Lựa chọn một số kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh năm I trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài Trong Karatedo, tự vệ, phòng ngự có nghĩa là tấn công nên từ kỹ thuật sơ cấp cho đến cấp thượng đẳng đều không tấn công trước Karate ni sente nashi tinh thần của nó là không bạo lực, luôn nhẫn nhịn. Đa phần hệ thống quyền pháp (Kata) của Karatedo đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Mục đích đòn đỡ trong Karatedo là làm lệch hướng đòn tấn công của đối phương. Tuy nhiên, đòn đỡ để tự vệ cũng chính là đòn tấn công và không mang ý nghĩa thụ động mà phải sáng tạo triệt để. Vì vậy, trong Karatedo phòng ngự tức tấn công và tấn công cũng là phòng ngự nên phải có kỹ pháp để bảo toàn sự phòng ngự đó và nhất là không dùng sự hiểu biết về nó vào mục đích không chính đáng. Võ đạo của Karatedo là văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với chính bản thân mình. Nếu chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, nó sẽ bồi đắp thêm sự hăng say, sáng tạo trong công việc, tạo sự yêu thương giúp đỡ mọi người, phát triển thể chất, tâm và trí với tinh thần tự tại, tự giác. Nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM là những cô giáo tương lai, nếu được trang bị một số kỹ thuật tự vệ của môn võ Karatedo, họ sẽ được cải thiện phần nào thể lực và có thể xử trí linh hoạt những tình huống xấu không may gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Lựa chọn một số kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên năm I Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn một số kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh năm I trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 267 LỰA CHỌN MỘT SỐ KỸ THUẬT KARATEDO VỚI MỤC ĐÍCH TỰ VỆ CHO NỮ SINH NĂM I TRƯỜNG ĐHSP TPHCM Trần Thị Huyền Trang (SV năm 4, Khoa GD Thể chất) GVHD: ThS. Phan Thành Lễ 1. Lý do chọn đề tài Trong Karatedo, tự vệ, phòng ngự có nghĩa là tấn công nên từ kỹ thuật sơ cấp cho đến cấp thượng đẳng đều không tấn công trước Karate ni sente nashi tinh thần của nó là không bạo lực, luôn nhẫn nhịn. Đa phần hệ thống quyền pháp (Kata) của Karatedo đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Mục đích đòn đỡ trong Karatedo là làm lệch hướng đòn tấn công của đối phương. Tuy nhiên, đòn đỡ để tự vệ cũng chính là đòn tấn công và không mang ý nghĩa thụ động mà phải sáng tạo triệt để. Vì vậy, trong Karatedo phòng ngự tức tấn công và tấn công cũng là phòng ngự nên phải có kỹ pháp để bảo toàn sự phòng ngự đó và nhất là không dùng sự hiểu biết về nó vào mục đích không chính đáng. Võ đạo của Karatedo là văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với chính bản thân mình. Nếu chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, nó sẽ bồi đắp thêm sự hăng say, sáng tạo trong công việc, tạo sự yêu thương giúp đỡ mọi người, phát triển thể chất, tâm và trí với tinh thần tự tại, tự giác.. Nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM là những cô giáo tương lai, nếu được trang bị một số kỹ thuật tự vệ của môn võ Karatedo, họ sẽ được cải thiện phần nào thể lực và có thể xử trí linh hoạt những tình huống xấu không may gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Lựa chọn một số kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên năm I Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ nhằm tăng cường thể chất và khả năng tự vệ cho nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP HCM. Lựa chọn các kỹ thuật karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP HCM và đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo qua 24 tuần luyện tập. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 268 3.1. Vài nét về Karatedo Nghệ thuật tự vệ và phản công này có thể được định nghĩa như là một sự áp dụng hiểu biết về cơ thể cho mục đích tự vệ và phản công, nó khác với Sumo (đô vật) là không phụ thuộc vào sức mạnh của bắp thịt, khác với mọi hình thức phản công của các môn võ khác là không dùng khí giới mà dùng những kỹ thuật bắt giữ hay đánh vào người đối phương làm tê liệt không thể phản công lại được. Mục đích của nó là loại đối phương khỏi vòng chiến đấu tạm thời chứ không sát hại đối phương (Theo Bushido the soul of Japan – Võ sĩ đạo linh hồn Nhật Bản của Inazo Nitobe) Năm 1936, Ông Funakoshi và danh tiếng của võ đường Shotokan ngày càng được nhiều người biết đến. Ông biên soạn sách Karatedo Kyohan, trong đó chương trình huấn luyện gồm 3 phần chính: kỹ thuật căn bản (Kihon-kilitsu), quyền (Kata) và đối luyện (Kumite). Lúc này uy tín và danh tiếng của môn võ đã có thế đứng vững chắc trong làng võ thuật Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của võ đường Shotokan, Funakoshi được mọi người suy tôn và trở thành Tổ sư của môn Karatedo hiện đại ngày nay. Bô môn Karatedo được du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1950 qua một sĩ quan trong quân đội Nhật, võ sư Suzuki Chori. Sau 1945 Ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông về Huế mở trường dạy võ, thành lập hệ phái Linh trường không thủ đạo (Suzucho). Từ năm 1970 một số cao đồ mở lớp dạy võ ở một số tỉnh thành như: Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn. Vào những năm 60 thế kỉ XX, cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc phát triển hệ phái Kyokushinkai tại Sài Gòn. Trong thập niên 1970, võ sư Nguyễn Văn Ái đã phát triển Karatedo ở một số tỉnh thành miền tây như Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ Đến những năm đầu thập kỷ 80, phong trào Karatedo ở Việt Nam phát triển lớn mạnh khắp cả nước, đi vào quỹ đạo có tổ chức của ngành thể dục thể thao Việt Nam. Năm 1989, Liên đoàn lâm thời Karatedo Việt Nam được thành lập để định hướng phát triển lâu dài. 3.2. Các nguyên tắc căn bản khi tập luyện môn Karatedo Điều quan trọng nhất trong khi giao đấu là lợi dụng lúc đối phương sơ hở, phản xạ chậm để phản đòn và phá vỡ cân bằng trước khi đối phương kịp phản công. Một khi cân bằng bị mất, người ta không thể đổi bộ, chuyển hướng dễ dàng theo ý mình, đó là lúc ta khai thác tấn công. Sau đây là những điểm quan trọng trong việc tập luyện kỹ thuật. Năm học 2009 – 2010 269 3.2.1. Làm mất cân bằng của đối phương và điểm trung tâm trọng lực trong quá trình tập luyện và thi đấu, trong cử động thân thể hay là sự chính xác về vật lý và sinh lý. Sự chính xác vật lý trong môn Karatedo rất quan trọng, mọi phần của cơ thể phải hoà hợp để tạo sự vững chắc cần thiết cho cơ thể chịu đựng được sức phản lại do đòn đá kỹ thuật hay đòn đấm. Do đó, trong tập luyện và thi đấu việc duy trì cân bằng của cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng. Hoạt động của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguyên lý động học, cho nên nếu cơ thể ở trạng thái vững vàng ổn định thì rất vững chắc, nhưng cũng rất khó khăn trong việc triển khai hoạt động; ngược lại, mọi hoạt động sẽ triển khai dễ dàng hơn nếu cơ thể không ở trong trạng thái quá vững vàng và ổn định. 3.2.2. Bộ pháp căn bản và điều chỉnh khoảng cách Thực tế thi đấu cho chúng ta thấy được một số đòn tấn công hoàn toàn đúng kỹ thuật căn bản nhưng trở thành vô hiệu chỉ vì không giữ đúng khoảng cách cự ly. Nói chung, khoảng cách trong thi đấu được xem là thích hợp khi nào khoảng cách đó giúp cơ thể chuyển động gọn gàng, tấn công và phản công một cách hiệu quả hoặc làm cho đối phương rơi vào vị thế khó tấn công. Từ vị trí đó, ta có thể mở một đòn tấn công có hiệu quả bằng cách thu ngắn khoảng cách lại để thực hiện chuỗi kỹ thuật đòn trúng mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả. 3.2.3. Tự vệ hiệu quả Để tiến hành phòng thân tự vệ một cách hữu hiệu thì phải có tố chất tâm lý tốt và thể chất khỏe, hai điều ấy hòa lẫn vào nhau, tương hỗ với nhau không thể thiếu. Cái gọi là tố chất tâm lý là khi đột nhiên gặp phải phần tử xấu tấn công thì nhất thiết phải giữ thái độ bình tĩnh, dũng cảm và cương quyết, tức là lúc lâm nguy không sợ hãi, dám đương đầu với kẻ xấu. Sự dũng cảm này, một là, có thể giúp ta áp dụng phương pháp phòng vệ hợp lý, hữu hiệu, phát huy đầy đủ kỹ thuật và chiến thuật tự vệ; hai là, sẽ tạo nên một sự uy hiếp đối với phần tử xấu, trấn áp sự hung hãn của kẻ xấu. Ngược lại, nếu người tự vệ khi đối diện với kẻ xấu mà bộc lộ tâm trang sợ hãi, hoảng hốt thì sẽ tạo nên sự hung hãn của kẻ xấu, khiến cho chúng đạt được mục đích bất chính. 3.3. Quá trình hình thành kỹ thuật Trong huấn luyện và giảng dạy Thể dục Thể thao nói chung, Karatedo nói riêng cho vận động viên, sinh viên, học sinh trong các hoạt động, quá trình hình thành kỹ thuật được chia làm 3 giai đoạn: Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 270  Giai đoạn dạy học ban đầu  Giai đoạn dạy học chuyên sâu  Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện. 4. Phương pháp – đối tượng – tổ chức nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Với mục đích xác định một số kỹ thuật Karatedo nhằm nâng cao trình độ thể lực và khả năng tự vệ cho nữ sinh viên Trường ĐHSP TPHCM, các tài liệu có liên quan sẽ được chọn lọc, phân tích. Phương pháp phỏng vấn Phiếu hỏi được dùng để phỏng vấn các thầy cô giáo bộ môn, các huấn luyện viên, các vận động viên võ Karatedo về các vấn đề có liên quan đến các kỹ thuật của môn võ Karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên Trường ĐHSP TPHCM. Phương pháp thực nghiệm so sánh trình tự Phương pháp này áp dụng một số kỹ thuật được lựa chọn trên toàn bộ nghiệm thể, từ đó so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các kỹ thuật. Phương pháp thống kê toán học 4.2. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn ngẫu nhiên 20 nữ sinh viên năm I ở Ký túc xá (KTX) Trường ĐHSP TPHCM. 4.3. Tổ chức nghiên cứu Từ tháng 9 – 2009 đến 5 – 2010. 5. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu Lựa chọn các kỹ thuật Karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên Trường ĐHSP TPHCM và đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo qua 24 tuần luyện tập. 5.1. Lựa chọn các kỹ thuật Karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên Trường ĐHSP TPHCM Các kỹ thuật Karatedo với mục đích tự vệ cho nữ sinh viên Trường ĐHSP TPHCM gồm: Năm học 2009 – 2010 271  Tập những động tác từ dễ đến khó  Phân tích kĩ đặc điểm động tác  Chú ý tới thời gian tập luyện  Cho tập luyện với khối lượng tăng dần hợp lý  Lựa chọn bài tập phải phù hợp với đối tượng. Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi tiến hành các bước sau: Bước 1: Xây dựng phiếu phỏng vấn Qua tham khảo tài liệu và thực tế, bước đầu tổng hợp và thống kê được 23 kỹ thuật cơ bản của Karatedo với mục đích tự vệ cho nữ. Bước 2: Tiến hành phỏng vấn Phiếu phỏng vấn đã được gửi trực tiếp đến các giảng viên đang giảng dạy môn Karatedo, các huấn luyện viên để thu thập ý kiến và từ đó lựa chọn các kỹ thuật Karatedo với mục đích tự vệ phù hợp với đối tượng. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn (n=20) Kết quả phỏng vấn Số phiếu tán thành Số phiếu không tán thành STT Kỹ thuật Karatedo Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Tấn trước (zenkutsu dachi) 15 75 5 25 2 Tấn sau (kokutsu dachi) 15 75 5 25 3 Tấn ngang (kiba dachi) 16 80 4 20 4 Tấn vuông (shiko dachi) 10 50 10 50 5 Tấn nhón (neko ashi dachi) 8 40 12 60 6 Tấn pháp (dachi) Tấn cong (fudo dachi) 6 30 14 70 7 Chặt trong ra (shuto uchi) 16 80 4 20 8 Chặt ngoài vào (shuto gammen uchi) 12 45 8 55 9 Chặt thẳng tới (shuto uchi komi) 10 50 10 50 10 Chặt xéo (naname shuto uchi) 8 60 8 40 11 Đỡ chặt (shuto) Chặt dọc ( tate shuto) 7 35 13 65 12 Đỡ cao (age uke) 16 80 4 20 13 Đỡ giữa (chudan uchi uke) 15 75 5 25 14 Đỡ (Uke) Đỡ thấp (gedan barai) 18 90 2 10 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 272 15 Đỡ chống (morote uke) 17 85 3 15 16 Đỡ múc (gulmi uke) 10 50 10 50 17 Đỡ trên dưới (yama uke) 9 45 11 55 18 Đỡ giật (otoshi uke) 8 40 12 60 19 Đá tống trước (meageri) 19 95 1 5 20 Đá vòng ( mawaghi geri) 17 85 3 15 21 Đá ngang (yoko geri) 18 90 2 10 22 Đá mổ (tsumasaki) 10 50 10 50 23 Đá (geri) Đá lui ( yoko kekomi) 5 25 15 75 24 Kihon jodan 17 85 3 15 25 Kihon chudan 18 90 2 10 26 Kihon mae geri 16 80 4 20 27 Kihon mawashi geri 15 75 5 25 28 Kumite (đối luyện) Kihon yoko geri 10 50 10 50 Qua kết quả phỏng vấn các kỹ thuật có số phiếu tán thành từ 60% trở lên được chọn để tiến hành thực nghiệm bao gồm:  Kỹ thuật tấn: có tấn trước (zenkutsu dachi), tấn sau (kokutsu dachi), tấn ngang (kiba dachi)  Kỹ thuật đỡ chặt: có chặt trong ra (shuto uchi), chặt ngoài vào (shuto gammen uchi)  Kỹ thuật đỡ: đỡ cao (age uke), đỡ giữa (chudan uchi uke), đỡ thấp (gedan barai), đỡ chống (morote uke)  Kỹ thuật đá: đá tống trước (meageri), đá vòng (mawaghi geri), đá ngang (yoko geri)  Kỹ thuật đối luyện: kihon jodan, kihon chudan, kihon mae geri, kihon mawashi geri. Bước 3: Tiến hành thực nghiệm Sau khi lựa chọn được các kỹ thuật Karatedo với mục đích tự vệ, chúng tôi tiến hành tập luyện cho 20 nữ sinh viên năm I ở KTX, mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi 90 phút, và tập luyện liên tiếp 24 tuần. 5.2. Đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo 5.2.1. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật karatedo Bước 1: Xây dựng phiếu phỏng vấn Qua tham khảo tài liệu và thực tế, bước đầu tổng hợp và thống kê được 4 test dùng để kiểm tra đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo. Năm học 2009 – 2010 273 Bước 2: Tiến hành phỏng vấn Bảng 2: Kết quả phỏng vấn (n=20) Kết quả phỏng vấn Số phiếu tán thành Số phiếu không tán thành STT Nội dung kiểm tra Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Đấm gyaku zuki (đấm tay sau) trong 10” (lần) 14 70 6 30 2 Đấm kizami zuki (đấm tay trước) trong 10” (lần) 10 50 10 50 3 Đá mawashi geri (đá vòng) trong 10” (lần) 9 45 11 55 4 Đá maegeri (đá tống trước) trong 10” (lần) 17 85 3 15 Qua kết quả ở bảng chúng tôi đã lựa chọn 2 nội dung kiểm tra có kết quả phỏng vấn từ 70% trở lên là test đấm gyaku zuki và đá maegeri Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy của các test được lựa chọn Để kiểm tra độ tin cậy của test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan của từng test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2, với điều kiện các hệ số tương quan phải đảm bảo đủ độ tin cậy r ≥ r001. Bảng 3: Độ tin cậy của các test được chọn STT Test r r001 1 Đấm gyaku zuki (đấm tay sau) trong 10” (lần) 0.82 0.679 2 Đá maegeri (đá tống trước) trong 10” (lần) 0.80 0.679 Như vậy 2 test kiểm tra đều có độ tin cậy (r > 0.8) và đều có ý nghĩa thống kê (r > r001). 5.2.2. Kiểm tra khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo sau 24 tuần Test 1: Đấm gyaku zuki trong 10 giây tính số lần. Test 2: Đá maegeri trong 10 giây tính số lần. Công thức lập thang C và điểm đánh giá được xếp loại theo bảng 4 và 5. Bảng xếp loại kỹ thuật karatedo được xây dựng trên quy tắc 0.5X S Bảng 4: Tiêu chuẩn đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo qua 24 tuần tập luyện Loại test Tốt Trung bình Kém Đấm gyaku zuki (lần) > 12.365 11.535 đến cận 12.365 < 11.535 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 274 Đá maegeri (lần) > 10.83 9.67 đến cận 10.83 < 9.67 Bảng 5: Thang điểm đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật karatedo qua 24 tuần tập luyện Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Đấm gyaku zuki (lần) 14.025 13.61 13.19 12.78 12.365 11.95 11.53 11.12 10.70 10.29 Đá mae geri (lần) 13.15 12.57 11.99 11.41 10.83 10.25 9.67 9.09 8.51 7.93 Bảng 6: Kết quả đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật karatedo qua 24 tuần tập luyện Loại test Tốt Trung bình Kém Tổng SV 4 SV 10 SV 6 SV 20 Đấm gyaku zuki (lần) % 20% 50% 30% 100% SV 6 SV 7 SV 6 SV 20 Đá mae geri (lần) % 30 % 40% 30 % 100% Nhìn vào bảng 6, ta thấy đa phần sinh viên thực hiện tốt kỹ thuật Karatedo qua 24 tuần tập luyện. Về kỹ thuật đấm gyaku zuki thì có 14 sinh viên đạt từ trung bình trở lên, và 6 sinh viên chưa thực hiện tốt. Về kỹ thuật đá maegeri thì có 13 sinh viên đạt từ trung bình trở lên tương đương 70% trên tổng số, và 6 sinh viên chưa thực hiện tốt kỹ thuật. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận - Đã lựa chọn được 16 kỹ thuật trong môn võ Karatedo với mục đích là tự vệ và nâng cao thể chất cho nữ sinh viên năm thứ I của Trường ĐHSP TPHCM bao gồm: 1. Kỹ thuật tấn: DACHI  Zenkutsu dachi: tấn trước  Kokutsu dachi: tấn sau  Kiba dachi: tấn ngang 2. Kỹ thuật chặt: SHUTO  Shuto uchi: chặt trong ra Năm học 2009 – 2010 275  Shuto gammen uchi: chặt ngoài vào 3. Kỹ thuật đỡ: UKE  Age uke: đỡ cao  Chudan uchi uke: đỡ giữa  Gedan barai: đỡ thấp  Motote uke: đỡ chống 4. Kỹ thuật đá: GERI  Mae geri: đá trước  Mawashi geri: đá vòng  Yoko gery: đá thốc ngang 5. Kỹ thuật đối luyện:  Kihon jodan  Kihon chudan  Kihon mae geri  Kihon mawashi geri. - Xác định được 2 test kiểm tra đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật Karatedo của sinh viên gồm:  Test 1: Đấm gyaku zuki (đấm tay sau) trong 10” (lần).  Test 2: Đá maegeri (đá tống trước) trong 10” (lần). - Sau 24 tuần tập luyện, đa phần sinh viên thực hiện tốt kỹ thuật Karatedo. Qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy sự tự tin của các bạn sinh viên đã tăng lên rất nhiều. 6.2. Kiến nghị Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu thực tế chúng tôi thu được kết quả và có kiến nghị như sau: Trường ĐHSP TPHCM nên đưa môn võ Karatedo vào giai đoạn đầu của chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên.