Lịch sử của Tết trồng cây

Bác Hồ ra đi đã để lại cho dân tộc, cho quốc gia một di sản lịch sử, văn hoá vô giá: nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch. Nơi đây, từ 1970 đến nay đã có 18 triệu lượt người vào thăm, trong đó năm 1995 là 1.033.315 lượt người, với 819.273 khách trong nước và 214.042 khách nước ngoài, thật sự là nơi hội tụ của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế

pdf12 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử của Tết trồng cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử của Tết trồng cây Bác Hồ ra đi đã để lại cho dân tộc, cho quốc gia một di sản lịch sử, văn hoá vô giá: nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch. Nơi đây, từ 1970 đến nay đã có 18 triệu lượt người vào thăm, trong đó năm 1995 là 1.033.315 lượt người, với 819.273 khách trong nước và 214.042 khách nước ngoài, thật sự là nơi hội tụ của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế, là nơi mà các nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách cấp cao của các nước khi sang Việt Nam đều vào đây để bày tỏ sự kính trọng đối với Bác Hồ, qua đó biểu thị sự đoàn kết đối với Việt Nam. Cuộc sống thanh bạch, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ đã để lại ở nơi đây thật sự là một bài học cho bất kỳ một ai khi đến thăm nơi này. Nơi đây, không có sơn son thếp vàng, không có ngọc ngà châu báu, chỉ có ngôi nhà sàn đơn sơ nhưng đã đi vào huyền thoại, nói về lòng ham muốn của một bậc vĩ nhân: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng về phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng rau... không dính líu gì đến vòng danh lợi". Và cũng chính từ nơi đây, tháng 11/1959, Bác Hồ đã nêu nên một đề nghị với toàn dân hãy cùng nhau chăm lo một công việc tưởng như rất bình thường nhưng cùng với thời gian, chúng ta ngày càng thấy ở đó những ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc cũng như những ý tưởng đi trước thời đại trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên bằng việc phát động "Tết trồng cây". Bác kêu gọi: "Tết trồng cây, làm cho nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân". Nơi đây đã chứng kiến những năm tháng sinh thời Bác Hồ chăm lo "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người", cho nên tại khu vườn cây xanh nơi Người ở gồm 14 hecta, với 161 loài cây khác nhau, có hơn 1000 cây, chẳng những mang nội dung lịch sử, mà còn mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đó là: Cây vú sữa do đồng bào miền Nam kính tặng, chính tay Người trồng. Dù bận nhiều công việc quan trọng, nhưng hàng ngày đầu giờ buổi sáng, hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ chăm lo vun tưới cho cây vú sữa. Mùa đông giá rét, Người nhắc các đồng chí phục vụ bện rơm quấn quanh thân cây, lấy mùn tấp vào gốc để chống lạnh. Mùa mưa bão, Người nhắc nhở nhớ lo chằng chống để cho cây khỏi đổ. Nhiều người ở miền Nam khi vào thăm lăng Bác, đã đứng lặng hồi lâu bên cạnh cây vú sữa mà suy nghĩ về tình thương bao la của Người đối với miền Nam. Bác Hồ chăm sóc cây Vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Người (12/1957) Trước cổng nhà sàn (chiếc cổng được kết bởi hàng rào "dâm bụt đỏ hoa quê"), Bác trồng hai cây Y lan để ghi nhớ thành tựu khoa học vĩ đại của Liên Xô là lần đầu tiên một nữ anh hùng của Liên Xô Va-len-ti-na Sê-rếch-cô-va bay vào vũ trụ trên con tàu sóng đôi Phương đông 5 và Phương đông 6 ngày 16/6/1963. Và Người đã đặt cho cây này cái tên rất khoa học, rất ý nghĩa lịch sử, rất quốc tế là "Cây vũ trụ". Và, ngay cầu ao trước sàn nhà, nơi chiều chiều sau giờ làm việc hàng ngày, Bác vẫn ra ngồi vỗ tay gọi cá về và cho cá ăn, Bác có trồng hai cây dừa của Inđônêxia mà người đưa từ bên đó về nhân chuyến thăm của Người 2/1959. Như vậy đó, Bác trồng cây để nhân mầm cho sự sống; Bác trồng cây để vun trồng cho tình nghĩa bạn bè; và Bác trồng cây rồi mới gọi là "Tết trồng cây". Trong một đêm đông gió rét, vào lúc canh khuya, Bác nghe thấy tiêng là xào từ xa vọng lại, Bác hỏi đồng chí phục vụ: chú có nghe tiêng gì không? Đồng chí phục vụ thưa: đó là tiếng chổi tre của người công nhân quét đường. Thế rồi, lần đó, Bác sang thăm Trung Quốc, thấy ở bên đó có loại cây xanh bốn mùa ít rụng lá, nghĩ đến tiếng chổi tre đêm nào, Bác có đưa về hai cây và trồng ngay cạnh nhà Bác ở và Người đề nghị ngành lâm nghiệp nhân giống cây này ra, trồng ở các đô thị để bớt đi nỗi nặng nhọc cho người công nhân quét đường. Xúc cảm, nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác bài hát "Cây xanh bốn mùa". Ngày 10/10/1960, Bác sang thăm Trung Quốc, khi về nước, Người có đưa về ba cây cọ dầu từ đảo Hải Nam và trồng ở khu vườn cạnh nhà khách Phủ Chủ tịch. Người cũng đề nghị ngành Nông nghiệp nhân ra để lấy quả ép dầu cho dân dùng. Ai đã vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch đến tận mắt thấy ở nơi đây có một cây đa cổ thụ với ba rễ hình thành ba cây phụ. Cây đa này có một kỷ niệm như sau: có một lần, Bác đi tập thể dục, Người nhìn thấy có ba rễ cây từ trên ngọn cây đa rủ ngang thân cây. Bác bảo các đồng chí phục vụ chôn ba cái cọc, trên đầu cọc để chiếc lọ con và đổ nước vào, thả rễ cây vào lọ, vì có nước để tiếp sức, rễ cây dài ra (lẽ đương nhiên những lọ nước cũng được hạ dần theo độ lớn của rễ cây), khi rễ cây chạm mặt đất, Bác bảo trồng xuống đất và thế là ba rễ cây từ chỗ chỉ bằng cái sợi len, theo thời gian rễ cây to dần thành ba cây phụ, tạo thành thế vững chắc cho cây. Những người làm công việc trông nom di sản Bác Hồ ở khu lưu niệm này đặt tên cho cây đa: Cây đa kiên trì, bởi vì đưa được rễ cây xuống đất thời gian tính bằng năm, kiên trì thực hiện lời Bác, cuối cùng sẽ thành công. Đứng dưới gốc đa lịch sử này, ai nấy đều ngẫm suy đến đạo lý Bác dạy: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công". Nơi đây, trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày Bác Hồ phát động "Tết trồng cây", (ngày mồng 2 tết 1994), đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư của Đảng về trồng cây bên cạnh ngôi nhà sàn của Bác và báo cáo với Bác: "Hôm nay bên nhà sàn Bác ở, lòng chúng ta càng bồi hồi nhớ Bác. Bằng hành động thiết thực toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nguyện thực hiện theo tư tưởng của Người, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh toả sáng khắp nơi nơi; noi gương đạo đức của Người, quyết biến những mong ước của Người thành hiện thực. Tất cả vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội". Ý nguyện của toàn dân về nơi lưu niệm này là vậy, bởi lẽ nơi đây đẹp là như thế đó, cái đẹp của quá khứ, cái đẹp của hiện tại, cái đẹp của tương lai, cái đẹp của hôm qua, cái đẹp của hôm nay và cái đẹp của ngày mai, cái đẹp trong ý niệm để rồi phục vụ cho cuộc sống thực tế của người đời.