1. Đặt vấn đề
Một nhà văn vượt qua quy luật băng hoại về thời gian, tồn tại lâu dài trong
lòng bạn đọc có lẽ là ở phong cách độc đáo, riêng biệt của cái Tôi sáng tạo!
Mặc dù W. Thakeray hẳn không phải là nhà văn hiện thực sánh ngang tầm
cỡ với Dickens về mặt chinh phục đông đảo độc giả thời bấy giờ nhưng tác phẩm
của ông vẫn có một sức hấp dẫn độc đáo riêng. Ở đó in dấu ấn cái nhìn sắc sảo,
tinh tế của một hoạ sĩ biếm họa kết hợp với những lời bình luận sâu sắc của nhà
phê bình và cảm hứng trữ tình mãnh liệt của một nhà văn tha thiết với đạo đức, với
cái Đẹp. Bằng các trang viết thấm đẫm chất hài hước châm biếm sâu cay và nghệ
thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, có sức lôi cuốn bạn đọc, ông đã đóng góp cho nền văn
học Anh một sắc thái riêng biệt: “một lối viết đầy sức gợi, ẩn ý và một chất uy-mua
độc đáo, ở đó kết hợp trí tuệ và trái tim” (Đặng Anh Đào). Bài viết của chúng tôi
chú ý đến hiện tượng khác biệt và nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợ
phù hoa của W. Thackeray. Chúng tôi muốn từ tổ chức nghệ thuật độc đáo của tác
phẩm, một trong những hiện tượng trần thuật nổi bật của văn bản là thành phần
bình luận được nhà văn tăng cường trong tiểu thuyết, qua đó đánh giá xác đáng
hơn ưu thế và sức lôi cuốn đặc biệt của Hội chợ phù hoa.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 33-41
LỜI BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ
TRONG HỘI CHỢ PHÙ HOA CỦA WILLIAM THACKERAY
Nguyễn Thị Thu Dung
Đại học Hồng Đức
1. Đặt vấn đề
Một nhà văn vượt qua quy luật băng hoại về thời gian, tồn tại lâu dài trong
lòng bạn đọc có lẽ là ở phong cách độc đáo, riêng biệt của cái Tôi sáng tạo!
Mặc dù W. Thakeray hẳn không phải là nhà văn hiện thực sánh ngang tầm
cỡ với Dickens về mặt chinh phục đông đảo độc giả thời bấy giờ nhưng tác phẩm
của ông vẫn có một sức hấp dẫn độc đáo riêng. Ở đó in dấu ấn cái nhìn sắc sảo,
tinh tế của một hoạ sĩ biếm họa kết hợp với những lời bình luận sâu sắc của nhà
phê bình và cảm hứng trữ tình mãnh liệt của một nhà văn tha thiết với đạo đức, với
cái Đẹp. Bằng các trang viết thấm đẫm chất hài hước châm biếm sâu cay và nghệ
thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, có sức lôi cuốn bạn đọc, ông đã đóng góp cho nền văn
học Anh một sắc thái riêng biệt: “một lối viết đầy sức gợi, ẩn ý và một chất uy-mua
độc đáo, ở đó kết hợp trí tuệ và trái tim” (Đặng Anh Đào). Bài viết của chúng tôi
chú ý đến hiện tượng khác biệt và nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợ
phù hoa của W. Thackeray. Chúng tôi muốn từ tổ chức nghệ thuật độc đáo của tác
phẩm, một trong những hiện tượng trần thuật nổi bật của văn bản là thành phần
bình luận được nhà văn tăng cường trong tiểu thuyết, qua đó đánh giá xác đáng
hơn ưu thế và sức lôi cuốn đặc biệt của Hội chợ phù hoa.
2. Nội dung nghiên cứu
Trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, thành phần bình luận ngoại đề được phát
huy một cách phong phú ở hai biểu hiện: những lời đánh giá nhận xét thâm nhập
vào cấu trúc truyện kể và những lời của tác giả “ngoài lề” truyện kể. Dạng thứ hai
phát triển và mở rộng trên cơ sở của dạng thứ nhất, theo sự khảo sát và đánh giá
của chúng tôi đây cũng là một cách để nhà văn nhân tiện đó thể hiện linh hoạt điểm
nhìn của người kể chuyện và một cách khéo léo xoay sang góc nhìn khác: cái nhìn
của tác giả Thackeray.
Quả là vậy, từ hạt nhân trung tâm là cốt truyện tác giả chêm xen vào những
lời nhận xét ngắn mở rộng thành bình luận ngoại đề. Theo chúng tôi nhìn nhận
33
Nguyễn Thị Thu Dung
đây là kĩ thuật viết khá tinh tế của Thackeray. Bởi lẽ vẫn theo mạch của người
kể chuyện, đang từ cái nhìn của người kể khách quan toàn tri, cái nhìn hướng ra
bên ngoài (hướng ngoại) chuyển sang cái nhìn của người kể chuyện xưng “chúng tôi,
chúng ta” (We) ở ngôi thứ ba và người kể chuyện xưng “Tôi” (I) hư cấu ở ngôi thứ
nhất (nhưng chưa hoàn toàn là hình ảnh Thackeray), tức đã hướng sang cái nhìn
hướng nội. Và đến lời tác giả với bình luận ngoại đề thì tính chất chủ quan được
tăng cường một cách rõ nét. Ông đưa tiếng nói của mình vào rất tự nhiên khôn
khéo chuyển biến theo mạch kể chuyện chứ không hề “nhảy vào sấn sổ” át các tiếng
nói khác hay áp đặt cho bạn đọc. Và khi đã nhập vào “mạch” thì bình luận ngoại
đề là một mảnh đất rộng rãi thỏa sức mở rộng lời nhận xét suy ngẫm bằng những
liên tưởng so sánh bất ngờ, tha hồ bàn luận nhận xét thêm thắt. Sự màu mỡ của
nó giúp cái Tôi chủ quan càng được tiếp thêm sức sống để lớn mạnh.
2.1. Tính chất nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợ
phù hoa là sự tùy hứng
Tính chất tùy hứng này ở Thackeray được kế thừa và ảnh hưởng đậm nét từ
phong cách viết tùy bút của ông. Ông viết nhiều thể loại tùy bút: tùy bút tự sự,
tùy bút phê bình, tùy bút trữ tình... Chúng ta có thể hiểu hơn vì sao ông lại tăng
cường chất bình luận trong Hội chợ phù hoa, phải chăng ông đâu ý thức viết thành
phần gọi là bình luận ngoại đề mà đang thỏa sức chất tuỳ bút trong tiểu thuyết:
kiểu tùy bút phê bình (bàn luận về tiểu thuyết), tùy bút tự sự...?. Trở lại với thành
phần ngoại đề, Thackeray có lối viết phóng khoáng đưa đẩy theo ngòi bút, ông cứ
nhân tiện đi từ sự việc này sang sự việc kia, liên tưởng từ hiện tượng này sang hiện
tượng khác. Bởi lẽ chỉ cần đề cập đến một sự vật sự việc nào đó, dù rất nhỏ bé giản
dị cũng đủ để tác giả lan man suy ngẫm. Đó là kiểu tự do với những so sánh bất
ngờ, kiểu liên tưởng tạt ngang và những suy tưởng ngẫu hứng, ngẫu nhiên. Vì vậy
bất cứ lúc nào yếu tố ấy cũng có thể huy động nhiều dòng suy nghĩ tạo ra nhiều
đoạn ngoại đề dông dài, lan man.
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng bình luận ngoại đề của ông đề cập
tới bốn chủ đề lớn:
- Bình luận về sự sống, tình yêu, hạnh phúc và cái chết.
- Bình luận về thói đời.
- Bình luận về chiến tranh.
- Bình luận về tiểu thuyết.
2.1.1. Sự tuỳ hứng
Biểu hiện của sự tuỳ hứng là lời bình luận thoải mái thâm nhập vào cấu trúc
sự kiện tác phẩm: thể hiện rõ nhận xét đánh giá về nhân vật, sự kiện câu chuyện,
và các chủ đề lớn.
34
Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray
Chủ đề lớn đó là tấm lòng nhân đạo của Thackeray thấm đẫm trong những
trang viết bình luận ngoại đề về sự sống, cái chết. Có lẽ cả cuộc đời con người, sự
phát triển của nhân loại cũng chỉ xoay quanh hai vấn đề nhân sinh ấy. Trong toàn
bộ câu chuyện, Thackeray không quên đưa ra kết cục cái chết của các nhân vật (đó
là điều duy nhất ông kết luận về các nhân vật của mình: nhưng kết thúc ấy ai mà
chẳng biết?). Ông nói tới cái chết của ông già Xetlê, cái chết của nhà tư sản Ôxborn,
của vị quý tộc Pit Crâulê, cái chết của hầu tước Xtên. Ông Xetlê vui tính và hiền
hậu đã trút hơi thở nhẹ nhàng, lặng lẽ ra đi trong vòng tay yêu thương của con gái
“để cho cuộc sống với hết thảy những nỗi ưu tư cũng như những chuyện phù hoa
trút theo hơi thở cuối cùng của mình”, kẻ quý tộc nông dân nổi tiếng về gia sản
và thói keo kiệt Pit Crâulê sống trong sa đoạ nay chết trong cảnh thảm hại đáng
thương: “Sau hơn bảy mươi năm trời mưu mẹo, vật lộn, rượu chè, tội lỗi, vơ vét chỉ
còn lại một lão già ngơ ngẩn, suốt ngày rền rĩ khóc lóc, ăn nằm tắm rửa đều phải có
người giúp như một đứa trẻ con”, lão Ôxborn sau bao khôn ngoan lừa lọc cũng về
với đất trong sự vật vã, cố gắng thê thảm để trối trăng lại điều gì, gợi cho ta nghĩ
có lẽ là sự hối hận. Mọi người cũng hẳn còn nhớ cái chết đáng tiếc của nhà đại quý
tộc hầu tước Xtên, ông ta nằm xuống cả một tờ tuần báo dành cho sự xưng tụng
hùng hồn, nhưng cái còn lại mà đời nhớ được ông ta đó là sự tranh cãi kịch liệt về
tờ di chúc ngài hầu tước để lại, quả là cái chết đậm chất hài hước!
Nếu cuộc sống trần thế của những con người trong Hội chợ phù hoa này rực
rỡ ánh hào quang, một thời tung hoành, ghê gớm, nổi tiếng đại tài, người đỉnh cao
tiền bạc, kẻ đứng đầu thiên hạ về danh vọng đến đâu... thì cuối cùng khi đến điểm
cuối của cuộc đời họ cũng trở nên thảm hại, đau khổ và qua đó bộc lộ cái nhìn ái
ngại đáng thương của tác giả. Chết là hết nhưng với con người tận tình với cuộc
sống như Thackeray ông không thể quên giờ khắc cuối cùng ấy, đó là hình ảnh duy
nhất còn lại ghi dấu sự tồn tại chốc lát thoảng qua của con người trên cuộc đời này.
Ngụ ý triết lí Thackeray tâm đắc toát lên trong toàn bộ tiểu thuyết: cái chết chính
là một minh chứng sắc nét để thấy rằng những bon chen danh lợi, những quyền quý
cao sang, những thói lịch sự cao quý hay tiền tài địa vị so với cái chết, sự sống ngắn
ngủi của đời người rồi cũng là phù du mây nổi.
Lời đánh giá nhận xét của người kể chuyện và tác giả thâm nhập sâu vào cấu
trúc truyện kể ở cả bề rộng và bề sâu tạo nên vẻ độc đáo riêng biệt của bình luận
ngoại đề. Nó phá vỡ quan điểm lý thuyết khô cứng về bình luận ngoại đề. Thực sự
bạn đọc đến với bình luận ngoại đề của Hội chợ phù hoa một cảm nhận mới về sự
mềm mại và tươi mới của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó Thackeray còn trực tiếp phát biểu quan điểm ấy qua những lời
suy ngẫm triết lý trong bình luận ngoại đề và không quên nhắn nhủ với người đời:
“Những ngày cuối cùng của đời tôi hoàn toàn trơ trọi, nhục nhã. Tôi cầu xin Bề
trên tha thứ cho những sự yếu đuối đã qua, và xin phủ phục dưới chân Đấng tối
35
Nguyễn Thị Thu Dung
linh rộng lượng, lòng đầy hối hận”. Bạn thử nghĩ xem, câu nói nào thích hợp nhất
đối với tang lễ của bạn nhỉ?”. Ở điểm xuất phát (sự sinh) có thể mỗi người khác
nhau nhưng ở điểm dừng cuối cùng ai cũng giống nhau cả thôi, có lẽ lúc ấy mới
có công bằng, bình đẳng? Điều suy nghĩ ấy luôn trăn trở day dứt ông khôn nguôi.
Đằng sau cái chết chỉ còn lại sự vô danh vô nghĩa, tình người bạc bẽo dễ quên, ngay
khi nói đến vấn đề đau đớn nhất của nhân loại- thể hiện sắc thái bi kịch cuộc đời
Thackeray vẫn pha chất hài hước xót xa chua chát khi ông tự phân vân loại người
nào chết được người ta khóc nhiều nhất?!. Thật trớ trêu thay! Cuộc đời, cũng chỉ có
cái chết mới định vị được giá trị, giúp người ta nhận được chân giá trị mà họ mong
ước: “Một ngày kia, đến tuổi già, già mà giàu có, hoặc già mà nghèo khổ cũng thế,
rất có thể ngài sẽ tự nhủ thế này: “Xung quanh ta thiên hạ ai cũng tốt cả; nhưng
ta chết đi họ cũng chẳng buồn rầu lắm đâu. Ta có của, họ chỉ nghĩ đến chuyện xâu
xé thôi. . . hoặc ta nghèo quá, họ chịu đựng ta đã quá mệt rồi”.
2.1.2. Lời bình luận “ngoài lề”
Bình luận ngoại đề không còn hướng về nhân vật sự kiện nữa mà chệch ra
ngoài tâm, giống như vành bao bên ngoài và cứ thế mở rộng mãi. Đây là lúc tác giả
có dịp trao đổi chia sẻ thoải mái nhất các vấn đề trong cuộc sống. Là một vị triết
nhân thấu hiểu lẽ đời, càng suy ngẫm về cái giá của sự chết Thackeray càng nâng
niu, trân trọng sự sống nơi tồn tại đích thực điều mơ ước của con người: Tình yêu
và Hạnh phúc. Tuy nhiên đáng tiếc thay người đời không phải ai cũng thấu hiểu
điều đó, kẻ sẵn sàng đánh đổi tình yêu và hạnh phúc để lấy tiền tài danh vọng là
những kẻ không hề biết đến giá trị của nó, người đeo đuổi nó bằng được lại thường
ảo tưởng về nó: “Cặp trai gái này, mỗi người cũng đủ tiêu biểu cho sự phù phiếm
của cuộc đời ta đang sống, vì hai bên cùng khao khát điều mình không đạt tới
được” [4;T2,XXXXIII,146]. Vì thế Tình yêu - Hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ
như điều ước xa vời. Có lẽ chúng được xem là linh thiêng cao cả vì đã mấy ai chạm
tới chúng, nhận ra chúng để giữ gìn cho riêng mình: “Phải chăng lúc đã chiếm được
phần thưởng - tức là thiên đường trong cuộc sống - thì con người may mắn ấy lại
bỗng cảm thấy hoài nghi và không thoả mãn? Thường thường sau khi đã để cho đôi
nhân vật nam nữ của mình thành vợ thành chồng, nhà tiểu thuyết vẫn buông tấm
màn xuống, coi như tấm kịch đã trọn; ấy là lúc những nỗi băn khoăn, những sự vật
lộn trong cuộc đời đã chấm dứt, như thể một khi người ta leo lên được cõi niết bàn
của cuộc sống gia đình, thì thấy cỏ cây tươi tốt bốn mùa, mọi sự đều đáng hài lòng
cả. Hai vợ chồng chỉ còn một việc là ghì chặt lấy nhau mà thơ thẩn đi xuống cái
dốc dẫn đến tuổi già, đầy hạnh phúc” [4;T1,XXVI,484].
Thackeray chế giễu sự nhìn nhận nông nổi của các nhà tiểu thuyết trong các
phần kết, vội vàng trao phần thưởng cho nhân vật ngập tràn hai thứ tuyệt diệu của
nhân gian và cứ thế nhân vật hưởng chúng đến suốt đời, chúng là vĩnh cửu sao?.
Xuyên suốt trong những lời bình luận Thackeray luôn đau đáu câu hỏi, con người
36
Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray
luôn đeo đuổi khát vọng và nỗ lực tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc, vì sao khó có thể
đạt được chúng? Từ tinh thần toàn câu chuyện, Hội chợ phù hoa dường như là quá
trình tự tìm thấy câu trả lời của ông. Dục vọng con người quá lớn, họ đâu học được
cách bằng lòng với những gì mình có, cứ như một lực hút mãnh liệt, con người giống
những con rối bị xoáy trong guồng quay bất tận của cuộc đời: “...Nhưng ai là người
biết được mình đang có hạnh phúc? Liệu trong chúng ta, ai có thể chỉ cho rõ ràng
rằng đâu là tột đỉnh của hạnh phúc loài người?” [4;T2,XXXXXXII,468]. Thackeray
giống như một nhà thông thái vui vẻ, thấu hiểu lẽ đời nên tĩnh tại ung dung khi
tổng kết quy luật về lỗi lầm có tính chất “tiền kiếp”, “tiền định” của loài người.
Nếu những lời bình luận thâm nhập vào cấu trúc truyện kể có giọng sôi nổi
tranh luận thì bình luận “ngoài lề” có chất giọng của một người trầm tĩnh, từng trải,
bộc lộ rõ nhất cái nhìn độ lượng cảm thông và tấm lòng yêu thương rộng mở của
nhà văn. Bằng tầm vóc triết học của sự hài hước (kế thừa và phát huy từ các nhà
văn Anh thế kỷ XVIII), Thackeray đã hướng người đọc tới sự chuyển biến thay đổi
về nhận thức, nhân sinh quan. Đối với ông nghệ thuật hài hước là biện pháp được
phát huy cao độ như trong thể loại hài kịch “không làm mê đắm con tim mà hướng
tới lí trí, trí tuệ một cách tự do nhiều hơn”.
2.2. Sự hài hước trong lời kể duyên dáng
Lời tâm tình có tính chất trải nghiệm cá nhân cùng với “triết lý cộng đồng”
ở người kể xưng “chúng ta, ta, chúng tôi” hình thành nên giọng triết lý, suy tư cho
lời bình luận. Ở đây cái Tôi ấy vẫn giữ được sự cân bằng từ giọng điệu ngôi “chúng
ta”, vẫn mềm mại, khiêm tốn nhún nhường “mặc dù tháo vát, ham suy nghĩ triết lý,
khôn ngoan, trải đời, thạo đời mà không bị cho là lõi đời và thích dạy đời”.
Chúng tôi xin mượn câu chữ của GS.Phong Lê nhận xét về Nguyễn Khải mà
dùng cho người kể chuyện xưng “Tôi” cảm thấy thật chí lý: “Lời nào cũng thông
minh và lý sự”. Nếu giọng người kể xưng “chúng ta, ta, chúng tôi” thiên về nghiêm
túc, tâm tình thì giọng điệu cái “Tôi” lại hài hước, hóm hỉnh đôi lúc tự trào giễu
nhại nhằm rút ngắn khoảng cách với nhân vật và bạn đọc một cách tối đa. Quan
hệ đôi bên hoàn toàn bình đẳng thân mật, ở hội chợ này tôi cũng như bác và mọi
người bàn luận, tranh biện thoải mái... Lối diễn đạt tự nhiên, lối kể chuyện giàu
sắc thái và rất có duyên lôi cuốn, người kể chuyện biết tránh những điều nhạt nhẽo
đơn điệu, biết cách làm cho độc giả háo hức chờ đợi. Thứ ngôn ngữ Anh ấy khi cực
kỳ bóng bẩy văn chương, lúc lại duyên dáng dân dã chứ không phải “làm điệu làm
dáng mà có”.
Vẫn là một phong cách thân mật gần gũi nhưng lúc ông văn chương bóng
bẩy thì ngôn ngữ Anh thực rất mượt mà, chau chuốt. Đó là câu văn so sánh ví von
giàu hình ảnh, tuy không nhiều, một số nhà nghiên cứu cho rằng bình luận của
Thackeray là bình luận ngoại đề chứ không gọi là “trữ tình ngoại đề”, nhưng theo
37
Nguyễn Thị Thu Dung
chúng tôi chất trữ tình ở Hội chợ phù hoa không phải mang chất thơ từ khung cảnh
thiên nhiên hay tâm hồn lãng mạn bay bổng của con người, chất trữ tình ấy xuất
phát từ chất triết luận suy tưởng sâu xa, giàu hàm ý. Nó đã làm nên vẻ đẹp trí tuệ
cũng như góp phần làm ngôn ngữ Anh trở nên óng ả, lấp lánh nhiều màu sắc.
Tuy nhiên ngay cả khi có lãng mạn bay bổng với Thackeray là lúc ông phát
huy sở trường về nghệ thuật châm biếm hài hước một cách cao độ: “Rồi anh ta lại
chuồn đi đàn đúm suốt buổi tối hôm ấy với mấy anh bạn chơi bời trong câu lạc bộ
nhà binh.Trong lúc ấy thì ở khu phố Rơtxen, Amêlia đang ngước nhìn mặt trăng;
mặt trăng đang soi tỏ chốn lặng lẽ này cũng như đang soi tỏ trại lính ở Chatham,
nơi Ôxborn đóng quân, cô đang tự hỏi không biết người yêu đang làm gì. Cô nghĩ
thầm: “Có nhẽ anh ấy đang đi kiểm tra các vọng canh, có lẽ anh ấy đang tạm trú
quân ở đâu đấy; có lẽ anh ấy đang săn sóc bên giường bệnh của một người bạn bị
thương, hoặc đang ngồi lẻ loi trong phòng riêng nghiên cứu chiến thuật quân sự”. Và
những ý nghĩ êm ái của cô bay lên không, như những thiên thần có cánh, dọc theo
dòng sông bay đến Chatham và Rôsextơ, cố nhòm ngó vào trại lính, chỗ Giorgiơ
đang. . . Ngẫm cho kỹ, tôi cho rằng cổng trại đóng chặt, lính canh không cho phép
ai ra vào như thế lại tốt cơ đấy; thành ra vị thiên thần bé nhỏ đáng thương mặc áo
trắng không thể nghe thấy những bài hát bọn trai trẻ đang gào lên bên những cốc
rượu mạnh” [4;T1,XIII,240]. Cách đặt sự tương phản giữa khung cảnh lãng mạn với
cảnh nhốn nháo, những suy nghĩ bay bổng lý tưởng về người yêu của Amêlia với
hiện thực trần tục trong con người Ôxborn đã tạo nên một nghệ thuật hài hước,
lấp lánh nụ cười hồn hậu pha chút hóm hỉnh của Thackeray từ đó thêu dệt nên vẻ
đẹp trí tuệ ngôn ngữ Anh.
2.3. Tính triết lý của sự suy tưởng
Thành phần ngoại đề của Thackeray không phải là sự “phóng bút” của vốn
hiểu biết giàu có hay sự “cất cánh” của một tâm hồn lãng mạn đầy chất thơ như ở
tác phẩm V.Hugo, nó có cái đẹp triết lí và chất thơ của sự suy tưởng. Vì thế nhiều
lúc nhà văn đã dẫn dắt linh hoạt đưa bạn đọc đến với những nhận định triết lý có
tính chất phổ quát chiêm nghiệm, khi lại ngậm ngùi với giọng điệu da diết trong
cảm xúc hồi tưởng hướng nội: “Chiếc cổng này cùng khu Hội chợ bây giờ đã lui vào
bóng tối của dĩ vãng rồi... ta chẳng cần nhắc lại làm gì. Nhưng ngày xưa, kẻ viết
những dòng này cũng đã có dịp qua cùng một con đường, trong cùng một thời tiết
sáng sủa như trong chuyện, không thể nào nghĩ lại mà không cảm thấy đôi chút
ngậm ngùi nhớ tiếc một cách êm đềm. Con đường và những chuyện vặt xảy ra hàng
ngày của nó còn đâu nữa. Còn đâu nữa những Chenxi hay Grinwich và những bác
xà ích thực thà mũi đỏ như cà chua?... Gớm, lông ngựa bóng nhẫy; mấy anh bồi
ngựa cất áo ngựa đi, thế là ngựa đi thế ngựa phi nước đại; chao ôi, đuôi chúng cứ
vẫy tít lên, lúc đến trạm nghỉ; mấy con ngựa yên lặng đi vào trong sân quán rượu,
38
Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray
lưng bốc hơi. Than ôi? Còn bao giờ chúng ta được nghe tiếng xà ích rúc còi lúc
nửa đêm, và được trông thấy thoáng cánh cổng ghép bằng gỗ vát nhọn mở tung ra
nữa? Giờ đây, chiếc xe ngựa nhỏ. Thôi, chúng ta cũng chẳng nên nghĩ ngợi lan man
nữa”[4;T1,VII,156]. Những đoạn trữ tình như thế này tuy xuất hiện không nhiều
nhưng nó đủ làm cho người ta xốn xang khôn nguôi, nỗi nuối tiếc đến u hoài, câu
chữ đầy chất thơ và mượt mà của nó để lộ vẻ duyên dáng thanh thoát của ngôn
ngữ Anh gợi nhớ đến dáng vẻ hình thức văn học cổ xưa. Trong bình luận ngoại đề
dù tràn ngập niềm suy tưởng, lan man trong tính chất luận đề Thakeray vẫn luôn
tỉnh táo nhắc nhở bạn đọc: “Song chúng ta hiện đang đi hơi xa câu chuyện... Nhưng
chúng ta đã quá lan man”.
Điều đặc biệt những nhận xét suy lý ấy không có gì to tát mà luôn đi từ đời
sống hàng ngày, từ các chuyện, công việc đời thường nhất: từ chuyện nghèo không
đủ tiền nuôi người ở thì dù đài các cũng phải tự quét nhà, chuyện người đời dại
dột không hiểu hết tai hại một tô rượu mạnh.v.v... Những điều tưởng rất nhỏ nhặt,
bình thường nhưng gần gũi trong cuộc sống. Cây bút trí tuệ ấy luôn suy nghĩ sâu
lắng về vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm tòi một lời giải đáp thuyết phục
theo cách riêng của mình.
Bình luận có một sức hấp dẫn khó cưỡng nổi, bởi sự giàu màu sắc ngôn ngữ,
đa sắc thái trong giọng điệu và sâu lắng bởi hàm ý sâu xa của nó. Giọng triết lý, suy
tư hướng nội, có tính tranh biện, thể hiện sự tâm tình chia sẻ những trải nghiệm cá
nhân. Nó cùng với tính chiêm nghiệm, thâm trầm sâu sắc của bình luận ngoại đề
tạo ra “chất thơ” cho tiểu thuyết, gieo những hồi ức bâng khuâng trong tâm tưởng
“xoay góc nhìn của tiểu thuyết cổ điển vốn mang tính hướng ngoại sang một góc
nhìn hướng nội của tiểu thuyết hiện đại” (Trịnh Mạnh Chiến).
Có thể nói Thackeray để lại dấu ấn trong tác phẩm là một nhà văn có trí tuệ
uyên bác, thâm thuý và một nhà phê bình sành sỏi, tinh tế luôn có những nhận
định sắc bén sáng suốt. Lời bình luận gợi mở tình huống đưa người đọc đi hết bất
ngờ này sang bất ngờ khác. Chiều sâu của sự uyên bác ấy kết tinh trong những câu
triết lý sâu xa. Nó được đúc kết từ cái nhìn tỉnh táo vào hiện thực, khả năng quan
sát tinh nhạy của người nghệ sĩ. Triết lý thể hiện sự uyên thâm của một con người
trải đời tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu sắc. Đó là những lời chia sẻ của nhà văn
về hạnh phúc: “Có lẽ đấy là thời kỳ cả hai người cùng được hưởng hạnh phúc đầy
đủ nhất trong đời họ, nếu như họ hiểu đó là hạnh phúc, nhưng ai là người biết được
mình đang có hạnh phúc? Liệu trong chúng ta, ai có thể chỉ cho rõ ràng rằng đâu
là tột đỉnh của hạnh phúc loài người?” [4;T2,XXXXXXII,468]. Có lúc giọng văn da
diết trữ tình trong lời chiêm nghiệm của một người thấu hiểu lẽ đời trước một mảnh
đời như ông Xetlê: “Nhưng thưa bạn đọc, thử hỏi rằng chết trong cảnh phú quý
tiếng tăm và chết trong cảnh bần cùng đau khổ, đằng nào sung sướng hơn? Kẻ được
của rồi bắt buộc phải nhả ra là khổ hay người đã chơi trọn canh bạc thua chá