Lịch sử điện hạt nhân

Giai đoạn những năm 1950 - 1960 là giai đoạn khởi đầu, khi công nghệ chưa được thương mại hoá. Điện lần đầu tiên được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào ngày 20/12/1951 tại lò thửnghiệm EBR-1 của Mỹvà thắp sáng được bốn bóng đèn. Tổmáy Điện Hạt Nhân đầu tiên là lò graphit nước nhẹ5 MW(e) tại Obninsk của Nga, bắt đầu hoạt động năm 1954 và ngừng hoạt động ngày 30/4/2002. Calder Hall tại Anh là nhà máy Điện Hạt Nhân quy mô công nghiệp đầu tiên trên thếgiới bắt đầu vận hành năm 1956 và đóng cửa tháng 3/2003. Phát triển Điện Hạt Nhân chủyếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học, công nghệvà xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia. Giai đoạn 1970 - 1980, nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độphát triển Điện Hạt Nhân khi công nghệ đã được thương mại hoá cao và do khủng hoảng dầu mỏ. Tỷtrọng Điện Hạt Nhân toàn cầu tăng gần hai lần, từ9% lên 17%. Lò Unterweser 1.350 MWe ở Đức bắt đầu sản xuất điện từnăm 1978 và đến nay tổng sản lượng điện là 221,7 tỷKWh, nhiều hơn so với bất kỳlò nào khác.

pdf14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử điện hạt nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử Điện Hạt Nhân Lịch sử phát triển Điện Hạt Nhân trên thế giới đã trải qua các giai đoạn sau : Giai đoạn những năm 1950 - 1960 là giai đoạn khởi đầu, khi công nghệ chưa được thương mại hoá. Điện lần đầu tiên được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào ngày 20/12/1951 tại lò thử nghiệm EBR-1 của Mỹ và thắp sáng được bốn bóng đèn. Tổ máy Điện Hạt Nhân đầu tiên là lò graphit nước nhẹ 5 MW(e) tại Obninsk của Nga, bắt đầu hoạt động năm 1954 và ngừng hoạt động ngày 30/4/2002. Calder Hall tại Anh là nhà máy Điện Hạt Nhân quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới bắt đầu vận hành năm 1956 và đóng cửa tháng 3/2003. Phát triển Điện Hạt Nhân chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia. Giai đoạn 1970 - 1980, nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển Điện Hạt Nhân khi công nghệ đã được thương mại hoá cao và do khủng hoảng dầu mỏ. Tỷ trọng Điện Hạt Nhân toàn cầu tăng gần hai lần, từ 9% lên 17%. Lò Unterweser 1.350 MWe ở Đức bắt đầu sản xuất điện từ năm 1978 và đến nay tổng sản lượng điện là 221,7 tỷ KWh, nhiều hơn so với bất kỳ lò nào khác. Bước vào thập niên 1980 và 1990, sau sự cố Chernobyl, sự phản đối của công chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do việc tăng cao các yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm mạnh, một số nước có chủ trương loại bỏ Điện Hạt Nhân như Đức và Thuỵ Điển. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI tới nay, khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định và công nghệ Điện Hạt Nhân ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển Điện Hạt Nhân đã có những thay đổi tích cực. Tầm nhìn 2020 của Mỹ về phát triển Điện Hạt Nhân đề nghị tăng 10.000 MW cho 104 nhà máy Điện Hạt Nhân hiện có. Anh quay trở lại phát triển Điện Hạt Nhân do thiếu hụt năng lượng, trong khi Indonesia đã lập dự án khả thi và dự kiến sẽ đưa tổ máy Điện Hạt Nhân đầu tiên vào vận hành năm 2015. Về Điện Hạt Nhân Tôi đã viết nhiều về điện, cũng như điện hạt nhân nên ở đây chỉ kể lại thời gian của tôi trải qua tại một nhà máy Điện Hạt Nhân cho mọi người rộng đường suy nghĩ. Tôi trải qua nhiều ngành nghề khác nhau từ kỷ thuật viên điện thoại, kỷ sư bảo trì hệ thống và quản lý kỷ thuật viên...nhưng chính thức khởi nghiệp từ một lò điện nguyên tử tại Texas. Chú tôi là 1 kỷ thuật viên trong nhà máy điện Thủ Đức cũng như cha tôi là một quân nhân điều hành phòng điện tử nên cái duyên nợ với điện và Điện Hạt Nhân đã gắn với tôi từ còn bé. Ước mơ trở về Việt Nam góp phần vào xây dựng Điện Hạt Nhân để chấm dứt những ngày cúp điện đã giúp tôi thuyết phục người phỏng vấn nhận tôi vào hãng điện nguyên tử. Đó là nơi "nghỉ chân" tuyệt vời vì mỗi buổi sáng với 1 ly cafe tôi đi lang thang một mình trong khu vực thanh bình giữa hai hồ nước nhìn sương mù và những chú cá lên đớp bóng. Công việc chính của tôi trong năm đầu chỉ có học và học để vượt qua 22 kỳ thi từ điện căn bản cho đến vật lý, cấu trúc, hoá học, cơ học, xây dựng và nguyên tử lượng....đó là qui định của bên bảo hiểm đã ký với hiệp hội các nhà máy Điện Hạt Nhân. Tôi vượt qua 16 kỳ thi trong vòng 3 tháng và không biết phải làm gì cho hết thời gian nên bắt đầu xem các tài liệu và tiêu chuẩn của ngành. Tôi nhớ rất rõ, mỗi khi bước vào phòng điều khiển phải đứng xa dàn điều khiển hơn một cánh tay với, phòng trường hợp té không chạm vào hệ thống điều khiển. Chỉ một lần lỡ chân bước vào lập tức người hướng dẫn đã ký đầu tôi để nhắc nhở ( một kỷ sư trưởng cũng là người Việt Nam ). Đa số người điều khiển hệ thống đều xuất thân từ Navy và hãng ít nhất phải tốn trên dưới 1 triệu USD để cho ra lò một người điều hành. Kỷ sư hệ thống như tôi chẳng là cái đinh gì so với họ cả. Khi bước chân vào lò phản ứng tôi mặt bộ đồ bảo hộ che kín cả người và mang máy báo hiệu bên mình như các nhà thám hiểm. Thao tác mặt đồ cũng như tháo bỏ cũng có lớp dạy mất mấy buổi. Đó là một lò phản ứng bê- tông có khả năng chịu được một chiếc B52 đâm vào hông nó. Khả năng duy nhất phá huỷ nó là chiếc B52 đâm thẳng vào đỉnh lò hoặc bom nguyên tử nổ ngay cạnh bên lò ( đó là tính toán đặt ra khi thiết kế, thực tế ra sao chỉ có trời mới biết ). Lò phản ứng nằm giữa khu vực không người ở với bán kính khoảng 10 km. Vào đến hãng phải thông qua khu vực hành chánh và chỉ có những người làm việc bên trong mới có thể đi vào khu vực làm việc thông qua những cánh cổng sắt đủ một người đi lọt với chìa khóa là một tấm thẻ và vân bàn tay. Khu vực làm việc và lò phản ứng lại cách nhau bởi một lần cửa kiểm soát thứ hai và phải đi vào một thang máy đặt biệt giống như ta thường thấy trong các phim khoa học viễn tưởng. Cứ mỗi 3 tháng là giấy báo nồng độ nhiễm xạ của tôi được gửi về nhà theo đúng luật của ngành Điện Hạt Nhân qui định vì mỗi khi trở vào lò đều mang theo máy đo và khi trở ra đều phải trải qua một trạm "xả" nhiễm. Đây là một lò phản ứng dự án 1 tỷ nhưng phải tốn 11 tỷ để có thể chính thức hoạt động. Để đảm bảo an toàn như các nhà khoa học của ta nói là một điều có thể làm nhưng tốn kém của nó vượt quá những gì mà họ có thể nghĩ đến. Những gì tôi kể bên trên đối với Việt Nam đã là không tưởng nhưng chỉ là chuyện nhỏ của ngành Điện Hạt Nhân. Lò bê tông dày hơn 1 mét chỉ là lớp bảo vệ ở giữa chứ không hoàn toàn có khả năng chống nhiễm xạ ra ngoài khi có sự cố xảy ra. Độ dày của lớp chì cũng là một lớp bảo vệ nữa như chủ yếu nhất vẫn là nước. Trên lý thuyết trong vòng 72 giờ xảy ra sự cố mà khả năng khắc phục không thể thực hiện thì nước sẽ được tràn vào để nhấn chìm cả khu vực nhà máy nhằm bảo vệ môi trường. Từ báo động cấp một cho đến báo động cao nhất trải qua nhiều cấp độ khác nhau và phải thông báo không chỉ cho các ngành liên quan mà ở một cấp độ nhất định phải loan báo bên ngoài xã hội. Quản lý hành chánh ở đây rất phức tạp vì nó liên quan đến an toàn Xã Hội và nhạy cảm nhất trong chính trị tại Mỹ. Chính vì vậy mà hầu hết các nhà máy Điện Hạt Nhân đã già nua và có một số đang được xây dựng nhưng giấy phép hoạt động thì gần như không cấp ra trong những năm gần đây tại Mỹ và gần như bị hoàn toàn cấm hẳn tại một số nước châu Âu. Nhật bản thì gần như lệ thuộc vào Điện Hạt Nhân chứ không thể nói họ đạt đến trình độ cao trong trong ngành này. Không chỉ phức tạp ở hành chánh, con người mà kỷ thuật là một vấn đề gần như không tưởng với Xã Hội Việt Nam ngày nay. Ở đó ta không thấy những kỷ thuật mới mà chỉ là những kỷ thuật của những năm 1980-1990 nhưng tiêu chuẩn của nó lại rất cao. Thường thì kỷ thuật áp dụng trong nhà máy Điện Hạt Nhân đi sau bên ngoài khoảng 15 năm vì ở đó không chấp nhận cho sự cố "mới" ngoài khả năng hiểu biết xảy ra. Nơi đó không có thời gian để chờ sự tìm hiểu về kỷ thuật mà chỉ có những câu trả lời ngay lập tức để kịp chạy đua với cấp độ sự cố và phản ứng hạt nhân trong lò. Mỗi năm họ dùng máy làm động đất để kiểm tra cũng như nửa năm họ lại phải chạy máy phát điện dầu trong vòng 1 tiếng nhằm bảo đảm khả năng hoạt động của 2 máy phát dự phòng luôn ở tình trạng tốt. Hai hoạt động này ngốn cả triệu nhưng chẳng thắm đâu so với các cuộc họp và lớp dạy về an toàn cho cả năm. Khu vực lò phản ứng bao quanh bởi 2 hồ nước nhân tạo để lò lấy nước từ bên này đổ sang bên kia và trả lại bằng một dòng kinh nhỏ. Sử lý nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất ở đây. Không chỉ sử lý rát rưởi mà hóa chất cũng là một điều rất tốn kém. Nói một cách đơn giản là những bọt nước xuất hiện khi không được sử lý đúng bám vào vỏ thiết bị trong lò phản ứng làm sự giải nhiệt kém có thể dẫn đến sự cố. Không chỉ luôn đòi hỏi 2 đường điện dự phòng từ hai nhà máy điện khác nhau mà cả nước cũng phải dự phòng. Nếu kể hết ra những tốn kém mà nhà máy Điện Hạt Nhân cần phải chu cấp ngay tức thời và hàng năm thì có lẽ phải vài tuần mới hết. Tôi đã rời khỏi nơi đó để về làm truyền tải và cái ước mơ của tôi đã xếp lại vì ngay cả khi vài chục năm sau Việt Nam có khả năng xây dựng nhà máy Điện Hạt Nhân thì cái mảnh đất bé nhỏ của ta cũng không thích hợp để phát triển nó. Như tôi đã nói với người phỏng vấn khi xin vào ngành điện rằng dù rằng khoa học kỷ thuật tiến bộ như vũ bảo nhưng ta còn rất nhiều cái để làm nhằm khi ngành điện còn quá nhiều lỗ hổng sau lưng. Đó là tại Mỹ, nếu nhìn về Việt Nam thì lỗ hổng càng lớn hơn và ta càng có nhiều việc phải làm hơn. Một trong những yếu tố thúc đẩy xây dựng nhà máy Điện Hạt Nhân hiện tại ở VN là nhằm vào một nguồn viện trợ được gọi là "credit" cho việc giảm khi thải "ảo" cho một nhóm cá thể chứ không phải toàn dân cũng như nhằm vào việc "mua" kỷ thuật và thiết bị giá rẻ ( thiết bị cũ hoặc thiết bị đang được thí nghiệm ). Có nhiều phương thức xây dựng và điều hành nhà máy Điện Hạt Nhân khác nhau nhưng không có một phương pháp nào rẻ và hoàn toàn an toàn cả. Cái giá phải trả cho một sự cố không chỉ dừng lại ở một thời điểm mà có thể kéo dài đến vài chục, vài trăm năm. Chỉ cần điều khiển dòng điện lưới điện hợp lý hơn ta có thể có một số năng lượng tương đương hoặc hơn một nhà máy Điện Hạt Nhân. Chỉ là xem cái lợi thuộc về toàn dân hay một nhóm người bên nào được xem trọng hơn mà thôi. Điện đối với tôi không chỉ là cái nghiệp mà là niềm đam mê nên các bác còn bàn luận mà tôi ngồi yên cứ như là ngồi trên ổ kiến vậy. Như bạn NewGod cho rằng sự cố lần này là hơi nước chứ không liên quan gì đến Điện Hạt Nhân. Thực tế mối quan tâm trong Điện Hạt Nhân không phải như thảm hoạ 2 trái bom nguyên tử mà là chất phóng xạ thoát ra ngoài. Bất cứ một sự cố nào xảy ra bên trong lò phản ứng, trong dây chuyền phản ứng và bên ngoài khu vực switch-yard của khu vực hãng đều có thể dẫn đến sự cố hạt nhân. Nước chính là môi trường truyền dẫn nhiệt để tạo hơi mà quay cánh quạt nhưng cũng là môi trường truyền dẫn chất phóng xạ ra bên ngoài nếu không thông qua qui trình xử lý thích hợp. Bên ngoài lò phản ứng luôn là dòng nước ấm nên rất thích hợp cho cá phát triển đồng thời cũng không ai săn bắt nên đó là khu vực rất nhiều cá tươi và lớn. Tuy nhiên không mấy ai can đảm mà bắt cá nơi này ăn vì không ai đủ can đảm lấy bản thân mình ra thử nghiệm cái dòng nước được xử lý kia là an toàn. Trong trường hợp sự cố xảy ra và trục trặc ảnh hưởng đến cooling system tạo điều kiện cho dòng nước từ trong lò phản ứng thoát ra không theo qui trình xử lý nhất định nên mọi người yêu cầu giới hữu trách nói rõ sự thực vì họ có quyền nghi ngờ những ảnh hưởng có thể gây mang đi mạng sống của con người. Cá nhân tôi chứng kiến 1 trường họp khi giới hữu trách Singapo giấu nhẹm sự cố nguyên tử của họ mà chỉ có 1 giáo sư đang dạy ở UTA phải vào comandChe tham khảo ý kiến và bay về bên đó giải quyết sự cố cách đây 4 năm. Tiêu chuẩn an toàn của từng nơi khác nhau vì mức sống khác nhau. Nếu như ngày hôm nay rác ở Hải Phòng tràn ngập thành phố mà mọi người vẫn sống và chờ đợi quyết định của thành phố và hướng giải quyết thì thử hỏi tiêu chuẩn an toàn trong các công trình của ta đến đâu ? Đó chính là câu hỏi mà tôi sẽ nêu với quốc hội nếu như tôi có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình: biện pháp nào để phòng ngừa trường hợp xấu nhất xảy ra ( beyond the technology ) và biện pháp nào để giải quyết hậu quả trong trường hợp xấu nhất. Tại sao 2 câu hỏi đó quan trọng ? Tất cả chúng ta đều tin rằng Điện Hạt Nhân rất an toàn với kỷ thuật ngày nay. Cá nhân tôi tin vào điều đó hơn các bạn ở đây vì tôi đã từng đặt mạng sống mình vào nơi đó. Khu vực làm việc của nhà máy Điện Hạt Nhân nếu được thiết kế và đầu tư đúng sẽ là khu vực an toàn và ít nhiễm xạ hơn bên ngoài. Điều này rất đơn giản vì đầu tư đúng mức nghĩa là tiền đổ vào nơi này để giải quyết vấn đề nhiễm xạ tốn kém hơn bên ngoài Xã Hội rất, rất nhiều lần. Tuy nhiên như chúng ta đều biết rằng an toàn trong Điện Hạt Nhân không phải là 100% có nghĩa là sự cố luôn có thể xảy ra. Cũng như đi máy bay là phương tiện giao thông an toàn nhất nhưng máy bay vẫn rơi khi mà con người gần như làm chủ mọi kỷ thuật về nghành hàng không và sai số cho phép ở đâ nhỏ hơn 1/triệu. Mỗi một vụ rơi máy bay là một sự cố thảm khốc vì nó không có cơ hội cho con người chuộc lại lỗi lầm. Tuy nhiên mất mát đó chỉ dừng lại ở gia đình của những người liên quan và sẽ bị quên lãng theo nhịp tiến của Xã Hội. Ngược lại sự cố có liên quan đến phóng xạ kéo dài vài chục, vài trăm năm và ảnh hưởng lên con người, thiên nhiên...và mãi mãi được nhắc đến với nổi kinh hoàn. Tôi làm trong một trung tâm phân tích và hỗ trợ đường truyền mà cũng là trung tâm điều khiển dự phòng cách trung tâm chính 40 km. Hệ thống ở tầng hầm luôn được kiểm tra và trong trạng thái sẳn sàng phòng trường hợp trung tâm chính bị đánh bom. Lần đầu tiên tôi xem sơ đồ của toà nhà thì leader của tôi với 25 năm làm việc cho hãng nói với tôi rằng - mày có thể đặt mọi giả thuyết để chống lại thiết kế của toà nhà này nhằm vô hiệu hoá khả năng dự phòng của trung tâm. Hầu như mọi giả thuyết tôi nghĩ đến đều đã có câu trả lời vì nguồn điện cung cấp cho toà nhà đi vào từ hai nhánh khác nhau ở hai đầu đối diện của thành phố. Bên dưới tầng ngầm là hệ thống điện DC và một máy chạy dầu dự phòng. Với 4 nguồn cung cấp điện do 2 hệ thống cung cấp điện riêng biệt chạy song song gần như bảo đảm khả năng hoạt động của toà nhà. Bên trong khu vực chính được xây dựng kiên cố để phòng trường hợp bão xoáy cuốn đi toà nhà cũng như hệ thống bom thuỷ lực có khả năng bom nước ra ngoài trong trường hợp nước ngập khu vực. Chỉ một giả thiết duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra là nước lụt liên tục nhiều ngày nhấn chìm thành phố. Nói xong tôi mới nghĩ lại, nếu như vậy cần gì cái trung tâm nửa - cơn hồng thủy. Ông ta nói với tôi rằng, "we are the best but if God wants us...we are gone" Chúng ta chỉ có thể ứng dụng khoa học kỷ thuật để phục vụ cuộc sống chứ không thể nhờ vào khoa học kỷ thuật để giải quyết mọi vấn đề. Một bản thiết kế đưa ra tiêu chuẩn buộc khoa học kỷ thuật đáp ứng khác với bản thiết kế sự dụng khoa học kỷ thuật để đáp ứng vấn đề. Một cái là Pro- active, chủ động và một cái là bị động. Chính vì vậy mà dù kỷ thuật Điện Hạt Nhân ngày nay dù đạt đến một trình độ rất cao cũng không nói lên điều gì khi mà tiêu chuẩn của ta luôn lệ thuộc và chưa rõ ràng. Rất nhiều bạn cho rằng những công trình bị sự cố chỉ là những công trình nhỏ...hãy nhìn lại các công trình đồ sộ như thủy điện trị an. Quan trọng hơn hết là có ai trong chúng ta bảo đảm rằng khi xây dựng nhà máy Điện Hạt Nhân ta sẽ trong tình trạng chủ động đòi hỏi và yêu cầu chứ không bị động ở tình trạng chấp nhận ? Hôm nay Iran gây xốc châu Âu bằng một văn bản yêu cầu nới lỏng chương trình hạt nhân của họ. Tất cả các vấn đề liên quan đến hạt nhân rất nhạy cảm, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng một nhà máy hạt nhân mà không gây mối lo ngại với các nước khác ? Ta xây xong thì Lào, Campuchia, Thái Lan...có lý do gì dừng lại ? Hay là chúng ta sẽ mở ra một cuộc chạy đua mới ở bán đảo Đông Nam Á ? Trung Quốc có thể làm ngang xây đập chặn nước thượng nguồn vì nó lớn nên họ sẽ luôn dòm chừng các nước xung quanh, chắc gì không dao động khi kề bên nách lại có thêm một nước có khả năng không nghe lời ? Có rất nhiều cách phát triển để bứt ra khỏi vòng kèm chế của Trung Quốc nhưng cũng có những bước phát triển sẽ đẩy ta gần với các nước đang tìm kiếm bước đường cường quốc hóa đất nước bằng nguyên tử lượng như Iran, Pakistan, Ấn Độ...con đường nào dẫn đến tương lai? Theo giả thiết 2020 ta sẽ không đủ điện dùng....chúng ta cần một lò Điện Hạt Nhân. Đây chỉ là giả thuyết tính toán theo mức sử dụng hiện tại và dự đoán tương lai. Nền kinh tế của ta từ đáy phát triển thẳng đứng và sắp tới khu vực bảo hào nên chắc gì mô hình tính toán điện đã thích hợp? Lượng điện thất thoát của ta còn quá lớn cũng như chất lượng điện còn kém. Hệ thống truyền tải chưa hoàn thiện cũng như khu vực tiêu dùng còn chưa bắt đầu ứng dụng biện pháp tiết kiệm hiệu quả. Cạnh tranh chưa thật sự xảy ra trong ngành điện nên đại diện của ngành điện vẫn nằm trong tay của một số công ty lớn. Các công ty này hoạt động chủ yếu dựa vào bán điện nên việc phát triển ngành điện đồng nghĩa với việc xây thêm nguồn cung cấp. Những gì xảy ra sau công tơ điện chưa điện chú trọng đúng mức vì các sản phẩm từ đó trở đi không phụ thuộc vào ngành điện mà đúng hơn là nguồn lợi của tổng công ty điện lực. Cuối cùng đó là việc ta không chỉ mua điện mà cũng bán điện vì vậy không thể nói ta sẽ phụ thuộc vào nguồn điện nước ngoài. Đồng thời nhiệt điện của ta không phụ thuộc vào nhiên liệu của Trung Đông và thủy điện còn chưa cung cấp hết khả năng. Xây nhà máy Điện Hạt Nhân tốn kém rất nhiều nên việc có thêm nguồn Điện Hạt Nhân không đồng nghĩa với việc giá điện giảm mà chỉ có thể tăng. Đến lúc đó nguồn điện cung cấp sẽ tăng lên nhưng khả năng sử dụng điện của người dân chưa chắc đã được cải thiện. Green-Power, Renewable Power đang phát triển theo đà của Khoa Học Kỹ Thuật thì 10 nửa khả năng marketing của nó hoàn toàn là một điều rất có thể. Những cánh quạt chạy sức gió cung cấp điện khi có gió nhưng không có nghĩa là khi gió ngưng thì người dân không có điện để dùng. Xếp lại nguồn điện hợp lý có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà kỷ thuật không đáp ứng nổi. Tôi không hoàn toàn bác bỏ khả năng sử dụng Điện Hạt Nhân của Việt Nam trong tương lai, nhưng với điều kiện hiện tại tôi không ủng hộ. Bộ công nghiệp cho rằng Điện Hạt Nhân là bước tiến tất yếu của sự phát triển là điều chưa đúng. Hãy nhìn lại những nước phát triển Điện Hạt Nhân xem có bao nhiêu nước thành công bao nhiêu nước lâm vào tình trạng tồi tệ hơn ? Những nước thành công là những nước có một nền công nghiệp kỷ thuật và kinh tế mạnh nên hạt nhân chỉ là một con đường phát triển của họ chứ không phải là yếu tố nhất định của sự phát triển. Đồng thời cũng xem lại có phải những nước không phát triển Điện Hạt Nhân có phải đều là nước không phát triển ? Phát triển Điện Hạt Nhân đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của Xã Hội về khoa học kỷ thuật, kinh tế, và chính trị. Không có nền tảng đó chống đỡ thì Điện Hạt Nhân là một hiểm họa hơn là lợi ích. Chúng ta hiện đang xuất khẩu dầu thô và khả năng về khí đốt rất cao, tại sao không có khả năng phát triển năng lượng ? Có phải chỉ có Điện Hạt Nhân mới là năng lượng còn dầu thô và khí tự nhiên chỉ là khoáng chất ? Cái cốt lõi là ở đó, khả năng biến đổi khoáng chất ra sản phẩm tiêu thụ của ta không có vì yếu tố kỷ thuật và kinh tế nhưng lại chạy theo một kỷ thuật khác mà hoàn toàn ta cũng phải lệ thuộc vào nước ngoài và xa xỉ với nền kinh tế vừa phát triển. Điện Hạt Nhân với là một nguồn nhiên liệu sạch nhưng ô nhiễm môi trường ở nước ta có phải từ các nhà máy điện hay từ những nguồn khác trong Xã Hội. Sử dụng Điện Hạt Nhân có làm môi trường của ta tốt hơn không ? Nhiệt độ tăng lên rất cao các năm gần đây ở các thành phố lớn có phải là do hiệu ứng nhà kính gây ra hay do ta xây dựng nhà cao tầng một cách đại trà và phá hủy cây cỏ thiên nhiên? Xây một nhà máy Điện Hạt Nhân rất dễ, nhưng để giữ nó hoạt động lâu dài tạo ích lợi cho Xã Hội lại là điều rất khó và tốn kém. Mức sống con người ngày càng cao hơn nên nhu cầu cũng phát triển dẫn đến đòi hỏi năng lượng ngày càng cao. Hơn nửa nước Việt Nam đất hẹp người đông thì đòi hỏi năng lượng lại càng cao. Tuy nhiên nhu cầu tăng cứ tăng mãi thì liệu thêm một hai hoặc hai nhà máy Điện Hạt Nhân có đáp ứng được không ? Hay là lúc đó lại phải nghĩ đến những giải pháp khác và lại chạy theo đuôi mãi. Nên nhớ rằng bài toán tính nhu cầu điện dựa trên cách tính nhân đôi còn khả năng của nhà máy Điện Hạt Nhân là cố định. Như vậy ta đổ dồn vào một kỷ thuật mà mức giới hạn thấy rõ để giải quyết một vấn đề không giới hạn có thích hợp không? Mật độ dân số ta lớn nhưng lại là rất cao ở các thành phố lớn chứ không trải đều ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ năng lượng. Sau cái công tơ đ
Tài liệu liên quan