Hà nội là trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị và xã hội của cả nước. Để
đẩy mạnh sự nghiệp “ công nghiệp hoá và hiện đại hoá ” theo tinh thần của Nghị
Quyết TW8 , Hà nội cần thực hiện một sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn diện
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và cơ cấu kinh tế quốc tế trên các
lĩnh vực. Trong đó vấn đề đầu tư vào các khu công nghiệp ( KCN) giữ một vai
trò quan trọng, đó là một trong những điêù kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Hà nội. Kinh nghiệm của các nước đi
trước cho thấy việc khai thác thành công loại hình KCN sẽ là những nhịp cầu
nối nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Chính
vì vậy việc làm thế nào để có thể xây dựng và khai thác sử dụng một cách có
hiệu quả các KCN tại Hà nội đang là điều trăn trở của các nhà quản lý kinh tế vĩ
mô. Thành công trong lĩnh vực này sẽ nhanh chóng đưa Hà nôi không chỉ là một
trung tâm kinh tế lớn của cả nước mà còn mở cửa , bước ra hoà nhập một cách
bình đẳng với các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới.
Hiện nay Hà nội có 05 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích lên
tới 765 ha hứa hẹn một khu vực sản xuất rộng lớn, có chất lượng cao. Thế nhưug
các dự án đầu tư sản xuất tại KCN tại Hà nội vẫn chỉ là những con số rất khiêm
tốn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn còn do dự trong quá trình thăm
dò tình hình trước khi đầu tư vào đây. Chính vì vậy qua khảo sát và tìm hiểu tôi
lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai
thác sử dụng các KCN tại Hà nội”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là dùng
những lý luận cơ bản vận dụng để giải quyết vấn đề : "Làm thế nào để đẩy
nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các khu công nghiệp tại Hà
Nội?"
123 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá
trình xây dựng và khai thác sử dụng
các KCN tại Hà nội
2
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà nội là trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị và xã hội của cả nước. Để
đẩy mạnh sự nghiệp “ công nghiệp hoá và hiện đại hoá ” theo tinh thần của Nghị
Quyết TW8 , Hà nội cần thực hiện một sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn diện
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và cơ cấu kinh tế quốc tế trên các
lĩnh vực. Trong đó vấn đề đầu tư vào các khu công nghiệp ( KCN) giữ một vai
trò quan trọng, đó là một trong những điêù kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Hà nội. Kinh nghiệm của các nước đi
trước cho thấy việc khai thác thành công loại hình KCN sẽ là những nhịp cầu
nối nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Chính
vì vậy việc làm thế nào để có thể xây dựng và khai thác sử dụng một cách có
hiệu quả các KCN tại Hà nội đang là điều trăn trở của các nhà quản lý kinh tế vĩ
mô. Thành công trong lĩnh vực này sẽ nhanh chóng đưa Hà nôi không chỉ là một
trung tâm kinh tế lớn của cả nước mà còn mở cửa , bước ra hoà nhập một cách
bình đẳng với các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới.
Hiện nay Hà nội có 05 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích lên
tới 765 ha hứa hẹn một khu vực sản xuất rộng lớn, có chất lượng cao. Thế nhưug
các dự án đầu tư sản xuất tại KCN tại Hà nội vẫn chỉ là những con số rất khiêm
tốn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn còn do dự trong quá trình thăm
dò tình hình trước khi đầu tư vào đây. Chính vì vậy qua khảo sát và tìm hiểu tôi
lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai
thác sử dụng các KCN tại Hà nội”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là dùng
những lý luận cơ bản vận dụng để giải quyết vấn đề : "Làm thế nào để đẩy
nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các khu công nghiệp tại Hà
Nội?"
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .
Dùng những phương pháp lý luận cơ bản vận dụng để giải quyết vấn đề :
" Làm thế nào đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các khu công
nghiệp tại Hà nội . "
3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Nghiên cứu ở các khu công nghiệp.
- Phạm vi : Nghiên cứu tại khu vực Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử trong việc giải quyết các vấn đề của đề tài, trong đó chủ yếu dựa vào phương
pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp
- Khái quát những kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của các nước
trong khu vực và trên thế giới, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của các khu công nghiệp tại Hà Nội mặt mạnh cũng
như mặt yếu.
- Đề xuất ý kiến của mình về quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm
đẩy nhanh quá trình xaay dựng và khai thác sử dụng các khu công nghiệp tại Hà
Nội.
6. Kết cấu của luận án .
Phần mở đầu
Chương I : Một số lý luận về khu công nghiệp .
Chương II : Thực trạng của việc xây dựng và khai thác sử dụng của các khu
công nghiệp tại Hà nội trong thời gian qua .
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai
thác sử dụng các khu công nghịêp tại Hà nội .
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
Chương I
Những lý luận cơ bản về Khu Công Nghiệp
1.1 Khái quát chung về khu công nghiệp ( KCN )
1.1.1 Khái niệm về KCN ( Industrial Zone )
Hình thức đầu tư vào KCN còn gọi là KCN tập trung mới xuất hiện ở Việt
nam sau khi chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo hình thức khu chế xuất .
Khu công nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo
một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ
tầng, phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hiệp các
ngành công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh
doanh.
ở Việt Nam, theo Điều 2 “Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao ”, được Chính Phủ ban hành năm 1997 có quy định:
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ
tướng Chính Phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất.
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của khu công nghiệp.
Khu công nghiệp là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn
gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng
lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Khu công nghiệp có những đặc điểm chính
sau đây:
Khu công nghiệp có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các nhà
5
đầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong khu để thành
lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ
tục xin phép và thuế đất (giảm hoặc miễn thuế).
Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ nước ngoài hay các
tổ chức, cá nhân trong nước. ở các nước, Chính Phủ thường bỏ vốn xây dựng cơ
sở hạ tầng như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông... ở Việt Nam, Nhà nước
không có đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng khu công nghiệp được hiểu là tiến hành kêu gọi vốn đầu tư nước
ngoài và trong nước kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp dành chủ
yếu cho thị trường thế giới, đối tượng chủ yếu là phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên
để tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và
hàng hóa tiêu dùng, các nhà sản xuất trong khu công nghiệp rất quan tâm đến
việc sản xuất hàng hoá có chất lượng cao với mục đích thay thế hàng nhập khẩu.
Mọi hoạt động kinh tế trong khu công nghiệp trực tiếp chịu sự chi phối
của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế. Bởi vậy, cơ chế quản
lý kinh tế trong khu công nghiệp lấy điều tiết của thị trường làm chính.
Khu công nghiệp có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn là một
vương quốc nhỏ trong một vương quốc như khu chế xuất. Các chế độ quản lý
hành chính, các quy định liên quan đến ra, vào khu công nghiệp và quan hệ với
doanh nghiệp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn. Hoạt động trong khu công nghiệp sẽ là
các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các
điều kiện bình đẳng.
Khu công nghiệp là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành
phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và cả doanh
nghiệp 100% vốn trong nước.
6
Ra đời cùng với loại hình khu chế xuất, khu công nghiệp cũng sớm gặt hái
được nhiều thành công ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các nước đang phát
triển.
1.1.3. Phân biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp.
1.1.3.1. Khái niệm khu chế xuất ( KCX )
Khu chế xuất là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Anh là “Export
Processing Zone”. Xung quanh khái niệm chung này cho đến nay có nhiều quan
niệm cụ thể khác nhau với nhiều định nghĩa tương ứng. Thông thường nội hàm
của khái niệm này thường thay đổi tùy theo thời gian và không gian cụ thể. Cho
đến nay các nhà kinh tế học còn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm khu
chế xuất.
ở Việt Nam, khu chế xuất thường được hiểu theo nghĩa hẹp, theo đó, “Khu
chế xuất là một khu vực công nghiệp tập trung sản xuất hàng hoá xuất khẩu và
thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Khu chế xuất là
khu khép kín, có ranh giới địa lý được xác định trong quyết định thành lập khu
chế xuất, nhưng biệt lập với các vùng lãnh thổ ngoài khu chế xuất bằng một hệ
thống tường rào. Khu chế xuất được hưởng một quy chế quản lý riêng quy định
tại Quy chế khu chế xuất "
Như vậy, về cơ bản khu chế xuất là khu kinh tế tự do. ở đó, các xí nghiệp
công nghiệp được tổ chức ra để chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Thông thường,
nước chủ nhà đứng ra xây dựng các cơ sở hạ tầng của khu chế xuất, xây dựng
công trình sản xuất và phục vụ đời sống ở đây, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư
nước ngoài mang vốn, thiết bị, nguyên vật liệu từ nước ngoài vào và thuê nhân
công của nước chủ nhà tổ chức thành lập khu chế xuất, tiến hành sản xuất hàng
hoá để bán trên thị trường thế giới. Các mặt hàng dưới dạng máy móc, thiết bị,
nguyên liệu nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá xuất khẩu từ khu chế xuất
ra thị trường thế giới đều được miễn thuế. Tuy nhiên, ở một số khu chế xuất,
7
cũng có hoạt động kinh doanh mua bán lại công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu trong nội bộ khu chế xuất hoặc giữa các khu chế xuất với nhau và việc
bán hàng hoá do khu chế xuất sản xuất ra trên thị trường nước chủ nhà. Chính vì
vậy, nó được gọi là khu chế biến xuất khẩu (hay còn gọi là khu chế xuất). Tuy
nhiên, còn có một số tên gọi khác như: Khu mậu dịch tự do (Malaysia), đặc khu
kinh tế (Trung Quốc), khu chế xuất tự do (Hàn Quốc)... Mặc dù cách gọi tên cụ
thể là rất khác nhau, nhưng nhìn chung ở các khu vực này chủ yếu là các hoạt
động sản xuất và chế biến còn hoạt động mua bán thì rất ít hoặc không thấy .
1.1.3.2. Phân biệt giữa khu công nghiệp và khu chế xuất
Điểm giống nhau
Khu công nghiệp và khu chế xuất đều là những địa bàn sản xuất công
nghiệp gồm nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống, có ranh giới
pháp lý riêng, có ban quản lý riêng do Chính Phủ thành lập. Về cơ sở hạ tầng,
khu công nghiệp, khu chế xuất đều được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ tầng kỹ
thuật hiện dại, đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các
doanh nghiệp công nghiệp.
Về cơ cấu ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất đều gồm các ngành truyền
thống như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ hải sản... mà trong nước có lợi thế so
sánh và các ngành công nghiệp mới như điện tử, lắp ráp...
Điểm khác nhau
Khu công nghiệp có phạm vi hoạt động rộng hơn khu chế xuất, nó không
chỉ bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu mà
còn mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu
và tiêu thụ trong nước.
Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có thể được vào khu công nghiệp,
khác với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài. Các ưu đãi
từ phía Chính Phủ cũng được thực hiện đối với doanh nghiệp trong khu công
8
nghiệp chú trọng tới việc sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những doanh nghiệp
này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như trong khu chế xuất và cũng sẽ được hưởng
ưu đãi như trong khu công nghiệp.
Khu chế xuất là khu vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài để xuất
khẩu. Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ
ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài. Khu chế xuất là khu thương mại tự do, bởi vì hàng hoá từ khu chế
xuất ra nước ngoài và từ nước ngoài vào khu chế xuất không phải chịu thuế xuất
nhập khẩu và ít bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan. Còn quan hệ giữa các
doanh nghiệp khu công nghiệp với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ
doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp được hưởng ưu đãi như doanh
nghiệp trong khu chế xuất). Khu công nghiệp không phải là khu thương mại tự
do mà là khu sản xuất tập trung.
Về điều kiện ưu đãi, doanh nghiệp khu chế xuất được hưởng thuế thu nhập
10%, miễn thuế trong 4 năm đầu đối với doanh nghiệp sản xuất; nộp 15% và
miễn 2 năm đối với doanh nghiệp dịch vụ. Còn doanh nghiệp khu công nghiệp
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50%
sản phẩm trong 2 năm; 10% đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm
và trong 2 năm.
Đối với nước sở tại, thì khu chế xuất có nhiều mặt lợi hơn so với khu công
nghiệp. Điều này có thể được lý giải bởi các lý do sau đây:
+ Doanh nghiệp chế xuất không được trực tiếp sử dụng thị trường nội địa
nên nhìn chung là không cạnh tranh với nền sản xuất trong nước.
+ Nhà nước không lo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp mà ngược lại,
nguồn ngoại tệ của xã hội lại được tăng lên nhanh chóng nhờ hoạt động của khu
chế xuất .
+ Thúc đẩy việc mở cửa thị trường nội địa nhanh hơn, phù hợp với chủ
trương xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu.
9
Tuy nhiên, những gì được coi là có lợi cho nước sở tại thì ngược lại là khó
khăn đối với nhà đầu tư. Để có thể xuất khẩu được 100% sản phẩm, việc tổ chức
sản xuất phải đạt chất lượng cao, đồng đều, giá hợp lý, phù hợp với điều kiện
cạnh tranh của thị trường quốc tế. Do các khó khăn trên mà các nhà đầu tư nước
ngoài thường quan tâm đến hình thức khu công nghiệp, nhằm tận dụng lợi thế về
thị trường nội địa. Do đó, việc xây dựng thành công các khu chế xuất thường
gặp khó khăn hơn là khu công nghiệp. Việc các nhà đầu tư nước ngoài coi trọng
mô hình khu công nghiệp là có căn nguyên riêng của nó, nhưng cần phải thấy
được một vấn đề là nếu một quốc gia có quá nhiều khu công nghiệp hoạt động
sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu do nước ngoài
đầu tư. Điều này sẽ tạo ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt không cần thiết trên thị
trường nội địa.
Để khuyến khích đầu tư vào khu chế xuất, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống
chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước theo tinh thần khuyến khích mạnh hơn,
ưu đãi nhiều hơn cho khu chế xuất, làm cho nó có đủ sức hấp dẫn mạnh hơn đối
với các nhà đầu tư so với khu công nghiệp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các
khu công nghiệp và khu chế xuất là không ít khó khăn nhưng việc kêu gọi các
doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn này là khó khăn hơn nhiều. Chất lượng của một
khu chế xuất hay khu công nghiệp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các dự án
đã thu hút được.
1.1.4. Vai trò của các KCN
Với chức năng là những hạt nhân số một, những đòn bẩy của các vành đai
công nghiệp, các hành lang hay tam giác tăng trưởng kinh tế của cả nước, khu
công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
10
1.1.4. 1. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ
Sau chiến tranh thứ hai, nhiều quốc gia đã giành được độc lập dân tộc do
không muốn lệ thuộc vào chính quốc, đã thực hiện quá trình công nghiệp hoá-
hiện đại hoá nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, họ
thường vấp phải vấn đề thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng, khả năng tích luỹ bên
trong hầu như chưa có. Kết quả là họ phải chuyển hướng chiến lược từ công
nghiệp hoá hướng nội sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Vì
thế, một trong những biện pháp hiệu quả đối với các nước này là áp dụng mô
hình khu công nghiệp và khu chế xuất để thu hút các ngành sản xuất hàng xuất
khẩu và thu ngoại tệ. Thực tế ở nhiều nước xuất khẩu , hàng sản xuất ra từ các
khu công nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số lượng hàng hoá xuất khẩu
của nước đó. Trong giai đoạn đầu hoạt động của các khu công nghiệp , mục tiêu
tăng thu ngoại tệ của các khu công nghiệp nhìn chung không đạt được, vì các
doanh nghiệp phải dùng số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập khẩu công
nghệ, thiết bị tiên tiến. ở đây cái lợi là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ.
1.1.4.2. Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
Với qui chế quản lý và hệ thống chính sách ưu đãi, các khu công nghiệp sẽ
tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh, thuận lợi; có sức hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài; từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp
cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, học được phong cách quản lý hiện đại.
Hơn thế nữa, việc phát triển khu công nghiệp cũng phù hợp với chiến lược của
các công ty đa quốc gia (TNCs) trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ
sở tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế quan ưu đãi từ phía nước chủ
nhà, khai thác thị trường rộng lớn ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy mà
số vốn đầu tư vào các địa bàn này không ngừng tăng lên. Theo thống kê của
Ngân hàng thế giới (WB), các dự án thực hiện trong khu công nghiệp hầu hết do
các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (khoảng
43% các dự án do đầu tư trong nước thực hiện, 24% do liên doanh với nước
11
ngoài, 33% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện). Do vậy, khu công nghiệp
đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ví dụ,
ở Đài Loan và Malaixia trong những năm đầu phát triển, khu công nghiệp đã
thu hút khoảng 60% số vốn FDI.
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vị trí, ưu đãi
về chính sách và cơ chế, khu công nghiệp, khu chế xuất còn khuyến khích thu
hút các nhà đầu tư trong nước - một nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng có ý
nghĩa rất quan trọng và cũng là nguồn vốn rất lớn còn chưa được khai thác và sử
dụng một cách xứng đáng. Khu công nghiệp sẽ tạo môi trường và cơ hội phát
huy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu
đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc liên doanh, liên kết, các
doanh nghiệp trong nước có điều kiện và cơ hội để tiếp thu kinh nghiệm quản lý,
trình độ điều hành sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của
người nước ngoài, bồi dưỡng nhân tài, thử các phương án cải cách để tiến dần
đến trình độ thế giới.
1.1.4.3. Tạo công ăn việc làm
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình trạng phổ biến ở các nước kém
phát triển cũng như các nước đang phát triển là dân số gia tăng hết sức nhanh
chóng, song tốc độ tăng trưởng kinh tế lại rất chậm, tỷ lệ tích luỹ và đầu tư thấp.
Tình trạng đó dẫn tới hậu quả tất yếu là thiếu chỗ làm việc, nạn thất nghiệp ngày
càng gia tăng, trở thành sức ép lớn đối với chính phủ. Để giải quyết vấn đề này,
Chính Phủ các nước muốn tận dụng các khu công nghiệp để giải quyết việc làm,
tạo thu nhập cho người lao động. Điều này có thể làm được vì các chủ đầu tư
nước ngoài cũng muốn sử dụng nguồn lao dộng dồi dào và rất rẻ của nước chủ
nhà để tăng thêm lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào từng loại ngành nghề mà có lao động
ở các trình độ khác nhau. Ngành nghề càng đa dạng càng thu hút được nhiều lao
động nhàn rỗi. Ngoài một bộ phận được đào tạo, có một tỉ lệ lao động đáng kể là
lao động phụ nữ, trẻ, chưa lập gia đình, không có tay nghề và từ vùng nông thôn
12
ra làm việc. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới, đến nay các khu công
nghiệp đã thu hút được 30 triệu lao động so với giữa thập kỷ 80 chỉ là 500.000
lao động, trong đó, châu á là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất nhờ phát triển loại
hình này.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm và thu nhập của công
nhân làm việc trong các khu công nghiệp . Đó là họ không được nắm giữ các
cương vị chủ cốt như tổng giám đốc và thủ quỹ mà chỉ nắm giữ các cương vị
quản lý trung gian, thiết kế chế tạo... Tiền lương của công nhân làm việc cho các
khu công nghiệp thường thấp hơn rất nhiều so với tiền lương trả cho công nhân
ở các nước phát triển khi cùng làm một công việc tương tự. Trong các khu công
nghiệp , nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì hầu như không có tổ
chức công đoàn bảo vệ quyền lợi công nhân hoặc nếu có thì hoạt động kém hiệu
quả . Song nếu so sánh tiền công giữa công nhân làm việc trong KCN so với
công nhân làm việc ngoài KCN thì mức lương của công nhân làm việc trong
KCN vẫn cao hơn. Ngoài ra họ còn được hưởng những khoản phụ cấp ngoài
lương khác như phụ cấp ăn trưa và có phương tiện đưa đón... Như vậy, về mặt
công ăn, việc làm và thu nhập, khu công nghiệp đã mang lại lợi ích rõ rệt cho
nước chủ nhà.
1.1.4.4 Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý
hiện đại
Sau khi giành được độc lập, hầu hết các nướ