Thuếlàkhoản thu chủyếu của Ngân sách Nhànước, làcông cụ
quan trọng đểphân phối vàphân phối lại tổng sản phẩm xãhội vàthu nhập
quốc dân. Nhưvậy, cóthểthấy rằng Thuếlàmột biện pháp kinh tếcủa mọi
Nhànước. Song đểbiện pháp đó đạt hiệu quảsẽrất cần đến một bộphận
chuyên trách, chất lượng trong quátrình quản lývàhành thu.
Nhận thức được điều này, đồng thời đểbắt nhịp được với bước
chuyển biến vềcơcấu, thành phần kinh tế, Đảng vàNhànước ta đãthực
thi cải cách hệthống Thuếbước hai. Trong đó, nổi b ật nhất làviệc thay thế
2 sắc thuếDoanh thu vàthuếLợi tức bằng thuếGiátrịgia tăng vàthuế
Thu nhập doanh nghiệp được thông qua tại kỳhọp thứ11 vàcóhiệu lực thi
hành từ1/1/1999. Đây làbước đi vôcùng quan trọng, thểhiện sựmạnh
dạn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Tuy nhiên sựkhởi
đầu nào cũng đều cónhững chắc trởkhông thểtránh khỏi, nhất là ởkhu
vực kinh tếcáthểcảnước nói chung và đặc biệt ởQuận Ba Đình nói riêng.
Đểcóthểtháo gỡ được những khókhăn này vàtìm ra hướng đi mới làcả
một vấn đềnan giải đối với BộTài chính, Tổng cục Thuếvàcác cơquan
hữu quan.
83 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bàn về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinhn tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Bàn về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở
khu vực kinhn tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ
quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi
Nhà nước. Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận
chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu.
Nhận thức được điều này, đồng thời để bắt nhịp được với bước
chuyển biến về cơ cấu, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực
thi cải cách hệ thống Thuế bước hai. Trong đó, nổi bật nhất là việc thay thế
2 sắc thuế Doanh thu và thuế Lợi tức bằng thuế Giá trị gia tăng và thuế
Thu nhập doanh nghiệp được thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi
hành từ 1/1/1999. Đây là bước đi vô cùng quan trọng, thể hiện sự mạnh
dạn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Tuy nhiên sự khởi
đầu nào cũng đều có những chắc trở không thể tránh khỏi, nhất là ở khu
vực kinh tế cá thể cả nước nói chung và đặc biệt ở Quận Ba Đình nói riêng.
Để có thể tháo gỡ được những khó khăn này và tìm ra hướng đi mới là cả
một vấn đề nan giải đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan
hữu quan.
Quận Ba Đình là một trong 7 Quận nội thành của thành phố Hà
nội. Quận Ba Đình không rộng về diện tích nhưng có nhiều trụ sở, cơ quan
trung ương của Đảng, chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán. Tuy
nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây cũng rất phong phú. Qua thời
gian thực tập ở Chi cục Thuế quận Ba đình, được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy, cô giáo và các cán bộ công tác tại Chi cục, tôi đã đi sâu nghiên
cứu và phân tích tình hình thực tế quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở
Trang 2
khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba đình trong những tháng
đầu triển khai luật thuế mới này.Từ đó cũng xin được đưa ra một số
phương hướng nhằm tăng cường công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở
khu vực kinh tế cá thể, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước.
Bắt nguồn từ những lí do trên nên đề tài có tên gọi là: “Bàn về
công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên
địa bàn quận Ba đình" .
Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
thành phần kinh tế cá thể hiện nay.
Phần II: Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh
tế cá thể trên địa bàn quận Ba đình trong quý I năm 2003
Phần III: Một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá
trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình.
Vì thời gian thực tập và trình độ hạn hẹp nên bài viết không thể
tránh khỏi khiếm khuyết, sai sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô, các cán bộ thuế và những người quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn.
Trang 3
MỤC LỤC
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ
CÁ THỂ HIỆN NAY.
I. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG:
1. Khái niệm, đặc điểm của thuế.
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
1. Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay cho
thuế Doanh thu.
2. Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật.
3. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng.
III. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ:
1. Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị
trường.
2. Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng
đối với khu vực kinh tế cá thể.
Trang 4
PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BA ĐÌNH QUÝ I NĂM 2003.
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH:
1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội.
2. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn quận Ba
Đình.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚI
CÁC HỘ KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU THỰC HIỆN LUẬT THUẾ MỚI:
1. Quản lý đối tượng nộp thuế.
2. Quản lý căn cứ tính thuế.
3. Quản lý khâu thu nộp tiền thuế.
PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở KHU VỰC
KINH TẾ CÁ THỂ TẠI QUẬN BA ĐÌNH.
I. QUẢN LÍ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:
1. Quản lý những hộ đã quản lý được .
2. Quản lý những hộ chưa quản lý được.
Trang 5
II. QUẢN LÝ VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU NỘP TRÊN THUẾ:
1. Công tác xây dựng kế hoạch.
2. Công tác đôn đốc thu nộp thuế.
3. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế.
IV. CÁC BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ:
1. Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận Ba
Đình.
2. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống.
3. Có chính sách về lương thoả đáng đối với cán bộ thuế.
4. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuế và các
cấp, các ngành có liên quan.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC:
1. Từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thu thuế
như ứng dụng công cụ tin học.
2. Làm thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng hoá
đơn, chứng từ.
3. Kiến nghị về văn bản luật, chính sách của Nhà nước.
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN
KINH TẾ CÁ THỂ.
Trang 6
I. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG:
1. Khái niệm, đặc điểm của Thuế:
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát
triển tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế
như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của mình. Lịch sử càng phát triển, các hệ thống thuế khoá, các hình
thức thuế khoá và pháp luật thuế ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng
với sự phát triển của kinh tế thị trường, các khoản đóng góp của người
dân cho Nhà nước được xác định và được quy định công khai bằng luật
pháp của Nhà nước .
Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhà
nước. Cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử
dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước ngày càng mở rộng. Nó không chỉ đảm
bảo chi tiêu để duy trì quyền lực của bộ máy Nhà nước, mà còn để chi
tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế. Như vậy gắn liền với
Nhà nước, thuế luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với các hoạt
động kinh tế xã hội và với mọi tầng lớp dân cư.
Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức
khác nhau, nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới
khái niệm như sau:
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng
phi hình sự của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập
từ lao động, từ của cải, từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ
Trang 7
tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào tay Nhà
nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước và các
nhu cầu chung của xã hội. Các khoản động viên qua thuế được thể
chế hoá bằng luật.
Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế với
các hình thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây:
· Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của
Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng
sự bắt buộc này là phi hình sự.
Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình
chuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và
thể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước. Do đó Nhà nước phải dùng
quyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi. Tính quyền lực tạo nên sự
bắt buộc là một tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhập
của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt
buộc này là phi hình sự. Vì vậy có thể nói việc đánh thuế không mang
tính hình phạt.
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia,
việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ
bắt buộc đối với công dân. Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo
những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không
thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.
* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước
mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên
nền tảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế
bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.
+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến
thu nhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực
Trang 8
tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản
lý của Nhà nước. Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ
chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình.
+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục,
tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của
các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác thuế còn thực
hiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội.
Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc gia
phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề kinh tế, xã
hội của quốc gia đó.
* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng
hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và
khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay
mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế
đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá
công cộng.
Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí. Lệ phí
được coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công
dân thừa hưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải
trả một phần thu nhập của mình cho nhà nước. Tuy nhiên việc trao đổi
này thường không tuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trên
quy luật của thị trường.
Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó
được thực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn
thu nhập tạo ra. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà
nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí
Trang 9
không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế.
2. Vai trò của Thuế trong nền kinh tế thị trường:
Sử dụng cơ chế thị trường để giải quyết 3 vấn để cơ bản của nền
kinh tế (sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhân
loại, cơ chế thị trường thông qua những yếu tố của nó đã tạo ra động
lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng hiệu quả, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất,
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất.
Bên cạnh những ưu điểm đó, cơ chế thị trường có nhược điểm là
gây cho xã hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độc
quyền thủ tiêu cạnh tranh. Với cơ chế phân phối qua thị trường thường
khoét sâu hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo, tạo sự bất ổn
định về kinh tế xã hội.
Từ những ưu, nhược điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp của
Nhà nước vào quá trình kinh tế -xã hội để phát huy những mặt tích cực
của cơ chế thị trường và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng.
Để quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng
nhiều công cụ như: Kế hoặch hoá, pháp luật, các chính sách tài chính
tiền tệ..vv.. Trong các công cụ trên thì chính sách tài chính tiền tệ đóng
vai trò quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quan trọng trong chính
sách tài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng để thực hiện vai trò
quản lý vĩ mô kinh tế xã hội.
Có thể thấy rõ vai trò của Thuế nổi bật ở các mặt sau:
* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:
Trang 10
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào
nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các
hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên
quốc gia, thu khác..vv.. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có
rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được
coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn
định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở
nước ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà
nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong
tổng thu ngân sách .
Biều 1: Tình hình tỉ lệ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà
nước ta trong thời gian qua ( Tài liệu của Tổng cục thuế ).
Năm Tổng số thuế và phí
( tỷ đồng)
% So với tổng thu
NSNN
% So với GDP
1990 5906 73.7 14.0
1991 9844 92.7 12.83
1992 18514 88.0 16.75
1993 28695 90.5 21.0
1994 36629 89.6 21.51
Qua biểu trên ta thấy số thu thuế và phí đã chiếm phần chủ yếu
trong tổng thu NSNN và tăng nhanh qua các năm, đã bảo đảm về cơ
bản yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của NSNN, giảm bội chi
ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội,
Trang 11
giành một phần để tăng chi cho tích luỹ. Như vậy, chứng tỏ thuế là
nguồn thu quan trọng nhất của NSNN.
* Thuế, một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô
của Nhà nước:
Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn
thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện
chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích
phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần
kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực
vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là
nhiệm vụ trọng tâm của mọi chính phủ. Sự thành công hay thất bại của
việc quản lý Nhà nước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh
tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta thường xác
định 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theo
đuổi. Bốn mục tiêu đó là:
- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý .
- Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.
-Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sức
quan trọng nhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực.
1. Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm:
Trang 12
Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quan
trọng mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế. Nội dung điều tiết của
thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính
sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác
động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc
trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và
tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và
khuyến khích tiêu dùng.
- Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với
hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích
việc đầu tư vào sản xuất.
- Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích
tiêu dùng.
- Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa
vào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết
kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc
đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh
tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà
nước dùng thuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng
của xã hội. Song việc tăng thuế phải được xem xét trong một giới hạn
cho phép để đảm bảo vừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ
cấu ngành nghề hợp lý.
Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước.
Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất.
Trang 13
Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự
phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần
kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ
dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định
nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ở mức
thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu
nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả
về mức ổn định.
2. Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính,
góp phần đảm bảo công bằng xã hội:
Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân
hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã
hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội
nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội.
Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu
và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công
cộng. Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh
vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu
nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh khác của chính sách
thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng:
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng.
Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi
cho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt.
Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân
phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội. Tuy nhiên,
Trang 14
khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây
dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm
giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất
nước.
3. Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát:
Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả
hàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế được sử dụng để
điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu
thì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các
yếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ra
nhiều khối lượng sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời tăng thuế đối với
hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia
tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào
tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuế
đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động.
4. Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều
kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới:
Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh
tranh khốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các
nước. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu. Để
kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá
xuất khẩu, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng
xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế
xuất khẩu nguyên liệu thô. Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá
Trang 15
máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuế nhập
khẩu cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất
được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ.
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở
trong khu vực và trên thế giới. Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tính
thông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng