].
Lê Quý Đôn là một vị đại quan của chế độ phong kiến cho nên ông có hoài bão kinh bang
tế thế. Trong hoàn cảnh đất nước rối ren khủng hoảng Ông mong muốn lập lại trật tự xã hội, đất
nước ổn định, thống nhất để dân chúng bớt nghèo khổ. Năm 1752, trong bài thi văn sách bàn về
phép trị nước, dù mới 27 tuổi nhưng Lê Quý Đôn đã tỏ ra là một người am tường chính trị, xã hội
sâu sắc. Sách lược trị nước của Lê Quý Đôn được ông khái quát thành ba việc lớn:
1. Phải làm sao thấu suốt được đời sống nhân dân, thế nước luôn mạnh, làm cho xã tắc
muôn đời giữ được nghiệp đế. Muốn đất nước bền vững phải đoàn kết toàn dân tộc thành một khối
vững chắc thì chẳng dễ gì lung lay được.
2. Đất nước rộng bao la, sinh dân như muôn cây hợp lại thành rừng, muôn họ đông đúc,
người cai trị phải có kỉ cương, pháp độ khiến ai nấy phải tuân theo lẽ phải, không sinh ra thói ngỗ
ngược chống đối. Như vậy Lê Quý Đôn đề cao tư tưởng pháp trị, tuy nhiên ông cũng chủ trương
cả đức trị. Ông viết: khi mà nhân nghĩa là cơ sở để lãnh đạo dân chúng thì đó là đầu mối của ông
vua mở ra cái công đức của một thời.
3. Coi việc sửa sang nền trị giáo, chăm lo đến quân đội, tìm kẻ sĩ tài năng làm trọng. Có thể
nói công việc đấy là hàng đầu, đặc biệt khẩn cấp. Ông nhấn mạnh: những quan lại tài giỏi, mưu
trí, những người tài giỏi về văn chương, học thuật, các bậc vương giả các thời đều quý trọng họ.
Trong Vân đài loại ngữ và Quần thư khảo biện, Lê Quý Đôn không chỉ đưa ra những lí
thuyết trị nước ông liên hệ vơi thực tế lịch sử, để luận giải những nguyên nhân dẫn đến sự thành
bại của các triều đại. Ông rút ra được bài học về đường lối trị nước từ các triều đại trước
Từ tình hình xã hội lúc bấy giờ, Lê Quý Đôn đã trình bày kế sách: Đạo trị nước là công sức
chung của mọi người, phải lấy đạo trung chính làm trung tâm, lấy sự công bằng làm phép tắc, ngăn
chặn cửa ngõ của sự cong queo, mở ra con đường thẳng ngay cho mọi người. Coi trọng việc tuyển
chọn quan lại, đảm bảo sự công bằng, chọn đúng người có tài, có trách nhiệm với công việc, đình
chỉ việc tuyển chọn những kẻ tham lam tiền của, ngăn chặn việc chạy chọt, bôn xu. . . từ đó, xã hội
sẽ ổn định, luật pháp sẽ thịnh trị.
Việc trị nước từ xưa, kỉ cương luôn phải được nêu cao, luật pháp phải được ban bố rõ ràng
được chấp hành nghiêm chỉnh, thi hành hình luật phải đúng tội, không theo ý cá nhân mà bẻ queo
sự thật. Làm chính trị phải lấy lòng khoan dung làm gốc, phải chăm lo sức dân.
Trong quan điểm trị nước của Lê Quý Đôn, ông không hoàn toàn tán thành nhân trị nhưng
ông cũng không đề cao tuyệt đối pháp trị. Xuất phát từ thực tế xã hội của nước ta, ông đã đưa ra
đường lối trị nước trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị trong đó tư tưởng Pháp trị
được đề cao. Theo ông cần phải linh hoạt, mềm dẻo: “Cứng quá thì gẫy, mềm quá thì hỏng, phải
vừa mềm, vừa cứng mới hay. Khoan thì dân lờn, dữ thì dân khổ, phải vừa khoan, vừa dữ mới hay”.
Lê Quý Đôn cho rằng, pháp luật là rường cột của xã tắc, là gốc của nước, là một trong những công
cụ quan trọng để thống nhất thiên hạ.
Lê Quý Đôn đưa ra đường lối trị nước kết hợp giữa Nhân trị với Pháp trị trên cơ sở đề cao
Pháp trị, đó là hướng giải quyết tiến bộ trong hoàn cảnh xã hội đương thời.
Về ngoại giao, Lê Quý Đôn đã luôn thể hiện rõ tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,
kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền văn hóa dân tộc và độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc. Những năm 1760 và 1762, ông đã được vua Lê, chúa Trịnh tin tưởng trao cho nhiệm
vụ đi sứ Trung Quốc. Mặc dù chỉ là Phó sứ nhưng ông đã góp phần quan trọng để đoàn sứ giả Đại
Việt hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình: làm nâng cao thế nước, tất cả đều nhờ vào khả năng
151
Nguyễn Thị Thoa
đấu tranh ứng xử kiên quyết, thông thái và tầm văn hóa cao của Lê Quý Đôn.
Trước hết, ngày 9 tháng 10 năm Canh Thìn - 1760, quan phủ Quế Lâm xuống khám thuyền.
Quan lại Quảng Tây dùng chữ di quan có ý miệt thị Sứ thần nước ta. Lê Quý Đôn đã viết công văn
yêu cầu buộc quan lại nhà Thanh phải bỏ hai chữ “di quan” để chỉ sứ thần An Nam, trong văn thư
bang giao hai nước, phải đổi gọi là An Nam cống sứ. Cũng để giữ quốc thể, Lê Quý Đôn từ chối
trả lời câu hỏi của một quan chức nhà Thành về tên vua nước Nam. Trong quan niệm của xã hội
phương Đông truyền thống việc hỏi tên vua là điều tối kị vì vua của một nước là thiên tử nên hỏi
tên vua và nói tên vua trong giao tiếp là việc đại bất kính. Để giữ hòa khí cho cuộc nói chuyện và
sự tôn kính cho vua nước ta, Lê Quý Đôn đáp: Từ xưa tới nay chưa bao giờ thấy trong việc tiếp đãi
sứ thần lại hỏi tên vua cả. Đại nhân không nên hỏi mà sứ thần không nên trả lời, có như vậy mới
đúng phép làm tôi.
Để nâng cao thế nước, Lê Quý Đôn còn thẳng thắn bác bỏ sự nhận xét sai lạc của Cao Hùng
Trưng về sự học của nước ta. Ông đã đưa ra cuốn Trích diễm thi tập (chọn lọc thơ văn của các tác
giả thời Trần, Lê sơ) của Hoàng Đức Lương cho Chu Bội Liên, một nho thần có tiếng đồng thời
là Tổng trấn Quảng Tây xem, để biết An Nam từ thời Trần đã có nhiều văn học thi chương, chứ
không phải từ thời Giải Tấn (thời thuộc Minh) mới biết đến văn học. . .
2.2. Về kinh tế
Lê Quý Đôn là một nho sĩ nhưng ông cũng đã có đóng góp quan trọng về khoa học nông
học, tiểu thủ công nghiệp, quan tâm chăm lo cải thiện đời sống nông dân. Ông nhấn mạnh sự tồn
tại tất yếu của các thành phần dân cư sĩ, nông, công, thương đồng thời ông chỉ ra vai trò trụ cột của
các thành phần này bằng tư tưởng tứ bất: Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt,
phi trí bất hưng.
Lê Quý Đôn sinh ra lớn lên và làm quan ở một quốc gia lấy nền kinh tế nông nghiệp là chủ
yếu, bản thân Lê Quý Đôn là một vị quan hết lòng vì dân, mong mỏi nhân dân có một cuộc sống
ấm no. Một trong những vấn đề mà Lê Quý Đôn quan tâm đó là phát triển kinh tế, ổn định đời
sống cho nhân dân, chính vì thế ông đã hình thành được tư duy kinh tế và cấu trúc của nền kinh tế.
Đặc điểm cơ bản nhất trong tư duy kinh tế của Lê Quý Đôn là tư tưởng tam nông bao gồm nông
nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nông nghiệp nước ta chủ yếu là nghề trồng lúa nước, phụ thuộc vào thiên nhiên cho nên
công tác thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp, và phải thực hiện những kinh
nghiệm canh tác như: nhất thì nhì thục, nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống. Ông cũng chủ trương
đẩy mạnh khai hoang lập đồn điền thực hiện biện pháp kết hơp phát triển kinh tế với quốc phòng.
Ông đã đề xuất tư duy kinh tế, tìm hiểu cặn kẽ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt
Nam để vạch ra con đường xây dựng nền kinh tế xã hội phát triển theo hướng bền vững.
Cống hiến của Ông được còn thể hiện qua số lượng lớn các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau để lại cho hậu thế. Các tác phẩm Lê Quý Đôn viết có tới hàng trăm cuốn, tuy
tác phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều nhưng những tác phẩm còn lại cũng là một kho tài liệu quý
giá để người đời sau khảo cứu về các lĩnh vực triết học, lịch sử, địa lí, thơ văn. . . của nước ta.
Lê Quý Đôn còn tiếp xúc, giao lưu, trao đổi văn hóa, học thuật với các quan chức, học giả
nhà Thanh, với sứ thần Triều Tiên và học giả Riukiu (Nhật Bản). Lê Quý Đôn tỏ ra rất xuất sắc
khi đối đáp với quan chức và học giả Trung Hoa.
Là một học giả uyên bác, với tinh thần tự tôn dân tộc cao, Lê Quý Đôn có ý thức giới thiệu
văn hóa Việt Nam với các học giả các nước mà ông gặp. Ngoài cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng
Đức Lương, ông còn đưa ra các tác phẩm Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền lục phạm, Tiêu
152
Lê Quý Đôn – nhà bác học Việt Nam thế kỉ XVIII
tương bách vịnh của mình cho các nho thần danh tiếng nhà Thanh cùng các sứ thần Triều Tiên
xem và đề tựa. Họ đều khâm phục và coi ông là bậc “Thạc học của phương Nam”. Trạng nguyên
Hồng Khải Hy của Triều Tiên đánh giá Lê Quý Đôn là người “dám lật lại những luận án đã thành
nếp”, “dám phá toang những điểm sai lầm đã duyên tập lâu ngày”. Cuối cùng Hồng Khải Hy khẳng
định: “Thật là kiến thức rất mực vượt lên nghìn đời”. Lê Quý Đôn là một vị quan thanh liêm, luôn
nghĩ đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của nhân dân, bên cạnh đó, ông còn là một nhà bác học lớn
của Việt Nam thời phong kiến.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá Lê Quý Đôn là người học rộng, hiểu nhiều, tài năng
không có môn nào là không hiểu biết sâu sắc. Giáo sư Văn Tân trong bài Kỉ niệm 250 năm ngày
sinh Lê Quý Đôn đã nhận xét: “Lê Quý Đôn đã nắm được tất cả các tri thức mà con người Việt
Nam hồi thế kỉ XVIII có thể có được” [2;26]. Có thể nói Lê Quý Đôn là cái tủ sách tổng hợp biết
nói của nước Việt Nam hồi đầu thế kỉ XVIII, trên thì thiên văn, dưới thì địa lí, giữa là con người,
không gì Lê Quý Đôn không biết, “hiểu biết của ông rất rộng lại rất sâu”. Tiến sĩ Trần Danh Lâm
đã viết: “Lê Quế Đường người Diên Hà, không sách gì không đọc, không việc gì không suy xét
đến cùng. Ngày thường ngẫm nghĩ việc gì đều viết ngay thành sách. Sách đầy bàn, đầy tủ, kể ra
không xiết”. Tham tụng Bùi Huy Bích là học trò của Lê Quý Đôn, trong bài văn khấn khi ông mất
có nhận xét: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu
truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như thầy” [2;262].
2.3. Về văn hóa
Triết học: Trước hết Lê Quý Đôn là một nhà triết học của Việt Nam. Trong quá trình phát
triển của tư tưởng Việt Nam, rất ít người quan tâm đến vấn đề triết học, chỉ một vài nho sĩ như Chu
Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn. Trong số ít người quan
tâm đến triết học thì duy chỉ có Lê Quý Đôn là trình bày tư tưởng triết học rõ nét trên giấy trắng,
mực đen.
Trong tác phẩm Vân Đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã giành cho cả phần lí và khí gồm 53 điều
chỉ nói về triết học. Trong giới tư tưởng Việt Nam, Lê Quý Đôn là người viết nhiều về triết học
nhất. GS Văn Tân đã đánh giá: “Ông đã giành cho mình chỗ ngồi cao nhất trong giới triết gia Việt
Nam thời phong kiến”.
Khi nghiên cứu một số tác phẩm của Lê Quý Đôn, chúng ta thấy ông chịu ảnh hưởng của
tư tưởng duy tâm, nhưng trong Vân Đài loại ngữ ông lại viết: “Đầy rẫy trong trời đất đều là khí cả.
Còn chữ lí thì chỉ để mà nói rằng đó là cái gì thực hữu chứ không phải hư vô. Lí không có hình
tích, nhân khí mà ra [4;25]. Vậy Lí tức là không khí. Âm dương cơ ngẫu, tri và hành, thể và dung
có thể đối nhau mà nói được”. Ông khẳng định: Lí nhân khí mà ra, lí là ở trong khí, có khí rồi mới
có lí, lí là thuộc tính của khí, không có khí thì lí không dựa và đâu mà có được. Như vậy cơ sở tư
tưởng triết học của Lê Quý Đôn bước đầu đã hướng tới duy vật.
Lê Quý Đôn được đánh giá là nhà thư mục học đầu tiên của Việt Nam. Trong phần Văn
nghệ chí của tác phẩm Lê triều thông sử, ông đã sưu tập được 150 bộ sách và sắp xếp thành 4 loại:
Hiến chương, thi văn, truyện ký, phương kĩ. Trong bộ thư mục này, Ông ghi đầy đủ những yếu tố
cơ bản của mỗi tài liệu cần phản ánh trong mỗi thư mục từ tên họ, học vị, chức tước của người
biên soạn, họ tên những người có liên quan đến sách, thời gian biên soạn và tên sách. Đối với từng
bộ sách, Lê Quý Đôn còn ghi tổng số quyển, số quyển còn lại hoặc đã mất hẳn. Ngoài ra, một số
trường hợp, Lê Quý Đôn còn dẫn giải nội dung từng quyển và ghi chép ý kiến phê bình và nhận
xét vắn tắt của mình về bộ sách ấy. Phương pháp miêu tả thư mục của Lê Quý Đôn là phương pháp
miêu tả mà ngày nay chúng ta vẫn thường sử dụng.
Sử học: Lê Quý Đôn là một nhà bách khoa toàn thư, các công trình nghiên cứu của Lê Quý
153
Nguyễn Thị Thoa
Đôn là không kể xiết với hàng trăm tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ tính riêng trong
lĩnh vực sử học, ông có các công trình nghiên cứu như: Đại Việt thông sử, Quốc triều tục biên, Phủ
biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục và Lịch đại danh thần ngôn hành tục. . . những tác phẩm sử học của
ông thể hiện kiến thức lịch sử đồ sộ, uyên bác đồng thời cho thấy được quan điểm viết sử của Lê
Quý Đôn.
Năm 1775, Lê Quý Đôn được Trịnh Sâm bổ dụng vào chức tổng tài, quản lí công việc ghi
chép quốc sử. Tiêu chí để lựa chọn một người vào cơ quan biên soạn sử của nhà nước dưới thời
phong kiến rất chặt chẽ. Người làm công tác biên soạn lịch sử phải là người có trình độ học vấn
cao, có năng lực và tài giỏi. Hơn nữa, người viết sử phải là người có tâm hồn, có tấm lòng với sử
học, phải có phẩm chất, đạo đức sử học. Đạo đức sử học chính là tính trung thực không dối trá
trong khi viết sử. Ngoài ra người viết sử phải sát sao với thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin,
nắm chắc sử liệu thì mới làm tốt chức trách của một sử quan. Khi Lê Quý Đôn được bổ nhiệm chức
tổng tài quốc sử, ngoài yêu cầu có tố chất của một người viết sử còn phải là người có khả năng điều
hành bộ máy biên soạn Quốc sử đồng thời là người có năng lực sửa chữa, biên tập được bộ Quốc
sử có tính tư tưởng nhất quán, tránh sai sót, nhầm lẫn. Qua việc Lê Quý Đôn được chúa Trịnh tin
tưởng và bổ nhiệm vào chức Tổng tài Quốc sử và thành tựu của ông cùng với các sử quan đương
thời trong việc biên soạn Quốc triều Bản kỉ tục biên thì Lê Quý Đôn hoàn toàn xứng đáng được
tôn vinh là nhà sử học lớn tài ba, một sử thần trung thực, thẳng thắn, một tổng tài nhiệt huyết, có
trách nhiệm.
Lê Quý Đôn coi trọng các sử quan và việc chép sử. Ông quan niệm rằng: “Chức trách của
sử quan: về thiên văn phải tường hiểu độ số trời đất, mặt trời, mặt trăng, về địa lí phải biết rõ khu
vực núi sông bờ cõi, về dòng họ phải biết thứ tự tổ tiên, tổ mục, về chính trị phải biết lễ nhạc và
quân sự. . . ” [4;25]. Lê Quý Đôn cho rằng: “Đại để phép làm sử là: mỗi sự kiện phải nhặt đủ không
bỏ sót, để cho người ta sau khi mở ra xem rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được
mắt thấy tai nghe mà rõ ràng như chính mình được thấy” [4;21]. Với quan điểm viết sử như trên
nên các triều đại phong kiến của Việt Nam được trình bày trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn rất
toàn diện và đủ các mặt.
Trong khi ghi chép lịch sử ông luôn tôn trọng thực tế khách quan. Là một nho sĩ trung thành
với nhà Lê - Trịnh lại là người mang ý thức hệ Nho giáo chính thống nên Lê Quý Đôn phải luôn
coi nhà Mạc là “ngụy triều”, thế nhưng khi ghi chép, trình bày các sự kiện lịch sử từ khi Mạc Đăng
Dung giết Cung hoàng cướp ngôi và những việc làm sau đó của nhà Mạc, ông viết một cách trung
thực như vốn có. Khi viết về Mạc Đăng Dung, Lê Quý Đôn tỏ ra hết sức khách quan. Qua những
ghi chép của Lê Quý Đôn, chúng ta thấy được cách ứng xử khôn khéo của Mạc Đăng Dung để đưa
ông từ một võ quan cấp thấp đến vị trí một người nắm giữ mọi quyền bính trong tay. Mặc dù Mạc
Đăng Dung được Lê Quý Đôn xếp vào hạng “nghịch thần truyện” nhưng khi viết về giai đoạn cuối
triều Lê, Lê Quý Đôn vẫn cho ta thấy được sự bất lực của các vua Lê từ Lê Uy Mục đến Lê Cung
Hoàng, các quyền thần chém giết lẫn nhau. . . từ đó ông cũng thừa nhận: “lúc này thần dân phần
nhiều xu hướng về Đăng Dung”. Khi viết về chính sách xây dựng đất nước của triều Mạc, Lê Quý
Đôn có ghi: “Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm nhân dân các xứ,
không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ra ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh
cho pháp ty bắt trị tội. Từ đấy những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới
tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào
chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền đều được mùa, nhân dân bốn trấn
đều được yên ấm” [4;276].
Khi đánh giá mối quan hệ ngoại giao giữa nhà Mạc với nhà Minh, Lê Quý Đôn có những
ghi chép cụ thể. Khi nhà Minh phao tin sẽ tấn công nhà Mạc: “cha con Dăng Doanh rất sợ không
biết làm thế nào. Sai Nguyễn Văn Thái đem tờ biểu đến Quảng Tây xin hàng, tình nguyện theo
154
Lê Quý Đôn – nhà bác học Việt Nam thế kỉ XVIII
lệnh triều Minh phân xử. . . lại hối lộ rất hậu quan ba ty thuộc Lưỡng Quảng và các tướng dưới
quyền họ, các quan trấn thủ Châu Khâm, Châu Liêm. Các viên này nhận hối lộ, hứa sẽ chuyển
tâu về triều đình xin tha cho. Bởi thế thời kì tiến quân được tạm hoãn” [4;278]. Bằng những dòng
ghi chép này, chúng ta thấy được phần nào chính sách ngoại giao mềm dẻo của nhà Mạc đối với
nhà Minh trong buổi đầu thiết lập vương triều. Trong Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn cũng hé lộ
nguyên cớ việc nhà Minh đem quân đánh nhà Mạc là những cựu thần nhà Lê luôn tìm mọi cách để
xin viện binh của nhà Minh.
Trong lĩnh vực giáo dục khoa cử và văn học, Lê Quý Đôn cũng khẳng định những đóng góp
của nhà Mạc đối với nền văn hóa của dân tộc.
Như vậy, dù là một sử thần trong chính quyền Lê – Trịnh nhưng Lê Quý Đôn đã vượt qua
giới hạn đương thời để có được cái nhìn khách quan về triều Mạc.
Địa lí: là đại quan trong triều đình vua Lê và phủ chúa, nhưng ông thường được phái đi cai
quản nhiều địa phương như ở vùng Kinh Bắc, Thuận Quảng. . . Dù đi đến đâu, Lê Quý Đôn cũng
xem xét kĩ càng những vùng đất đó về các mặt: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, ruộng đất
dân cư, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán. . . rồi viết thành sách. Vì vậy, Lê Quý Đôn
được biết đến như một nhà địa lí học. Trong số những tác phẩm của mình, Lê Quý Đôn có một tác
phẩm nổi bật về địa phương chí là Phủ biên tạp lục. Trong tác phẩm này, Lê Quý Đôn đã ghi chép
đầy đủ về vùng miền lãnh thổ như núi sông, khí hậu, phong tục, nghề nghiệp, sản vật, nhân tài. . .
của vùng đất Thuận Hóa – Quảng Nam. Cuốn Phủ biên tạp lục đã cung cấp những