Lịch sử biện pháp sinh học

BPSH được gọi là biện pháp bảo vệ thực vật cổ truyền. Khi đã kiếm được thức ăn thừa tích luỹ để dành, người cổ xưa đã quan sát thấy tại các nơi dựtrữthức ăn trong nhà bịchuột phá hoại. Đồng thời người cổ xưa cũng đã quan sát thấy một số mèo hoang săn bắt chuột để làm thức ăn. Khả năng bắt chuột của một số mèo hoang đã khiến người Ai Cập cổ đại thuần hóa mèo hoang để bắt chuột trong nhà (Coppel et al., 1977). Sự kiện này có thể coi là việc áp dụng BPSH đầu tiên để trừ dịch hại của con người. Đây là một ví dụ rất cổ về BPSH phòng chống dịch hại cây trồng và nông sản bảo quản trong kho. Hiện tượng côn trùng bị các loài thiên địch tiêu diệt đã quan sát được từ rất lâu, trước nhiều thế kỷ so với việc sử dụng thiên địch để phòng chống dịch hại nông nghiệp. Theo ghi chép được trong lịch sử nhân loại thì thực tiễn đầu tiên sửdụng BPSH trừ côn trùng hại với khái niệm hiện đại là việc nông dân Trung Quốc dùng kiến vàng trong các vườn cam quýt (Liu, 1939). Theo Forskal (1775) và Botta (1841), từ năm 1200, các chủ nhân vườn chà là ở Yêmen hàng năm lên núi tìm kiếm những tổ kiến có ích chuyển về thả chúng lên cây chà là để phòng chống các côn trùng hại chà là.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử biện pháp sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 14 Chương II. LỊCH SỬ BIỆN PHÁP SINH HỌC I. NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP SINH HỌC Ở TRÊN THẾ GIỚI Biện pháp sinh học (BPSH) ñược hình thành và phát triển trên cơ sở những quan sát ban ñầu và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tự nhiên từ thời xa xưa. Con ñường phát triển của BPSH qua nhiều thế kỷ có những bước thăng trầm. 1. TRƯỚC THẾ KỶ 18 BPSH ñược gọi là biện pháp bảo vệ thực vật cổ truyền. Khi ñã kiếm ñược thức ăn thừa tích luỹ ñể dành, người cổ xưa ñã quan sát thấy tại các nơi dự trữ thức ăn trong nhà bị chuột phá hoại. ðồng thời người cổ xưa cũng ñã quan sát thấy một số mèo hoang săn bắt chuột ñể làm thức ăn. Khả năng bắt chuột của một số mèo hoang ñã khiến người Ai Cập cổ ñại thuần hóa mèo hoang ñể bắt chuột trong nhà (Coppel et al., 1977). Sự kiện này có thể coi là việc áp dụng BPSH ñầu tiên ñể trừ dịch hại của con người. ðây là một ví dụ rất cổ về BPSH phòng chống dịch hại cây trồng và nông sản bảo quản trong kho. Hiện tượng côn trùng bị các loài thiên ñịch tiêu diệt ñã quan sát ñược từ rất lâu, trước nhiều thế kỷ so với việc sử dụng thiên ñịch ñể phòng chống dịch hại nông nghiệp. Theo ghi chép ñược trong lịch sử nhân loại thì thực tiễn ñầu tiên sử dụng BPSH trừ côn trùng hại với khái niệm hiện ñại là việc nông dân Trung Quốc dùng kiến vàng trong các vườn cam quýt (Liu, 1939). Theo Forskal (1775) và Botta (1841), từ năm 1200, các chủ nhân vườn chà là ở Yêmen hàng năm lên núi tìm kiếm những tổ kiến có ích chuyển về thả chúng lên cây chà là ñể phòng chống các côn trùng hại chà là. Cũng vào khoảng thời gian này ñã có sự ghi nhận về vai trò có lợi của bọ rùa trong hạn chế rệp muội và rệp sáp (dẫn theo Doutt, 1964; Coppel et al., 1977; DeBach, 1974, Huffaker et al., 1976). Nông dân Nam Bộ nước ta cũng biết sử dụng kiến vàng ñể diệt trừ sâu hại trong vườn cam quýt từ thế kỷ thứ 1 ñến thế kỷ thứ 4 (H.ð. Nhuận, 1979; Vaxiliev, 1975). Những ghi chép và quan sát về BPSH ngày càng có ñộ chính xác hơn. Vào thế kỷ 16-17 bắt ñầu có những tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn. Cuốn sách “De Animalibus Insectis” của Aldrovandi xuất bản năm 1602 có thể coi là công trình ñầu tiên về ðTSH. Trong cuốn sách này, hiện tượng ký sinh ở côn trùng lần ñầu tiên ñược ñề cập tới. ðó là trường hợp ong Cotesia glomerata (L.) ký sinh trên sâu non loài bướm trắng hại cải Pieris rapae (L.). Tuy nhiên, mãi tới năm 1685 thì hiện tượng ký sinh ở côn trùng lần ñầu tiên mới ñược Martin Lister giải thích ñúng. Theo Martin Lister, ong cự chui từ sâu non của côn trùng cánh vảy là kết quả của việc ong trưởng thành cái ñã ñẻ trứng của nó vào trong sâu non. Năm 1700, Leeuvenhoek cũng giải thích ñúng hiện tượng ong Aphidius ký sinh rệp muội (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; Doutt, 1964; Van Driesche et al., 1996). 2. THẾ KỶ 18 Biện pháp sinh học ñối với sâu hại Sau những quan sát ñầu tiên về hiện tượng ký sinh và bắt mồi ở côn trùng, ñã có nhiều người khác quan tâm nghiên cứu về chúng. Trong sách báo ở thế kỷ 18 có nhiều tài liệu công bố về côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi. ðó là các tài liệu của Gedert, De Geer, Reaumur, Darwin... Khoảng hơn 100 năm sau khi mô tả hiện tượng ký sinh ở côn trùng, năm 1706, Vallisnieri mới giải thích ñúng hết các hiện tượng ký sinh ở côn trùng ñã ñược ghi nhận trước ñây. Vào năm 1726, Reaumur ñã mô tả hiện tượng sâu non côn trùng cánh vảy bị bệnh do nấm Cordyceps. Reaumur có thể là người ñã làm nhiều hơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 15 những người khác thời bấy giờ trong việc ñặt nền móng cho sự hình thành khái niệm về BPSH trừ sâu hại với những tác phẩm công bố từ năm 1734 ñến năm 1742. Reaumur có thể là người ñầu tiên khuyến cáo áp dụng BPSH trừ sâu hại. Ông ñã ñề xuất dùng trứng của một loài côn trùng bắt mồi thả vào trong nhà kính ñể kìm hãm sự phát triển của rệp muội. Tác giả này còn phát hiện ra hiện tượng tuyến trùng ký sinh trên các loài ong thuộc họ Bombidae (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974). Năm 1750, Charles Price cho nhập nội một loài ñộng vật bắt mồi từ Nam Mỹ vào Jamaica ñể trừ chuột, nhưng không thành công (Simmonds et al., 1976). Linnaeus, nhà phân loại sinh vật học vĩ ñại, có công rất lớn trong phát triển BPSH ở thế kỷ 18. ðề xuất ñược viết ñầu tiên về sử dụng côn trùng bắt mồi trừ sâu hại ở châu Âu ñược Linnaeus ñưa ra năm 1752. Ông ñã viết: “Mỗi loài côn trùng ñều có loài bắt mồi riêng, những loài này luôn ñồng hành và tiêu diệt nó. Có thể thu các loài bắt mồi này ñể sử dụng trừ sâu hại cây trồng” (Van Driesche et al., 1996). Linnaeus ñã tiến hành thực nghiệm sử dụng côn trùng bắt mồi loài Calosoma sycophanta ñể trừ sâu hại trong vườn cây ăn quả. ðể trừ rệp muội, Linnaeus cũng ñã khuyến cáo dùng bọ rùa, bọ mắt vàng và ong ký sinh. Năm 1760, Linnaeus ñã ñưa ra khái niệm “cân bằng tự nhiên” (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Khái niệm này là một trong những cơ sở lý luận quan trọng của ðTSH. Những nghiên cứu của De Geer trong thời gian 1752-1778 cũng có giá trị lớn trong ðTSH. Tác giả này ngay từ năm 1760 ñã nhận thấy vai trò rất to lớn của côn trùng thiên ñịch. De Geer ñã viết: “Chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn trùng hại thành công mà lại thiếu sự giúp ñỡ của các côn trùng khác” (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Vào khoảng năm 1762, người ta ñã thực hiện một chương trình ñầu tiên di chuyển thiên ñịch từ nước này qua nước khác ñể trừ côn trùng hại. ðó là việc nhập nội loài chim Acridotheres tristis từ Ấn ðộ về ñảo Mauritius ñể trừ châu chấu ñỏ Nomadacris septemfasciata. Việc nhập nội này ñã cho kết quả tốt ñẹp: tác hại của châu chấu ñỏ giảm dần và ñến năm 1770 thì loài châu chấu ñỏ không còn là sâu hại nguy hiểm nữa ở ñảo Mauritius. Năm 1776 ñã sử dụng bọ xít bắt mồi Reduvius personatus và Picromeris bidens ñể trừ rệp giường Cimex lectularius (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976). Chỉ từ cuối thế kỷ 18, ngày càng xuất hiện nhiều những ghi nhận về hiệu quả của thiên ñịch trong hạn chế số lượng sâu hại. Năm 1800, E. Darwin ñã bàn luận về các loài ong cự như là yếu tố gây chết tự nhiên ñối với sâu non các loài côn trùng cánh vảy. Trong cuốn sách Phytologia in năm 1800 ở London, E. Darwin ñã nhấn mạnh hiệu quả khống chế sâu hại của các loài ký sinh chính và ñã cho rằng có thể sử dụng một cách nhân tạo các ấu trùng ruồi Syrphidae ñể trừ rệp muội trong nhà kính. Sau năm 1800, E. Darwin và nhiều nhà côn trùng học ở châu Mỹ ñã ñề xuất dùng các loài bắt mồi như bọ rùa Coccinellidae và ruồi họ Syrphidae ñể trừ rệp muội trong nhà kính. Những ý niệm về vai trò của thiên ñịch trong hạn chế sự phát triển của sâu hại mới ñược hình thành ngày càng rõ ràng (Coppel et al., 1977; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996) . Biện pháp sinh học ñối với cỏ dại Năm 1795, loài côn trùng Dactylopius ceylonicus (Green) ñược nhập nội từ Brazil vào Ấn ðộ ñể trừ cây xương rồng Opuntia vulgaris Mill.. ðây là trường hợp dùng BPSH trừ cỏ dại ñầu tiên và ñã thành công (Julien, 1992; Harley et al., 1992). 3. THẾ KỶ 19 Biện pháp sinh học ñối với sâu hại Cist (1824) nghiên cứu về bệnh của sùng Melolontha do nấm Cordyceps gây ra. ðúng 100 năm sau kể từ khi Reaumur mô tả bệnh nấm ñầu tiên ở côn trùng, vào năm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 16 1826 Kirby ñã viết một chương “bệnh côn trùng” trong ấn phẩm nổi tiếng “ðại cương về côn trùng”. Theo Steinhaus (1956), ý tưởng sử dụng vi sinh vật ñể trừ côn trùng hại ñược bắt nguồn từ các nghiên cứu bệnh tằm (dẫn theo P.V. Lầm 1995). Agostino Bassi ñược coi là người ñi ñầu trong lĩnh vực bệnh lý côn trùng, là người ñầu tiên giải thích bản chất bệnh bạch cương do nấm Beauveria bassiana ở tằm vào năm 1835 và ñề xuất biện pháp khắc phục. Vào năm 1836, chính Bassi cũng là người ñầu tiên gợi ý sử dụng vi sinh vật gây bệnh ñể trừ côn trùng hại. Năm 1837, Audouin cũng cho rằng nấm bạch cương không chỉ gây bệnh cho tằm, có thể dùng nấm này ñể trừ các côn trùng khác ñược (Simmonds et al., 1976; Van Driesche et al., 1996; Weiser, 1966). Tuy nhiên, những công trình về bệnh côn trùng ở nửa ñầu thế kỷ 19 chỉ mang tính chất thông tin, chưa ñược ứng dụng trong thực tiễn. Trong thế kỷ 19 có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân loại, sinh học và sinh thái các thiên ñịch của sâu hại. Spinola (1806), Dalman (1820) công bố công trình về côn trùng thiên ñịch. Cùng thời gian này, Gravenhorst ñã mô tả 1300 loài ong cự họ Ichneumonidae ở châu Âu (DeBach, 1974; DeBach et al., 1991). Mitchili (1823) ñã công bố kết quả nghiên cứu về ñộng vật ký sinh, trong ñó có côn trùng ký sinh thuộc bộ cánh màng. Westwood từ 1827 bắt ñầu công bố công trình nhiều tập trong nhiều năm về phân loại côn trùng, trong ñó có côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi. Walker chuyên nghiên cứu về ong ký sinh thuộc tổng họ Chalcidoidea từ 1833 ñến 1861 (DeBach, 1974). Ngày càng xuất hiện nhiều tài liệu có giá trị về các loài ký sinh và bắt mồi. Hartig (người ðức) là người ñầu tiên (năm 1827) ñã viết phương pháp nuôi sâu non côn trùng cánh vảy bị ký sinh trong lồng nuôi sâu nhằm thu trưởng thành của ký sinh ñể sau ñó dùng chúng trong phòng chống sâu hại. Năm 1837 Kollọr ñã công bố công trình mô tả chi tiết sinh học và nơi ở của nhiều loài bắt mồi, ký sinh, kể cả ký sinh trứng và nhấn mạnh sự cần hiểu biết về thiên ñịch ñể phòng chống côn trùng hại. Kollọr khá am hiểu về giá trị của côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi trong hạn chế số lượng sâu hại. Trong tác phẩm “Tuyển tập về côn trùng” xuất bản năm 1840, Kollọr ñã chứng minh rõ ràng khả năng của các loài bắt mồi và ký sinh trong hạn chế sự sinh sản ở nhiều loài côn trùng hại. Ông nói rằng phải duy trì một phần cây trồng nông nghiệp làm nơi ở cho các thiên ñịch. Từ năm 1837 ñến năm 1852, Ratzeburg ở ðức ñã công bố nhiều công trình về côn trùng rừng và ký sinh của chúng. Ông ñánh giá cao vai trò của ký sinh trong hạn chế số lượng côn trùng rừng. Cuốn sách “Ong cự ký sinh côn trùng rừng” của ông xuất bản năm 1844 là một sự ñóng góp lớn về nghiên cứu sinh học của ong ký sinh và là tài liệu dùng trong nhiều năm sau ñó. Rondani công bố công trình trong thời gian 1840-1860 về các quan hệ ký sinh-ký chủ (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; DeBach et al., 1991; Doutt, 1964). Vào khoảng năm 1840 ở Pháp, Boisgiraud ñã sử dụng bọ cánh cứng bắt mồi loài Calosoma sycophanta ñể trừ sâu róm Porthetria dispar hại bạch dương và tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng ngắn Staphylinidae ñể trừ bọ ñuôi kìm trong vườn cây thành công (DeBach, 1974, Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976). Năm 1844 ở Italia, Villa ñã tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng bắt mồi thuộc họ Carabidae và Staphylinidae ñể trừ sâu hại trong vườn cây (Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976). Kirby và Spence (1867) ñã ñánh giá rất rõ ràng về vai trò hữu ích của các ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ cánh cứng bắt mồi thuộc họ Carabidae, bọ ngựa, bọ xít bắt mồi, chuồn chuồn và nhện lớn bắt mồi. Các tác giả này ñã khuyến cáo dùng bọ rùa ñể diệt trừ rệp muội và bọ xít bắt mồi Pentatoma bidens ñể trừ rệp giường Cimex lectularius. Trong phòng ở kín có nhiều rệp giường chỉ cần nhốt 6-8 cá thể bọ xít Pentatoma bidens trong vòng vài tuần lễ là rệp giường bị tiêu diệt hoàn toàn (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 17 Phần lớn cây trồng ở Bắc châu Mỹ ñược nhập nội từ nước Anh. Trong những năm ñầu sau nhập nội, cây trồng phát triển tốt, mùa màng bội thu. Nhưng sau ñó mùa màng bị côn trùng hại tàn phá dữ dội. Phần lớn các loài côn trùng hại này cũng giống như ở nước Anh và châu Âu. Vấn ñề ñặt ra cho nhiều nhà côn trùng học lúc ñó là tại sao những loài côn trùng hại này không gây hại mùa màng nghiêm trọng ở châu Âu, mà ở Bắc châu Mỹ thì chúng tàn phá cây trồng một cách nặng nề. Fitch ở Hoa Kỳ nghiên cứu về loài muỗi năn hại lúa mì Sitodiplosis mosellana (Gehin), ñã khẳng ñịnh loài muỗi năn hại lúa mì chỉ là loài sâu hại không quan trọng ở châu Âu, trong khi ñó nó lại là loài sâu hại nguy hiểm và khó phòng trừ ở Hoa Kỳ. Fitch là người ñầu tiên phân tích và giải thích ñúng sự khác nhau này là do ở Hoa Kỳ thiếu hẳn những loài ký sinh hiệu quả của muỗi năn hại lúa mì, còn ở châu Âu thì có những loài ký sinh này ñủ sức khống chế sự phát triển của muỗi năn hại lúa mì. Trên cơ sở nhận ñịnh như vậy, năm 1855 Fitch ñã ñề nghị “biện pháp thiết thực nhất ñể trừ muỗi năn hại lúa mì là nhập nội thiên ñịch của nó từ châu Âu về Hoa Kỳ”. Nhưng ñề nghị này không ñược chấp nhận. Walsh nhà côn trùng học ở bang Illinois ñã tích cực ủng hộ ñề nghị của Fitch và ñã viết báo yêu cầu cho nhập nội ký sinh của muỗi năn hại lúa mì (Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996). Tư tưởng của Fitch và thái ñộ kiên quyết của Walsh ñã ảnh hưởng lớn ñến Riley một nhà côn trùng học ở Hoa Kỳ lúc ñó còn trẻ tuổi. Riley là người ñầu tiên di chuyển ký sinh từ nơi này ñến nơi khác. Vào năm 1870, Riley ñã di chuyển ký sinh của loài bọ cánh cứng hại mận Conotrachelus nenuphar từ Kirkwood ñến nơi khác ở bang Missouri. Năm 1873, Riley từ Hoa Kỳ ñã gửi sang Pháp loài nhện nhỏ bắt mồi Tyroglyphus phylloxerae Riley ñể hợp tác với các nhà khoa học Pháp trừ diệt rệp rễ nho Phylloxera vitifoliae (Fitch). Loài nhện nhỏ này tạo lập ñược quần thể ở Pháp, nhưng không hạn chế ñược số lượng rệp rễ nho P. vitifoliae (Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996). Năm 1874, người ta ñã nhập nội bọ rùa 11 chấm Coccinella undecimpunctata L. từ nước Anh vào New Zealand, nhưng không thấy nói ñến hiệu quả trừ rệp muội của nó. Saunders (1882) ñã nhập nội ong mắt ñỏ Trichogramma minutum từ Hoa Kỳ vào Canada ñể trừ trứng ong ăn lá Nematus ribesii ở Ontario. Sau gần 30 năm kể từ khi có ñề xuất nhập nội thiên ñịch, vào năm 1883 Hoa Kỳ lần ñầu tiên nhận ñược ong ký sinh Cotesia glomerata (L.) từ nước Anh nhập nội vào ñể trừ sâu xanh hại cải Pieris rapae. Loài ký sinh này tạo lập ñược quần thể và trở thành loài có lợi ở Hoa Kỳ. ðây là sự thành công ñầu tiên của việc di chuyển côn trùng ký sinh giữa các châu lục (Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996). Năm 1874, Pasteur ñã ñưa ý kiến ñể trừ rệp rễ nho Phylloxera vitifoliae (Fitch) hãy thử sử dụng nguyên sinh ñộng vật gây bệnh ở ong mật hoặc tìm một loài nấm côn trùng nào ñó. Theo Steinhaus (1956), Le Conte từ năm 1874 ñã bàn luận việc sản xuất và tung nguồn vật gây bệnh ñể làm lây lan bệnh cho côn trùng. ðây là một ñề xuất ñầu tiên về sử dụng vi sinh vật gây bệnh ñể trừ sâu hại có cơ sở chắc chắn và cụ thể (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Năm 1879, Hagen ñã ñề xuất dùng “men bia” phun lên côn trùng với mục ñích gây dịch bệnh cho côn trùng hại. Cũng trong năm ñó, Comstock, Riley ñã thử biện pháp này trên ñồng ruộng. Nhưng không cho kết quả, vi men bia không phải là vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng (Coppel et al., 1977). Mặc dù ý ñịnh và việc thực nghiệm ñều không ñúng, nhưng phải thừa nhận rằng các tác giả này là những người rất quan tâm ñến khả năng sử dụng vi sinh vật ñể trừ sâu hại. Họ là những người tham gia thúc ñẩy sự phát triển của biện pháp dùng vi sinh vật trừ sâu hại. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 18 Vào mùa thu năm 1878, Metschnikov nghiên cứu bọ hung hại lúa mì Anisoplia austriaca ñã quan sát ñược một bệnh nấm của sâu hại này. Ông ñặt tên cho nấm này là Entomophthora anisopliae (nay là Metarhizium anisopliae). Năm 1879, Metschnikov tiến hành nghiên cứu lây nhiễm nấm bệnh này lên bọ hung hại lúa mì và bọ vòi voi hại củ cải ñường Cleonus punctiventris (Germ.). Các thí nghiệm cho kết quả tốt. Metschnikov ñã phát hiện thấy các côn trùng khác cũng bị mẫn cảm với nấm gây bệnh này. Ông bắt ñầu sản xuất nấm M. ainisopliae ñể trừ côn trùng hại. Dựa trên kết quả thực nghiệm ñã ñạt ñược, Metschnikov và Krassilstschik ñã tiến hành xây dựng một số cơ sở sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae. ðến năm 1884, bào tử nấm M. ainisopliae ñã sản xuất với lượng lớn ñể bán cho nông dân. Sự thành công này ñã mở ñầu cho việc nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trừ sâu hại (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). ðến cuối thế kỷ 19, nhiều nhà côn trùng học ở Bắc châu Mỹ ñã nhận ra rằng các loài côn trùng hại quan trọng ở vùng Bắc châu Mỹ chủ yếu ñều là những loài ngoại lai. ðể phòng chống chúng phải tiến hành nhập nội các thiên ñịch chính của chúng từ nơi ở bản xứ của chúng. Năm 1888, Koebele (người ðức) làm việc ở California ñược cử sang Australia ñể thu thập một loài ruồi Cryptochaetum iceryae ký sinh trên rệp sáp Icerya purchasi Mask.. Trong khi thu thập ruồi ký sinh, Koebele ñã phát hiện thấy bọ rùa Rodolia cardinalis ăn thịt rệp sáp I. purchasi. Ông ñã thu luôn loài bọ rùa này và gửi về Caliornia. 129 cá thể bọ rùa R. cardinalis ñược gửi về California từ tháng 11/1888 ñến tháng 01/1889. Số bọ rùa này ñược nhân nuôi trong phòng, ñến tháng 06/1998 có hơn 10.000 cá thể con cháu của chúng. Tháng 02-03/1889, Koebele ñã gửi bổ sung 2 ñợt ñược 385 cá thể bọ rùa. Số bọ rùa trên ñược thả ra hàng trăm vườn cam ở California. Tại các vườn cam quýt thả bọ rùa sau vài tháng rệp sáp I. purchasi ñã giảm hẳn. ðến năm sau, loài rệp sáp này không còn là sâu hại nguy hiểm nữa. Nạn dịch rệp sáp I. purchasi hại cam quýt ở California ñược giải quyết một cách căn bản. Chương trình chống rệp sáp I. purchasi hại cam quýt ở California thực hiện với chi phí quá rẻ, chưa tới 1 500 USD (Doutt, 1964; DeBach, 1974). Các nước khác bị rệp sáp I. purchasi gây hại nặng ñã ñề nghị nhập nội bọ rùa R. cardinalis từ California. Thực tế cho thấy ở ñâu nhập nội bọ rùa R. cardinalis cũng ñều cho kết quả phòng chống rệp sáp I. purchasi như ở California. Thành công của chương trình sử dụng bọ rùa R. cardinalis ñể trừ rệp sáp I. purchasi trở thành nổi tiếng thế giới. Koebele trở thành người anh hùng. Tại ðức người ta gọi phương pháp nhập nội côn trùng là “phương pháp Koebele”. Việc nhập nội bọ rùa R. cardinalis từ Australia vào California ñể trừ rệp sáp I. purchasi thành công là một mốc quan trọng ñánh dấu sự phát triển của BPSH. Từ ñây BPSH ñược coi là biện pháp có hiệu quả trong phòng chống dịch hại. Sự kiện bọ rùa R. cardinalis ñã ñược ghi nhận nhiều lần và là một trong những ví dụ có sức hấp dẫn nhất trong lịch sử nghiên cứu côn trùng. Nhờ sự thành công của việc dùng bọ rùa R. cardinalis trừ rệp sáp I. purchasi, BPSH trừ dịch hại chuyển sang giai ñoạn phát triển mới. Nhiều nước tiến hành thí nghiệm dùng các thiên ñịch khác nhau ñể phòng chống nhiều loại dịch hại. Năm 1891, Koebele lại ñi Australia, New Zealand và Fiji ñể nhập nội côn trùng thiên ñịch. Trong thời gian này, Koebele ñã gửi về California 46 loài bọ rùa, trong số này chỉ có 4 loài thuần hóa và ñịnh cư ñược. Từ năm 1893 ñến năm 1912 Koebele ñã thực hiện nhiều chương trình áp dụng BPSH thành công ở Hawaii có giá trị lớn cho sự phát triển của BPSH chống côn trùng hại (Coppel et al., 1977). Từ năm 1888, ở Hoa Kỳ ñã nghiên cứu dùng nấm bạch cương Beauveria globulifera ñể trừ bọ xít lúa mì Blissus leucopterus. Nấm ñược sản xuất lượng lớn, ñóng thành gói nhỏ. Trong các năm 1891-1892, hơn 50 000 gói chế phẩm ñược phát Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật…… 19 cho các trang trại ñể rải lên ñồng lúa mì. Hiệu quả của nấm ñối với bọ xít lúa mì không giống nhau và các chủ trang trại không thích dùng biện pháp này (Coppel et al., 1977; Weiser, 1966). Biện pháp sinh học ñối với cỏ dại Fitch nhận thấy thường không có côn t
Tài liệu liên quan