Luận văn Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay

Người Chăm ở Ninh Thuận có 60345 người (chiếm 11,75% dân số của tỉnh), cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em (Kinh, Hoa, Raglai, K'ho...) ở 22 thôn thuộc 12 xã của 4 huyện thị [13, tr.1]. Đồng bào Chăm Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính là đạo Bàlamôn và đạo Bàni, một số ít đi theo Công giáo, Tin lành và đạo Ixlam... Ngoài ra đồng bào còn thực hiện nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trong tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bào Chăm có sự đan xen, khó phân biệt rạch ròi đâu là các nghi lễ thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng... Chính tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần trong việc hình thành và phát triển văn hóa Chăm, làm cho văn hóa Chăm phong phú, đa dạng... Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm vẫn còn chi phối khá mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của đồng bào - đặc biệt là đời sống tinh thần. Vì vậy, trong vùng đồng bào Chăm hiện nay, giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, sẽ góp phần giải quyết tốt về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo Chăm Ninh Thuận đang đứng trước thực trạng đáng lo ngại do giáo lý, giáo luật không rõ ràng và thiếu tính hệ thống. Trong nội bộ tôn giáo Chăm thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết do tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng trong nội bộ một tôn giáo, nhiều nghi lễ còn rờm rà, kéo dài thời gian, tốn kém, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Mặt khác, do sự tác động của cơ chế thị trường cùng với việc truyền đạo và theo đạo trái pháp luật đang lôi kéo người Chăm bằng cách mua chuộc về kinh tế đã làm cho một số người từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để đi theo Công giáo, Tin lành, Ixlam (Hồi giáo)... Thực trạng trên đã làm xáo trộn rất lớn đến các mối quan hệ trong cộng đồng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dòng họ, nội bộ dân tộc, tôn giáo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào - nhất là đời sống tinh thần...

pdf130 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Chăm ở Ninh Thuận có 60345 người (chiếm 11,75% dân số của tỉnh), cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em (Kinh, Hoa, Raglai, K'ho...) ở 22 thôn thuộc 12 xã của 4 huyện thị [13, tr.1]. Đồng bào Chăm Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính là đạo Bàlamôn và đạo Bàni, một số ít đi theo Công giáo, Tin lành và đạo Ixlam... Ngoài ra đồng bào còn thực hiện nhiều nghi lễ thuộc tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trong tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bào Chăm có sự đan xen, khó phân biệt rạch ròi đâu là các nghi lễ thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng... Chính tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần trong việc hình thành và phát triển văn hóa Chăm, làm cho văn hóa Chăm phong phú, đa dạng... Hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm vẫn còn chi phối khá mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của đồng bào - đặc biệt là đời sống tinh thần. Vì vậy, trong vùng đồng bào Chăm hiện nay, giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, sẽ góp phần giải quyết tốt về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo Chăm Ninh Thuận đang đứng trước thực trạng đáng lo ngại do giáo lý, giáo luật không rõ ràng và thiếu tính hệ thống. Trong nội bộ tôn giáo Chăm thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết do tranh chấp chức sư cả, không thống nhất ngày tháng trong nội bộ một tôn giáo, nhiều nghi lễ còn rờm rà, kéo dài thời gian, tốn kém, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Mặt khác, do sự tác động của cơ chế thị trường cùng với việc truyền đạo và theo đạo trái pháp luật đang lôi kéo người Chăm bằng cách mua chuộc về kinh tế đã làm cho một số người từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để đi theo Công giáo, Tin lành, Ixlam (Hồi giáo)... Thực trạng trên đã làm xáo trộn rất lớn đến các mối quan hệ trong cộng đồng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dòng họ, nội bộ dân tộc, tôn giáo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào - nhất là đời sống tinh thần... Vì vậy, nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận cùng với thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục một số ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh h- ưởng tích cực là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua đó sẽ giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc Chăm nắm rõ hơn về thực trạng và sự ảnh hưởng của nó để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm hướng tôn giáo, tín ngưỡng Chăm vào hoạt động tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Chăm, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ dân tộc, tôn giáo, góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và sự phát triển chung của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vì văn hóa Chăm có vị trí tương đối quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, nên từ trước đến nay đã có nhiều công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này - kể cả các luận văn đại học, cao học và luận án tiến sĩ... Trong đó, những công trình nghiên cứu trong nước gần đây liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Chăm có thể kể: * Về sách: - "Người Chăm ở Thuận Hải", Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải, Thuận Hải, 1989. - "Văn hóa Chăm", Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 1991, Phan Xuân Biên làm chủ biên. - "Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm" của Ngô Văn Doanh, 1998. - "Lễ hội của người Chăm" của Sakaya, Nxb Văn hóa dân tộc, 2003. * Về luận án tiến sĩ: - Phan Văn Dốp, "Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. - Phan Quốc Anh, "Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bà la môn ở Ninh Thuận", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2004. - Nguyễn Đức Toàn, "ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. - Vương Hoàng Trù-“Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2002. - Đề tài cấp tỉnh của Ban Dân vận tỉnh ủy Ninh Thuận, "Tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp", Phan Rang, 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài viết về tín ngưỡng tôn giáo Chăm đăng rải rác ở các Tạp chí Dân tộc học, Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu Đông Nam á của Ngô Văn Doanh, Thành Phần, Bá Trung Phụ, Văn Món, Phan Văn Dốp, Phú Văn Hẳn.... Những nghiên cứu trên đây đã góp phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu văn hóa Chăm nói chung và tín ngưỡng tôn giáo người Chăm nói riêng và những công trình trên đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo ngời Chăm đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận - nhất là đời sống tinh thần của đồng bào hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực thì chưa có công trình nào đề cập. Vì thế, việc nghiên cứu Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay - Thực trạng và giải pháp là cần thiết và cấp bách ở Ninh Thuận. Qua đó sẽ giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận có cách nhìn đúng hơn về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là tôn giáo Bàlamôn và tôn giáo Bàni của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay. Đề tài không đi sâu vào lý luận tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ trình bày tín ng- ưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Chăm Ninh Thuận, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát huy sự ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Do lĩnh vực đời sống tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, nên luận văn chỉ đề cập sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm đối với đời sống tâm linh, đạo đức lối sống, kiến trúc Đền, Tháp, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật múa và cách suy nghĩ của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay, thực trạng sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào, đề ra một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm. Nhiệm vụ: Tìm hiểu một số nét về điều kiện kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận có ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận. Tìm hiểu nội dung cơ bản, những diễn biến và những đặc điểm, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó tìm ra nét đặc trưng của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Nêu lên thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm đối với đời sống tinh thần của đồng bào Chăm hiện nay và đề ra một số giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, dân tộc. Luận văn sử dụng thành quả các công trình nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng người Chăm trong thời gian qua và các tư liệu báo cáo của các ngành trong tỉnh và những tư liệu thực tế trong quá trình công tác gần 15 năm ở địa phương. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét tín ngưỡng tôn giáo Chăm trong quá trình vận động và mối quan hệ của nó với đời sống xã hội của người Chăm. Luận văn sử dụng phương pháp điền dã, điều tra xã hội học để tiếp cận trực tiếp với sinh hoạt trong tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lý, tình cảm của đồng bào Chăm và sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nêu lên thực trạng và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. 6. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn nêu lên được tình hình và đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo Chăm trong quá trình diễn biến của nó. Kết quả của luận văn cũng nêu lên vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống của người Chăm, thực trạng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay và đưa ra những giải pháp phù hợp. Kết quả của luận văn còn là những tài liệu thực tế giúp cho những người làm công tác tôn giáo, dân tộc ở Ninh Thuận và cả nước có cách nhìn đúng đắn hơn về thực trạng của tín ngưỡng, tôn giáo Chăm, từ đó tránh sự lệch lạc, chủ quan trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá Chăm-đặc biệt là tài liệu thực tế thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay. Chương 1 Một vài nét về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1 Một số điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay 1.1.1. Khái quát về người Chăm Ninh Thuận Người Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú và đa dạng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, hiện nay người Chăm cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em ở một số tỉnh miền Trung và Nam Bộ nước ta như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM, Bình Phước, An Giang với dân số trên 137 ngàn người, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận [8, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận có 60.345 người (chiếm 11,75% dân số của Tỉnh) [13, tr.1], sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 22 thôn thuộc 12 xã của 04 huyện thị, trong đó, tập trung đông nhất ở huyện Ninh Phước và huyện Ninh Hải. Kinh tế của đồng bào Chăm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là chính. Một số ít trồng thêm cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, cừu, dê, gà vịt và kinh doanh buôn bán. Có một thôn làm nghề gốm và một thôn làm nghề dệt thổ cẩm [7, tr.1]. Ngoài tín ngưỡng dân gian truyền thống, hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận theo 02 tôn giáo chính: Đạo Bàlamôn (người Chăm ảnh hưởng ấn Độ giáo, còn gọi là Ahier) và đạo Bàni (người Chăm ảnh hưởng Ixlam, còn gọi là Aval). Ngoài ra còn có một số ít đi theo đạo Công giáo, Tin Lành và đạo Ixlam chính thống. Trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhất là trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Chăm luôn đoàn kết với các dân tộc anh em trong tỉnh, đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều cơ sở cách mạng đã hình thành và phát triển trong các làng Chăm như Hậu Sanh, Như Bình, Vĩnh Thuận, Phước Lập… Nhiều gương sáng trong 02 thời kỳ kháng chiến có anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu, liệt sĩ Phú Như Lập, Tài Đại Thông, Từ Hậu, Lưu Đặng, Thiên Sanh Sửu…[7, tr.1]. Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú theo từng làng và có tính cộng đồng rất cao. Bà con thường giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là lúc ốm đau, hoạn nạn và trong việc thực hiện các nghi lễ thuộc tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm, trong vùng đồng bào Chăm, các nghi lễ diễn ra dày đặc. các nghi lễ này vẫn còn chi phối khá mạnh trong đời sống tinh thần của đồng bào. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đang đoàn kết cùng với các dân tộc anh em trong tỉnh ra sức xây dựng quê hương tỉnh nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay đã có những phát triển rõ rệt ở trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị… 1.1.2. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Chăm Ngoài những chủ trương, chính sách chung cho cả nước và chính sách chung cho các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cũng có những chính sách riêng cho từng dân tộc cụ thể. Đối với đồng bào Chăm, Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26.10.1981 và Thông tri số 03-TT/TW ngày 17.10.1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg ngày 18.02.2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Những chủ trương, chính sách trên đã tạo điều kiện cho vùng đồng bào Chăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về Chỉ thị 121-CT/TW ngày 26.10.1981 có nêu lên nhiều vấn đề ở các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị…trong đó có một số nội dung chính, Chỉ thị nêu rõ: “Trước mắt, các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với vùng dân tộc Chăm, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Kết hợp vừa tranh thủ, vừa phân hoá tầng lớp trí thức, chức sắc các tôn giáo, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần phấn khởi trong vùng đồng bào Chăm, động viên và tổ chức quần chúng ra sức phấn đấu đạt sự chuyển biến rõ rệt về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh chính trị, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân…”. Về văn hoá dân tộc, Chỉ thị 121 nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam…”. Chỉ thị đã yêu cầu “Các cấp ủy đảng cần làm tốt một số nhiệm vụ như tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và xã hội; củng cố v xây dựng cơ sở đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng”. Ngày từ khi Chỉ thị 121 ra đời, để thực hiện tinh thần của Chỉ thị, tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận và Bình Thuận) đã tổ chức Hội nghị triển khai cho tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị, đến năm 1990, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư (khóa VI), Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121 tại tỉnh Thuận Hải. Đến tham dự Hội nghị, ngoài lãnh đạo Trung ương và Tỉnh còn có đông đảo cán bộ, đảng viên người Chăm, đại diện các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu có uy tín…Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo… Sau Hội nghị tổng kết 10 năm việc triển khai và thực hiện Chỉ thị 121, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra Thông tri số 03-TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm, Thông tri đã đánh giá đúng thực trạng vùng đồng bào Chăm từ khi có Chỉ thị 121 và yêu cầu các cấp ủy đảng cần tập trung làm tốt các vấn đề về kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị ở các vùng Chăm… Năm 1992, tỉnh Thuận Hải tách ra thành 02 tỉnh: tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngay sau khi chia tách tỉnh, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã mở Hội nghị triển khai ngay Thông tri 03 cho các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh. Bởi vì Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất, chiếm gần 50% dân số đồng bào Chăm trong cả nước nên việc triển khai, thực hiện Thông tri 03 là vô cùng quan trọng và cấp bách. Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện, năm 2000, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã chỉ đạo mở Hội nghị tổng kết đánh giá việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 về công tác đối với đồng bào Chăm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo… Sau đó, đến năm 2004, ủy Ban Dân tộc Trung ương đã mở Hội nghị tổng kết việc triển khai và thực hiện Thông tri 03 trên phạm vi cả nước. Hội nghị được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống và đại diện cán bộ, đảng viên người Chăm, các chức sắc, nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu…Hội nghị đã đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đồng bào Chăm trong tình hình mới. 1.1.3. Những kết quả đạt được và những tồn tại về kinh tế-xã hội vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất hoàn toàn, đặc biệt là từ khi Đảng và Nhà nước ta có Chỉ thị 121, Thông tri 03, Chỉ thị 06 thì tình hình kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội ở các vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận phát triển rõ rệt; an ninh quốc phòng từng bước được giữ vững; tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố; nền văn hoá của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển; đội ngũ đảng viên, cán bộ, cốt cán người Chăm ngày càng nhiều, tỉ lệ học sinh các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Biểu hiện rõ nhất ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay về mặt kinh tế là trong trồng trọt và chăn nuôi, một thế mạnh của tỉnh đã phát triển khá rõ nét. Đời sống của đồng bào được nâng lên thể hiện ở việc các nhà mới xây kiên cố mọc lên rất nhiều ở các làng Chăm. Nhiều hộ gia đình mua xe Honda, tivi và thường xuyên tổ chức đi chơi vào các ngày lễ, tết… ở 22 làng Chăm Ninh Thuận hiện nay, đường giao thông đi lại rất thuận tiện. Hầu hết ở các làng đều có lưới điện quốc gia và hơn 95% người dân đã kéo điện về đến nhà. 22/22 làng có trường tiểu học; 100% số xã có đồng bào Chăm sinh sống đều có trường trung học cơ sở, bưu điện văn hoá xã; 17/22 làng có hệ thống cấp nước sinh hoạt, phục vụ hơn 50% số hộ dùng nước sạch; 58% số xã có trạm truyền thanh; 83,6% số làng xây dựng làng văn hoá; 60% số thôn có phòng học mẫu giáo; 5/12 xã có chợ; 100% số xã được công nhận xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học [30, tr.2]. Trường trung học Pô Klong (cũ) được đổi tên thành Trường PTTH Dân tộc nội trú của tỉnh, được xây dựng thêm khang trang hơn. Trung tâm văn hoá Chăm được phục hồi và từng bước đi vào hoạt động; Ban biên soạn chữ Chăm được duy trì và nâng cao về chất lượng; số học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ và cán bộ, đảng viên ngày càng nhiều; các Tháp Pô Klong Girai, Tháp Pô Rômê, Tháp Hoà Lai được Nhà nước trùng tu; chữ viết của dân tộc được nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy rộng rãi cho học sinh cấp I ở các làng Chăm; tệ mê tín dị đoan được đẩy lùi. Bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phục hồi, phát huy và phát triển. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Một số lễ nghi trong tín ngưỡng, tôn giáo không còn phù hợp với đời sống mới đã được xoá bỏ… Từ những thành quả đã đạt được ở các vùng Chăm, đã làm cho đồng bào phấn khởi, từ
Tài liệu liên quan