Lợi ích/ứng dụng của GPRS - Mối quan hệ giữa GPRS với thương mại điện tử

GPRS - khái niệm có vẻrất quen thuộc với mỗi người chúng ta trong thời gian gần đây. Nó xuất hiện nhan nhản trên hầu hết các phương tiện quảng cáo như: báo, tờ rơi, radio, internet, . và nhiều nhất có lẽlà TV. Theo suy nghĩcủa bản thân mình thì có lẽ9X% mọi người, khi nhắc đến GPRS đều liên tưởng đến các dịch vụtải game, nhạc chuông, bài hát, hình nền, ảnh, . mà hàng ngày vẫn thường xuyên đập vào mắt các bạn.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi ích/ứng dụng của GPRS - Mối quan hệ giữa GPRS với thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GD1 - Lợi ích/ứng dụng của GPRS - Mối quan hệ giữa GPRS với TMDT! GPRS - khái niệm có vẻ rất quen thuộc với mỗi người chúng ta trong thời gian gần đây. Nó xuất hiện nhan nhản trên hầu hết các phương tiện quảng cáo như: báo, tờ rơi, radio, internet, .... và nhiều nhất có lẽ là TV. Theo suy nghĩ của bản thân mình thì có lẽ 9X% mọi người, khi nhắc đến GPRS đều liên tưởng đến các dịch vụ tải game, nhạc chuông, bài hát, hình nền, ảnh, ..... mà hàng ngày vẫn thường xuyên đập vào mắt các bạn. => Vậy có khi nào các bạn đặt ra câu hỏi: Liệu ngoài những dịch vụ ở trên, GPRS còn có thể ứng dụng vào những việc gì khác đủ hấp dẫn để các bạn bỏ tiền ra sử dụng??? Để trả lời câu hỏi này, mình xin được trích dẫn khái niệm cơ bản về GPRS: GPRS (General Packet Radio Service - Dịch vụ vô tuyến gói chung): là dịch vụ truyền tải mới của hệ thống GSM, áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu. Tốc độ lý tưởng để truyền tải thông tin là 171,2 Kbit/s, gấp 3 lần tốc độ truyền trong mạng điện thoại cố định và gấp hơn 10 lần mạng GSM. Nói 1 cách đơn giản hơn, GPRS là dịch vụ truyền tải dữ liệu thông qua tín hiệu vô tuyến, được phát triển dựa trên nền tảng GSM (công nghệ viễn thông vô tuyến hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam). Nó tương tự dịch vụ internet ADSL mà bạn đang sử dụng, chỉ có điều quy mô, tốc độ và phạm vi ứng dụng hẹp hơn.Điều nay lý giải vì sao ở Việt Nam, GPRS chỉ được cung cấp bởi các mạng Mobifone, Vinaphone & Viettel chứ ko phải là Sfone hay EVN (2 mạng này sử dụng công nghệ CDMA nên phát triển theo hướng khác). Dựa vào đặc tính của ở trên, mình chia GPRS ra làm 3 lĩnh vực chính: - Tin nhắn đa phương tiện MMS - Wap và các dịch vụ truyền tải dữ liệu qua Wap - Các ứng dụng chạy trên nền GPRS 1/ Tin nhắn đa phương tiện MMS (multimedia messaging service): - Nếu như SMS cho phép bạn sử dụng các kí tự chữ cái, chữ số và các kí tự đặc biệt khác để soạn thảo và *** đi thông điệp thì với MMS, ngoài những khả năng sẵn có của SMS, nó còn cho phép bạn *** cả các file hình ảnh, âm thanh và thậm chí là cả video.... với dung lượng giới hạn cho mỗi MMS là 300KB. - Mình đưa ra vài ví dụ nho nhỏ để các bạn đánh giá khả năng của nó + VD1: Nếu tính đơn giản mỗi 1 kí tự text là 1byte thì với 1 MMS, các bạn có thể *** đi thông điệp dài hơn 300.000 kí tự (phần lớn điện thoại di động không hỗ trợ việc soạn tin nhắn nhiều kí tự đến mức như vậy vì sợ ... hư bàn phím [:31:]). + VD2: Bạn chụp 1 tấm ảnh đẹp (hoặc có từ 1 nguồn nào khác), thay vì phải upload lên các host chia sẻ hình ảnh hoặc *** qua email, .... Bằng vài thao tác nhắn tin, bạn có thể *** ngay nó đến người nhận trong vòng vài giây đồng hồ. Đặc biệt có ích khi bạn hoặc người nhận không có điều kiện sử dụng internet [:8:]. + VD3: Có những chuyện bạn cảm thấy khó khi nói trực tiếp qua điện thoại, *** tin nhắn thì ko có thể hiện hết được cảm xúc/nội dung cần nhắn ***...... Bạn có thể sử dụng chức năng ghi âm của điện thoại để ghi lại lời nhắn của mình, sau đó dùng MMS để *** lời nhắn ấy đến người cần ***. Thật là tiện cả đôi đường (dùng cái này để *** lời chúc/xin lỗi thì .... ) => Với mức cước trung bình từ 300-600đ/MMS (chỉ có text là 300đ, text + hình ảnh + âm thanh là 600đ; dung lượng giới hạn là 300KB; cách tính cước của mỗi mạng có khác nhau chút xíu) MMS có thể giúp bạn chia sẻ được nhiều thứ với chi phí thực sự hợp lí! 2. Wap và dịch vụ tải dữ liệu qua Wap: - Đầu tiên, nói về Wap (Wireless Application Protocol) chuẩn kết nối không dây của điện thoại di động với internet và các dịch vụ khác. Từ điện thoại cầm tay, bạn có thể duyệt wap (dạng chuyển đổi thu gọn của web để có thể hiển thị trên màn hình LCD với nhiều giới hạn của điện thoại) và thậm chí cả web. Ngày nay, hầu hết các điện thoại di động hỗ trợ GPRS đều được cài đặt sẵn trình duyệt wap. Đặc điểm của trình duyệt này là lượng thông tin hiển thị bị hạn chế (do phải "thích nghi" với tốc độ truyền tải dữ liệu qua GPRS và do giới hạn độ rộng của màn hình). Bạn có thể dùng trình duyệt này để duyệt web nhưng khi vào những website phải tải nhiều nội dung(hình ảnh, text, ...)thì trình duyệt sẽ ko thể làm việc tiếp được. Lý do: trình duyệt wap sử dụng bộ nhớ đệm khá bé (trình duyệt wap dùng để duyệt wap nên bộ nhớ đệm không cần lớn lắm) nên khi duyệt những trang web lớn thì ko đủ dung lượng để chứa thông tin. Ở Việt Nam, do số lượng người vào các wapsite (vd: wap.vietteltelecom.com.vn; wap.mobifone.com.vn; ...) ko nhiều nên các nhà cung cấp ít quan tâm đến việc update nội dung cho các wapsite của mình. Hiện nay, ứng dụng chủ yếu của trình duyệt wap là dùng để tải dữ liệu (nhạc chờ, game, hình ảnh, ....) Chỉ cần truy cập vào địa chỉ wap của file cần tải (vd: wap.abc.com/xyz.mp3) hoặc nhấn chọn vào link đính kèm trong tin nhắn từ các nhà cung cấp dịch vụ (các tổng đài 8xxx,7xxx,5xxx,....). File dữ liệu sẽ được tải về máy điện thoại của bạn. => các wapsite khá nghèo nàn về nội dung, các website thì thường bị bug vì tràn bộ nhớ nên người ta chủ yếu dùng wap để tải các nội dung số (thường là được tính phí khá cao thông qua các tổng đài dịch vụ). Tuy nhiên, do công nghệ sử dụng bộ nhớ ngoài (thẻ nhớ) và sự phát triển của các chuẩn giao tiếp (hồng ngoại, bluetoot, USB, ....) nên các dịch vụ tải nội dung này chủ yếu dành cho các máy bị hạn chế về mặt kết nối! 3. Các phần mềm ứng dụng chạy trên nền GPRS (yêu cầu máy phải hỗ trợ java): - Vì GPRS truyền tải dữ liệu giữa điện thoại di động với nhà cung cấp (sau đó nhà cung cấp truyền tải tiếp dữ liệu đó đến mạng internet) nên nếu máy được cài đặt các phần mềm/ứng dụng phù hợp, bạn sẽ kết nối được với thế giới internet bên ngoài. Ở đây mình đưa ra 2 loại ứng dụng chủ yếu đang được sử dụng phổ biến: + Trình duyệt Web: phổ biến nhất có thể nhắc tới Opera mini, với giao diện thân thiện và khả năng hiển thị tốt và được tối ưu hóa về bộ nhớ nên các bạn có thể thoải mái lướt web/duyệt email, ..... mà ko sợ bị đứt đoạn giữa chừng như trình duyệt wap, qua vài bước tinh chỉnh để hạn chế bớt dung lượng hình ảnh tải về, bạn có thể thoải mái lướt web để tìm thông tin bất kì lúc nào bạn thích mà không phải trả phí quá cao. + Các phần mềm Chat/email: Hiện nay có khá nhiều phần mềm Chat có thể chạy trên điện thoại và phần lớn là ... miễn phí (vd: yamee, vitalk, mig33,....) . Bạn có thể tìm và tải về điện thoại của mình để có thể online bất kì lúc nào bạn muốn. Vì thông tin trao đổi qua phần mềm chat chủ yếu là text nên dung lượng dữ liệu trao đổi hay cụ thể hơn là phí sử dụng dịch vụ GPRS mà bạn phải trả ko phải là vấn đề quá lớn mà bạn cần quan tâm. Thay vào đó, vấn đề mà bạn cần tập trung ở đây là ... pin điện thoại của bạn [:14:]. Việc sử dụng điện thoại liên tục sẽ làm pin của bạn nhanh hết hơn. Slogan thích hợp dành cho phần này có lẽ là: "Không lo hết tiền, chỉ sợ ... hết pin" => với mức cước phí GPRS khoảng 1-5đ/KB dữ liệu tải về thì chat/email hay duyệt web (sau khi disable phần hiển thị hình ảnh) cả buổi tối cũng chỉ tốn của bạn vài ngàn đồng mà thôi. (1KB tương đương khoảng 1000 kí tự text) Mối liên hệ giữa GPRS và TMDT: TMDT chủ yếu giao tiếp qua các công cụ có kết nối internet (yahoo message, trình duyệt web, email ...) nên nếu máy điện thoại di động có kết nối GPRS và được cài đặt những ứng dụng phù hợp, bạn sẽ có thể online bất kì lúc nào để "kết nối" với khách hàng/đối tác của bạn một cách kịp thời và thường xuyên nhất. Với mức cước cũng không quá đắt (1-5đ/KB hoặc rẻ hơn nếu bạn sử dụng nhiều), GPRS có thể chia sẻ/trao đổi nhiều thứ hơn là những gì bạn nghĩ! Cuối cùng, chúc các bạn đạt được nhiều thành công trên con đường kinh doanh (nếu có) của mình [:8:]! P/s: để có thể sử dụng các dịch vụ ở trên (MMS, Wap hay các phần mềm chạy trên nền GPRS) thì những yêu cầu tối thiểu cần có là: + Điện thoại có khả năng kết nối GPRS + Điện thoại có hỗ trợ MMS và java + Điện thoại được cài đặt GPRS đúng cách + Chi phí để sử dụng dịch vụ
Tài liệu liên quan