Lịch sử World Cup- Giấc mơ thành hiện thực!

Trong khuôn khổ Hội nghị của FIFA năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá... Năm 1904, LĐBĐ thế giới (FIFA) ra đời và chỉ 4 năm sau, bóng đá hiện đại đã cho mình một giải đấu quy mô nhất khi nó nằm trong khuôn khổ Olympic London. Thế nhưng, phải đến tận năm 1930, giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên mang tên FIFA World Cup Championship mới chính thức ra đời. Giấc mơ trở thành hiện thực! Hãy nói lời cảm ơn đến Henry Delaunay. Vào những năm 20 của thế kỷ trước, khi mà một FIFA nôn trẻ đứng trước nguy cơ rã đám bởi những cuộc tranh cãi không ngừng giữa khái niệm nghiệp dư hay chuyên nghiệp, và đỉnh điểm là cuộc ly khai lần thứ hai của LĐBĐ Anh (FA), thì ý tưởng tuyệt vời của vị Tổng thư ký LĐBĐ Pháp này (Henry Delaunay đảm nhận cương vị này từ năm 1919 đến 1956) đã giúp bóng đá thế giới bước sang một trang mới. Trong khuôn khổ Hội nghị của FIFA năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá, theo đó, bóng đá không thể chỉ bó hẹp trong khuôn khổ Olympic và các quốc gia mà phải có riêng cho mình một giải VĐTG. Các quốc gia có quyền cử những cầu thủ giỏi nhất đến chơi tại một giải đấu có đẳng cấp cao nhất. Đề xuất này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ ngay trong nội bộ FIFA với 25 phiếu thuận và 5 phiếu chống. FIFA khi đó cũng thông qua kế hoạch tổ chức một giải vô địch quốc gia không phụ thuộc vào các Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và mở rộng cho tất cả các thành viên. Tên gọi chính thức của giải đấu này là FIFA World Cup Championship từ năm 1930 đến năm 1970 và trở thành FIFA World Cup từ 1974 đến nay. Chiếc Cúp dành cho đội vô địch cũng có tên chính thức là FIFA World Championship từ 1930 đến 1938, sau đó được đổi thành Cup Jules Rimet (nhằm tưởng niệm vị Chủ tịch FIFA đã có công khai sinh ra giải - Cúp này còn có tên là Cúp Nữ thần Vàng) mà đội tuyển Brazil đã giành vĩnh viễn sau 3 chức vô địch vào các năm 1958, 1962 và 1970. Từ năm 1974 đến nay, Cúp mang tên FIFA World Cup.

docChia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử World Cup- Giấc mơ thành hiện thực!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử World Cup: Giấc mơ thành hiện thực! 10:07' 31/07/2008 (GMT+7) Trong khuôn khổ Hội nghị của FIFA năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá...  Năm 1904, LĐBĐ thế giới (FIFA) ra đời và chỉ 4 năm sau, bóng đá hiện đại đã cho mình một giải đấu quy mô nhất khi nó nằm trong khuôn khổ Olympic London. Thế nhưng, phải đến tận năm 1930, giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên mang tên FIFA World Cup Championship mới chính thức ra đời. Giấc mơ trở thành hiện thực! Hãy nói lời cảm ơn đến Henry Delaunay. Vào những năm 20 của thế kỷ trước, khi mà một FIFA nôn trẻ đứng trước nguy cơ rã đám bởi những cuộc tranh cãi không ngừng giữa khái niệm nghiệp dư hay chuyên nghiệp, và đỉnh điểm là cuộc ly khai lần thứ hai của LĐBĐ Anh (FA), thì ý tưởng tuyệt vời của vị Tổng thư ký LĐBĐ Pháp này (Henry Delaunay đảm nhận cương vị này từ năm 1919 đến 1956) đã giúp bóng đá thế giới bước sang một trang mới. Trong khuôn khổ Hội nghị của FIFA năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá, theo đó, bóng đá không thể chỉ bó hẹp trong khuôn khổ Olympic và các quốc gia mà phải có riêng cho mình một giải VĐTG. Các quốc gia có quyền cử những cầu thủ giỏi nhất đến chơi tại một giải đấu có đẳng cấp cao nhất. Đề xuất này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ ngay trong nội bộ FIFA với 25 phiếu thuận và 5 phiếu chống. FIFA khi đó cũng thông qua kế hoạch tổ chức một giải vô địch quốc gia không phụ thuộc vào các Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và mở rộng cho tất cả các thành viên. Tên gọi chính thức của giải đấu này là FIFA World Cup Championship từ năm 1930 đến năm 1970 và trở thành FIFA World Cup từ 1974 đến nay. Chiếc Cúp dành cho đội vô địch cũng có tên chính thức là FIFA World Championship từ 1930 đến 1938, sau đó được đổi thành Cup Jules Rimet (nhằm tưởng niệm vị Chủ tịch FIFA đã có công khai sinh ra giải - Cúp này còn có tên là Cúp Nữ thần Vàng) mà đội tuyển Brazil đã giành vĩnh viễn sau 3 chức vô địch vào các năm 1958, 1962 và 1970. Từ năm 1974 đến nay, Cúp mang tên FIFA World Cup. World Cup đầu tiên được tổ chức tại Uruguay vào năm 1930 với 13 đội, đến kỳ thứ 2 năm 1938 tại Italia đã có đến 32 đội đăng ký và FIFA phải tổ chức vòng loại để chọn ra 16 đội dự VCK. World Cup có một thời gian gián đoạn từ năm 1938 đến 1950 do ảnh hưởng của cuộc thế chiến thứ 2. Đã có 15 quốc gia được chọn là chủ nhà của các VCK World Cup, trong đó Mexico, Pháp, Đức, Italia 2 lần được chọn, VCK 2002 lần đầu tiên có đến 2 chủ nhà là Nhật Bản và Hàn Quốc.    Năm Nước đăng cai Số đội Khán giả trận CK Đội vô địch Trận chung kết Vua phá lưới 1930 Uruguay 13 70.000 Uruguay Uruguay 4-2 Argentina Stabile (Argentina/8 bàn) 1934 Italia 16 65.000 Italia Italia 2-1 Tiệp Khắc Nejedly (Tiệp Khắc/5 bàn) 1938 Pháp 15 50.000 Italia Italia 4-2 Hungari Leonidas (Brazil/7 bàn) 1950 Brazil 13 204.000 Uruguay Uruguay 2-1 Brazil Ademir (Brazil/9 bàn) 1954 Thụy Sỹ 16 64.000 Đức Đức 3-2 Hungari Kocsis (Hungari/11 bàn) 1958 Thụy Điển 16 52.000 Brazil Brazil 5-2 Thụy Điển Fontains (Pháp/13 bàn) 1962 Chilê 16 60.000 Brazil Brazil 3-1 Tiệp Khắc Jerkovic (Nam Tư), Albert (Hungari), Garrincha (Brazil), Ivanov (Liên Xô), Sanchez (Chilê), Vava (Brazil) đều 4 bàn  1966 Anh 16 100.000 Anh Anh 4-2 Đức Eusebio (Bồ Đào Nhà/9 bàn) 1970 Mexico 16 112.000 Brazil Brazil 4-1 Italia Mueller (Đức/10 bàn) 1974 Đức 16 75.000 Đức Đức 2-1 Hà Lan Lato (Ba Lan/7 bàn) 1978 Argentina 16 80.000 Argentina Argentina 3-1 Hà Lan Kempes (Argentina/6 bàn) 1982 Tây Ban Nha 16 100.000 Italia Italia 3-2 Đức Rossi (Italia/6 bàn) 1986 Mexico 24 110.000 Argentina Argentina 3-2 Đức Lineker (Anh/6 bàn) 1990 Italia 24 90.000 Đức Đức 1-0 Argentina Schilacci (Italia/6 bàn) 1994 Mỹ 24 102.000 Brazil Brazil 0-0 Italia (pen 3:2) Salenko (Nga), Stoichkov (Bungari) đều 6 bàn 1998 Pháp 32 80.000 Pháp Pháp 3-0 Brazil Suker (Croatia/6 bàn) 2002 Nhật-Hàn 32 69.029 Brazil Brazil 2-0 Đức Ronaldo (Brazil/8 bàn) Nhật Bản & Hàn Quốc 2002 10:06' 31/07/2008 (GMT+7) World Cup 2002 là VCK đầu tiên được tổ chức ở châu Á và cũng là giải VĐTQ đầu tiên 2 quốc gia đồng đăng cai là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay trong trận khai mạc World Cup 2002, bất ngờ lớn đã xảy ra khi ĐKVĐTG Pháp gục ngã dưới tay Senegal với tỷ số 1-0 và cuối cùng đội bóng áo lam bị loại ngay sau vòng bảng mà không thắng nổi lấy một trận hay ghi được một bàn thắng. Tuy nhiên, đây chưa phải là bất ngờ lớn nhất của giải, mặc dầu còn có một tên tuổi lớn khác là Argentina phải xách vali về nước ngay sau khi vòng bảng kết thúc. Trước đó, với thành tích chỉ thua 1 trong 18 trận vòng loại, giới chuyên môn và những hãng cá cược đều xếp Argentina vào hàng ngũ những ứng viên nặng ký cho chức vô địch, nhưng cuối cùng đội bóng này lại phải nói lời chia tay dù chỉ thua kỳ phùng địch thủ Anh và thắng Nigeria cũng như hoà Thuỵ Điển. Bất ngờ lớn nhất của giải nằm ở Hàn Quốc khi đội bóng đồng chủ nhà World Cup đã xếp nhất bảng D, trên cả Bồ Đào Nha và Ba Lan, với thành tích bất bại ở vòng bảng và giành chiến thắng trước 2 đội bóng mạnh của châu Âu là BĐN và Ba Lan. Vào tứ kết, trong khi người láng giềng Nhật Bản dừng bước trước Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ số 0-1 thì Hàn Quốc tạo nên một cơn địa chấn lớn khi vượt qua ứng viên đội bóng từng 3 lần VĐTG Italia để vào bán kết. Kịch tính của trận tứ kết này xảy ra ngay ở phút thứ 4 khi thủ môn Gianluigi Buffon chặn được cú sút phạt 11m của tiền đạo Ahn Jung-hwan, và hơn 10 phút sau, Christian Vieri ghi bàn giúp Italia vượt lên dẫn trước. Ưu thế dẫn bàn của Italia được duy trì cho tới những phút cuối, và sau hàng loạt cơ hội có thể gia tăng cách biệt bị hàng công Azzurri bỏ phí một cách cẩu thả, Italia đã phải trả giá khi Hàn Quốc gỡ hoà 1-1 đúng vào phút 88 nhờ công của tiền đạo Seol Ki-hyun. Trận đấu phải bước sang 2 hiệp phụ và Italia sớm phải nhận thêm một cú sốc nữa khi tiền vệ nhạc trưởng Francesco Totti bị trọng tài Byron Moreno rút thẻ đỏ đuổi khỏi sân ở phút 103 sau khi nhận chiếc thẻ vàng thứ 2 do lỗi ngã vờ. Trong thế kém người và trước Hàn Quốc bừng bừng khí thế với thể lực tuyệt vời, 10 cầu thủ Italia đã phải chống đỡ hết sức khó khăn, và cuối cùng họ cũng bị khuất phục ở phút 117, khi Ahn Jung-hwan bật cao hơn trung vệ Paolo Maldini và hạ gục thủ môn Buffon bằng cú đánh đầu rất hiểm hóc, giúp Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào tứ kết nhờ luật bàn thắng vàng. Gặp Tây Ban Nha ở tứ kết, Hàn Quốc lại làm nên một bất ngờ nữa khi vượt qua đội bóng xứ sở đấu bò ở loạt sút luân lưu 11m với tỷ số. Tuy nhiên, chiến thắng của Hàn Quốc phần nào đã bị đặt dấu chấm hỏi khi trọng tài người Ai Cập Gamal Ghandour từ chối không công nhận 2 tình huống các cầu thủ Tây Ban Nha đưa được bóng vào lưới Hàn Quốc ở 90 phút thi đấu chính thức, mặc dầu trong đó có 1 bàn thắng hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, bước tiến của Hàn Quốc đã bị chặn lại ở bán kết bởi Đức, đội bóng không được đánh giá cao trước khi tới giải nhưng đã âm thầm đi vào tới trận chung kết nhờ lối chơi đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Micheal Ballack là tác giả bàn thắng duy nhất của trận bán kết này, nhưng với chiếc thẻ vàng phải nhận ở phút 71, Ballack đã không thể tham dự trận chung kết với Brazil. Với một đội hình thiếu vắng Ballack, Đức vẫn thi đấu ngang ngửa với Brazil trong trận chung kết, và họ còn suýt nữa vượt lên dẫn trước nếu như cú sút phạt của Oliver Neuville ở đầu hiệp 2 không chạm phải cột dọc khung thành đội bóng vàng xanh. Thế nhưng, mọi chuyện với Đức đã kết thúc khi thủ môn Oliver Kahn, người đã chơi rất xuất sắc kể từ đầu giải, để ói bóng sau cú sút hiểm hóc của Rivaldo từ ngoài vòng cấm ở phút 67 và Ronaldo đã chớp cơ hội thoát xuống đá bồi. 12 phút sau, chiến thắng của Brazil được hoàn tất khi Ronaldo lần thứ 2 hạ gục Kahn sau một pha phản công nhanh, giúp Brazil lần thứ 5 lên ngôi VĐTG và đánh dấu sự trở lại ngoạn mục sau 2 năm nghỉ thi đấu dưỡng thương của tiền đạo này bằng danh hiệu Vua phá lưới World Cup với 8 bàn thắng.   Hành trình Vòng Trận Tỷ số Vòng bảng Gồm 16 đội tuyển: Bảng A: Pháp, Senegal, Uruguay, Đan Mạch; Bảng B: Tây Ban Nha, Slovenia, Paraguay, Nam Phi; Bảng C: Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Costa Rica; Bảng D: Hàn Quốc, Ba Lan, Mỹ, Bồ Đào Nha; Bảng E: Ireland, Cameroon, Đức, Saudi Arabia; Bảng F: Anh, Thuỵ Điển, Argentina, Nigeria; Bảng G: Croatia, Mexico, Italia, Ecuador; Bảng H: Nhật Bản, Bỉ, Nga, Tunisia Bán kết Hàn Quốc - Đức 0-1 Brazil - Thổ Nhĩ Kỳ 1-0 Chung kết Brazil - Đức 2-0 Đội hình hai đội Đức: Oliver Kahn, Thomas Linke, Carsten Ramelow, Oliver Neuville, Dietmar Hamann, Miroslav Klose (Oliver Bierhoff 74'), Jens Jeremies (Gerald Asamoah 77'), Marco Bode (Christian Ziege 84'), Bernd Schneider, Christoph Metzelder, Torsten Frings. Brazil: Marcos, Cafu, Lúcio, Roque Júnior, Edmílson, Roberto Carlos, Gilberto Silva, Ronaldo (Denílson 90'), Rivaldo, Ronaldinho Gaúcho (Juninho Paulista 85'), Kléberson. Ghi bàn: 1:0 Ronaldo 67', 2: 0 Ronaldo 79' Pháp 1998 10:06' 31/07/2008 (GMT+7) World Cup 1998 là vòng chung kết lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 32 đội bóng đến từ khắp các châu lục tạo nên 64 trận đấu đầy hấp dẫn. Các trận đấu được diễn ra trên toàn nước Pháp trong đó trận khai mạc và trận chung kết được tổ chức trên sân vận động được coi đẹp nhất thế giới, sân Stade de France. Cách thức chia bảng lần này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các đội bóng đến từ châu Á và châu Phi. Mỗi bảng đấu bao gồm 2 đội của châu Âu, 1 đội của châu Mỹ và 1 đội của châu Á hoặc châu Phi. Cũng giống như mọi kỳ World Cup, vòng chung kết lần này cũng chứa đựng những yếu tố bất ngờ bất ngờ. Tại vòng đấu bảng, ứng cử viên cho chức vô địch, đội tuyển Tây Ban Nha đã bất ngờ bị loại ngay ở vòng đấu bảng do đã để thua đội tuyển Nigeria với tỷ số sát nút 2-3. Tại bảng G, đội tuyển Rumani đã làm nên một bất ngờ khi họ vượt qua đội tuyển Anh với tỷ số 2-1. Còn tại bảng A, Marốc cũng bị loại khỏi vòng đấu bảng một cách đáng tiếc sau khi đội tuyển Bỉ được hưởng quả penalty ở những phút cuối cùng trong trận đấu với đội tuyển Brazil và giành trước vé thứ 2 vào vòng trong. Kịch tính của giải đấu đã xảy ra trong trận đấu giữa 2 đội tuyển Anh - Argentina tại Saint-Etienne. Trong hiệp 1, cả hai đội đều ghi được 1 bàn thắng từ chấm phạt đền ngay trong 10 phút đầu. Sau đó, khán giả trên sân Saint-Etienne đã có dịp được chứng kiến một bàn thắng siêu kỹ thuật và cũng là bàn thắng đẹp nhất vòng chung kết. Tiền đạo Michael Owen một mình đi bóng tốc độ từ giữa sân vượt qua hàng loạt hậu vệ và ghi bàn thắng thứ 2 cho đội tuyển Anh. Nhưng sau đó không lâu, cầu thủ Javier Zanetti của đội tuyển Argentina đã kịp thời cân bằng tỷ số ở những phút cuối cùng hiệp 1. Và bước sang hiệp 2, trận đấu đã diễn ra với một loạt kịch tính, tiền vệ tài năng của đội tuyển Anh David Beckham bị đuổi ra khỏi sân sau đánh nguội cầu thủ Diego Simeone của đội tuyển Argentina, Sol Campbell ghi bàn thắng ở những phút cuối cùng trận đấu nhưng không được công nhận do trong tài cho rằng anh đã phạm lỗi với thủ môn trước khi đưa bóng vào lưới. Kết thúc 2 hiệp, 2 đội vẫn hoà với tỷ số 2- 2 buộc họ phải phân định thắng thua bằng những loạt đấu luân lưu đầy may rủi và phần thắng đã thuộc về các cầu thủ đến từ Nam Mỹ với chiến thắng chung cuộc 6-5, khi David Batty đá không thành công quả đá 11m cuối cùng. Trong khi đó đội chủ nhà Pháp đã khởi động chậm chạp nhưng chắc chắn. Sau khi dẫn đầu ở vòng đấu bảng các chú gà trống thành Gôloa đã gặp phải sự thi đấu kiên cường của đội Paraguay và phải chờ đến tận phút thứ 113 họ mới chiến thắng nhờ vào bàn thắng vàng của Laurent Blanc. Đối thủ tiếp theo của đội tuyển Pháp là cường quốc bóng đá Italia. Trong trận đấu này, đội tuyển Italia chơi rất tốt, đặc biệt với sự toả sáng của Roberto Baggio, nhưng họ vẫn phải thi đấu luân lưu 11m và Luigi di Biagio đã phá hỏng nỗ lực của họ khi đá hỏng quả 11m quyết định. Một lần nữa đội tuyển Pháp lại lách qua khe cửa hẹp để đi sâu vào vòng trong. Trong trận bán kết các cầu thủ chủ nhà đã gặp đội tuyển Croatia, đội gây nhiều bất ngờ nhất tại vòng chung kết lần này khi tại vòng tứ kết, họ đã vượt qua đội tuyển Đức với tỷ số 3-0. Và tại trận bán kết, Crotia lại tiếp tục gây bất ngờ khi họ là người mở tỷ số trước do công của tiền đạo Davor Suker nhưng đội Pháp đã nhanh chóng san bằng tỷ số do công của cầu thủ da màu Lilian Thuram. Không những thế, phút thứ 69, chính hậu vệ cánh phải này đã ghi bàn thắng thứ 2 giúp đội tuyển Pháp thẳng tiến tới trận chung kết. Trận chung kết ghi dấu sự toả sáng của Zinedine Zidane khi tiền vệ này ghi liền 2 bàn thắng vào các phút 27 và 46. Sau đó, mặc dù cầu thủ Marcel Desailly bị tước quyền thi đấu nhưng đội Pháp vẫn thi đấu kiên cường và Emmanuel Petit đã ghi bàn thắng ấn định tỷ số 3-0 vào những phút cuối cùng của trận đấu. Tiếng còi kế䁴ငﴁÿ8trận đấu của trọng tài người Marốc vang lên cũng là lúc hàng triệu cổ động viên đội chủ nhà reo hò nhảy múa cuồng nhiệt trên sân State de France và các đường phố trên khắp nước Pháp. Hành trình Vòng Trận Tỷ số Vòng bảng Gồm 16 đội tuyển: Bảng A: Brazil, Marốc, Na Uy, Scotland; Bảng B: Áo, Cameroon, Chile, Italia; Bảng C: Argentina, Đan Mạch, Pháp, Nam Phi; Bảng D: Bulgaria, Tây Ban Nha, Nigeria, Paraguay; Bảng E: Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan, Mexico; Bảng F: Đức, Iran, Nam Tư, Mỹ; Bảng G: Colombia, Anh, Rumania, Tunisia; Bảng H: Argentina, Croatia, Jamaica, Nhật Bản Bán kết Brazil - Hà Lan 1-1 (4-2 pen.) Pháp - Croatia 2-1 Chung kết Pháp - Brazil 3-0 Đội hình hai đội Pháp: Barthéz - Desailly, Lizarazu, Thuram, Leboeuf - Deschamps, Djorkaeff (74 Vieira), Zidane, Karembeu (56 Boghossian) - Petit, Guivarc'h (66 Dugarry) Brazil: Taffarel - Cafú, Baiano, Aldair, Roberto Carlos - C.Sampaio (57 Edmundo), Leonardo (46 Denilson), Dunga, Rivaldo - Ronaldo, Bebeto Ghi bàn: 1:0 Zidane 27 h, 2:0 Zidane 45+ h, 3:0 Petit 90+   USA 1994 10:06' 31/07/2008 (GMT+7) Một World Cup gần như hoàn hảo, chỉ có duy nhất khiếm khuyết nhỏ với trận chung kết Brazil thắng Italia bằng thi đá luân lưu sau thời gian thi đấu chính thức không bàn thắng nào được ghi. World Cup được đánh dấu bởi những bàn thắng, sự phấn khích cũng như những nỗi buồn và bất ngờ. Bungary, đội tuyển chưa thắng một trận trong 16 trận từng đấu tại World Cup, đã bất ngờ đánh bại Đức ở vòng bán kết. Bao nhiêu là tiếc nuối khi Diego Maradona, người hùng của Argentina năm 1986, có kết luận dương tính với chất kích thích và bị loại khỏi ra khỏi cuộc chơi, thảm kịch với vụ hậu vệ đội tuyển Colombia Andres Escobar bị bắn chết ngay tại quê hương sau bàn đá phản vào lưới đội nhà ở World Cup. Đội chủ nhà đã bị Brazil loại ở vòng 2, đội bóng của HLV Carlos Alberto Pareira là đội hay nhất của giải đấu và xứng đáng với danh hiệu vô địch, mặc dù chiến thắng của họ trong trận chung kết chưa thực sự thuyết phục được người hâm mộ. Mặc dù được tổ chức ở một đất nước mà bóng rổ, bóng chày là những môn thể thao phổ biến hơn, nhưng vòng chung kết bóng đá thế giới lần thứ 15 vẫn thu hút được một lượng khán giả khổng lồ. Brazil đã đoạt cúp vàng lần thứ 4. Nước chủ nhà Mỹ đã được trao danh hiệu danh dự dành cho nước chủ nhà vòng chung kết lần thứ 15. Marốc, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ cạnh tranh quyền đăng cai, đã thất bại trong cuộc đua này. Châu Phi đến thời điểm đó vẫn chưa một lần giành quyền đăng cai World Cup từ khi giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên năm 1930, nhưng chỉ với 2 sân vận động họ đã không đủ cơ sở vật chất để tổ chức một sự kiện thể thao mang tầm cỡ thế giới. Với việc lựa chọn Mỹ, ông João Havelange chủ tịch FIFA, đã rộng mở cánh cửa cho một thành viên mới của bóng đá thế giới. 94 đội tuyển trong số 147 quốc gia trong danh sách mới của FIFA đã tham gia vòng loại World Cup. Đội tuyển Nam Phi đã trở lại sau một thời gian dài vắng mặt. Nhiều đội bóng lớn cũng vắng mặt ở vòng chung kết như Anh, Đan Mạch - vô địch châu Âu năm 1992, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Pháp, một lần nữa họ lại bị loại bởi bàn thắng của Bungary trong những giây cuối cùng của trận đấu vòng loại. Nam Tư với cuộc nội chiến tại Bosnia cũng bị loại khỏi vòng chung kết. 24 quốc gia đã góp mặt vòng chung kết World Cup lần thứ 15. Sau hơn một tháng thi đấu quyết liệt, World Cup lần thứ 15 đã lập một kỷ lục về số cổ động viên đến sân (3,587,538 người). Ở vòng đầu, khi một trận thắng được tính 3 điểm, đã tạo ra một số bất ngờ, với Mỹ và Saudi Arabia khi mà tiền đạo Saed Owairan của đội này đã ghi bàn thắng được coi là đẹp nhất của giải đấu đưa đội này âm thầm đi vào vòng 16 đội. Đội tuyển Liên Xô đã không làm được điều đó mặc dù tiền đạo Oleg Salenko đã lập kỷ lục ghi năm bàn thắng trong trận gặp Cameroon. Roger Milla và những con sư tử bất khuất cũng bị loại mặc dù Milla đã chứng tỏ được biệt danh của mình bằng việc lập kỷ lục là người ghi bàn lớn tuổi nhất tại các vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới khi anh đã 42 tuổi, 1 tháng 8 ngày. Tại vòng bán kết một mình Brazil đã phải đối đầu với 7 đội bóng châu Âu, một trong số đó là Italia, một đội đã kiên cường vượt qua vòng 16 đội khi chiến thắng Nigeria 1-0 sau hơn 90 phút và chỉ còn 10 người trên sân. Vị cứu tinh của họ thiên tài huyền thoại Roberto Baggio, đã giúp đội tuyển đánh bại Tây Ban Nha(2-1) ở vòng tứ kết và đánh bại Bulgaria (2-1) ở vòng bán kết sau khi đội này gây bất ngờ bằng trận thắng trước đội tuyển Đức. Vòng bán kết với cuộc chạm trán giữa Brazil và Hà Lan được coi là trận đấu hay nhất của giải, Dunga và đội tuyển của anh cuối cùng đã chiến thắng 3-2 sau khi đã dẫn trước 2-0. Đó là trận đấu mà Bebeto, Mazinho và Romario đã làm động tác ăn mừng như đưa nôi cho con trai mới sinh được vài ngày của Bebeto. Hình ảnh tuyệt vời này đã được truyền đi khắp thế giới. Trận chung kết là cuộc gặp gỡ giữa Brazil và Italia, hai quốc gia đã cùng từng 3 lần đoạt cúp vàng thế giới. Nhưng trận đấu được mong đợi là sẽ rất lý tưởng và hấp dẫn này đã diễn ra một cách tẻ nhạt và đầy thất vọng. Lần đầu tiên trong lịch sử các trận chung kết của World Cup 2 đội đã phải thi đấu penalty để phân thắng bại. Cứu tinh của đội tuyển Italia Roberto Bagio đã sút hỏng lượt đá của mình và đội tuyển Brazil đã một lần nữa vô địch sau 24 năm chờ đợi đồng thời cũng đi vào lịch sử với tư cách là đội bóng đầu tiên 4 lần vô địch World Cup. Hành trình Vòng Trận Tỷ số Vòng bảng Gồm 16 đội tuyển: Bảng A: Colombia, Rumania, Thuỵ Sỹ, Mỹ; Bảng B: Brazil, Cameroon, Nga, Thuỵ Điển; Bảng C: Đức, Bolivia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Bảng D: Argentina, Bulgaria, Hy Lạp, Nigeria; Bảng E: Ireland, Italia, Na Uy, Mexico; Bảng F: Arabia Saudi, Bỉ, Hà Lan, Marốc Bán kết Italia - Bulgaria 2-1 Brazil - Thuỵ Điển 1-0 Chung kết Brazil - Italia 0-0 (3-2 pen) Đội hình hai đội Brazil: Taffarel - Jorginho (22 Cafú), Aldair, Marcio Santos, Branco - Mazinho, Mauro Silva, Dunga, Zinho (106 Viola) - Bebeto, Romário Italia: Pagliuca - Mussi (34 Apolloni), F.Baresi, Maldini, Benarrivo - Berti, D.Baggio (95 Evani), Albertini, Donadoni - R.Baggio, Massaro Sút luân lưu penalty: (0:0) F.Baresi (hỏng), (0:0) Marcio Santos (Pagliuca bắt được), 0:1 Albertini, 1:1 Romário, 1:2 Evani, 2:2 Branco, (2:2) Massaro (Taffarel bắt được), 3:2 Dunga, (3:2) R.Baggio (hỏng) Italia 1990 10:05' 31/07/2008 (GMT+7) Một vòng chung kết nhàm chán với lối chơi quá thiên về phòng ngự và nhiều trận đấu phải giải quyết bằng các loạt đá penalty. Trận chung kết giữa Đức và Argentina là 1 trong những trận chung kết gây nhiều thất vọng nhất. Đội chủ nhà Ý đã phải chia tay World Cup tại vòng bán kết khi để thua Argentina sau loạt đá penalty và tại trận bán kết còn lại, đội tuyển Đức cũng vượt qua Anh từ chấm 11m đầy may rủi. Sau vòng chung kết Mexico 1986, World Cup lần thứ 14 đã quay trở lại châu Âu. Đối với Ý, cường quốc bóng đá đã không tốn tiền để tạo sự trang hoàng cho vòng chung kết, 10 trong số 12 SVĐ diễn ra các trận đấu, là những SVĐ cũ được cải tạo lại và 2 cái còn lại được xây dựng một cách cẩu thả. Mặc dù tại vòng đấu loại lần này có ít qu
Tài liệu liên quan