Khuynh hướng định lượng*
Ngành loại hình học định lượng được nảy sinh trên cơ sở một thực tế mà chúng
ta đã thấy: trong ngôn ngữ thường thường hay có hiện tượng song song tồn tại
của nhiều đặc điểm thuộc loạihình khác nhau.
Chẳng hạn, trong tiếng Nga làm một ngôn ngữ khuất chiết, tổng hợp, vẫn có
những yếu tố chắp dính (như -СЯ thêm vào sau động từ), những yếu tố phân
tích (như БУДУ ở dạng tương lai, vị hoàn thành thể); trong tiếng Đức – cũng
là m ột ngôn ngữ khuất chiết – vẫn có những yếu tố hỗn nhập: bổ ngữ và trạng
ngữ do thực từ đảm nhiệm có thể chen vào giữa dạng nhân xưng của động từ
và tiền tố của nó, hoặc chen vào giữa hai bộ phận của một dạng thức phức hợp
của động từ. Ví dụ: Die Sitzung findete sich gestern abend in Winterpalast
statt: "Cuộc họp tiến hành tối hôm qua ở tại Cung điện mùa đông"
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loại hình học hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loại hình học hiện đại
Khuynh hướng định lượng*
Ngành loại hình học định lượng được nảy sinh trên cơ sở một thực tế mà chúng
ta đã thấy: trong ngôn ngữ thường thường hay có hiện tượng song song tồn tại
của nhiều đặc điểm thuộc loạihình khác nhau.
Chẳng hạn, trong tiếng Nga làm một ngôn ngữ khuất chiết, tổng hợp, vẫn có
những yếu tố chắp dính (như -СЯ thêm vào sau động từ), những yếu tố phân
tích (như БУДУ ở dạng tương lai, vị hoàn thành thể); trong tiếng Đức – cũng
là một ngôn ngữ khuất chiết – vẫn có những yếu tố hỗn nhập: bổ ngữ và trạng
ngữ do thực từ đảm nhiệm có thể chen vào giữa dạng nhân xưng của động từ
và tiền tố của nó, hoặc chen vào giữa hai bộ phận của một dạng thức phức hợp
của động từ. Ví dụ: Die Sitzung findete sich gestern abend in Winterpalast
statt: "Cuộc họp tiến hành tối hôm qua ở tại Cung điện mùa đông". Động từ
"tiến hành" vốn có nguyên dạng là stattfinden sich, ở đây tiền tố STATT được
đưa xuống cuối câu, giữa dạng findete sich và statt chen các từ khác vào. Trái
lại, trong một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Hán lại có thể có cả những yếu tố
chắp dính (như phụ tố môn (門) dùng để chỉ số nhiều cho danh từ) hoặc những
yếu tố hỗn nhập (như hiện tượng chen mệnh đề phụ chỉ điều kiện vào giữa hai
bộ phận của một liên từ, liên từ này vốn là phương thức dùng để dạng thức hoá
mệnh đề đó).
Nhưng trước tình hình thực tế trên đây ta không thể đi đến kết luận rằng mỗi
ngôn ngữ là một mớ pha tạp. Nghiên cứu kĩ chúng ta sẽ thấy rằng trong hệ
thống của ngôn ngữ, mỗi hiện tượng đều có một chỗ đứng, một vai trò nhất
định. Đối với ngành loại hình học hiện đại, điều cần thiết chính là phải cố gắng
chỉ ra đâu là hiện tượng chính, hiện tượng có vai trò quyết định đối với hệ
thống. Vậy phải tìm hiểu chỗ đứng, vai trò của từng hiện tượng một; phải xét
xem mỗi hiện tượng đó có mức độ phổ biến và có khả năng sản sinh như thế
nào, để so sánh, tìm ra mối tương quan, tìm ra cái tỉ lệ giữa chúng. Gần đây,
một phương pháp được đề ra để giải đáp yêu cầu đó: phương pháp định lượng
của J. Greenberg. Cách làm ở phương thức này như sau: chọn một văn bản có
độ dài là 100 từ (lấy con số 100 là để dễ tính toán, chứ độ dài càng lớn thì kết
luận càng chính xác) rồi đếm xem thử trong văn bản đó mỗi loại đơn vị, mỗi
loại hiện tượng ngữ pháp đã xuất hiện mấy lần. sau đó là bước tính các chỉ số.
J. Greenberg đã đề xuất những cách tính số như sau:
1. Chỉ số tổng hợp M/W = tỉ lệ số lượng hình vị (Morphemes) và số lượng từ
(Words).
Greenberg phân tích văn bản thành những đoạn căn cứ vào khả năng có thể có
những chỗ nghỉ nơi ở giữa các đoạn đó. Mỗi đoạn như vậy có thể gồm một hay
một vài từ; và trong mỗi từ thì cũng có thể có một hay vài hình vị.
Hình tố được xác định theo phương pháp ô vuông màchúng ta đã quen thuộc.
Khi thay thế, cần chú ý đến điều kiện phảigiữ nguyên cấu trúc ngữ pháp của
toàn tổng thể, và điều kiện khônglàm mất ý nghĩa của bộ phận được thay thế.
Nếu đơn vị đã dược dùng độc lập thì có thể tách ra mà không cần dùng đến
phương pháp ô vuông.Việc chia thành hình tố phải tiến hành đến cùng, vì vậy
nên sau khichia xong mà còn thừa lại một bộ phận thì bộ phận đó cũng được
xem là hình tố, có điều là hình tố không có sức sản sinh, nên không thểáp dụng
phương pháp ô vuông đối với nó một cách triệt để.
Đối với từ thì Greenberg quan niệm như sau: đây làđoạn tạo thành một khối,
trong lòng đoạn này không thể chen gì vàođược (một cách tự do), nếu có hình
tố chen vào được, thì số lượnghình tố này phải hữu hạn, có thể lập thành danh
sách được.
2. Chỉ số chắp dính A/J = tỉ lệ giữasố lượng các cấu trúc chắp dính
(Agglutinative structures) và số lượngcác "hình biên".
Hình biên tức là đường biên giới giữa các hình tốtrong một từ. Số lượng hình
biên trong một văn bản bao giờ cũng bằngsố lượng hình tố trừ số lượng từ.
Trước khi đi đến định nghĩa thế nào là chắp dínhphải giải quyết thế nào là hình
vị. Greenberg định nghĩa hình vị làmột tập hợp hình tố cùng có chung một ý
nghĩa nhưng không bao giờ cũng xuất hiện trong một bối cảnh như nhau. Ví dụ
về hình vị mang ý nghĩa là "đi" ở trong tiếng Nga bao gồm các hình tố: ХОД-
,ХОЖ-, ШЕ-.
Ở tiếng Hán thì mỗi hình vị chỉ gồm một hình tố. Đây là loại hình vị không có
hiện tượng biến hình.
Hình vị được tập hợp lại thành loại. Mỗi loại hình vị là một tập hợp bao gồm
những hình vị thường chỉ dùng ở trong khuôn khổ của những kiểu cấu trúc như
nhau. Cách tập hợp thành loại này cũng theo nguyên tắc về cơ bản gần giống
như cách tập hợp từ thành từ loại trong ngữ pháp truyền thống.
Với cách đi như trên, đến đây đã có thể định nghĩa hiện tượng chắp dính như
sau: chắp dính tức là lối kết hợp những hình vị không biến hình với nhau, tức
cũng là lối kết hợp trong đó việc lựa chọn hình vị đã tiến hành một cách tự
động, theo một quy tắc nhất định, chung cho mọi trường hợp.
3. Chỉ số phức hợp từ R/W = tỉ lệ giữa số lượng căn tố (Roots) và số lượng từ
(Words).
Chỉ số phái sinh D/W = tỉ lệ giữa số lượng hình vị cấu tạo từ và các số lượng từ
(Words).
Chỉ số biến hình từ J/W = tỉ lệ giữa số lượng hình biên và số lượng từ (Words).
Theo Greenberg, trong mỗi từ ít nhất cũng phải có một căn tố. Do đó, nếu
trong từ chỉ một hình vị thì hình vị đó phải là căn tố. Tất cả các hư từ trong
ngôn ngữ không biến hình cũng đều là căn tố.
Còn nếu như trong một từ mà có nhiều hình vị thì việc nhận diện căn tố sẽ dựa
trên tiêu chuẩn như sau: căn tố tức là những hình vị thành viên của những loại
lớn, không thể kê thành danh sách được.
Nhận diện căn tố xong thì có thể nhận diện hình vị phái sinh được. Greenberg
định nghĩa hình vị phái sinh là loại hình vị nằm trong một tổ hợp "căn tố + hình
vị hư", nếu cả tổ hợp này có thể thay thế bằng một căn tố.
Từ những khái niệm trên đây, Greenberg rút ra khái niệm hình vị biến hình từ.
Hình vị biến hình từ là những hình vị vừa không phải là căn tố, vừa không phải
là hình vị phái sinh.
4. Chỉ số về phương thức tiền tố P/W = tỉ lệ giữa số lượng tiền tố (Prefixs) và
số lượng từ (Words)
Chỉ số về phương thức hậu tố S/W = tỉ lệ giữa số lượng hậu tố (Suffixs) và số
lượng từ (Words).
Tiền tố và hậu tố đều có thể hoặc thuộc loại hình vị phái sinh hoặc thuộc loại
biến hình.
Theo Greenberg còn có thể nói đến chỉ số của một kiểu loại hình vị đặc biệt
khác nữa, nhưng trong đại đa số ngôn ngữ trên thế giới, những chỉ số này quá
nhỏ, không đáng kể.
5. Chỉ số phương thức tiếp cận (O/N – order nexus), phương thức chế ước
(Pi/N – pure inflectionnexus), phương thức hợp dạng (Co/N – concord nexus):
tỉ lệ giữa số lượng quan hệ tiếp cận, quan hệ chế ước, quan hệ hợp dạng với
tổng số lượng quan hệ giữa các từ trong mệnh đề.
Greenberg hoàn toàn không quan tâm đến loại quan hệ thường được gọi là
quan hệ đẳng lập (liên hợp).
Đối với hư từ, Greenberg cũng coi như thực từ, nghĩa là ông cũng cho chúng
có quan hệ cú pháp với các từ khác. Tổ hợp động từ + giới từ + danh từ (kiểu
như уехал в Москву trong tiếng Nga) Greenberg phân tích như sau: giữa động
từ và giới từ ông cho là có quan hệ cú pháp diễn đạt bằng phương thức tiếp
cận, còn giữa giới từ với danh từ ông cho là có quan hệ diễn đạt bằng phương
thức chế ước.
Greenberg đã thử ứng dụng phương pháp của mình vào 8 ngôn ngữ, và đi đến
kết quả như sau:
Phạn Anh cổ Ba tư Anh Jacut Xuahili Việt Eskimo
M/W
A/J
2,59
0,09
2,12
0,11
1,52
0,34
1,68
0,30
2,17
0,51
2,55
0,67
1,08
. . .
3,72
0,03
R/W
D/W
J/W
O/N
Pi/N
Co/N
1,13
0,62
0,84
0,16
0,46
0,38
1,00
0,20
0,90
0,15
0,47
0,38
1,03
0,10
0,39
0,52
0,29
0,19
1,00
0,15
0,53
0,75
0,14
0,11
1,02
0,35
0,82
0,29
0,59
0,12
1,00
0,07
0,30
0,40
0,19
0,41
1,07
0,00
0,00
1,00
0,00
0,00
1,00
1,25
1,75
0,02
0,46
0,38
Ngôn ngữ phân tích tính = M/W từ 1,00 đến 1,99 (Việt, Anh, Ba Tư)
Ngôn ngữ tổng hợp = M/W từ 2,00 đến 2,99 (Phạn, Anh cổ, Jacut,
Xuahili)
Ngôn ngữ đa tổng hợp = M/W từ 3,00 trở lên (Eskimo)
Có thể cho rằng ngôn ngữ chắp dính là ngôn ngữ có chỉ số chắp dính vượt trên
0,50.
Có thể cho rằng phương pháp Greenberg cũng đã được đem áp dụng thử vào
nhiều ngôn ngữ khác nữa. Nhưng qua quá trình thử, giới ngôn ngữ học thấy
rằng cần phải điều chỉnh lại một số khái niệm và cần phải bổ sung thêm một
vài chỉ số. Chẳng hạn С.Е. Яхонтов thấy rằng tiêu chuẩn tách từ của
Greenberg không nhất quán đi theo sát phương pháp của mình mà bị ảnh
hưởng bởi cách viết liền hay viết rời trong văn tự; bởi vì nếu nhất quán thì
trường hợp như железная và дорога không thể chen gì vào được, còn giữa
очень vàинтересно thì chỉ chen được một từ НЕ, cả hai trường hợp đề hoàn
toàn đúng như tiêu chuẩn Greenberg đã đề ra! С.Е. Яхонтов đã đề nghị bổ
sung tiêu chuẩn như sau: nếu giữa hai bộ phận mà thấy có, hoặc thấy có thể
thêm những hình vị hư vốn chuyên đứng đầu hay đứng cuối từ thì hai bộ phận
này phải tính thành hai từ riêng biệt. Ở trường hợp железная дорога ta thấy
cuối bộ phận đầu có -АЯ chuyên đứng cuối từ, vậy железная дорога phải tác
thành hai từ; ở trường hợp очень (НЕ)интересно ta thấy có thể chen не là một
hình vị hư chuyên đứng đầu từ, vậy cũng phải tách thành hai từ
Điểm bổ sung của С.Е. Яхонтов đem ứng dụng vào những ngôn ngữ có hình
thái học phát triển (như tiếng Nga) thì rất có lợi. Nhưng ở một số ngôn ngữ
khác thì nó vẫn chưa giải quyết hết khó khăn: chẳng hạn ở trường hợp (the)
stone wall của tiếng Anh, cả hai từ đều không có cách gì để tách ra được, theo
phương pháp này: stone không biến hình như железная và trường hợp wall thì
không thể thêm gì như trường hợp thêm "не" trước интересно
Đối với khái niệm hình vị biến hình từ, cũng cần điều chỉnh lại. Theo
Greenberg, đây là loại hình vị vừa không phải căn tố, vừa không phải hình vị
phái sinh. Các định nghĩa này có thể dùng được trong đa số trường hợp thuộc
ngôn ngữ có hình thái học phát triển, nhất là có phương thức hợp dạng phát
triển. Nhưng ở những ngôn ngữ không có điều kiện đó, nhiều khi hình vị biến
hình (chỉ số, chỉ thời gian, chỉ thể) có thể lược bỏ mà không phương hại đến
kếtcấu: những hình vị này rất khó phân biệt với loại hình vị phái sinh nội
hướng. Do đó С.Е. Яхонтов đề nghị bổ sung thêm, như sau: hình vị được gọi
là biến hình nếu nó thuộc cùng một lại với các hình vị bắt buộc phải có mặt
trong dạng của từ, kể cả trường hợp hình vị zero. Ví dụ trong (он) БУДЕТ
читать и (БУДЕТ)переводить thường người ta khử bỏ hình vị БУДЕТ thứ
hai, nhưng nếu so sánh với trường hợp -он чита -Л и переводи -Л thì ta lại
thấy -Л thứ hai bắt buộc phải có mặt. Thế nghĩa là БУДЕТ vẫn là một hình vị
biến hình, vì nó thuộc cùng loại với -Л.
Với sự bổ sung này ta đã tiến lên thêm được một bước. Nhưng ở những ngôn
ngữ như tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Hán thì ta vẫn còn lúng túng, bởi vì các ngôn
ngữ đó, hình vị hư này không đối lập với hình vị hư kia, tạo thành dạng hệ, mà
thường chỉ đối lập với trường hợp không có hình vị hư mà thôi
Một khuyết điểm quan trọng nữa trong phương pháp Greenberg là không quan
tâm đến hư từ. Vì lí do đó, С.Е. Яхонтов đề nghị bổ sung thêm một chỉ số, gọi
là chỉ số phân tích tính (= tỉ lệ giữa số lượng hư từ với tổng số từ). Phân tích hư
từ, chúng ta thấy:
1. Hư từ thường chỉ xuất hiện trong một kiểu kết cấu, ví dụ giới từ thường chỉ
xuất hiện trước danh từ và đại từ;
2. Hư từ thường tạo thành những loại lớn bao gồm nhiều thành viên, chẳng hạn
trong loại của quán từ tiếng Anh chỉ có 2 thành viên. Số lượng giới từ có nhiều
hơn, nhưng chúng ta có thể đếm được;
3. Hư từ không dùng để trả lời câu hỏi
4. Hư từ ở trong một mệnh đề cụ thể không thể đem thay thế một cách dễ dàng
bằng hư từ khác cùng loại: chỉ có thể thay bằng một hư từ đồng nghĩa hay trái
nghĩa (ví dụ thay quán từ xác định bằng quán từ phiếm định).
Cả bốn đặc điểm trên đây suy cho cùng thì cũng đều chưa đủ sức giúp ta xác
định được thật đúng hư từ vì một số trạng từ có thể có đặc điểm 1; số từ, động
từ tình thái có thể có đặc điểm 2; và, ngược lại, giới từ chỉ không gian như
мимо, вокруг trong tiếng Nga, các động từ will, shall trong tiếng Anh lại
đều không có đặc điểm 4.
Nhưng nếu tập hợp cả 3 đặc điểm đầu lại với nhau đòi hỏi phải có đủ đồng thời
cả 3 đặc điểm đó, thì chúng ta cũng có thể tạm xác định được thế nào là hư từ.
С.Е. Яхонтов nhấn mạnh rằng không nên dựa vào ý nghĩa ngữ pháp để xác
định hư từ, bởi vì những ý nghĩa này đôi khi – ở một số ngôn ngữ – lại diễn đạt
ra bằng con đường từ vựng.
С.Е. Яхонтов lại còn đề nghị bổ sung thêm một chỉ số nữa:chỉ số về một số
hình vị đặc biệt hoặc một số phương pháp đặc biệt dùng để diễn đạt ý nghĩa
ngữ pháp: tỉ lệ giữa tổng số lượng biến đổi, mê-ga moóc-phơ, phương thức lặp
và tổng số lượng từ:
Biến tố: Đây là một loại hình vị biến hình từ đồng thời tham gia vào nhiều hệ
thống đối lập, so sánh:
дом-ø – дом-А
дом-У – дом-АМ
А là biến tố vì nó chỉ số nhiều, cách 1, nghĩa là nó vừatham gia đối lập với дом
(ø) (cách 1, số ít) vừa tham gia đối lập với дом-АМ (số nhiều, cách 3).
Mê-ga moóc-phơ: Đây là một khái niệm bao gồm những hiện tượng như biến
tố bên trong, như hiện tượng au (= à + le) của tiếng Pháp v.v
Mỗi mê-ga moóc-phơ là một đoạn hoàn chỉnh nhưng mang trong bản thân nó ý
nghĩa của hai hình tố. Muốn tách mê-ga moóc-phơ, cũng phải dùng phương
pháp ô vuông như đối với hình tố bình thường. So sánh:
killS – killED
takeS – TOOK
Ở kill, killed, takes ta có thể tách đôi thành 2bộ phận