Learning Ecosystem - Hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối và lí thuyết hệ thống

Tóm tắt. Lí thuyết học tập kết nối (Connectivism) mở ra cách nhìn mới về học tập dựa vào các kết nối mà không dựa vào nội dung; và sự vận động của tri thức kết nối (connective knowledge). Khái niệm môi trường sinh thái học tập (Learning Ecology) mở rộng môi trường học tập cổ điển theo trường lớp ra môi trường rộng lớn hơn với tập hợp các hệ thống lí luận, phương pháp học tập, triển khai học tập nhờ sự kết nối với internet. Bài viết phát triển mô hình này và đề xuất mô hình hệ sinh thái học tập mới, đó là mạng các hệ thống tác nhân học tập, tri thức học tập, công nghệ học tập và ngữ cảnh học tập.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Learning Ecosystem - Hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối và lí thuyết hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 34-44 This paper is available online at LEARNING ECOSYSTEM - HỆ SINH THÁI HỌC TẬP NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HỌC TẬP KẾT NỐI VÀ LÍ THUYẾT HỆ THỐNG Nguyễn Mạnh Hùng Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lí thuyết học tập kết nối (Connectivism) mở ra cách nhìn mới về học tập dựa vào các kết nối mà không dựa vào nội dung; và sự vận động của tri thức kết nối (connective knowledge). Khái niệm môi trường sinh thái học tập (Learning Ecology) mở rộng môi trường học tập cổ điển theo trường lớp ra môi trường rộng lớn hơn với tập hợp các hệ thống lí luận, phương pháp học tập, triển khai học tập nhờ sự kết nối với internet. Bài viết phát triển mô hình này và đề xuất mô hình hệ sinh thái học tập mới, đó là mạng các hệ thống tác nhân học tập, tri thức học tập, công nghệ học tập và ngữ cảnh học tập. Từ khóa: Lí thuyết học tập kết nối (connectivism), môi trường sinh thái học tập (learning ecology), hệ sinh thái học tập (learning ecosystem). 1. Mở đầu Giáo dục nói chung và học tập nói riêng từ trước tới nay và trong tương lai luôn là đề tài nóng của cả xã hội, nhất là trong thời kì thông tin mở như hiện nay. Học tập tốt luôn là tiêu chí phấn đấu cho tất cả các cá nhân trong xã hội. Trong thời kì xã hội hóa học tập và kinh tế tri thức như ngày nay, học tập không chỉ bằng nội lực của cá nhân, mà còn nhờ sự kết nối của rất nhiều yếu tố - người học, người dạy, bạn bè, các nhóm cộng đồng, các mạng kết nối, công việc, động lực tâm lí, môi trường học tập với các hệ thống hỗ trợ - sách vở, thư viện, và nhất là thế giới số hóa trên internet. Bài viết này trình bày các ý tưởng về môi trường học tập và hệ sinh thái học tập dựa trên lí thuyết hệ thống, lí thuyết học tập kết nối và tri thức kết nối. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình lí thuyết của môi trường sinh thái học tập Việc học tập từ xưa gắn liền với các khái niệm cơ bản: thầy - trò, trường - lớp, sách - vở, học hành - thi cử. Môi trường học tập truyền thống trường - lớp, thầy - trò vẫn Ngày nhận bài: 18-8-2012. Ngày chấp nhận đăng: 25-3-2013 Liên hệ: Nguyễn Mạnh Hùng, e-mail: thuykhue424@yahoo.com 34 Learning Ecosystem - hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối... là chủ yếu cho đến nay. Tất cả các cải tiến, đổi mới về dạy và học, suy cho cùng vẫn đóng khung trong các cặp phạm trù trên, trong một không gian chính là trường - lớp. Nói theo lí thuyết hệ thống, những hệ thống ổn định, những hệ thống rất lớn như hệ thống giáo dục với đặc trưng trường - lớp, có đặc tính chung là mọi thay đổi cần thời gian dài và các nỗ lực thay đổi đủ lớn, từ bên trong, cũng như từ bên ngoài. Như vậy, nếu chúng ta vẫn chỉ xác định không gian học tập là trường - lớp, thì các đổi mới về lí thuyết học tập nói chung, các phương pháp dạy học, phương pháp học tập nói riêng, là chưa đủ. Việc nghiên cứu theo phương pháp luận hệ thống (systemic approach) và các xu hướng giáo dục hiện đại, là cần thiết cho các cải tiến và đổi mới cho giáo dục và học tập hiện nay. Bài viết của tác giả Lí thuyết Học tập Kết nối (Siemens, 2008, [10]) đã trình bày về các cấu trúc và không gian mới của học tập, các ảnh hưởng mang tính hệ thống của tri thức kết nối, chủ nghĩa kết nối và học tập kết nối mạng. Cũng trong bài này, tác giả đã đưa ra mô hình học tập mới cho trường học, dựa trên một sơ đồ tổng quát của môi trường sinh thái học tập (Learning Ecology) trong thời kì internet, các vùng học tập, các nhóm và mạng học tập. Môi trường sinh thái học tập đưa ra mô hình tổng quát với các thành phần được kết nối với nhau như sau: - Học tập chính thức (formal) - Học tập phi chính thức (informal) - Cộng đồng học tập - Tự học - Hệ thống hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập - Tư vấn và học nghề - Trải nghiệm, trò chơi và mô phỏng học tập Các thành phần đó liên kết trong môi trường với các yếu tố: - Bộ lọc cho học tập: các giá trị học tập, các niềm tin, và triển vọng - mục đích, nhu cầu, lợi ích học tập - Các chiều của học tập: học để biết, học để làm, học để sống, học tại đâu, học để chuyển đổi. - Các khái niệm, phạm trù học tập: dữ liệu, thông tin, tri thức, ý nghĩa, hiểu biết, sự thông thái. - Việc thực hiện học tập thông qua: ngôn ngữ, công cụ phương tiện học tập, công nghệ. Một môi trường sinh thái, theo nghĩa ở đây là môi trường nuôi dưỡng và hỗ trợ sự thành lập và phát triển các cộng đồng, mạng lưới. Như vậy, lớp học truyền thống là một môi trường sinh thái học tập, với một không gian đóng kín, và cấu trúc phân hệ chặt chẽ: nguồn tri thức và chủ thể dạy học là người thầy, với một cộng đồng nhỏ người học đồng đẳng; các nội dung dạy học được quy định chặt chẽ. Ngược lại, internet là một ví dụ môi trường sinh thái rộng lớn, mở và đa dạng, cho phép sự sáng tạo của người tham gia trong học tập. Nếu môi trường sinh thái học tập là không gian nuôi dưỡng và hỗ trợ học tập, thì 35 Nguyễn Mạnh Hùng mạng học tập là cấu trúc học tập, các kết nối, liên kết giữa các thành phần trong không gian học tập. Mạng học tập sinh ra trong không gian học tập và cả hai hỗ trợ, tạo ra sự sáng tạo trong học tập. Những nghiên cứu gần đây về lí thuyết mạng (xã hội, sinh học, toán học, giáo dục) (Barabási, 2002; Watts, 2003; Wellman, 1999; Siemens, 2006 [10]; Downes, 2012 [4]) đã đưa ra các mô hình mạng, đặc tính phát triển và xu hướng hoạt động của mạng trong các lĩnh vực cụ thể; trong đó, nói riêng trong giáo dục, tri thức kết nối mạng và sự hình thành và vận hành các mạng lưới học tập là điểm nhấn chính trong xu hướng phát triển học tập hiện đại. Một điểm nhấn mạnh trong môi trường sinh thái học tập hiện đại là sự thay đổi về tư duy sư phạm của việc tham gia giảng dạy và học tập, nội dung dạy và học, quan hệ giữa người học - người dạy - khoa - bộ môn - trường. Những đổi mới phương pháp giảng dạy theo quan điểm thiết kế bài giảng, ứng dụng công nghệ, số hóa bài giảng, ứng dụng các hệ thống e-learning 1.0 (hệ quản trị đào tạo) như là bản sao điện tử của cấu trúc lớp học, vẫn chỉ đóng khung trong không gian lớp học truyền thống, do đó chưa có các tác động mạnh tới kết quả học tập nói chung. "Việc sử dụng các phương pháp sư phạm gắn với công nghệ xây dựng bài giảng mới, tuy vậy, chưa nhận được các kết quả rõ rệt" (Davidovitch, 2007). Chỉ với sự xuất hiện của các phương pháp sư phạm gắn với web 2.0, đưa ra không gian và cách thức liên kết mới trong giảng dạy và học tập, thì sự đổi mới và sáng tạo mới thực sự rõ rệt (Barnett, 2004; Downes, 2008; OECD, 2007; Siemens, 2008). Theo đó, sự đa dạng về quan điểm, ý tưởng, sự sáng tạo chủ động của người học sẽ đóng góp trong nội dung của quá trình dạy và học. Như vậy, với sự bùng nổ của lượng tri thức, sự vận động nhanh của tri thức kết nối, sự phức hợp của học tập hiện nay, với sự ra đời của các công nghệ Web 2.0, việc mở rộng môi trường sinh thái học tập gắn với các không gian và cấu trúc học tập mới, phương pháp sư phạm mới về tham gia dạy và học là kết quả của sự chuyển dịch về giáo dục, đáp ứng nhu cầu giáo dục phức hợp, đa dạng hóa, xã hội hóa ngày nay. 2.2. Hệ sinh thái học tập Theo nhu cầu mở rộng không gian và cấu trúc của học tập, cùng với mô hình môi trường sinh thái học tập tổng quát như trình bày ở trên, một loạt những mô hình môi trường công nghệ cho học tập, được một số tác giả đồng thời đưa ra dưới khái niệm hệ sinh thái học tập - Learning Ecosystem. Mark Berthelemy (2010, [1]), sử dụng khái niệm ecosystem từ sinh vật học để định nghĩa hệ sinh thái học tập, với ý chính là cho học tập tại nơi làm việc. Tương tự, khái niệm hệ sinh thái số, hoặc hệ sinh thái E-learning - Digital/E- Learning Ecosystem được sử dụng như hạ tầng mạng máy tính trên Internet (Chang và West, 2006; Boley và Chang, 2007; Briscoe và De Wilde, 2008; Bo, 2009; Briscoe và Marinos, 2009); hoặc như mô hình sinh thái cho học tập và giảng dạy (Frielick, 2004); như là hạ tầng e-learning (Gu¨tl và Chang 2008); hoặc như là sự triển khai e-learning (Uden, Wangsa et al., 2007); hoặc như một công cụ hỗ trợ học tập (Ficheman and de Deus 36 Learning Ecosystem - hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối... Lopes 2008). Trong [8], tác giả mô tả hệ sinh thái học tập như hệ thống liên kết các cá nhân, nhóm, mạng học tập trong môi trường công nghệ và Internet, cùng với các đặc tính về sản phẩm giáo dục, vòng đời, sự liên kết, kết nối mạng, sự vận động tri thức. Ý tưởng của hệ sinh thái học tập là: - Là hệ thống nuôi dưỡng và phát triển các cá nhân, nhóm, mạng học tập. - Là hệ thống mô tả mang tính triển khai được trong thực tế. - Là mặt cắt của môi trường sinh thái học tập tổng quát thông qua môi trường kết nối mạng. Khác với môi trường sinh thái học tập (Learning Ecology) nhấn mạnh tới mạng học tập, với đặc tính của mạng lưới là sự linh hoạt, tự trị, bình đẳng, hỗn mang, tự điều chỉnh (Downes, [4]), hệ sinh thái học tập nhấn mạnh tới tính hệ thống và môi trường công nghệ cho hệ thống - là yếu tố giúp cho khả năng triển khai thực tế. 2.3. Mô hình hệ sinh thái học tập Dựa trên những khái niệm của lí thuyết hệ thống [11] và khái niệm mạng và nhóm [4;396] mô hình của hệ sinh thái học tập được đề xuất như là mạng các hệ thống kết nối với nhau. 2.3.1. Các hệ thống chủ thể học tập Cá nhân người học, giáo viên được tổ chức thành nhóm hoặc mạng. Nhóm thích hợp với việc học chính khóa, những hoạt động chính thức hoặc ngoại khóa nhưng theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người học là lãnh đạo nhóm; nhóm thường có phạm vi hẹp cho các hoạt động có kiểm soát, có cấu trúc và định hướng rõ ràng. Trong khi đó, mạng thích hợp với việc học phi chính thức, với các hình thức kết nối tri thức bình đẳng, sự tìm tòi nghiên cứu, học tập nâng cao, học tập theo nhu cầu. Mạng cho phép mở rộng ở phạm vi rộng rãi, tự phát, không giới hạn về không gian và cấu trúc. Ví dụ. Người học, nhóm người học, mạng lưới người học, giáo viên, nhóm giáo viên, mạng lưới các giáo viên, lớp học, bộ môn, khoa, trường,... Các hệ thống này có thể mang tính phân hệ ví dụ như người học - nhóm - lớp - trường, người học - mạng lưới, giáo viên - bộ môn, bộ môn - khoa; hoặc có thể là đồng đẳng như người học - người học, nhóm - nhóm, lớp - lớp, giáo viên - người học; hoặc có thể là phức hợp như nhóm - mạng, người học - bộ môn,... Ở đây có sự thay đổi, dịch chuyển khái niệm người học và người dạy. Người học bản thân tham gia trong quá trình tạo ra tri thức thông qua các tình huống học tập như hội thảo, trao đổi, diễn đàn, bài tập nhóm, tiểu luận, nhận xét, dự án; hoặc thông qua các hình thức xuất bản/chia sẻ tri thức như blog, wiki, diễn đàn, trang web cá nhân,... Theo quan điểm kết nối người học, người dạy, bản thân người học trở thành người dạy trong các hệ thống nhóm, mạng lưới học tập và người dạy có thể trở thành người học trong các tình huống khác nhau. 37 Nguyễn Mạnh Hùng 2.3.2. Các hệ thống tri thức học tập Các hệ thống tri thức học tập được tổ chức thành nhóm hoặc mạng tri thức liên kết: chương trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu thư viện, tri thức trên mạng, tri thức của người dạy, tri thức của người học, tri thức của nhóm, tri thức của mạng,... Các nội dung/tri thức học tập này cũng có thể mang tính phân hệ, đồng đẳng hoặc phức hợp, và mang tính động, mở, hoặc tĩnh và đóng. Nguồn tri thức ngày nay là phức hợp. Từ các tri thức hàn lâm, chính thống phục vụ học tập chính thức do các chuyên gia đưa ra, tới các tri thức kết nối như là kết quả sáng tạo từ quá trình suy nghĩ, kết nối các nguồn tri thức do người học tạo ra. Các hệ thống tri thức cũng được kết nối với nhau tạo ra các hệ thống tri thức lai ghép. Ví dụ vùng tri thức xã hội kết nối với vùng tri thức mạng lưới tạo ra vùng tri thức mới mạng xã hội; vùng tri thức tin học kết hợp với vùng tri thức sinh học tạo ra tri thức tin-sinh. 2.3.3. Các hệ thống công nghệ học tập Kết nối theo nhóm công cụ/hệ thống hoặc theo mạng: mạng Internet, hệ thống e-learning 1.0, hệ thống e-learning 2.0, các phần mềm hỗ trợ học tập, các công cụ tìm kiếm/tra cứu trên mạng Internet, phần mềm mô phỏng, thực tại ảo,... Bảng 1. E-learning 1.0 và E-learning 2.0 E-Learning 1.0 E-Learning 2.0 Các thành phần chính. - Bài giảng số hóa. - Các hệ quản trị học tập (LMS), ví dụ Moodle, Blackboard. - Các hệ thống quản trị nội dung học tập (LMCS), ví dụ Zoomla, Drupal. - Các cổng học tập (Learning Portal). - Các công cụ tạo bài giảng. - Các hệ tri thức mở Wiki, ví dụ Wikipedia, Wikiuniversity. - Các mạng xã hội, ví dụ Facebook, Twitter. - Các công cụ ghi chú / đánh dấu (bookmarking). - Các công cụ xuất bản (Blog). - Các công cụ quảng bá (Podcasting). - Các diễn đàn (Forum). Sự tham gia. Từ trên xuống, một chiều, phân hệ, cộng tác. Từ dưới lên trên. Do người học dẫn dắt. Học tập bình đẳng. Thời gian xây dựng. Lâu. Nhanh chóng. Độ dài đơn vị học tập. 15-60 phút. 1-5 phút. Hình thức cung cấp nội dung. Một lần / nhiều lần. Khi nào có nhu cầu. Truy cập nội dung học tập. Thông qua hệ LMS, LMCS hoặc cổng học tập, Email, Intranet. Công cụ tìm kiếm, công cụ thu thập (RSS feeder). Tác giả nội dung. Chuyên gia, tổ chức. Người sử dụng, người học, chuyên gia,... 38 Learning Ecosystem - hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối... 2.3.4. hệ thống ngữ cảnh học tập (learning context) Học tập lí thuyết, học tập khái niệm, học tập kỹ năng, thực hành, bài tập tình huống thực tế, bài tập nhóm, se-mi-na, trình diễn, tiểu luận, phản biện, nhận xét, tra cứu tài liệu,... Ngữ cảnh học tập có thể hiểu là tập hợp các hoàn cảnh, trường hợp, tình huống liên quan tới việc học tập gắn với nhu cầu [5; 128]. Ngữ cảnh quan hệ với nội dung và người học chặt chẽ. Khái niệm ngữ cảnh có thể hiểu rộng hơn chính là các tương tác [5;128] hoặc như là khả năng tương tác/liên kết các sự kiện và điều kiện khác nhau đối với đối tượng học tập [3]. Việc thiết kế ngữ cảnh học tập có thể thực hiện theo các mô hình lí thuyết khác nhau, như lí thuyết mạng tác nhân (actor network) [6], hoặc theo ngôn ngữ mẫu tình huống (pattern language) (Alexander, 1977). Các hệ thống nói trên sẽ được kết nối với nhau một cách phức hợp thành hệ thống lớn hơn, ví dụ hệ thống bộ môn sẽ gồm: các nhóm giáo viên - các nhóm học sinh - các bài giảng bộ môn - các nội dung do học sinh tạo ra thông qua tiểu luận, bài tập nhóm - hệ e-learning 1.0 và 2.0 của bộ môn - tri thức mở trên Internet. Các hệ thống cũng có thể kết nối theo mạng lưới với tính tự do, linh hoạt và bình đẳng. 2.4. Thiết kế hệ sinh thái học tập Theo mô hình của hệ sinh thái trình bày ở các phần trên, với các nguyên lí của lí thuyết hệ thống, thiết kế của hệ sinh thái học tập được chia ra thành các thành phần sau: 2.4.1. Thiết kế chủ thể Một chủ thể ở đây, rõ ràng là người học. Triết lí lấy người học là trung tâm của hệ thống giáo dục mới trở nên rõ nét trong thời gian gần đây, nhất là ở Việt Nam sự dịch chuyển này mới chỉ đang ở dạng mô hình lí thuyết và thử nghiệm. Một hệ sinh thái học tập gắn với cá nhân người học được thể hiện trong khái niệm hệ sinh thái học tập cá nhân (tương tự như khái niệm môi trường học tập cá nhân - PLE - Personal Learning Environment (Downes, 2012 [4]). Sau đây là một số liệt kê cho thiết kế chủ thể người học theo mô hình hệ thống: input - process - output - feedback. Bảng 2. Tiêu chí thiết kế chủ thể theo lí thuyết hệ thống Đầu vào Quá trình xử lí Đầu ra Phản hồi và kiểm soát Mức người học. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ nhận thức, nhu cầu cá nhân, mục đích, mục tiêu học tập. - Chương trình học tập: phổ cập hay cá nhân; cơ sở hay nâng cao, chung hay chuyên. - Mô hình học tập: chính khóa, ngoại khóa, thực hành. - Hoạt động học tập: nghe giảng, thảo luận, tiểu luận, thực hành, kiểm tra, thi, ứng dụng, nghiên cứu, tự học. - Kết quả: kiểm tra, thi, đồ án. - Xuất bản tri thức: luận văn, tiểu luận, công trình nghiên cứu, nhận xét, ý kiến. - Sự thỏa mãn cá nhân. - Sự khích lệ tinh thần. - Sự phát triển về sự nghiệp. - Sự công nhận, uy tín xã hội. - Mức độ thỏa mãn cá nhân. 39 Nguyễn Mạnh Hùng Mức nhóm người học. Mục tiêu chung của nhóm, tổ chức nhóm, liên kết nội bộ. - Mô hình học tập: chính khóa, ngoại khóa, thực hành, đồ án, phi chính thức. - Hoạt động học tập: tiểu luận, thực hành, ứng dụng, nghiên cứu. - Kết quả: bài tập, đồ án nhóm. - Xuất bản tri thức: tiểu luận, công trình, đồ án, nghiên cứu. - Phát triển nhóm. - Các kết quả thành viên. - Sự công nhận, uy tín xã hội. - Liên kết bền vững nội bộ nhóm. - Ảnh hưởng tới thành viên nhóm. Mức mạng người học. Liên kết mạng, phạm vi liên kết, động lực liên kết. - Hoạt động: trao đổi, chia sẻ, công bố tri thức. - Phát triển mạng. - Các kết quả của mạng, thành viên, mạng con. - Sự công nhận, uy tín xã hội. - Ảnh hưởng tới thành viên mạng. Chúng ta cũng có thể thiết kế chủ thể theo lí thuyết mạng tác nhân với sự tham chiếu tới hệ thống công nghệ, hoặc theo các mô hình ngữ cảnh. 2.4.2. Thiết kế tri thức/nội dung học tập Bài viết không đề cập về mặt nội dung, các phương pháp sư phạm liên quan tới thiết kế nội dung học tập, chỉ đưa ra một số tiêu chí thiết kế tri thức học tập theo lí thuyết hệ thống: Bảng 3. Thiết kế tri thức học tập theo lí thuyết hệ thống Đầu vào Quá trình xử lí Đầu ra Phản hồi và kiểm soát Tri thức chính thức: sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, chương trình. Cấp học, chương trình học tập bắt buộc. Nhu cầu đào tạo cơ bản, nền tảng. - Mô hình học tập: chính khóa, thực hành. - Hoạt động học tập: nghe giảng, thảo luận, tiểu luận, thực hành, kiểm tra, thi. - Kết quả: kiểm tra, thi, đồ án, luận văn. - Xuất bản tri thức: luận văn, tiểu luận. - Tri thức cơ sở nền tảng. - Sự phát triển về học tập cơ bản. - Khả năng vận dụng trong cuộc sống. Tri thức không chính thức. Phục vụ nhu cầu học tập chính thức. Nhu cầu học tập nâng cao tri thức bản thân. - Mô hình học tập: tự học theo nhu cầu, học tập cộng đồng, liên kết nhóm, liên kết mạng. - Hoạt động học tập: nghiên cứu; diễn đàn học tập, nghiên cứu. - Xuất bản tri thức: công trình, nghiên cứu, phát biểu, nhận xét. - Tri thức chuyên sâu, tri thức theo nhu cầu - Sự công nhận, uy tín xã hội. - Khả năng vận dụng thực tế. Tri thức kết nối. Sáng tạo tri thức. Kết nối mạng lưới học tập. - Hoạt động: trao đổi, chia sẻ, công bố tri thức. - Phát triển mạng học tập. - Kết quả nghiên cứu học tập. - Sự công nhận, uy tín xã hội. - Phát triển tri thức chung. Chúng ta cũng có thể thiết kế tri thức học tập theo các cách tiếp cận, phương pháp, 40 Learning Ecosystem - hệ sinh thái học tập nhìn từ lí thuyết học tập kết nối... lí thuyết khác nhau như lí thuyết hành vi, lí thuyết kiến tạo, lí thuyết kết nối, lí thuyết ngữ cảnh,... 2.4.3. Thiết kế ngữ cảnh học tập Thiết kế ngữ cảnh học tập là lĩnh vực được các nhà nghiên cứu chú ý và thực hiện các nghiên cứu từ những năm cuối thế kỉ XX. Đầu tiên là các nghiên cứu xung quanh vấn đề thiết kế bài giảng và phương pháp truyền tải nội dung (instruction design). Các phương pháp dạy học dựa trên thiết kế bài giảng sau này được nghiên cứu theo trường phái kiến tạo đưa vào các ngữ cảnh về nhu cầu phát triển và khích lệ cá nhân, và môi trường xã hội, văn hóa (Vygotsky, 1978, Alexei Leont’ev, Alexander Luria), các tình huống ngữ cảnh xã hội và tổ chức (Brown & Duguid, 1991; Lave & Wenger, 1991; Wenger, 1998). Các xu hướng thiết kế ngữ cảnh sau này được phát triển từ lí thuyết mạng tác nhân (actor network). Mạng tác nhân là mạng lưới đa dạng của các mối quan tâm kết nối các tác nhân (con người hoặc không phải con người). Trong lí thuyết này, tác nhân là phần tử con người hoặc không - con người (phương tiện kỹ thuật, công nghệ), tham gia vào một mạng lưới, tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và biên dịch các mối quan tâm và mong muốn trong ngôn ngữ phù hợp [7;20]. Một hướng thiết kế ngữ cảnh nữa được phát triển từ ngôn ngữ tình huống mẫu (pattern language) do C. Alexander (1977) sáng tạo. Tình hu
Tài liệu liên quan