Liệu pháp nhận thức hành vi

Aaron Beck (1960) phát triển liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy) Maxie C. Maultsby phát triển liệu pháp hành vi hợp lý (Rational Behaviour Therapy) Năm 1990, tên gọi “liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến nhận thức (cognitively – oriented psychotherapy) như liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý của Ellis, liệu pháp nhận thức của Beck, liệu pháp hành vi hợp lý của Maultsby

ppt35 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liệu pháp nhận thức hành vi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI (COGNITIVE BEHAVIOUR THERAPY)LỊCH SỬ CBT Alfred Adler là người đầu tiên đề cập đến liệu pháp tâm lý nhận thức. Ông cho rằng suy nghĩ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong nguồn gốc của cảm xúc. Giữa những năm 1950, Albert Ellis phát triển liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational Emotive Behaviour Therapy- REBT). Aaron Beck với việc trị liệu trầm cảm (1972,1976), LỊCH SỬ CBT Aaron Beck (1960) phát triển liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy)Maxie C. Maultsby phát triển liệu pháp hành vi hợp lý (Rational Behaviour Therapy)Năm 1990, tên gọi “liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến nhận thức (cognitively – oriented psychotherapy) như liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý của Ellis, liệu pháp nhận thức của Beck, liệu pháp hành vi hợp lý của Maultsby  Hiện nay phương pháp trị liệu nhận thức - hành vi đã trở thành mô hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu và tâm bệnh học, được áp dụng trong nhiều vấn đề, các nhóm thân chủ và các hoàn cảnh trị liệu khác nhau. Mô hình cơ bản đã được thích ứng ở nhiều nền văn hóa một cách dễ dàng.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CBTSuy nghĩ, cảm xúc và hành vi liên quan mật thiết với nhau.Suy nghĩ, nhận thức quyết định sự biểu hiện của cảm xúc và hành vi.Những rối loạn cảm xúc có thể xuất hiện do những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cựcThay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực giúp cải thiện những rối loạn cảm xúcSo sánh với thuyết phân tâm & thuyết hành viPhân tâm cổ điển: Hành vi được quyết định bởi các kinh nghiệm trong 6 năm đầu tiên hoặc bị chi phối bởi các động lực vô thức. Thuyết hành vi: Các cảm xúc & hành vi của cá nhân là sản phẩm của các “tác nhân củng cố” hoặc các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường.CBT: Hành vi con người có mục đích, tích cực và thích ứng với môi trường  Con người không chỉ đơn thuần phản ứng lại với các sự việc, mà rất chủ động phát triển các quan điểm cá nhân và những tương tác giữa bản thân với thế giới bên ngoài  có vô số cách diễn giải/cách nhìn cá nhân được rút ra từ bất cứ một sự việc nào đó. Mối quan hệ giữa các dòng pháiPhương pháp tâm lý trị liêu nhận thức hiện đại phản ảnh sự kết hợp nhiều trường phái tư tưởng và là sự phát triển các công trình trước đây của Adler (1927, 1968), Arieti (1980), Bowlby (1985), Frankl (1985), Freud (1892), Horney (1936), Sullivan (1953) và Tolman (1949). Sự phát triển của trị liệu nhận thức gồm các công trình đầu tiên của Bandura (1973, 1977, 1985), Beck (1970, 1972, 1976), Ellis (1962, 1973, 1979), Kelly (1955), Lazarus (1976, 1981), Mahoney (1974), Maultsby (1984), Meichenbaum (1977), Seligman (1974, 1975). Họ là những người đầu tiên hợp nhất các nghiên cứu về nhận thức với lý thuyết hành vi; nhấn mạnh vai trò của tiến trình học tập xã hội trong sự phát triển các cảm xúc; sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức (cognitive reconstructuring), phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề & sự lĩnh hội các kỹ năng hành vi trong việc giải quyết chúng. Albert Ellis (1962, 1979, 1985) Mô hình ABC Mô hình rất thông dụng hiện nay để miêu tả mối quan hệ giữa “sự kiện đi trước” (Antecedent events), “niềm tin” (Beliefs), “hành vi” (Behavior) và “hậu quả” (Consequenses) ở mỗi cá nhân.Những hành vi kém thích nghi hoặc các chứng nhiễu tâm có liên quan trực tiếp đến những niềm tin phi lý của một cá nhân đối với những biến cố trong cuộc sống của họ. Mô hình A-B-CA - (Sự kiện đang diễn ra)B - (Niềm tin)C - (Hậu quả hành vi và xúc cảm)D – (Can thiệp để chống lại)E -(Tác động)F - (Xúc cảm mới)NHỮNG KHÁI NIỆM CHÍNHQuan điểm cốt lõi của Ellis Bằng cách phát hiện và thay đổi các niềm tin phi lý hoặc không thực tế có thể dẫn đến sự thay đổi các phản ứng cảm xúc và hành vi trước các sự kiện. Bởi vì những niềm tin phi lý thường khá kiên định và có tính chất lâu đời, vì vậy cần thiết có những can thiệp được tập trung cao độ và diễn tả một cách mạnh mẽ mới có thể thay đổi được.Khái niệm NHẬN THỨC Nhận thức không chỉ giới hạn ở những “ý nghĩ tự động” – tức là những ý nghĩ và niềm tin trong dòng ý thức liên tục của một cá nhân, mà còn bao gồm các hình ảnh tri giác, ký ức, kỳ vọng, những chuẩn mực, hình tượng, những quy kết, kế hoạch, mục đích và các niềm tin ẩn ngầm. Bộ ba nhận thức (Cognitive Triad) Aaron Beck Beck (1963) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Bộ ba nhận thức” (cognitive triad) - một phương tiện mô tả các tư tưởng & các giấc mộng tiêu cực của những thân chủ trầm cảm nằm viện nội trú. Ông đã nhận thấy tư tưởng của người trầm cảm bao gồm các suy nghĩ rất tiêu cực về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai. Sơ đồ (schemata) Những cấu trúc nhận thức tiềm ẩn tương đối bền vững & hằng định, tổng hợp từ những phản ứng & trải nghiệm trong quá khứ, hướng dẫn tri giác và nhận định của cá nhân. Được lưu giữ trong ký ức nhờ khái quát hóa các trải nghiệm đặc thù & những khuôn mẫu cho các hoàn cảnh đặc thù, sơ đồ sẽ cung cấp tiêu điểm và ý nghĩa cho việc tiếp nhận các thông tin, điều khiển sự chú tâm của cá nhân vào các sự kiện, ảnh hưởng đến sự chú ý, giải mã, hồi tưởng, suy luận. Cá nhân có xu hướng đưa các trải nghiệm vào trong các sơ đồ có sẵn. Chúng ta có khuynh hướng tiếp nhận các trải nghiệm mới dựa trên những gì mà chúng ta đã tin tưởng, thay vì thay đổi các quan điểm có sẵn trước đây của chúng ta.NHỮNG KIỂU NHẬN THỨC LỆCH LẠC THƯỜNG GẶPQuy luật “tất cả hoặc không có gì”Luôn tự trách và buộc tội bản thânBi kịch hóa sự việc, suy nghĩ về những điềm gở.Khái quát hóa sự kiện hoặc kết luận không có bằng chứngBỏ qua những yếu tố tích cực của sự việcCHỈ ĐỊNH CỦA CBTTrầm cảm Rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, sợ khoảng rộng, sợ đặc hiệu, rối loạn stress sau sang chấn Rối loạn ăn uống Nghiện chất Nghi bệnh CHỈ ĐỊNH CỦA CBTRối loạn chức năng tình dục Rối loạn kiểm soát xung động Rối loạn nhân cách Những trường hợp TC phải thích ứng với các bệnh mạn tính hoặc các rối loạn tâm thần Rối loạn đau KỸ THUẬT THỰC HIỆN CBTCBT bao gồm 3 quá trìnhTrang bị kiến thức cho TC về CBTKỹ thuật về nhận thức (cognitive techniques)Kỹ thuật về hành vi (behavioural techniques)TRANG BỊ KIẾN THỨC CHO BỆNH NHÂNGiải thích cho TC về rối loạn của họGiải thích cho TC hiểu mối liên quan giữa ý nghĩ, cảm xúc và hành vi.Hướng dẫn cho TC những kiểu nhận thức lệch lạc thường gặp và xác định TC thường rơi vào kiểu nhận thức nàoCùng với TC xác định mục tiêu của quá trình điều trịNHỮNG KỸ THUẬT VỀ NHẬN THỨCGồm 4 quá trìnhNhận biết những ý nghĩ tự động (Automatic thoughts)Thử nghiệm các ý nghĩ tự động (testing Automatic thoughts)Nhận biết những giả định không thích hợp (Identifying Maladaptive Assumption)Thử nghiệm tính hợp lệ của những giả định không thích hợp (testing the validity of Maladaptive assumption) NHẬN BIẾT NHỮNG Ý NGHĨ TỰ ĐỘNGÝ nghĩ tự động là những ý nghĩ xuất hiện khi có các sự kiện bên ngoài tác động và trong trường hợp bệnh lý thường ý nghĩ này thể hiện sự lệch lạc trong nhận thứcSử dụng bộ câu hỏi ý nghĩ tự động, kỹ thuật đặt câu hỏi Socrate để cùng TC phát hiện.Hướng dẫn để TC tự phát hiện những ý nghĩ tự động của mìnhTHỬ NGHIỆM CÁC Ý NGHĨ TỰ ĐỘNGGiúp TC xem xét lại toàn bộ tình huốngGiúp TC đưa ra các cách giải thích hợp lýMục đích: Giúp TC loại bỏ những suy nghĩ lệch lạc hoặc ý nghĩ tự động quá mức.NHẬN BIẾT NHỮNG GIẢ ĐỊNH KHÔNG THÍCH HỢPTừ những ý nghĩ tự động TC rút ra những quy luật hoặc những phương châm cho cuộc sống của mìnhNhững giả định này thường được gọi là niềm tin cốt lõi (core belief)Nhà tham vấn cần phải xác định được niềm tin cốt lõi nàyTHỬ NGHIỆM TÍNH HỢP LỆ CỦA CÁC GIẢ ĐỊNHGiống như thử nghiệm tính hợp lệ của các ý nghĩ tự động Nhà trị liệu yêu cầu TC phải bảo vệ được tính hợp lệ trong các giả địnhNHỮNG KỸ THUẬT VỀ HÀNH VIĐi kèm với những kỹ thuật về nhận thứcGiúp thay đổi những nhận thức lệch lạc của TCHọc được những phương cách mới để giải quyết vấn đềNHỮNG KỸ THUẬT VỀ HÀNH VILập trình các hoạt động (scheduling activitives)Phân công nhiệm vụ theo từng cấpSự thành thạo và thú vui (mastery and pleasure) Tự trình bày các nhận thức của mìnhRèn luyện sự tự tinĐóng vai và vui chơi giải trí VÍ DỤ NHẬT KÝ ĐIỀU TRỊ CỦA THÂN CHỦ TRONG CBTPhát hiện các ý nghĩ tự độngNgày thángSự kiện hoạt hóaÝ nghĩCảm xúc và cảm nhận (cho điểm từ 0 -10)Hành vi3/7/08Ví dụ: thấy một người bạn giữa đường nhưng người này không chàoChắc tại mình làm bạn ấy giậnBạn ấy không thích mìnhLo lắng (5/10), buồn chán (7/10), tuyệt vọng (6/10)Không muốn nói chuyện với ai, không đi ra ngoài, nằm dài trên giườngVÍ DỤ NHẬT KÝ ĐIỀU TRỊ CỦA THÂN CHỦ TRONG CBTThay đổi những ý nghĩ tự động tiêu cựcNhững ý nghĩ thay thếCảm xúc (0-10)Hành viLấy ví dụ trên.Mình không làm gì cho bạn ấy giận cảChắc bạn ấy mãi nghĩ điều gì đó, đôi lúc mình cũng vậyChắc bạn ấy không nhìn thấy mình...Bình tĩnh hơn (8/10)Không buồn chán, tuyệt vọng nữaGọi điện thoại cho bạn Nghe nhạc, chơi thể thaoĐi chơi...VÍ DỤ NHẬT KÝ ĐIỀU TRỊ CỦA THÂN CHỦ TRONG CBTCác hoạt động trong ngàyNgày thángliệt kê các hoạt động Mức độ khó (1-4) Khả năng đạt được (0-10) sự thích thú sau khi thực hiện (0-10) 06/07/08 Quét nhà 154CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CBTXây dựng mối quan hệ điều trị với TCĐánh giá về nhận thức và bệnh sử của TCChuẩn bị cho quá trình thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi:+ Nêu rõ mục tiêu điều trị+ Giới thiệu những điểm cơ bản của liệu pháp+ Thảo luận những bước sẽ thực hiện trong liệu pháp+ Ký cam kết.Thực hiện chương trình điều trịĐánh giá quá trình điều trịChuẩn bị tâm lý cho TC trước khi kết thúc điều trịSỐ LƯỢNG VÀ THỜI GIAN CÁC BUỔI TRỊ LIỆULiệu trình gồm từ 12 – 16 buổi điều trị, tháng đầu tiên thực hiện mỗi tuần 3 buổi, những tháng tiếp theo mỗi tuần 1 buổi cho đến khi hết liệu trình. Thời gian mỗi buổi trị liệu: 60 phút NỘI DUNG CÁC BUỔI TRỊ LIỆUXem xét lại tình trạng các triệu chứng (sử dụng các thang đánh giá), phần này thường kéo dài 10 phútXem và thảo luận lại các bài tập ở nhà của các buổi trị liệu trước (15phút) Tập trung giải quyết từ 1- 2 vấn đề ở TC (25phút)Tóm tắt lại những công việc đã thực hiện trong buổi trị liệu, giao và hướng dẫn các bài tập và các nội dung mới cho TC (10phút) Chương trình cụ thể1. Thảo luận các sự việc trong tuần qua và cảm giác về vấn đề trị liệu trước đây. 2. Ôn lại thang điểm tự báo cáo (self-report scales) được thân chủ điền vào các chi tiết trước mỗi phiên trị liệu. 3. Ôn lại các tiết mục của chương trình còn lại của phiên trị liệu trước đây. 4. Ôn lại bài tập ở nhà của thân chủ. Thảo luận về những thành công hoặc những vấn đề của thân chủ khi thực hiện các bài tập ở nhà, cũng như kết quả của chúng. 5. Các vấn đề hiện tại cũng được đưa vào chương trình. Điều này có thể bao gồm sự phát triển các kỹ năng đặc thù (ví dụ, các kỹ năng xã hội, huấn luyện thư giãn, kỹ năng tự quyết) hoặc khám phá các tư duy sai lệch. 6. Ôn tập điều gì đã làm được trong phiên trị liệu hiện nay. Điều này khiến cho nhà trị liệu có cơ hội để giúp thân chủ làm sáng tỏ các mục tiêu và những kết quả được hoàn thành từ phiên trị liệu. Triển khai bài tập về nhà cho phiên trị liệu kế tiếp và chấm dứt phiên trị liệu. Sau cùng, có thể yêu cầu thân chủ về việc đáp ứng của họ đối với phiên trị liệu.