Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào một trong năm hoạt động
chính của Liên minh S nhằm hướng tới việc triển khai Kế hoạch S
vào thực tế, đó là việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để xuất bản
các kết quả nghiên cứu vừa tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu của
Kế hoạch S và vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ. Bài viết
cũng đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.
20 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai Kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
KẾ HOẠCH S SẼ CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2021 VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Lê Trung Nghĩa1*
Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào một trong năm hoạt động
chính của Liên minh S nhằm hướng tới việc triển khai Kế hoạch S
vào thực tế, đó là việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để xuất bản
các kết quả nghiên cứu vừa tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu của
Kế hoạch S và vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ. Bài viết
cũng đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.
Từ khóa: Truy cập Mở; Đầy đủ và tức thì; Kim cương (mô hình);
Xuất bản phẩm; Dữ liệu; Phần mềm; Nghiên cứu; Giữ lại bản
quyền; Khung giám sát; Chuyển đổi quá độ; Công cụ kiểm tra tạp
chí; Giấy phép Creative Commons (CC).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tháng 9/2018, một nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia và
châu Âu cùng một vài quỹ từ thiện chuyên cấp vốn cho nghiên cứu,
gọi là Liên minh S (cOAlition S) đã đưa ra sáng kiến có tên gọi là Kế
hoạch S (Plan S) nhằm tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học, với yêu cầu như sau:
“Từ năm 2021, các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ nghiên cứu được
các chương trình trợ cấp nhà nước cấp vốn phải được xuất bản trên các tạp chí
hoặc các nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”[1].
* Tiến sĩ, Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao
đẳng Việt Nam (AVU&C).
351
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
Ở thời điểm viết bài này, chỉ còn 3-4 tháng nữa là tới thời điểm Kế
hoạch S có hiệu lực. Câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian gần đây
và cho tới bây giờ, Liên minh S cùng các đối tác của nó đã và đang làm
gì để chuẩn bị triển khai Kế hoạch S vào thực tế cuộc sống? đặc biệt là
việc hỗ trợ các nhà nghiên cứu để họ yên tâm nghiên cứu và xuất bản
các kết quả nghiên cứu khoa học sao cho vừa tuân thủ với các nguyên
tắc của Kế hoạch S, vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ trên bất
kỳ tạp chí nào họ lựa chọn.
2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA LIÊN MINH S ĐỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH S VÀO THỰC TẾ
Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu đối với các nhà nghiên cứu để
có được sự truy cập không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ
thuật tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu một lần nữa đã được
khẳng định. Nhiều nhà nghiên cứu đang tự hỏi liệu mô hình xuất bản
truyền thống với việc dấu đi các tài liệu nghiên cứu đằng sau các bức
tường thanh toán, có đang là vũ khí giết người hay không[2]? Liệu các
thông tin quan trọng là kết quả của các nghiên cứu về y tế có nên bị
việc xuất bản học thuật bắt làm con tin hay không? Và họ khẳng định
“là không còn chấp nhận được rằng 75%[3] (ở thời điểm hết năm 2017)
tư liệu nghiên cứu vẫn còn nằm đằng sau bức tường thanh toán” và
dù đã được xuất bản, chúng chỉ sẵn sàng cho những thuê bao trả tiền?
Liên minh S với Kế hoạch S xuất hiện chính là để lấp đi khoảng
trống “không còn chấp nhận được” nữa này. Để Kế hoạch S đi vào
được thực tế cuộc sống từ 01/01/2021, Liên minh S đã đề ra 5 hoạt động
chính như sau:
1. Phát triển số lượng thành viên của cOAlition S.
2. Hỗ trợ các nhà nghiên cứu.
3. Hỗ trợ các xã hội học tập.
4. Làm việc với các nhà xuất bản.
5. Phát triển minh bạch giá thành.
Bài viết này tập trung vào nội dung “Hỗ trợ các nhà nghiên cứu”
của Liên minh S đã và đang được triển khai cho tới nay.
352
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CỦA LIÊN MINH S
Các hoạt động hỗ trợ các nhà nghiên cứu của Liên minh S là
rất thiết thực, nó nhằm giải quyết các lo ngại thường thấy ở các nhà
nghiên cứu, như việc có quyền tự do lựa chọn đăng bài báo lên các
tạp chí họ chọn cũng như đảm bảo họ có được các quyền để tự do
xuất bản tiếp bài báo ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi bài báo đó được
đăng trên một tạp chí bất kỳ nào đó. Dưới đây là các hoạt động hỗ
trợ như vậy.
3.1. Chiến lược giữ lại các quyền
Các nhà xuất bản thường yêu cầu các tác giả ký các thỏa thuận
xuất bản hạn chế những gì các tác giả có thể làm với các phát hiện
nghiên cứu của họ, bao gồm cả việc làm cho các bài báo thành Truy cập
Mở phù hợp với những yêu cầu của các nhà cấp vốn của họ.
Từ phía của nhà nghiên cứu, một khi bạn nhận tiền từ một tổ
chức thành viên của Liên minh S để nghiên cứu, ngoài việc bạn có bổn
phận phải tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở đầy đủ và tức thì của
Kế hoạch S, bạn vẫn có đủ các quyền tự do để xuất bản kết quả nghiên
cứu của bạn trên một tạp chí bất kỳ nào bạn chọn dựa trên các thước
đo có trách nhiệm như DORA [4], theo đó, khuyến cáo chung đầu tiên
là: “Không sử dụng các thước đo dựa vào tạp chí, như yếu tố tác động
của Tạp chí - JIF (Journal Impact Factor), như là một biện pháp thay thế
chất lượng các bài báo nghiên cứu riêng rẽ, để đánh giá những đóng
góp của cá nhân nhà nghiên cứu khoa học, hoặc trong các quyết định
thuê làm, thăng tiến, hay cấp vốn”.
Để giải quyết vấn đề này, Liên minh S đã phát triển “Chiến lược
giữ lại các quyền” bằng cách đưa ra yêu cầu công khai cho tất cả các
nhà nghiên cứu cũng như các nhà xuất bản rằng giấy phép Creative
Commons Attribution (CC BY) được áp dụng cho tất cả các bản thảo
được chấp nhận của tác giả – AAM (Author Accepted Manuscript) hoặc
các phiên bản hồ sơ - VoR (Versions of Record) báo cáo của nghiên cứu
gốc, được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần từ việc cấp vốn của bất kỳ
thành viên nào trong Liên minh S [5].
353
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
Được nhắc lại ở đây, giấy phép Creative Commons Attribution
(CC BY [6]) là giấy phép dễ dãi nhất trong họ các giấy phép Creative
Commons, nó trao cho bất kỳ ai - những người sử dụng - các quyền
để sử dụng, sử dụng lại, pha trộn, sửa đổi, tùy biến, kể cả sử dụng cho
các mục đích thương mại, tác phẩm của (các) tác giả, miễn là những
người sử dụng thừa nhận ghi công tác phẩm đó cho (các) tác giả của
tác phẩm.
Trên thực tế, giấy phép CC BY giúp cho các nhà nghiên cứu giữ lại
đủ các quyền sở hữu trí tuệ trong tác phẩm của họ để bản thảo được
chấp nhận của tác giả (AAM) trở thành Truy cập Mở ở thời điểm xuất
bản, cũng như giúp cho các nhà nghiên cứu có đầy đủ các quyền để
xuất bản các phiên bản tiếp sau của tác phẩm đó ở bất cứ đâu họ muốn
nhưng vẫn tuân thủ được các nguyên tắc xuất bản truy cập mở đầy đủ
và tức thì của Kế hoạch S.
3.2. Công cụ trên trực tuyến để kiểm tra các tạp chí xuất bản phù hợp với Kế hoạch S
Công cụ Kiểm tra Tạp chí sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu nhận
được vốn cấp từ các tổ chức của Liên minh S dễ dàng xác định các tạp
chí hoặc các nền tảng xúc tác phù hợp với các yêu cầu của Kế hoạch S.
Dựa vào nhà cấp vốn của các nhà nghiên cứu và cơ sở của họ, công cụ
đó sẽ thông báo cho họ các con đường sẵn sàng tuân thủ với Kế hoạch
S mà tạp chí họ lựa chọn đáp ứng. Công cụ đó được lên kế hoạch sẽ sẵn
sàng để sử dụng vào cuối năm 2020, đúng thời điểm để bắt đầu triển
khai Kế hoạch S vào ngày 01/01/2021 [7].
Đặc tả kỹ thuật của công cụ này được nêu rõ ràng, đặc biệt chú ý
tới phần nêu về “Dữ liệu, Phần mềm và Mã [8]” để giúp cho các nhà
nghiên cứu tuân thủ với các kết quả đầu ra nghiên cứu của mình khi
nhận trợ cấp nghiên cứu từ các tổ chức thành viên của Liên minh S.
354
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Bảng 1. Các yêu cầu đối với dữ liệu, phần mềm và mã trong công cụ trên
trực tuyến để kiểm tra các tạp chí xuất bản tuân thủ với Kế hoạch S
Tóm tắt yêu cầu Mô tả Yêu cầu
Công cụ nên sử dụng dữ liệu sẵn
sàng công khai
Xem phần các nguồn dữ liệu tiềm năng bên dưới.
Câu trả lời của bạn nên bao gồm chỉ định các nguồn
dữ liệu bạn đề xuất sử dụng, cộng tác hoặc phát
triển. Ở những nơi các nhà cung cấp đang phát
triển các nguồn dữ liệu của riêng họ, các kế hoạch
duy trì chúng nên đưa vào.
Các chi phí của các bên thứ 3 có liên quan với phát triển
nguồn dữ liệu có thể được đưa vào trong đề xuất. Các
thư hỗ trợ từ bên thứ 3 đó phải được cung cấp.
Bắt buộc
Công cụ phải cung cấp giao diện
lập trình ứng dụng - API (Appli-
cation Programming Interface)
tự do không mất tiền và mở.
Nó phải có API truy cập được tự do không mất tiền
và mở để xúc tác cho các nguồn dữ liệu nằm bên
dưới truy vấn được theo chương trình.
Bắt buộc
Các nguồn dữ liệu được phát
triển theo dự án này (như, tạo ra
đăng ký cho các trợ giảng) phải
được cấp phép mở.
Các nguồn dữ liệu được tạo ra theo dự án này phải
được phát hành theo giấy phép CC0.
Bắt buộc
Mã được phát triển theo dự án
này phải được cấp phép mở
Phần mềm được tạo ra theo dự án này phải được
cấp phép mở, sử dụng giấy phép MIT.
Bắt buộc
Công cụ này cho thấy tính mở tuyệt đối các dự án của Liên minh S,
như được nêu dưới đây:
• Không phải chỉ các bài báo được xuất bản theo giấy phép CC BY
như được nêu ở phần trên, mà phần mềm để kiểm tra các tạp chí xuất
bản tuân thủ Kế hoạch S cũng phải là phần mềm tự do nguồn mở, được
cấp phép mở, cụ thể là giấy phép MIT [9] - đây là giấy phép thuộc họ
giấy phép dễ dãi (Permissive) của thế giới phần mềm tự do nguồn mở,
nó trao quyền, tự do không mất tiền, cho bất kỳ ai có được bản sao của
phần mềm và các tệp tài liệu có liên quan (tới “Phần mềm”), để làm việc
với Phần mềm đó mà không có hạn chế, bao gồm không có hạn chế các
quyền để sử dụng, sao chép, sửa đổi, pha trộn, xuất bản, phân phối,
cấp phép phụ, và/ hoặc bán các bản sao của Phần mềm đó, và cho phép
những ai được cung cấp Phần mềm đó làm như thế, miễn là (các) tác giả
của phần mềm (người nắm giữ bản quyền) được thừa nhận ghi công.
355
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
• Các dữ liệu được tạo ra theo dự án này là mở hết cỡ luôn, khi
chúng được yêu cầu bắt buộc phải sử dụng giấy phép CC0. Đây là giấy
phép mà tác giả của dữ liệu khước từ tất cả các quyền để hiến tặng dữ
liệu vào phạm vi công cộng. Vì vậy người sử dụng có khả năng thực hiện
bất kỳ hành động nào với các dữ liệu đó theo ý mình, thậm chí, không
nhất thiết phải thừa nhận ghi công cho (các) tác giả của các dữ liệu đó.
• Ngay cả với các giao diện lập trình ứng dụng (API) theo các dự
án của Kế hoạch S cũng có yêu cầu bắt buộc phải là tự do không mất
tiền và mở để có thể được tích hợp vào trong các ứng dụng/phần mềm
khai thác các dữ liệu nghiên cứu từ bất kỳ ai có quan tâm.
3.3. Nghiên cứu mô hình xuất bản phi thương mại hợp tác cho truy cập mở
Tháng 3/2020, Liên minh S đã đưa ra lời kêu gọi về một vụ thầu
nghiên cứu đầy đủ thông tin, bao gồm phân tích và tổng quan về mô
hình xuất bản cộng tác phi thương mại, còn được gọi là mô hình kim
cương (Diamond Model), nơi các tạp chí không lấy tiền từ các độc giả
- thường thông qua thuê bao, và cũng không lấy tiền từ các tác giả -
thường thông qua các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article Processing
Charges). Mục đích là để xác định các cách thức hỗ trợ cho các sáng
kiến xuất bản được triển khai theo các mô hình kinh doanh Kim cương
[10]. Ngoài ra, Liên minh S cũng đang khởi xướng nỗ lực nguồn đám
đông để liệt kê các tạp chí kim cương còn chưa được đề cập tới trong
các cơ sở dữ liệu chính như thư mục các tạp chí Truy cập Mở – DOAJ
(Directory of Open Access Journals) [11].
Một khi các công việc nêu ở đây được tiến hành và/ hoặc hoàn
thành sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng hơn nhiều để xác định
chính xác họ có thể xuất bản các kết quả đầu ra nghiên cứu của họ trên
các tạp chí nào để tuân thủ các yêu cầu xuất bản của Kế hoạch S, dù
họ vẫn có thể có khả năng xuất bản trên các tạp chí thuê bao, miễn là
họ có bản sao của bài báo nghiên cứu của họ (hoặc bản thảo được chấp
nhận, hoặc phiên bản được xuất bản) tự do không mất tiền không có
cấm vận với một giấy phép mở (CC BY) như được nêu ở phần “Chiến
lược giữ lại các quyền” ở bên trên [12].
356
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3.4. Khung giám sát tác động triển khai Kế hoạch S
Triển khai các nguyên tắc của Kế hoạch S được kỳ vọng có tác
động mạnh lên các thực hành xuất bản của các nhà nghiên cứu và cách
thức ở đó nghiên cứu được tiến hành và đánh giá.
Để khởi xướng đối thoại giữa các bên tham gia đóng góp về các tác
động của Kế hoạch S, Liên minh S đã phát triển Khung giám sát theo đó
các cơ quan cấp vốn nào là các bên ký kết Kế hoạch S có thể theo dõi
hoặc giám sát các tác động quan trọng nhất đó, cả tích cực và tiêu cực.
Liên minh S kỳ vọng dựa vào các dữ liệu thu thập được từ các đối thoại
trong Khung giám sát để có những điều chỉnh phù hợp triển khai vào
thực tế Kế hoạch S tốt hơn trong tương lai.
Bảng 2. Khung giám sát [13]
Chủ đề ưu tiên Tác động thích đáng lên
Việc làm & đánh giá
của nhà nghiên cứu,
và sự lựa chọn tạp chí
1. Sự tiến bộ sự nghiệp của nhà nghiên cứu.
2. Sự di động về địa lý của nhà nghiên cứu.
3. Các thực hành xuất bản của nhà nghiên cứu.
4. Sự cộng tác giữa các nhà nghiên cứu (như hàn lâm và phi hàn lâm; các
cộng tác quốc gia và quốc tế).
5. Các thay đổi tới hệ thống đánh giá học thuật.
6. Sự đa dạng của lực lượng nghiên cứu.
Chủ đề nóng
Chi phí & Tài nguyên 1. Giá thành liên quan tới xuất bản Truy cập Mở (OA), và sự minh bạch và
công bằng đối với giá thành đó.
2. Gánh nặng hành chính lên các nhà nghiên cứu và các nhân viên hỗ trợ
nghiên cứu.
Phổ biến 1. Tính trực quan và tầm với của các xuất bản phẩm nghiên cứu.
2. Bản chất tự nhiên của các kho mở phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật bắt
buộc của Kế hoạch S.
Các nhà cấp vốn 1. Khả năng các nhà cấp vốn thực hiện cấp vốn đúng cho nghiên cứu (như
Chính phủ hoặc Ủy ban [châu Âu]).
2. Quan hệ đối tác giữa các nhà cấp vốn nghiên cứu.
Hoạt động nghiên cứu 1. Bản chất tự nhiên, quyền sở hữu và việc chia sẻ sở hữu trí tuệ phát sinh
từ nghiên cứu.
2. Nghiên cứu đa ngành và liên ngành.
357
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
Xuất bản học thuật 1. Các thay đổi về tính bền vững của các xã hội học tập/ học thuật.
2. Các chính sách và thực hành của nhà xuất bản.
3. Đa dạng các lựa chọn xuất bản sẵn có cho các nhà nghiên cứu.
4. Xuất bản học thuật hướng tới các mô hình Truy cập Mở (OA).
5. Tỷ lệ các xuất bản phẩm phù hợp với Kế hoạch S.
Dễ nhận thấy là khung giám sát này đề cập tới nhiều vấn đề và
nhiều tác nhân là các bên tham gia đóng góp trong triển khai Kế hoạch S,
nhưng chúng có liên quan mật thiết với nhau. Dù vậy, các nhà nghiên
cứu sẽ thấy rõ một số phần trong khung giám sát là để hỗ trợ cho họ.
4. KẾT LUẬN TÓM TẮT VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Truy cập mở tới các kết quả đầu ra nghiên cứu như các xuất bản
phẩm, dữ liệu và phần mềm nghiên cứu là công việc được Liên minh
châu Âu triển khai qua một quãng đường dài [14], từ Chương trình
Khung số 7 (FP7) các năm 2007-2013 cho tới Chương trình Horizon 2020
các năm 2014-2020 và sắp tới là Chương trình Horizon Europe cho các
năm 2021-2027 - trùng khớp với thời điểm có hiệu lực của Kế hoạch S -
từ ngày 01/01/2021.
Ở thời điểm hiện tại, truy cập mở trên thế giới nói chung, ở châu
Âu nói riêng, đã được nhóm hơn 20 tổ chức cấp vốn nghiên cứu quốc
gia, châu Âu và các tổ chức quốc tế, các quỹ từ thiện - được gọi là
Liên minh S (cOAlition S), cam kết làm cho Truy cập Mở đầy đủ và tức
thì tới các xuất bản phẩm nghiên cứu trở thành hiện thực [15] thông qua
việc triển khai Kế hoạch S, đã được Liên minh S đưa ra từ tháng 9/2018.
Liên minh S xác định 5 hoạt động chính để hiện thực hóa
Kế hoạch S, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu với
các công việc rất cụ thể như được nêu trong bài này, đặc biệt nhằm giải
quyết những lo ngại của các nhà nghiên cứu xung quanh quyền tự do
xuất bản của họ trên bất kỳ tạp chí nào họ chọn, đồng thời cũng giúp
cho các nhà nghiên cứu tuân thủ với các nguyên tắc xuất bản truy cập
mở đầy đủ và tức thì của Kế hoạch S. Bài viết này liệt kê các công việc
trợ giúp các nhà nghiên cứu của Liên minh S và lưu ý tới các khía cạnh
quan trọng của từng trong số các hoạt động trợ giúp đó. Từ các hoạt
358
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
động cụ thể đó, có thể đưa ra vài gợi ý cho Việt Nam, đặc biệt cho các
nhà nghiên cứu khoa học, như sau:
1. Giữ nguyên mức độ ưu tiên cao nhất cho các gợi ý đã được đưa
ra trong bài viết[16] cho Hội thảo "Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính
phủ – Doanh nghiệp – Thư viện" do Trung tâm Thông tin – Thư viện,
Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU – LIC) kết hợp với Liên Chi hội Thư
viện Đại học Khu vực phía Bắc (NALA); Liên Chi hội Thư viện Đại học
phía Nam (VILASAL) và Thư viện trường Đại học Nha Trang (NTU) tổ
chức ở Nha Trang 25-26/7/2019, đó là:
a) Có nghiên cứu để thay đổi hệ thống truyền thông học thuật của
Việt Nam sang ưu tiên cho Truy cập Mở, ngụ ý chính phủ cần có chính
sách về Truy cập Mở ở mức quốc gia, bao gồm việc thay đổi các cơ chế cấp
vốn nghiên cứu từ tất cả các tổ chức cấp vốn nghiên cứu của Nhà nước để
hỗ trợ cho Truy cập Mở tới các kết quả đầu ra nghiên cứu được Nhà nước
cấp vốn, như các xuất bản phẩm, dữ liệu và mã nguồn phần mềm.
b) Chuyển đổi số phải đi với cấp phép mở và mã nhận diện
thường trực duy nhất cho tài nguyên số.
c) Đưa nội dung truy cập mở, cả lý thuyết và thực hành, vào
chương trình giảng dạy ở các Khoa Thông tin Thư viện. Nội dung này
nên là bắt buộc, chứ không nên là khuyến cáo hay gợi ý.
2. Tất cả các công việc Liên minh S đã và đang triển khai được nêu
trong bài này để hỗ trợ và vì lợi ích của các nhà nghiên cứu là phù hợp
với xu thế phát triển của thế giới hướng tới Khoa học Mở, nhưng còn
rất mới mẻ với Việt Nam. Các hoạt động chuẩn bị đó, cũng như các
hoạt động trong quá trình triển khai Kế hoạch S trên thực tế kể từ ngày
01/01/2021 trở đi nhiều khả năng cũng sẽ là những công việc mà các nhà
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam sẽ gặp phải trong tương lai không xa.
Là những nhà nghiên cứu khoa học, chúng ta chắc chắn có thể học hỏi
và khai thác được nhiều điều từ tất cả những gì Liên minh S đã, đang và
sẽ làm để hiện thực hóa Kế hoạch S và hy vọng chúng ta có khả năng tùy
biến thích nghi những điều học được đó để góp một phần cải thiện môi
trường nghiên cứu khoa học và hệ thống truyền thông học thuật ở Việt
Nam cho phù hợp với xu thế phát triển khoa học thế giới.
359
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. cOAlition S: Plan S. Making full and immediate Open Access a reality: https://
www.coalition-s.org/
2. cOAlition S: Open Access and Plan S: 5 key activities: https://www.coalition-s.
org/open-access-and-plan-s-5-key-activities/. Bản dịch của Lê Trung Nghĩa,
2020: Truy cập Mở và Kế hoạch S: 5 hoạt động chính: https://giaoducmo.avnuc.
vn/truy-cap-mo/truy-cap-mo-va-ke-hoach-s-5-hoat-dong-chinh-160.html
3. cOAlition S: Open Access lessons during Covid-19: No lockdown for research
results!: https://www.coalition-s.org/open-access-lessons-during-covid-19-
no-lockdown-for-research-results/. Bản dịch của Lê Trung Nghĩa, 2020:
Các bài học Truy cập Mở trong mùa dịch Covid-19: Không khóa trói đối với
các kết quả nghiên cứu!: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/cac-bai-
hoc-truy-cap-mo-trong-mua-dich-covid-19-khong-khoa-troi-doi-voi-
cac-ket-qua-nghien-cuu-240.html
4. The American Society for Cell Biology (ASCB): San Francisco Declaration
on Research Assessment:
pdf. Bản dịch của Lê Trung Nghĩa, 2019: Tuyên bố San Francisco về
Đánh giá Nghiên cứu: https://www.dropbox.com/s/t4nok8hxd0w4jnk/
SFDeclarationFINAL-Vi-15042019.pdf?dl=0
5. cOAlition S: cOAlition S develops “Rights Retention Strategy” to safeguard
researchers’ intellectual ownership rights and suppress unreasonable embargo
periods: https://www.coalition-s.org/coalition-s-develops-rights-retention
-strategy/. Bản dịch của Lê Trung Nghĩa, 2020: Liên minh S phát triển
“Chiến lược Giữ lại các Quyền” để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của các nh