“Lợi ích quốc gia” - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết

Tóm tắt Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Lợi ích quốc gia” - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA “LỢI ÍCH QUỐC GIA” - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT NGUYỄN TIẾN DŨNG* Tóm tắt Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị. Từ khóa: Lợi ích, lợi ích quốc gia, lý thuyết Abstract Nowadays, “national interests” is a broad concept and its connotation has differences in the views of domestic as well as foreign scholars and researchers. Dearling with a theory that is still the subject of debate among many scholars, in our opinion, it should be approached from many perspectives. This article introduces the basic features of the theory of “national interests” from the perspective of history and cultural politics. Keywords: Interest, national interests, theory Trong đời sống chính trị quốc tế hiện đại, “lợi ích quốc gia” trở thành một thuật ngữ thông dụng đối với các nhà chính trị và các nhà khoa học chính trị. Tuy nhiên, cũng giống như nội hàm thuật ngữ “chủ quyền quốc gia”1, thuật ngữ “lợi ích quốc gia” là một khái niệm phức tạp, việc không có tiêu chuẩn hay khái niệm chung được chấp nhận dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về “lợi ích quốc gia”2. 1. Khi tiếp cận dưới góc độ lý thuyết, câu hỏi quen thuộc đó là, lợi ích quốc gia xuất hiện từ khi nào? Và nó có mối liên hệ gì với nhà nước? Dù còn nhiều tranh biện xung quanh nội hàm của thuật ngữ3, song phần lớn các học giả đều thống nhất rằng lợi ích quốc gia có mối liên hệ mật thiết với nhà nước và nếu không có nhà nước, thì không có lợi ích quốc gia. Để có cách nhìn tương đối căn bản, đầy đủ về khái niệm “lợi ích quốc gia”, các học giả ngành khoa học chính trị/văn hóa chính trị cũng như triết học/tư tưởng cho rằng trước tiên phải khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm “lợi ích”4. Điều chắc chắn là, lợi ích là một khái niệm xã hội rộng, mà bản thân con người lại mang tính chất xã hội. Vì nhiều nguyên nhân, con người được phân chia thành các giai cấp và tầng lớp khác nhau, do đó, lợi ích của họ cũng khác nhau, chẳng hạn như lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, lợi ích của trẻ em, lợi ích của phụ nữ, lợi ích giai cấp, lợi ích đảng phái, lợi ích xã hội, lợi ích chính phủ Trong khi đó, nhà nước là chủ thể quan trọng nhất trong nền chính trị quốc tế. Trong hầu hết các luận thuyết về chính trị, nhà nước được hình thành khi con người đạt tới một giai đoạn phát triển nhất định. Nhà nước với chức năng đối ngoại của mình được sinh ra là để thực hiện lợi ích quốc gia và nhà nước cũng là đại diện * TS., Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 32 (Tháng 6 - 2020)36 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA của quốc gia trong việc thực thi, bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Và như vậy, khái niệm lợi ích quốc gia không thể tồn tại trước khi có sự hình thành nhà nước. Bên cạnh đó, lợi ích quốc gia là một khái niệm rộng lớn, gắn liền với sự ra đời của các hình thái nhà nước trong lịch sử cũng như có sự vận động cùng với quá trình hình thành quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, một quốc gia dân tộc hiện đại lại xuất hiện khá muộn trong lịch sử nhân loại và phần lớn mô hình nhà nước này chỉ được hình thành một cách rõ nét sau Hòa ước Westphalia năm 1648 ở châu Âu5. Mô hình quốc gia dân tộc ở châu Âu thời kỳ này được chuyển hóa từ nhà nước thành bang, nhà nước cộng hòa kiểu Roma, các đế chế, vương quốc và lãnh địa của các công tước6. Theo các nhà nghiên cứu, ở những khu vực khác trên thế giới, mô hình quốc gia dân tộc thậm chí được hình thành muộn hơn khá nhiều so với các quốc gia ở châu Âu. Nếu như ở Mỹ, quốc gia dân tộc được thành lập tương đối nhanh chóng vào thế kỷ XVIII sau phong trào đấu tranh giành độc lập thì các nhà nước dân tộc ở châu Á lại không xuất hiện trước thế kỷ XX, sau khi các quốc gia này trải qua các mô hình nhà nước như nhà nước phong kiến, đế chế, nhà nước hàng hải, và nhà nước thuộc địa... Trong khi đó, ở châu Phi, tuy cũng có một số nhà nước và đế chế trong lịch sử, song với chế độ thuộc địa kéo dài khoảng 400 năm cho nên các quốc gia dân tộc không được thành lập cho đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi quốc gia dân tộc được hình thành thì lợi ích quốc gia ngày càng được chú ý vì chức năng quan trọng nhất của nhà nước là để duy trì và bảo vệ lợi ích quốc gia7. Đây là sự khác biệt căn bản so với thời kỳ trước đó, thời kỳ mà như quan điểm của Wistermarck, ở châu Âu trong suốt thời kỳ Trung đại, các thần dân thường trung thành trước tiên với một nhà quý tộc hơn là một nhà nước, nơi mà các nhà quý tộc đang sinh sống8. Thực tế cho thấy, phải mất một thời gian dài để lợi ích quốc gia được thừa nhận và trở thành quan điểm căn bản trong việc xây dựng chính sách đối ngoại. Cũng giống như những đóng góp lớn trong việc định hình luận thuyết về chủ quyền, ở châu Âu, trong suốt thời kỳ Phục hưng, các nhà tư tưởng như Nicolo Machiavelli ở Italy, Jean Bodin ở Pháp, Hugo Grotius của Hà Lan và Thomas Hobbes của Anh cũng đã tiếp tục phát triển khái niệm về lợi ích quốc gia. Trong các luận điểm của mình, các học giả này cho rằng hành vi chính trị của nhà nước nên tuân theo lợi ích quốc gia. Thêm vào đó, họ cũng soạn thảo kỹ lưỡng luận cứ về lợi ích quốc gia trong các bản báo cáo nhằm phát triển chính sách ngoại giao. Họ không xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng cho rằng sức mạnh của một vương triều được trao bởi Chúa. Và họ vẫn tin rằng, mỗi vương triều đại diện cho quyền lợi của dân tộc và vương triều đó lại nắm giữ lợi ích căn bản nhất của một đất nước là chủ quyền [16, tr.16]. Có thể thấy rằng, cùng với sự nổi lên của quốc gia dân tộc ở châu Âu từ thế kỷ XVII, thuật ngữ “lợi ích quốc gia” bắt đầu xuất hiện để chỉ lợi ích chung của toàn xã hội bên trong quốc gia. Thời kỳ này, nội dung chủ yếu của lợi ích quốc gia được tập trung vào lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế. Kế tiếp các nhà tư tưởng đi trước, Jean Jacques Rousseau đã có những đóng góp quan trọng trong việc nhận thức một cách đầy đủ hơn về lợi ích quốc gia. Trong suốt phong trào Khai sáng ở Pháp thế kỷ XVIII, Jean Jacques Rousseau đã phát triển lý thuyết về chủ quyền của nhân dân trong tác phẩm “Khế ước xã hội”. Đây là một đóng góp lớn về nhận thức luận, từ nhận định lợi ích quốc gia phụ thuộc vào từng vương triều, trong công trình nổi tiếng của mình, Rousseau tin rằng một đất nước là một thực thể chính trị, trong đó gồm có toàn bộ nhân dân và dựa trên một khế ước xã hội. Nhân dân là tập hợp của mỗi cá nhân riêng lẻ, chính vì thế, hơn ai hết, nhân dân là người nắm giữ chủ quyền, chủ quyền là lợi ích quốc gia căn bản nhất và được dựa trên ý chí của toàn bộ nhân dân. Khi Jean Jacques Rousseau bàn về 37Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA quyền lực thuộc về nhân dân thì quyền lực đó có mối liên hệ mật thiết với lợi ích quốc gia. Trong quan điểm của Rousseau, lợi ích quốc gia phải vì nhân dân chứ không phải vì nhóm cầm quyền, lợi ích quốc gia khác lợi ích chế độ9. Bước sang thế kỷ XIX, lợi ích quốc gia trở thành nguyên tắc tối quan trọng của mỗi nước khi tham gia các hoạt động quan hệ quốc tế. Nếu như Tử tước Palmerston - Nguyên Thủ tướng Anh, đã có tuyên bố nổi tiếng về lợi ích của nước Anh: “Nước Anh không có kẻ thù vĩnh viễn cũng như không có bạn bè vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” [10, tr.1]; thì trong công trình “The Interest of America in Sea Power - Present and Future”, nhà tư tưởng người Mỹ Alfred Thayer Mahan đưa ra quan điểm rằng, lợi ích quốc gia là điều cần lưu tâm nhất trong chính sách đối ngoại. Trong công trình của mình, ông đã chỉ rõ mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và chính sách ngoại giao, theo đó, lợi ích của một quốc gia là nền tảng căn bản và hợp pháp đối với chính sách của một quốc gia. Ông cho rằng, lợi ích quốc gia cần được luận giải một cách đúng đắn, hợp hiến và mọi hành động của chính phủ cần dựa trên cơ sở của lợi ích quốc gia [16, tr.16]. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lý thuyết lợi ích quốc gia dần được hoàn thiện và các học giả Mỹ đi đầu về vấn đề này. Nghiên cứu về chủ đề này được củng cố trong giới học giả Liên Xô từ thập niên 70 và không phát triển trong giới học thuật ở Trung Quốc cho đến thập niên 80 của thế kỷ XX [16, tr.16]. 2. Có thể thấy rằng, nhận thức đầy đủ về thuật ngữ lợi ích quốc gia là cả quá trình lâu dài trong lịch sử, song cho đến nay, trong giới nghiên cứu khoa học chính trị, văn hóa chính trị vẫn còn những biện luận khác nhau về nội hàm của thuật ngữ, cho nên điều dễ hiểu là, các học giả cũng đã đưa ra nhiều cách thức phân loại lợi ích quốc gia. Vậy lợi ích quốc gia được phân chia thành những loại hình nào? Học giả người Mỹ Hans Morgenthau đã phân chia lợi ích quốc gia thành hai kiểu là lợi ích chính yếu (primary) và lợi ích thứ yếu (secondary). Theo ông, lợi ích chính yếu bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích chính trị, bản sắc văn hóa và an ninh cũng như sự tồn vong của quốc gia, toàn bộ công dân phải bảo vệ lợi ích này bằng mọi giá. Lợi ích thứ yếu là kiểu lợi ích có thể thương lượng và thỏa hiệp, mặc dù kiểu lợi ích này khó có thể định nghĩa được, song nó phải nằm ngoài lợi ích chính yếu và không được đe dọa đến chủ quyền quốc gia [14, tr.24]. Trong khi đó, học giả Donald Nuechterlein lại phân chia lợi ích quốc gia thành 4 loại căn bản. Đó là: Lợi ích quốc phòng (Defense interests) nhằm bảo vệ nhà nước dân tộc, hệ thống chính phủ và công dân, chống lại những đe dọa có thể đến từ các quốc gia bên ngoài; Lợi ích kinh tế (Economic interests) là sự tăng cường phúc lợi kinh tế của nhà nước trong quan hệ với các nước khác; Lợi ích trật tự thế giới (World Order interests) là nhằm giữ gìn hệ thống kinh tế và chính trị thế giới mà trong đó nhà nước dân tộc có thể cảm thấy an toàn, đồng thời, công dân và các hoạt động thương mại của họ có thể được đảm bảo bên ngoài biên giới lãnh thổ của mình; Lợi ích về ý thức hệ (Ideological interests) nhằm bảo vệ và duy trì một tập hợp các giá trị mà trong đó công dân của mỗi nhà nước dân tộc cùng nhau chia sẻ và tin tưởng những lợi ích chung [13, tr.33]. Cùng với quan điểm Hans Morgenthau và Donald Nuechterlein, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Yan Xue-Tong lại phân chia lợi ích quốc gia thành các loại khác nhau cùng với những tiêu chí khác nhau kèm theo, đó là 4 cách thức phân chia: 1. Căn cứ theo nội dung; 2. Căn cứ vào khoảng thời gian đạt được lợi ích; 3. Dựa theo tầm quan trọng; 4. Căn cứ vào phạm vi lợi ích. Đối với cách thức phân chia căn cứ theo nội dung, trong quan điểm của Yan Xue-Tong, lợi ích quốc gia có thể được phân chia thành lợi ích chính trị, lợi ích an ninh, lợ i ích kinh tế và Số 32 (Tháng 6 - 2020)38 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA lợi ích văn hóa. Đối với mỗi loại, lợi ích thậm chí có thể phân nhỏ thêm thành các lợi ích cụ thể. Lợi ích chính trị có thể được phân chia thành độc lập chính trị, chủ quyền nhà nước, và vị thế quốc tế Lợi ích an ninh có thể được chia thành ưu thế quân sự, an ninh lãnh thổ, lợi ích hàng hải Lợi ích kinh tế có thể được chia thành thương mại xuất/nhập khẩu, thu hút đầu tư quốc tế, đầu tư hải ngoại và xuất/nhập khẩu công nghệ Lợi ích văn hóa có thể bao gồm sự truyền bá văn hóa quốc gia, bảo vệ văn hóa quốc gia trước sự tấn công của những tư tưởng văn hóa suy đồi từ bên ngoài. Lợi ích chính trị của một nước là biểu hiện tập trung của toàn bộ lợi ích quốc gia, với cốt lõi là chủ quyền nhà nước. Lợi ích an ninh là nền tảng của lợi ích quốc gia. Chỉ khi lợi ích an ninh được đáp ứng ở mức độ nhất định thì các lợi ích quốc gia khác mới có thể được nhìn nhận. Lợi ích kinh tế là kiểu lợi ích quốc gia bất biến nhất. Khi sự tồn vong của một đất nước được đảm bảo chắc chắn, chính sách đối ngoại của nó sẽ theo đuổi lợi ích kinh tế như lợi ích quan trọng nhất. Vì thế, có thể coi lợi ích kinh tế là lợi ích căn bản hay lợi ích tối thượng. Lợi ích văn hóa là khía cạnh tinh thần của lợi ích quốc gia, thứ mà tương đối khó để nhận biết. Bên cạnh đó, căn cứ vào khoảng thời gian để đạt được một lợi ích, tác giả Yan Xue-Tong lại phân chia lợi ích quốc gia thành lợi ích vĩnh cửu và lợi ích biến đổi. Lợi ích vĩnh cửu là bất diệt, còn lợi ích biến đổi có thể được phân chia thêm thành lợi ích dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lợi ích vĩnh cửu là vững chắc nhất. Chúng không mất cho đến khi bản thân quốc gia dân tộc biến mất. Nếu một nhà nước muốn tồn tại thì nó không thể từ bỏ kiểu lợi ích này. Ví dụ như sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, chủ quyền nhà nước, và khả năng theo đuổi sự phát triển kinh tế. Lợi ích dài hạn là lợi ích quốc gia tương đối vững chắc. Chúng được theo đuổi bởi nhà nước dân tộc trong suốt một thời gian dài và bao gồm các lợi ích như cân bằng sinh thái, lực lượng hạt nhân quân sự và hiện đại hóa công nghiệp. Các lợi ích này tăng lên khi xã hội loài người đạt đến một trình độ nhất định. Lợi ích trung hạn là lợi ích quốc gia tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng thường kéo dài trong một vài năm hay vài chục năm. Ví dụ như việc nhập khẩu một số loại phương tiện quân sự tiên tiến, hay cố gắng để nhận được sự tài trợ về kinh tế Lợi ích ngắn hạn là ít vững chắc nhất trong các loại lợi ích. Chúng thay đổi với những thay đổi khác trong môi trường quốc tế. Chúng là lợi ích tạm thời, là thứ mà phần lớn các quốc gia theo đuổi. Còn dựa trên tầm quan trọng, trong quan điểm của Yan Xue-Tong, lợi ích quốc gia có thể được phân chia thành lợi ích tối quan trọng, lợi ích quan trọng, lợi ích quan trọng vừa phải và lợi ích ít quan trọng. Lợi ích tối quan trọng bao gồm cân bằng chiến lược quốc tế một cách có lợi, bảo tồn uy tín quốc gia, khả năng lựa chọn mô hình phát triển và đảm bảo lợi ích kinh tế quan trọng. Lợi ích quan trọng liên quan đến đời sống và an toàn của người dân cũng như đối với sự ổn định lâu dài của hệ thống chính trị ở một đất nước và đời sống kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị, độc lập kinh tế và sự nối dài của hệ thống chính trị. Sự khác biệt giữa lợi ích tối quan trọng và lợi ích quan trọng đó là lợi ích tối quan trọng thì ít bị đe dọa hơn lợi ích quan trọng. Lợi ích quan trọng vừa phải được theo đuổi khi không có một sự đe dọa nổi cộm về tồn vong, chẳng hạn như sự mở rộng thị trường xuất khẩu, duy trì sự vững mạnh về công nghệ, thu hút đầu tư quốc tế, giữ vững sự ổn định chính trị thế giới, cải thiện các mối quan hệ song phương Lợi ích ít quan trọng là kiểu lợi ích không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế chiến lược. Cuối cùng, căn cứ vào phạm vi lợi ích, tác giả Yan Xue-Tong phân chia lợi ích quốc gia thành lợi ích hoàn toàn (lợi ích chung), lợi ích một phần (lợi ích bộ phận) và lợi ích cá nhân. Lợi ích hoàn toàn là kiểu lợi ích được theo đuổi bởi mọi nhà nước có chủ quyền như chủ quyền nhà 39Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nước, vị thế quốc tế và an toàn của cư dân Lợi ích bộ phận là thứ chỉ được theo đuổi bởi một số quốc gia. Chúng bao gồm trật tự thế giới và vai trò lãnh đạo; vai trò lãnh đạo trong các vấn đề khu vực và hợp tác khu vực (thường được theo đuổi bởi các quốc gia trong cùng một khu vực nhất định); an ninh phụ thuộc lẫn nhau và liên minh được theo đuổi bởi các quốc gia tham gia liên minh quân sự Lợi ích cá nhân là những thứ được theo đuổi bởi từng quốc gia, đó là sự khác biệt về lợi ích mà từng quốc gia theo đuổi [16, tr.19-20]. Ngoài ra, các học giả, các nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều cách phân loại lợi ích quốc gia khác nhau. Dựa trên mức độ quan trọng đối với quốc gia, có lợi ích sống còn - lợi ích quan trọng - lợi ích thứ yếu. Dựa trên quy mô thời gian, có lợi ích chiến lược hay lợi ích dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Dựa trên quy mô không gian, có lợi ích tổng thể - lợi ích cụ thể. Dựa trên khả năng chia sẻ với các quốc gia khác, có lợi ích chung - lợi ích riêng. Dựa trên so sánh có lợi ích tuyệt đối và lợi ích tương đối. Dựa trên lĩnh vực có lợi ích chính trị - lợi ích kinh tế - lợi ích an ninh - lợi ích văn hóa [11, tr.58]. 3. Có thể thấy rằng, lợi ích quốc gia có nội hàm khái niệm rất rộng lớn và được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Vậy, đâu là lợi ích quốc gia căn bản nhất? Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng chỉ có an ninh là cơ bản, Chủ nghĩa Mác - Lênin đề cao lợi ích giai cấp, trong khi các lý thuyết quan hệ quốc tế khác lại nhấn mạnh đến các lợi ích căn bản như kinh tế, môi trường... [11, tr.61]. Đối với một thuật ngữ hiện vẫn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả và nhiều nhà nghiên cứu, theo chúng tôi, lợi ích quốc gia là khái niệm dùng để chỉ lợi ích thiết yếu, cốt lõi của một đất nước, bao gồm: lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh, lợi ích văn hóa Đó là những thành tố quan trọng hợp thành lợi ích chung, tổng thể của một đất nước. N.T.D Chú thích 1 Về lý thuyết “chủ quyền quốc gia”, xin tham khảo thêm: Nguyễn Tiến Dũng (2019), “Về lý thuyết “chủ quyền quốc gia” trong lịch sử quan hệ quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (515), tr.58-70. 2 Xung quanh khái niệm “lợi ích quốc gia” đã có nhiều quan điểm và cách luận giải khác nhau; về những thảo luận xung quanh nội hàm khái niệm, xin tham khảo cụ thể: Jutta Weldes (1996), “Constructing National Interests”, European Journal of International Relations, Sage Publications, London, Thousand Oaks, CA, and New Delhi, Vol. 2 (3), pp.275-318; H. W. Brands (1999), “The Idea of the National Interest”, Journal of Diplomatic History, The Society for Historians of American Foreign Relations (SHAFR), Vol. 23, No. 2 (Spring), pp.239-261; David McCabe (1999), “The Idea of the National Interest”, The Philosophical Forum, Volume XXX, No. 2, June, pp 91-114; M. S. Rajan (1953), “The Idea of the National Interest”, The Indian Political Science, Vol. 14, No. 3 (July-September), pp.188-200; J. Peter Pham (2008), “What is in the National Interest? Hans Morgenthau’s Realist Vision and American Foreign Policy”, American Foreign Policy Interests, Vol. 30, pp.256-265; James F. Miskel (2002), “National Interests: Grand Purposes or Catchphrases?”, Naval War College Review, Autumn, Vol. LV, No. 4, pp.96-104; Michael G. Roskin (1994), National Interest: From Abstraction to Strategy, Strategic Studies Institute, US. Army War College, USA, May 20, pp.1-15; Rear Admiral Simon Williams OBE (2012), The Role of the National Interest in the National Security Debate, Dissertation, Royal College of Defence Studies, UK, July; Terence Joseph Kersch (1995), The Idea of the National Interest: A Conceptual Analysis in the Context of the Gulf War, PhD Dissertation, The University of British Columbia, USA, April; Rozeta E. Shembilku (2004), The “National Interest” - Tradition and the Foreign Policy of Albania, MA Thesis, The Fletcher School, Tufts University, USA 3 Trong chuyên khảo Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, tác giả Vũ Dương Huân cho rằng lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là khái niệm đồng nhất. Về khái niệm lợi ích quốc gia, theo tác giả Vũ Dương Huân: “... Là toàn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển của quốc Số 32 (Tháng 6 - 2020)40 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA gia, được lãnh đạo quốc gia nhận thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối ngoại, chiến lược đối ngoại của quốc gia tr