Lịch sử nhà nước pháp luật thế giới

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.

doc19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử nhà nước pháp luật thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông. Quá trình hình thành Nhà nước Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu. Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời. Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực... Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa (nguyên nhân xã hội). Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ). Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chuác mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù...để đàn áp những người lao động. Quá trình hình thành pháp luật Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị. Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật. Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau. Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “ tập quán pháp”. Có tập quán được nhà nước chính thức thừa nhận và đưa vào nội dung bột luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại, bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại.... Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực những con sông lớn. Điều kiện tự nhiên đã chứa đựng trong đó cả ưu đãi và thử thách. Bất cứ một cộng đồng nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi. Mặc dù ở phương Đông chế độ tư hưu về ruộng đất gần như không có, xã hội bị phân hoá chậm chạp đồng thời tính giai cấp rất hạn chế và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt, quyết liệt như ở phương Tây nhưng trong môi trường kinh tế xã hội mới như vậy nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả năng tổ chức công cộng chống lũ và tưới tiêu. Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Nhà nước ra đời sớm, cả về thời gian và không gian, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông. Trong tất cả phạm vi các cộng đồng, tầng lớp quý tộc lúc ban đầu vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”. Câu 2 : Nhà nước Trung Quốc cổ đại Quá trình hình thành nhà nước Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN. Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế. Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ...Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh. Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ, số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ. Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc. Sơ lược lịch sử các triều đại Nhà Thương (TK16-TK12TCN) Nhà Đông Chu (771-221TCN) Thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc Nhà Tây Chu (TK12-771TCN) Nhà Hạ (TK 21-16 TCN) Nhà Hạ (TK 21-16 TCN) Nối chức thủ lĩnh của cha, Khải trở thành ông vua đầu tiên của Trung Quốc, phải đương đầu với nhiều cuọc chống chọi. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt. Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong. Nhà Thương (TK 16-TK12 TCN) Sau khi nhà Hạ sụp đổ, nhà Thương chính thức được thành lập, đóng đô ở phía Nam sông Hoàng Hà. Đến TK 14 thì dời đô sang đất Ân ở phía Bắc sông Hoàng. Cũng từ đó, nhà Thương phồn thịnh trong một thời gian dài, về mọi mặt đều phát triển hơn so với thời nhà Hạ, công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ biến. Việc trao đổi, mua bán cũng khá phát triển. Quan hệ nô lệ đã phát triển, nhưng công việc chủ yếu vẫn chỉ là làm việc trong gia đình chủ mà thôi. Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc, dùng nhiều hình phạt để đàn áp nhân dân, gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh...Nhân đó nhà Chu ở phía Tây (vốn là nước chư hầu của nhà Thương) đã đem quân tấn công, nhà Thương diệt vong. Triều đại Tây Chu ( TK 12-771 TCN) Sau khi đem quân tiêu diệt nhà Thương, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh (phía Tây Tây An) nên gọi là Tây Chu. Chính sách nổi bật trong triều đại này là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai đều thuộc sở hữu của vua Chu. Vua cắt đất, phân cho con cháu, thân thuộc, khi phong đất kèm theo phong tước. Đến các chư hầu cũng phong cấp cho bề tôi của mình. Chế độ phân phong đã tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp quý tộc huyết thống, sử dụng hệ thống các nước chư hầu để cai trị trong nước và bành trướng ra bên ngoài. Triều đại Đông Chu (771-221 TCN)-thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc Năm 770 TCN, nhà Chu dời đô về Lạc Dương, phía Đông Trung Quốc nên gọi là Đông Chu. Thời Đông Chu được chia thành hai thời kỳ là Xuân Thu (770-475 TCN) và Chiến Quốc ( 475-221 TCN). Thời kỳ này, nhà Chu ngày càng suy yếu còn các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và diễn ra các cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ. Cuối TK 6 TCN, có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt (“Ngũ bá”). Sang thời Chiến Quốc có 7 nước tranh bá là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triều, Ngụy, Tần (“Thất hùng”). Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên, quy mô rộng lớn và vô cùng ác liệt. Một hiện tượng nổi bật là cải cách về mọi mặt, trong đó, nhà Tần năm 359 TCN là cuộc cải cách nổi tiếng nhất và mang lại hiệu quả nhất. Qua các cuộc cải cách ở nước Tần và các nước khác, cơ sở kinh tế và đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị phá vỡ, tầng lớp địa chủ mới ngày càng chiếm ưu thế. Đồng thời, qua cuộc cải cách, nước Tần mạnh hẳn lên, đánh bại được 6 nước thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Từ đây, Trung Quốc bước sang thời kỳ phong kiến. Tổ chức bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nươc Trung Quốc được xác lập và hoàn thiện từng bước. Thời Hạ-Thương : bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang đậm tàn dư của thị tộc. Thời Tây Chu, bộ máy nhà nước được hoàn thiện về quy mô và cơ cấu tổ chức, tàn dư công xã thị tộc phai nhạt dần. Sang thời Xuân Thu-Chiến Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước của các nước đã kế thừa và phát triển tổ chức của nhà Tây Chu.. Tổ chức bộ máy nhà nước : Đứng đầu nhà nước là Vua (còn gọi là Đế, Vương, Thiên Tử) : có quyền hành rất lớn về mọi mặt, có quyền lực vô tận, quyết định các công việc trọng đại của đất nước. Ý chí và lời nói của Vua đều gọi là pháp luật, Vua còn tự thần thánh hoá bản thân. Bộ máy quan lại ở TƯ : Hạ-Thương : mới chỉ có một số chức vụ quản lý các công việc như quản lý chăn nuôi, quản lý xe,..dưới Vua có chức quan Vu có quyền hành lớn nhất, giúp vua quản lý công việc triều đình, Tây Chu : bộ máy quan lại triều đình đi vào quy củ. vua thiết lập Tam Công gồm ba chức quan lớn theo thứ tự cao thấp : Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Về sau, bỏ Tam công và lập ra 6 chức quan cao cấp (lục khanh) là Thái Tể, Tư Đồ, Tòng Bá, Tư Mã, Tư Khấu, Tư Không. Song song có thái sử liêu gồm: Tả sử, Hữu sử Chiến Quốc : xuất hiện chức quan cao cấp nhất trong bộ máy quan lại, tuỳ nước có các tên gọi khác nhau như Lệnh doãn, Tướng quốc, Thừa tướng..Sau này nhà Tần gọi Thừa tướng là Tể tướng. Bộ máy quan lại địa phương: Cấp hành chính : thời Hạ-Thương, viên quan đứng đầu thường là tù trưởng bộ lạc trứoc đó hay con cháu của của họ. Thời Tây Chu, do chính sách phân phong nên thêm một cấp địa phương là các nước chư hầu. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc, do chiến tranh liên miên nên các nước chư hầu trở thành quốc gia độc lập với nhà Chu vì thế bộ máy chính quyền địa phương chủ hầu trở thành bộ máy chính quyền TƯ của một nước. Cấp cơ sở : Thời Hạ-Thương, đơn vị hành chính cấp cơ sở là công xã nông thôn do tộc trưởng đứng đầu, do công xã bầu ra. Thời Tây Chu, thôn trưởng vẫn do công xã bầu ra nhưng phải được chính quyền cấp trên phê duyệt. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc : có những thay đổi quan trọng tuỳ từng nước. Quân đội : rất chú trọng xây dựng. Ngoài quân đội của TƯ, địa phương, các nước chư hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng. Tuy TQ cổ đại bị chia thành nhiều nước nhưng các nhà nước đó đều là nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội: Kinh tế : hầu hết ruộng đất đều thuộc sở hữu của nhà vua, công xã nông thôn tồn tại bền vững và được quyền sở hữu thực tế ruộng đất của vua. Chính trị-xã hội : hệ thống quan lại được hình thành, củng cố theo chế độ tông pháp và chế độ cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do họ hàng nhà Vua nắm giữ, phẩm tước cao hay thấp phụ thuộc quan hệ gần hay xa. Do đó, đây là chế độ quan chue chuyên chế quý tộc (chủ nô). Câu 3 : Pháp luật Lưỡng Hà cổ đại Nền kinh tế hàng hoá ở Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển bậc nhất ở phương Đông cổ đại nên pháp luật Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các nước khác. Trong đó bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị lớn nhất. Bộ luật gồm có ba phần : phẩn mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu đã tuyên bố các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị. Phần kết luận khẳng định lại công đức và uy quyền của nhà vua Hammurabi. Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật, kế thừa những bộ luật trước đó, những phong tục tập quán của ng­êi Xume vµ c¶ nh÷ng quy ®Þnh cña nhµ vua vµ toµ ¸n nhµ vua. Bộ luật gồm 282 điều khoản cụ thể điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội lúc bấy giờ, từ các chế định về hợp đồng, hôn nhân và gia đình, thừa kế đến các chế định về hình sự, tố tụng. Chế định hợp đồng: 3 nội dung cơ bản : hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng cho thuê ruộng đất. Hợp đồng mua bán : phải có 3 điều kiện : tài sản mua bán phải đảm bảo đúng giá trị sử dụng, người bán phải là ngườ chủ sở hữu thực sự của tài sản, khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Chế tài hợp đồng : tất cả các điều khoản trong hợp đồng đều áp dụng luật hình sự.Điều 7 quy định : nếu vật bán thuộc sở hữu của người khác thì sẽ bị xử tử hình. Hợp đồng vay mượn : 89-101 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và người vay. 115-119 : biện pháp đảm bảo cho hợp đồng vay mượn nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ. Hợp đồng cho thuê ruộng đất : có 2 hình thức sở hữu là ruộng đát nhà nước vả ruộng đất tư nhân. Được quy định từ điều 42-48 nêu lên quyền và nghĩa vụ của các chủ tư nhân, từ điều 48-50 là các điều khoản quy định chế tài hợp đồng. Chế định hôn nhân và gia đình : pháp luật luôn củng cố và bảo vệ chế độ hôn nhân bất bình đẳng, bảo vệ địa vị của người đàn ông trong gia đình. Người chồng có quyền ly hôn, quyền của người phụ nữ không được pháp luật bảo vệ.Hôn nhân hợp pháp phải có giấy tờ. Điều 128 ghi rõ : nếu người vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo thì người chồng có quyền lấy người phụ nữ khác nhưng phải chăm sõ chị ta suốt đời. Điều 218 quy định : nếu dân tự do lấy vợ mà không có giấy tờ thì người vợ đó không phải là vợ của y. Chế định thừa kế : 167-170. Quyền để lại tài sản thừa kế bị pháp luật hạn chế ở một số trường hợp nhất định. Điều 169 quy định : tất cả các con đều được chia tài sản thừa kế như nhau. Chế định hình sự : Hình phạt mang tính chất hà khắc, dã man đặc biệt áp dụng quy tắc trả thù ngang bằng. Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử bằng hình phạt để đảm bảo đặc quyền của gia cấp thống trị, và những hành vi xâm hại đến tài sản của giai cấp thống trị đều bị xử tử hình. Hình thức chuộc lỗi bằng tiền được áp dụng khá phổ biến nhưng mức phạt tiền lại phụ thuộc vào địa vị của người bị hại. Hình thức xử tử có khoảng 30 hình thức khác nhau nhưng đều rất dã man. Điều 196 quy định : nếu dân tự do làm hỏng con mắt của bất kỳ người nào thì phải làm hỏng con mắt của y Chế định tố tụng : nội dung chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị chủ nô. Đó là quy định những kẻ tàng trữ nô lệ hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn đều bị xử tử. Hay những quy định khắt khe của những kẻ cho vay nặng lãi đối với con nợ. Bộ luật còn cho pháp chủ nợ có quyền tịch thu tài sản của con nợ thậm chí bắt các thành viên trong gia đình con nợ làm nô lệ. Bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị vào bậc nhất ở phương Đông và thế giới cổ đại, là tấm gương phản chiếu rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước. Cõu 4 : Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc triều đại Tần, Đường, Minh. Nhà Tần (221-206 TCN) Có quyền hành rất lớn nắm cả thế quyền và thần quyền, được thiết lập bằng con đường thừa kế theo chế độ tông pháp HOÀNG ĐẾ Quan lại TƯ CỬU KHANH TAM CÔNG Cả nước chí thành 36 quận sau đó tăng lên là 40 rồi 48. Do Vua bổ nhiệm các quan lại ở TƯ về cai trị. Có 3 chức quan : quận thư (HC-TC-TP), quận uý (QS),quận giám (giám sát) - Thừa tướng:HC-CT -Thái uý : quân sự -Ngự sử đại phu : giám sát các CQ ở TƯ Bổ nhiệm không chỉ theo huyết thống mà còn theo tái năng, công lao Quận Thú (quận) Thế quyền (vương quyền) : quyền lập pháp; quyền hành pháp, bãi miễn, điều động, khen thưởng..các quan lại từ TƯ tới địa phương; quyền tư pháp. Thần quyền vua coi mình là thiên tử, có quyền quản lý tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước Huyện lệnh (huyện) Xã trưởng (xã) Cửu Khanh gồm 9 viên quan phụ trách các công việc khác nhau : Đình uý coi việc hình, Thiếu phủ coi việc thuế khoá, Lang trung lệnh cai quản quân túc vệ nhà vua, Vệ uý trông coi cung điện... Hoàng Đế có quyền lực tối cao. Mọi công việc quan trọng của nhà nước đề do các đại thần thảo luận nhưng Hoàng Đế là người quyết định cuối cùng, mệnh lệnh của Hoàng Đế phải được chấp hành tuyệt đối. Dưới quận là huyện, đứng đầu là huyện lệnh. Dưới huyện là xã, đứng đầu là xã trưởng. Các quan đứng đầu Quận, Huyện đều do TƯ bổ nhiệm. à Bộ máy nhà nước dưới triều Tần được tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ, là sự phát triển cả về lượng và chất. Đây là cuộc cải cách bộ máy nhà nước lần đầu tiên ở Trung Quốc, đặt nền móng cho các triều đại tiếp theo. Nhà Đường (618-907) - triều đại cực thịnh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc,lừng lẫy hơn cả thời nhà Hán, tổ chúc HC-QS rất chặt chẽ, quân đội cơ động và linh hoạt, hậu cần giỏi, hoạt động bành trướng và ngoại giao rộng lớn HOÀNG ĐẾ Thượng thư sảnh Tể tướng Đại lý tự Ngự sử đài Hạ thư sảnh Trung thư sảnh Giúp vua quản lý các công việc của nhà nước soạn thảo văn bản, luật lệnh Tuyên cáo và giám sát việc thi hành luật lệnh Cơ quan kiểm sát tối cao Cơ quan xét xử tối cao Cả nước chia thành 10 đạo đến TK 8 tăng lên 15 đạo Tiết độ sứ (đạo) Do triều đình bổ nhiệm Để củng cố nhà nước tập quyền, nhà Đường cải cách chế độ “sĩ tộc” (không theo dòng dõi huyết tộc mà theo phẩm trật cao thấp của quan lại) và mở rộng khoa cử (có tới tám khoa mục, quan trọng nhất là khoa tiến sĩ). Quân đội : là một lực lượng hùng mạnh thời bấy giờ, chú trọng phát triển kị binh. Quận thú (quận) Huyện lệnh (huyện) Xã trưởn
Tài liệu liên quan