Đểthực hiện được mục tiêu đưa tổmáy điện hạt nhân đầu tiên của Việt
Nam vào vận hành thương mại trong năm 2020, với thời gian rất ngắn - 12
năm, chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, phức tạp,
trong đó điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định cho sựphát triển
điện hạt nhân của Việt Nam là chúng ta phải sớm lựa chọn đúng đắn loại
công nghệ điện hạt nhân nào phù hợp với Chiến lược phát triển Năng lượng
hạt nhân, với trình độKhoa Học & Công Nghệ, đội ngũchuyên gia về điện
hạt nhân, nền công nghiệp và khảnăng tài chính còn rất hạn chếcủa đất
nước. Vì theo kinh nghiệm của các nước nhập khẩu công nghệ điện hạt
nhân rất thành công trong quá trình nội địa hóa, tiến tới tựchủcông nghệ
điện hạt nhân nhưPháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng nhưcủa
các nước chưa thành công nhưBulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary việc lựa
chọn loại công nghệcũng nhưxác định sẽphát triển một hay nhiều loại
công nghệ đúng ngay từ đầu sẽrút ngắn được thời gian nội địa hóa và tự
chủcông nghệ, cũng nhưgiảm chi phí do đầu tưsai.
2 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lựa chọn công nghệ cho nhà máy
điện hạt nhân của Việt Nam
Để thực hiện được mục tiêu đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt
Nam vào vận hành thương mại trong năm 2020, với thời gian rất ngắn - 12
năm, chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, phức tạp,
trong đó điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển
điện hạt nhân của Việt Nam là chúng ta phải sớm lựa chọn đúng đắn loại
công nghệ điện hạt nhân nào phù hợp với Chiến lược phát triển Năng lượng
hạt nhân, với trình độ Khoa Học & Công Nghệ, đội ngũ chuyên gia về điện
hạt nhân, nền công nghiệp và khả năng tài chính còn rất hạn chế của đất
nước. Vì theo kinh nghiệm của các nước nhập khẩu công nghệ điện hạt
nhân rất thành công trong quá trình nội địa hóa, tiến tới tự chủ công nghệ
điện hạt nhân như Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng như của
các nước chưa thành công như Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary việc lựa
chọn loại công nghệ cũng như xác định sẽ phát triển một hay nhiều loại
công nghệ đúng ngay từ đầu sẽ rút ngắn được thời gian nội địa hóa và tự
chủ công nghệ, cũng như giảm chi phí do đầu tư sai.
Hiện nay, công nghệ lò phản ứng phát triển rất phong phú, đa dạng và
hướng tới mục tiêu tăng tính kinh tế, nâng cao độ an toàn và giải quyết vấn
đề bã thải hoạt độ cao sống dài ngày và rất khó có thể đánh giá ưu thế tuyệt
đối của công nghệ loại lò này so với công nghệ lò khác, nhưng xu thế
chung của các nước phát triển điện hạt nhân trên thế giới là sử dụng các
loại lò cải tiến thế hệ III, thế hệ III+ ( các lò thế hệ IV mặc dù có ưu điểm
vượt trội nhưng do cỡ công suất hạn chế và chưa được cấp phép cũng như
chưa được kiểm chứng nên chưa quốc gia nào sử dụn). Còn công nghệ lò
thế hệ II chỉ ở hầu hết các dự án đang được xây dựng dở hoặc đã đặt hàng
từ trước
Trong các cuộc hội thảo gần đây về dự án phát triển điện hạt nhân của Việt
Nam, phần lớn các chuyên gia, nhà khoa học và nhà tư vấn nước ngoài cho
rằng, Việt Nam cần chọn công nghệ lò thế hệ III hoặc III+ ngay từ tổ máy
điện hạt nhân đầu tiên. Như vậy việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các
nhà máy điện hạt nhân cùng loại công nghệ có thể phối hợp, hỗ trợ cho
nhau, giảm được nhiều thời gian và chi phí. Việc hai công ty Toshiba và
Hitachi, mặc dù là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực điện hạt nhân nhưng
cùng phát triển một loại lò nước sôi nên hai công ty này đã hợp tác cùng
nhau chia sẻ trong việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng là một ví dụ điển
hình; Việc đánh giá kiểm tra an toàn định kỳ, đánh giá cấp phép hoạt động
cho các nhà máy điện hạt nhân cùng loại công nghệ sẽ thuận lợi và kinh tế
hơn; Việc đào tạo cán bộ vận hành cho nhà máy điện hạt nhân cùng công
nghệ sẽ đơn giản và ít tốn kém. Và một lợi ích đặc biệt là trong quá trình
nội địa hóa việc đầu tư cho ngành chế tạo thiết bị, chế tạo nhiên liệu cho
các nhà máy điện hạt nhân cùng loại công nghệ - một mục tiêu mà tất cả
các nước nhập khẩu công nghệ điện hạt nhân đều hướng tới - sẽ nhanh
chóng và kinh tế hơn. Còn nếu chọn lò thế hệ II cho tổ máy điện hạt nhân
đầu tiên, sau đó chọn lò thế hệ III cho các tổ máy điện hạt nhân sau này, thì
quá trình chuyển giao công nghệ sẽ dài hơn vì phải tiến hành hai lần cho
hai loại công nghệ và tổn thất về kinh tế.
Vì vậy để bảo đảm an toàn và lợi ích kinh tế lâu dài như mong muốn của
nhân dân, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển công nghệ điện hạt nhân
của thế giới, chúng ta phải bằng mọi giải pháp khắc phục những khó khăn
về nguồn nhân lực, tài chính, sớm quyết định lựa chọn lò phản ứng thế
hệ III hoặc III+ cho tổ máy điện hạt nhân đầu tiên.
TS. Viện Khoa Học & Kỹ Thuật Hạt nhân
Nguyễn Tùng Sơn