Tóm tắt: Bài viết sử dụng hướng tiếp cận liên
ngành và liên văn hóa nhằm đưa ra giả thuyết: Chiến
lược phát triển ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục đại
học Việt Nam thời hội nhập là tận dụng những hiểu biết
về văn hóa và những kỹ năng nghệ thuật để giúp người
học tiếp thu ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Năng lực ngôn ngữ (ngữ pháp và
vốn từ vựng) là năng lực chuyên môn hẹp, không đủ
giúp người học ngoại ngữ đương đầu với những thách
thức khi giao tiếp trong bối cảnh thời đại hội nhập văn
hóa. Để giao tiếp tốt, người sử dụng ngoại ngữ cần bổ
sung những năng lực liên ngành/liên văn hóa - chúng
tôi gọi đó là lợi thế văn hóa và lợi thế nghệ thuật.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi thế văn hóa và lợi thế nghệ thuật trong chiến lược ngoại ngữ thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
660
LỢI THẾ VĂN HÓA VÀ LỢI THẾ NGHỆ THUẬT
TRONG CHIẾN LƯỢC NGOẠI NGỮ THỜI HỘI NHẬP
Nguyn Hoàng Anh Tu n
Trường ĐH KHXH& NV-ĐHQG Tp. HCM
Tóm t
t: Bài viết sử dụng hướng tiếp cận liên
ngành và liên văn hóa nhằm đưa ra giả thuyết: Chiến
lược phát triển ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục đại
học Việt Nam thời hội nhập là tận dụng những hiểu biết
về văn hóa và những kỹ năng nghệ thuật để giúp người
học tiếp thu ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Năng lực ngôn ngữ (ngữ pháp và
vốn từ vựng) là năng lực chuyên môn hẹp, không đủ
giúp người học ngoại ngữ đương đầu với những thách
thức khi giao tiếp trong bối cảnh thời đại hội nhập văn
hóa. Để giao tiếp tốt, người sử dụng ngoại ngữ cần bổ
sung những năng lực liên ngành/liên văn hóa - chúng
tôi gọi đó là lợi thế văn hóa và lợi thế nghệ thuật.
T khóa: chiến lược ngoại ngữ, liên ngành, liên văn
hóa, lợi thế văn hóa, lợi thế nghệ thuật.
DẪN NHẬP
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới toàn diện giáo
dục đại học Việt Nam, góp phần thiết thực triển
khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (2014-2020) do
Thủ tướng phê duyệt, chúng tôi viết bài Lợi thế
văn hóa và lợi thế nghệ thuật trong chiến lược
ngoại ngữ thời hội nhập. “Hội nhập, toàn cầu hóa,
thế giới phẳng... là những danh từ thời thượng mà
các chính trị gia và các chuyên gia sính dùng. Đó
ám chỉ một hiện tượng mới về xã hội và kinh tế do
cuộc cách mạng công nghệ thông tin (IT) mang lại.
Nếu Thomas Friedman đặt giả thuyết: sự lan tỏa
của thông tin và kiến thức qua Internet đã san
bằng mọi cách biệt về lợi thế kinh tế giữa các
quốc gia/các thể chế chính trị/các tầng lớp nhân
dân... kết quả là một thế giới phẳng, ai cũng có cơ
hội do công nghệ mới tạo dựng, thì “hội nhập”
cũng với ý nghĩa gần tương tự: là khái niệm chỉ xu
thế thời đại mà công nghệ đã san bằng mọi đường
biên giới, một dân tộc dù muốn hay không vẫn
phải đối diện với giao lưu tiếp xúc với thế giới.
Tuy nhiên, nhiều học giả phê phán giả thuyết về
một xã hội đại đồng bình đẳng của Thomas
Friedman là hoang tưởng (trong đó có Alan Phan).
Dù cho những thành quả của IT có mang lại cuộc
cách mạng vĩ đại về tri thức “nhưng thế giới sẽ
vẫn là thế giới ta đã quen biết suốt 5.000 năm lịch
sử... Thật sự IT lại có khả năng làm gia tăng sự
cách biệt giàu nghèo, học thức và vô học... Người
biết sử dụng IT sẽ khôn khéo dùng lợi thế cạnh
tranh này để kiếm tiền, kiếm quyền và nhiều đặc
lợi hơn so với đám đông còn bỡ ngỡ” [13: 13].
Tương tự, Đề án Ngoại ngữ của Việt Nam
(2014-2020) với tư cách là một chiến lược đào tạo
cần khai thác những lợi thế gì, hay chỉ làm gia
tăng sự cách biệt giữa những cá thể có năng lực
đặc biệt về ngoại ngữ so với “đám đông còn bỡ
ngỡ”? Để giải quyết vấn đề này, bài viết áp dụng
hướng nghiên cứu liên ngành và liên văn hóa, với
giả thuyết: Chiến lược phát triển ngoại ngữ cho
các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập là tận dụng những (lợi thế) hiểu biết về
văn hóa và những kỹ năng nghệ thuật để giúp người
học tiếp thu ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn.
Mục đích của bài viết là đề xuất thuần túy về
mặt lý thuyết, những chiến lược trình bày trong
này là để khẳng định sự tiên tiến của giáo dục
phương Tây nhưng đến nay vẫn còn mới mẻ và xa
lạ đối với lịch sử giáo dục ngoại ngữ của Việt
Nam. Vì thế bài viết sẽ không đáp ứng những kỳ
vọng về một nghiên cứu thực chứng, hay một
nghiên cứu thực trạng-giải pháp với những số liệu
định lượng cụ thể.
1. Khái niệm “liên ngành” và “liên văn hóa”
1.1. “Liên ngành” như một định hướng
nghiên cứu, một chiến lược đào tạo ngoại ngữ
Trước hết, trong thời đại hội nhập, “liên
ngành” là một bước chuyển của nhận thức về tính
cách đa tầng của những vấn đề khoa học đang
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
661
được đặt ra, như một sự phản ứng đối với sự
chuyên môn hóa ngày càng cao của những chuyên
ngành khoa học ổn định. Do những yêu cầu khách
quan và cả những hạn chế chủ quan của bối cảnh
thời đại, khoa học khởi nguyên từ tư duy tổng hợp,
rồi đi vào quỹ đạo phân tích, chuyên sâu. Thời cổ
đại đã xuất hiện một hình mẫu “nhà khoa học liên
ngành” như Aristoteles (384-322 TCN). Nhưng
khi thời đại “mặt trời triết học đã lặn” (con người
kiểu mẫu ấy qua đời), nhân loại hầu như chỉ còn
những con người “thường thường bậc trung” (hạn
chế chủ quan), trong khi khoa học ngày càng phát
triển đòi hỏi có sự phân công chuyên môn hóa để
đi vào từng khía cạnh của vấn đề (yêu cầu khách
quan). Tư duy phân tích – chuyên môn hóa có tính
ưu việt của nó; nhưng bản chất thế giới luôn chằng
chịt các mối liên hệ biện chứng, trên bước đường
tiến hóa, người ta chợt nhận ra, không thể nhận
thức thế giới một cách đơn lẻ và siêu hình, mà cần
liên ngành dựa trên nền tảng phát triển cao của các
khoa học phân tích đã có sẵn. Đó chính là hướng
nghiên cứu và đào tạo mang tính hợp đề
(synthese).
Thứ hai, “liên ngành” là một khái niệm mô tả
thực tế diễn ra trong lý luận và nghiên cứu một
ngành khoa học mà có hơn một chuyên ngành
tham gia. J.Kokelmans (1979) đã thử tìm cách khu
biệt khái niệm “liên ngành” (interdisziplin) với
những khái niệm cùng loại như: đa ngành
(multidisziplin), đa số ngành (pluridisziplin),
xuyên ngành (transdisziplin). Nhưng, thử nghiệm
cắt nghĩa của J. Kokelmans không đạt kết quả,
không tạo được một thuật ngữ có tính chính xác
khoa học. Bởi vậy, J.Mittelstrass đề nghị nên xác
định sự chuyên ngành hóa đích thực là sự xuyên
ngành - tức là “làm cho các ngành riêng lẻ không
còn như nó vốn có” [Mittelstrass, dẫn theo 12: 20].
Trong khi phương Đông thời kỳ cổ trung đại, khoa
học còn ẩn mình trong tư duy tổng hợp sơ khai
“Nho, y, lý, số gắn liền / Văn, sử, triết bất phân”,
phương Tây thời kỳ cổ điển (cuối thế kỷ VI - đầu
thế kỷ V TCN), thế giới quan của người Hy Lạp
đã không ưa tính chuyên nghiệp hẹp. Một nhà
triết học tài năng có thể có những phát minh toán
học và thiên văn học, một nhà điêu khắc nổi tiếng
không những có thể xây dựng đền đài mà còn có
thể tô vẽ nó, có thể biên soạn một chuyên luận
khoa học và đa số những người Hy Lạp nổi
tiếng mà ký ức còn lưu lại hậu thế là các nhà thơ
[14: 325].
Chính vì thế, “liên ngành” còn là một chính
sách văn hóa, một chiến lược giáo dục, đào tạo
toàn diện con người. “Nhà nước Aten quan tâm
đến đời sống văn hóa của công dân bằng cách tạo
cho họ khả năng tham gia vào ngày hội và đi xem
hát. Thợ thủ công và thương nhân nghèo được trợ
cấp để đi xem hát. Những cuộc thi đấu thể thao
trong một thời gian dài là đặc quyền của giới quý
tộc thì nay đã trở thành quyền của mọi công dân
Aten” [14: 325].
Trong chiến lược đào tạo ngoại ngữ, chúng tôi
kêu gọi “liên ngành” trên các bình diện: 1. Về
phương pháp dạy ngoại ngữ, cần áp dụng phương
pháp của các ngành khoa học xã hội và nhân văn
khác trong đào tạo ngoại ngữ, điển hình là phương
pháp so sánh của văn hóa học, phương pháp luyện
giọng và trình diễn của các ngành nghệ thuật (sân
khấu, điện ảnh); 2. Về chuẩn mực đào tạo nguồn
nhân lực ngoại ngữ, cần đánh giá năng lực ngoại
ngữ trên “năng lực liên văn hóa” và năng lực
“trình diễn” ngôn ngữ.
1.2. “Liên văn hóa” như một yêu cầu của
thời đại, một năng lực giao tiếp ngoại ngữ
“Liên văn hóa” (intercultural) là một khái niệm
ra đời trong thời đại mà giao tiếp là một yếu tố
then chốt của thành công (thế kỷ XXI), đã xa rồi
những thời kỳ mà mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa
vẫn có thể tồn tại được trong chính sách “bế quan
tỏa cảng” và bưng bít thông tin. Tiền tố “liên”
biểu thị “mối quan hệ”. Tính từ “liên-văn hoá”
hàm ý một quan niệm rằng, cứ hai nền văn hoá trở
lên thì chắc chắn có quan hệ với nhau theo cách
nào đó [8]. Trong quan hệ “đa văn hoá” như vậy,
cần một sự hòa giải toàn diện những “xung đột
văn hóa” như xung đột tư tưởng/tôn giáo/chính
trị Đó là một thái cởi mở và khoan dung, giúp ta
tránh được mọi cám dỗ của óc cuồng tín tôn giáo
và thuyết “bảo căn” (fundamentalism), tư tưởng
cục bộ, toàn thủ (integrism), vị chủng. Trong viễn
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
662
tượng chính trị, liên văn hóa cũng là một tên gọi
khác của tinh thần cộng hòa-dân chủ, không chấp
nhận sự độc quyền thống trị. Trong giáo dục - là
viễn tượng quan trọng nhất, thái độ, tinh thần và
sự thức nhận liên văn hóa cần được dạy và học
trong gia đình và xã hội, từ nhà trẻ cho đến đại
học, trong tư tưởng lẫn hành động [2].
Tính liên văn hoá hàm ý một mối quan hệ bình
đẳng / đối thoại đóng vai trò một nguyên lý,
giữa những nền văn hoá khác biệt như những chủ
thể bình đẳng với các quyền bình đẳng. Đó là nền
tảng để chấp nhận người khác với tính căn nguyên
độc đáo của họ trong khi vẫn nhận biết sự khác
biệt và đa dạng. Nó mặc định sự gạt bỏ mọi hình
thái của thuyết trung tâm (thuyết coi châu Âu là
trung tâm, thuyết Trung Quốc là trung tâm, thuyết
dân tộc Arian là trung tâm, v.v.) và tạo dựng một
nền tảng để phát triển sự giao tiếp và liên đới [8].
Claude Clanet, định nghĩa “liên văn hóa” là
“toàn bộ các tiến trình phát sinh do sự tương tác
giữa các nền văn hóa, trong mối liên hệ trao đổi
qua lại và với mục đích bảo toàn bản sắc văn hóa
tương đối của các bên tham gia” (1990). Martine
Abdallah-Pretceille nhắc nhở thêm rằng:“cái
chính yếu không phải là miêu tả các nền văn hóa
mà là phân tích xem điều gì đang diễn ra giữa các
cá nhân hay các nhóm thuộc những nền văn hóa
khác nhau, phân tích các thói quen xã hội và giao
tiếp của mỗi nền văn hóa” (1999) [4].
Vì thế, từ những năm 70 của thế kỷ XX, liên
văn hóa đã được các nhà sư phạm phương Tây đề
xuất như một hướng tiếp cận mới trong việc giảng
dạy ngoại ngữ - nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc cung cấp cho người học những kiến thức về
văn hóa song song với quá trình giảng dạy một
ngoại ngữ, giúp nâng cao năng lực giao tiếp của
người học [4]; một năng lực giao tiếp ngoại ngữ,
một chiến lược tiếp cận đối tượng tham thoại bằng
thái độ chấp nhận các giá trị, niềm tin, cách ứng
xử - văn hóa của bản thân chỉ là tương đối, không
duy ngã độc tôn, tự biết đặt mình vào vị trị bình
đẳng với đối tác và tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Theo Đỗ Bá Quý: “Năng lực giao tiếp liên văn
hóa là một tổ hợp của ba khối kiến thức gồm năng
lực tri thức ngôn ngữ (đích), năng lực tri thức thế
giới và năng lực chiến lược giao tiếp” [5].
2. Lợi thế văn hóa
2.1. Lợi thế của mối quan hệ liên ngành
ngôn ngữ và văn hóa
Lời nói và kho tàng ngữ ngôn của văn hóa
Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng F. de Saussure đã
khu biệt và chỉ ra mối quan hệ giữa ngữ ngôn
(langue) và lời nói (parole): “Trong khi lời nói
hình thành nên dữ liệu có thể trực tiếp tiếp cận
được thì ngữ ngôn là một kho tàng được thực tiễn
nói năng của những người cùng thuộc một cộng
đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống ngữ pháp tồn
tại dưới dạng thức tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay
nói cho đúng hơn, trong các bộ óc của một tập thể;
vì ngôn ngữ không có mặt đầy đủ trong một người
nào, nó chỉ tồn tại một cách vẹn toàn trong quần
chúng. Ngược lại, lời nói là một hành động cá
nhân do ý chí và trí tuệ chi phối... ngữ ngôn có
tính xã hội, tính cốt yếu, trừu tượng, bất biến...
Ngữ ngôn và lời nói gắn bó khắng khít và giả định
lẫn nhau: Ngữ ngôn là cần thiết cho hiểu quả của
lời nói có thể hiểu được; về phương diện lịch sử,
lời nói có trước, làm ngữ ngôn biến hóa. Vì thế,
Saussure viết: “Ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là
sản phẩm của lời nói”. Thuật ngữ langage chỉ khả
năng ngôn ngữ nói chung, tức là năng lực chung đối
với việc thụ đắc và sử dụng ngôn ngữ [11: 47-48].
Theo lý thuyết của Saussure1 , kho tàng ngữ
ngôn là trầm tích của văn hóa, mà người sử dụng
nó bất luận là người bản xứ hay người nước ngoài
phải trải qua một quá trình tích lũy lâu dài mới có
được một năng lực ngôn ngữ đạt chuẩn. Điều này
lý giải về một nghịch lý mà lâu nay rất nhiều
người ngộ nhận rằng “học ngoại ngữ cho lắm
cũng không bằng người bản xứ”, nhưng, thực tế
cho thấy cũng giống như nhiều người Việt Nam
thi không đạt môn Tiếng Việt thực hành, người
bản xứ đi thi các chứng chỉ quốc tế tiếng mẹ đẻ
vẫn trượt như thường. Và đó không phải là hiện
1
F. de Saussure 2005: Giáo trình ngôn ngữ học đại
cương, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb KHXH, H. [11].
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
663
tượng cá biệt. Nguyên do, người nước ngoài, cũng
như người bản xứ, khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc
mình là đang sử dụng lời nói - một hành động cá
nhân, còn hiệu quả sử dụng của họ đến đâu thì còn
tùy thuộc vào năng lực thủ đắc ngữ ngôn hay kinh
nghiệm xã hội mà họ từng trải. Và, cơ hội để có
được năng lực đó chia đều cho cả hai: người học
ngoại ngữ và người bản xứ.
Vì ngộ nhận nên khi chọn giáo viên dạy tiếng
Anh, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã
đánh giá quá cao giáo viên nước ngoài dạy tiếng
Anh thay vì chọn giáo viên người Việt, điều này
bộc lộ thói sùng ngoại của người Việt Nam hơn là
nhu cầu thực học2.
Nghĩa của từ và giá trị văn hóa của từ
Khi học tiếng Pháp, nhiều sinh viên cảm thấy
khó khăn khi phải hiểu từ “soleil” trong với nghĩa
là “nắng” thay vì chỉ hiểu là “mặt trời”. Tương tự
ở các ngoại ngữ khác vẫn thường có hiện tượng
này. Như tiếng Anh, “sheep” có nghĩa là “con
cừu”, nhưng món thịt cừu được bày trên bàn ăn lại
là “mouton” (mượn của tiếng Pháp). Vấn đề là khi
gặp từ “soleil”, làm sao có thể liên tưởng ngay đến
nghĩa là “nắng”? Khi phải gọi tên món thịt cừu,
làm sao ghi nhớ phải dùng từ “mouton” thay vì từ
“sheep”. Saussure đã gợi ý đến khái niệm “giá trị”
trong nghiên cứu ngôn ngữ học, theo hai cách: 1)
Đó là kết quả của những quan hệ qua lại với các
thành viên khác của hệ thống; 2) Đó là kết quả của
những quan hệ qua lại của hai mặt trong ký hiệu
ngôn ngữ. “Một từ có thể đem đổi lấy một cái gì
không cùng dạng: một ý niệm, ngoài ra, nó có thể
đem so sánh với cái gì cùng tính chất với nó: một
từ khác. Một từ không những mang một ý nghĩa
mà còn mang (chủ yếu là) giá trị” [11: 54]. Mà,
giá trị của một từ có liên quan đến giá trị văn hóa.
Mỗi một nền văn hóa có một hệ giá trị riêng có
ảnh hưởng đến cách hiểu và ý nghĩa của từ ngữ
thuộc nền văn hóa đó.
2
Xem bài báo “Giáo viên Việt thua trên sân nhà”, Báo
Phụ Nữ,
vien-viet-thua-tren-san-nha-/a78478.html [10].
Văn hóa nhận thức như một logic tri nhận
ngôn ngữ
Vào cuối những năm 1950, xuất hiện hướng
nghiên cứu liên ngành, kết hợp ngôn ngữ học với
khoa học tri nhận - khảo sát quá trình tâm trí trong
việc thụ đắc và sử dụng tri thức ngôn ngữ. Ngôn
ngữ học tri nhận kêu gọi tiếp cận ngôn ngữ dựa
trên kinh nghiệm của con người về thế giới và
cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa thế
giới. Ý niệm là những biểu tượng tinh thần phản
ánh cách thức chúng ta tri giác thế giới xung
quanh và tương tác với nó, bao gồm cả sự liên
tưởng và những ấn tượng – một trong những kinh
nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ [11: 210].
Một đứa trẻ sinh ra học ngôn ngữ mẹ đẻ bằng
cách gì nếu không phải là bằng ý niệm, thông qua
sự tương tác của nó với môi trường xung quanh -
gia đình và xã hội. Đầu tiên nó học nói bằng cách
bắt chước theo cha mẹ, sau đó, lớn lên, đến trường
học, nó mới học đọc và viết. Thế nhưng, theo
khẳng định của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, “việc
đào tạo, dạy học Ngoại ngữ của Việt Nam hiện
nay không giống một nước nào trên thế giới,... ở
Việt Nam, học sinh, sinh viên học ngoại ngữ
nhưng không nói chuẩn hay để người khác hiểu
được mình đang nói, nghĩ gì. Việc dạy ngoại ngữ
ở trường phổ thông chưa có những tiêu chí cụ thể
mang tính tuyệt đối, trình độ của giáo viên chưa
đạt được yêu cầu đề ra”3. Vậy, cái “không đạt
chuẩn” của giáo dục ngoại ngữ Việt Nam là không
có năng lực “nói chuẩn để người khác hiểu”, là do
sai chiến lược - đi ngược với logic tri nhận ngôn
ngữ (trước phải học nói, sau mới học ngữ pháp).
2.2. Lợi thế của “cái nhìn liên văn hóa”
Lợi thế khi thấu hiểu những khác biệt văn hóa
Đôi khi những mâu thuẫn xung đột khi giao
tiếp liên văn hóa chỉ xoay quanh sự khác biệt giữa
cách nói, cách dùng từ và cách hiểu của mỗi nền
văn hóa. Điều này cần phải thận trọng suy xét
nguyên nhân của một “cú sốc văn hóa” là do “rào
3
Xem bài “Ngành giáo dục liệu có “kham” nổi khi dạy và
học Ngoại ngữ yếu kém?” đăng trên V.O.V.VN,
khi-day-va-hoc-ngoai-ngu-yeu-kem-331855.vov
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
664
cản ngôn ngữ” chứ không thể vội vàng đánh giá
đối phương “thiếu văn hóa”.
Học giả người Nhật - Takeo Doi [3: 13-15] tâm sự:
“Tôi cảm thấy lúng túng trước sự khác biệt
giữa lối nghĩ và cảm của mình với lối nghĩ và cảm
của người Mỹ [...] Và tôi bắt gặp mình đang tự
nghĩ rằng một người Nhật thì sẽ không bao giờ thô
thiển hỏi một người lạ rằng ông ta có đói không,
mà sẽ làm món gì đấy mời ông ta chẳng cần phải
hỏi [...] Một trường hợp nữa cũng trong những
ngày đầu tiên tôi ở Mỹ-khi một nhà tâm thần học
đã làm cho tôi một việc tốt, tôi đã không nói cám
ơn (thank you) như người ta trông đợi, mà lại nói
“tôi lấy làm tiếc” (I’m sorry). Ông lập tức nhìn tôi
một cách lạ lùng “Anh lấy làm tiếc cái gì chứ?”.
Tôi hết sức bối rối. Tôi hình dung mình khó mở
miệng nói lời cám ơn bởi thấy điều đó hàm ý một
sự quá bình đẳng với con người thực ra là cấp trên
của mình. Tôi đã bắt đầu có ý niệm mơ hồ về khó
khăn mà tôi phải có dính dáng đến cái gì đó còn
hơn là hàng rào ngôn ngữ”.
“Một điều khác làm cho tôi bực mình: tục lệ
chủ nhà người Mỹ hỏi khách trước khi ăn là anh ta
thích uống rượu hay nước ngọt. Rồi nếu khách xin
rượu, chủ nhà sẽ hỏi anh thích rượu scotch hay
rượu bourbon, muốn uống nhiều hay ít và uống
theo kiểu nào... Sau khi ăn xong, anh ta lại phải
chọn uống cà phê hay trà, và còn chi tiết hơn
nhiều - muốn uống có đường hay, sữa... không...
Sao mà họ bắt khách phải chọn lựa lắm thứ vớ vẩn
đến thế [...] Và có lẽ tôi nên chấp nhận nó đúng
như nó là thế, như tục lệ Mỹ, thì hay hơn”.
Trong khi tục lệ của Nhật khi mời khách không
phải bạn thân của mình là phải nói một câu khiêm
nhường “có thể món này không hợp khẩu vị của
anh nhưng...” Đằng này một chủ nhà người Mỹ có
khi lại tự hào miêu tả mình nấu món ăn như thế
nào, mà không cho khách có lựa chọn nào khác,
trong khi cho khách tự do chọn đồ uống trước hay
sau đó. [Hơn nữa] câu “please help yourself” (xin
cứ tự nhiên nhá) mà người Mỹ dùng thật khó lọt
tai tôi trước khi tôi trở nên quen với lối nói chuyện
tiếng Anh. Tất nhiên nghĩa câu ấy chỉ đơn giản
“xin cứ dùng thức gì bạn muốn, đừng ngại” nhưng
dịch từng chữ thì có vẻ như “không ai giúp bạn
đâu” và tôi không thể biết làm sao mà nó lại diễn
đạt một thiện ý. Sự nhạy cảm Nhật Bản đòi hỏi
rằng, khi đãi khách, chủ nhà phải nhạy cảm nhận
biết khách cần gì và tự mình giúp khách. Để mặc
một người khách không thân với gia đình “help
yourself” (tự phục vụ) sẽ có vẻ cực kỳ thiếu tôn
trọng. Điều đó còn làm cho tôi tăng thêm cảm giác
người Mỹ là một dân tộc không thể hiện sự trọng
thị và nhạy cảm đối với người khác như người
Nhật [3:15-16].
Tuy nhiên, dưới cái nhìn của người Mỹ, có thể
họ sẽ cho rằng lối ứng xử theo nhạy cảm và cách
dùng từ kính ngữ cầu kỳ của người Nhật là một
hình thức “lịch sự kiểu Nhật” - giả tạo.
Và Takeo Doi [3: 16-17, 97] nhận định: “Vì
sao người Nhật và người Mỹ khác nhau thế [...] tôi
rất chú ý đến những từ mà họ sử dụng [...] Khi tôi
sang Mỹ tôi thấy những nhà tâm thần học ở đó ghi
lại những điều bệnh nhân nói bằng chính tiếng của
dân tộc họ và theo đuổi việc xem xét bệnh lý của
bệnh nhân với cách nói của chính họ [...] Các học
giả đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau về cung
cách tư