Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần biểu hiện những giá trị tiêu
biểu của một cộng đồng, một dân tộc. ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt
của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự tích về các vị anh
hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ…
Hàng năm trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô
và mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hoá
tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng dồng dân
tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị
văn hoá tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng.
Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và
đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lễ hội còn mang một giá trị kinh tế
lớn, là sản phẩm văn hoá đặc biệt cho ngành du lịch…
- Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do chiến tranh khốc liệt hoặc có giai đoạn
kinh tế nước nhà kém phát triển, nên lễ hội truyền thống ít được chú ý và chưa phát huy
được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội bị mai một, giai
đoạn này các hoạt động du lịch cũng kém phát triển, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội
truyền thống gắn với du lịch cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn kết gắn kết
du lịch với lễ hội.
127 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội
để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần biểu hiện những giá trị tiêu
biểu của một cộng đồng, một dân tộc. ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt
của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự tích về các vị anh
hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ…
Hàng năm trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô
và mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hoá
tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng dồng dân
tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị
văn hoá tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng.
Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và
đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lễ hội còn mang một giá trị kinh tế
lớn, là sản phẩm văn hoá đặc biệt cho ngành du lịch…
- Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do chiến tranh khốc liệt hoặc có giai đoạn
kinh tế nước nhà kém phát triển, nên lễ hội truyền thống ít được chú ý và chưa phát huy
được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội bị mai một, giai
đoạn này các hoạt động du lịch cũng kém phát triển, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội
truyền thống gắn với du lịch cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn kết gắn kết
du lịch với lễ hội.
- Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
và trước xu thế toàn cầu hoá, Đảng ta đã xác định phải gắn kết đồng bộ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hoá. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
“Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng
chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Các giá trị văn hoá nghệ
thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn
hoá văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các
hoạt động phát triển kinh tế du lịch” [22].
- Phú Thọ là vùng đất Tổ giàu truyền thống lịch sử văn hoá, là trung tâm sinh tụ
của người Việt cổ - nơi ra đời của Nhà nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu
tiên của nước Việt Nam. Hiện nay trên tỉnh Phú Thọ còn đậm đặc các di tích lịch sử của
người Việt cổ và di tích thời Hùng Vương dựng nước với hàng trăm lễ hội truyền thống
và các kho tàng văn hoá dân gian phong phú. Từ sự phong phú đặc sắc của lễ hội truyền
thống trên đất Phú Thọ, Đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Thọ lần thứ 26 đã xác định: "Phát huy
thế mạnh dịch vụ, du lịch từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy
nhiên, do biến đổi của lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ đã bị mai một,
nhiều lễ hội đã bị thất truyền, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống để phục vụ
cho du lịch ít được chú ý, các hoạt động du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với lễ hội, chưa
phát huy được thế mạnh và giá trị của lễ hội đối với phát triển du lịch.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu khoa học cho việc bảo tồn phát huy các giá trị
của lễ hội để phát triển du lịch một cách bền vững. Do đó chúng tôi chọn vấn đề này làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học văn hoá, với mong muốn đóng góp nhỏ về
phương diện lý luận và thực tiễn cho sự phát triển du lịch gắn với lễ hội truyền thống trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu về lễ hội gắn với phát
triển du lịch ít được chú ý. Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội trong các công
trình nghiên cứu văn hoá như Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục”; Đào Duy Anh
với “Việt Nam văn hoá sử cương”; Nguyễn Văn Huyên với “Góp phần nghiên cứu văn
hoá Việt Nam”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do hoàn cảnh
chiến tranh nên hầu như lễ hội ít được nghiên cứu, sưu tầm. Từ năm 1954 đến năm 1975,
đất nước tạm thời chia cắt, các công trình nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam – Bắc
cũng khác nhau. ở miền Nam có một số công trình như "Lễ tế xuân hay Đám rước thần
nông” (Nguyễn Bửu Kế), "Nhớ lại hội hè đình đám (Nguyễn Toại), "Mùa xuân với đời
sống tình cảm Việt Nam”, "Trẩy hội hành hương” (Nguyễn Đăng Thục), "Nếp cũ hội hè
đình đám quyển thượng” (Toan ánh). ở miền Bắc có các công trình "Một số tục cổ và trò
chơi Việt Nam trong tết nguyên đán và mùa xuân” (Nguyễn Đổng Chi), "Thời Đại Hùng
Vương” (Lê Văn Lan), "Hà Nội nghìn xưa” (Trần Quốc Vượng). Từ 1975 đến nay đã có
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như “Đất lề quê thói” (Nhất Thanh);
"lễ hội truyền thống và hiện đại" (Thu Linh - Đặng Văn Lung). “60 lễ hội truyền thống
Việt Nam" (Thạch Phương - Lê Trung Vũ); “lễ hội Việt Nam” (Lê Trung Vũ - Lê Hồng
Lý); "lễ hội cổ truyền" (Lê Trung Vũ chủ biên); "lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại" (Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng chủ biên).
Các công trình trên đã giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc, hệ thống và khoa học về lễ
hội truyền thống, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu
phục vụ cho luận văn này. Tuy nhiên, các công trình trên ít đề cập lễ hội gắn với hoạt
động du lịch.
Những năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng cao, nhu cầu vui chơi,
du lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền dược phục dựng, các tua tuyến du lịch được
hình thành. Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều học giả
quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả nước, trong đó
có lễ hội Đền Hùng và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiêu biểu cho các công trình
nghiên cứu này là các tác giả và các công trình sau:
Nguyễn Quang Lê với “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay”; (Viện nghiên cứu văn hoá dân
gian, Hà Nội, 1999). Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn hoá lễ hội truyền
thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở đồng bằng
Bắc Bộ. Trong 6 lễ hội được nghiên cứu, tác giả đã dành một chương nghiên cứu về lễ
hội Đền Hùng ở Phú Thọ, trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu
hướng phát triển du lịch văn hoá trong các lễ hội truyền thống trong tương lai.
Dương Văn Sáu với “lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” (Trường Đại học
văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2004) đã nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại
hình lễ hội trong sự phát triển du lịch (cụ thể như đặc điểm tính chất, các hoạt động diễn
ra và tác động của lễ hội đến du lịch). Trong đó, tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một
số lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả không
nghiên cứu đầy đủ mà chỉ lấy một vài chi tiết của các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
làm minh chứng cho các luận điểm của mình.
Trần Mạnh Thường với “Việt Nam văn hóa và du lịch” (Nhà xuất bản Thông tấn,
Hà Nội, 2005) đã giới thiệu khá chi tiết đầy đủ các thắng cảnh, di tích và lễ hội của 64 tỉnh
thành trong cả nước, trong đó đề cập đến các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên,
công trình chưa đề cập sâu đến tác động tương hỗ giữa lễ hội và du lịch và giá trị của nó
trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
Lê Thị Tuyết Mai với “Du lịch lễ hội Việt Nam” (Trường Đại học Văn hoá Hà
Nội, 2006) đã giới thiệu những địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp đất nước và các lễ hội
truyền thống tiêu biểu của Việt Nam, trong đó tác giả cũng đề cập lễ hội Đền Hùng. Tuy
nhiên, công trình này chủ yếu chỉ thống kê giới thiệu khái quát chung và cách sử dụng
tiếng Anh chuyên ngành du lịch mà chưa đề cập sâu đến mối quan hệ giữa lễ hội và du
lịch.
Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian với "Về miền lễ hội cội
nguồn dân tộc Việt Nam” (Xuất bản năm 2007). Các tác giả thống kê khá đầy đủ chi tiết
các lễ hội. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu chuyên sâu về những lễ hội có tiềm năng
phát triển du lịch và các giải pháp để phục dựng các lễ hội ấy, quy hoạch thành tuyến, tua
du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội và du lịch như “Du lịch lễ hội
tiềm năng và hiện thực khả thi" (GS.TS Phan Đăng Nhật), “lễ hội dân gian và du lịch
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (PGS.TS Nguyễn Chí Bền), “Đa dạng hoá các hoạt
động di tích – lễ hội qua con đường du lịch" (Trần Nhoãn), “Cần có chính sách phát triển
du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" (Cao Sỹ Kiêm), “Phát huy thế mạnh du lịch lễ
hội” (Võ Phi Hùng), “Du lịch văn hoá ở Việt Nam” (Thu Trang - Công Nghĩa), “Suy nghĩ
về bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch” (Huỳnh Mỹ Đức), “lễ hội chọi Trâu
trong phát triển du lịch văn hoá Đồ Sơn" (Bùi Hoài Sơn), “Suy nghĩ về phát triển lễ hội
dân gian trở thành ngày hội văn hoá- du lịch ở địa phương" (Cao Đức Hải), “Khai thác
lễ hội du lịch ở Việt Nam" (Dương Văn Sáu), “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng
ngành du lịch Việt Nam" (Ngô Kim Anh), “Chính sách bảo tồn khai thác tài nguyên du
lịch lễ hội” (Nguyễn Phương Lan), "Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam"
(Nguyễn Quang Lân), “Chào năm du lịch trên đất Tổ Vua Hùng" (Thăng Long)…
Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội và du lịch với nhiều nội dung,
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về
lễ hội và sự phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong luận văn này tác giả kế thừa,
tiếp thu, đúc kết các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước để đánh giá nghiên
cứu vấn đề bảo tồn phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch, vai trò của lễ hội đối với
phát triển du lịch ở Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích, đánh giá thực
trạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát triển du lịch, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát huy các giá trị của lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần phát
triển du lịch một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lễ hội và vai trò của lễ hội đối với phát
triển du lịch.
- Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội gắn với du lịch
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa qua.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở
bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo tồn và phát
huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay. Trong luận văn này tác giả chủ
yếu nghiên cứu các lễ hội truyền thống với tư cách là thành tố cơ bản của di sản văn hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (13
huyện, thành thị).
- Phạm vi thời gian: Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, vì vậy luận văn nghiên cứu
các lễ hội truyền thống được phục dựng từ năm 1997 đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ
đó lựa chọn các lễ hội tiêu biểu để phát triển du lịch.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về phát triển kinh tế, văn hoá.
- Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và
phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp liên ngành, phương pháp điền dã khảo sát,
nghiên cứu thực địa, điều tra xã hội học...
6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội
và du lịch, sự tác động qua lại giữa chúng, vai trò của lễ hội đối với du lịch và vai trò của
du lịch đối với việc bảo tồn các lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
6.2. ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần đánh giá thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy di sản
lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm mục tiêu phát triển du lịch.
- Làm rõ hơn những giá trị của các di sản văn hoá lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
để phát triển du lịch.
- Đề xuất các giải pháp về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
một cách bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương, 7 tiết.
Chương 1
vai trò của di sản lễ hội đối với phát triển du lịch
1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch
1.1.1. Quan niệm di sản văn hoá
Di sản văn hoá là đề tài lớn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những năm gần
đây, nhiều công trình đã nghiên cứu về di sản văn hoá với các góc độ khác nhau, cách
phân chia khác nhau phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các
công trình ghiên cứu có quan niệm tương đối thống nhất về di sản văn hoá, dù nó tồn tại
dưới dạng vật chất hay tinh thần, nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân,có
giá trị to lớn trong đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm
1992 thì di sản là cái thời trước để lại; còn văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [89].
Di sản văn hoá cũng có thể được hiểu là tất cả những gì con người sáng tạo ra,
khám phá ra và đã bảo vệ, gìn giữ được trong quá trình lịch sử. Như vậy, di sản văn hoá
bao gồm những sản phẩm vật chất và phi vật chất hay sản phẩm hữu hình hay vô hình do
con người đã sáng tạo ra. Các sản phẩm hữu hình như các công trình kiến trúc, điêu khắc
các tác phẩm mỹ thuật và thủ công tinh xảo… Các sản phẩm phi vật chất là các giá trị
tinh thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng. Khái niệm di
sản văn hoá còn bao hàm cả di sản thiên nhiên do con người khám phá ra và đã bảo vệ
tôn tạo chúng [28, tr.7-14].
Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới được UNESCO
thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1972 tại Pari thì di sản văn hoá được hiểu là:
Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc hội hoạ hoành tráng, các
yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các
nhóm hang động với các nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương
diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
Các quần thể: Các nhóm công trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến
trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: Các công trình của con người hoặc công trình của con
người kết hợp với công trình của tự nhiên cũng như các khu vực kể cả các di chỉ
khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc
học hoặc nhân chủng học [85].
Giai đoạn thập kỷ 70 của thế kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân chia khá rõ về
di sản văn hoá và di sản thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm 1992, Uỷ ban Di
sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn
hoá để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hoá và thiên nhiên của một số
khu di sản.
Như vậy, UNESCO đã đề cao các giá trị của các di sản về phương diện lịch sử,
nghệ thuật hay khoa học hoặc thẩm mỹ, dân tộc học nhân chủng học. UNESCO cũng đề
cao vai trò của các quốc gia tham gia Công ước phải xác định và phân định những tài
nguyên thuộc loại di sản văn hoá hay di sản thiên nhiên để bảo vệ, bảo tồn và truyền lại
cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, việc phân định hoặc những quan niệm khác nhau về di sản văn hoá và
di sản thiên nhiên cũng có tính tương đối bởi bất cứ di sản văn hóa nào cũng không tránh
khỏi khung cảnh thiên nhiên mà nó tồn tại, chịu sự chi phối tác động của yếu tố thiên
nhiên. và ngược lại trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa các yếu tố văn hoá, lịch sử và
các công trình, sự sáng tạo của con người. Con người và môi trường thiên nhiên là mối
quan hệ chặt chẽ không thể tách rời trong vũ trụ, do vậy tất cả những gì tự nhiên gắn bó
với con người trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong lịch sử đều có thể coi là di sản
văn hoá.
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua năm 2001 đã khẳng định: "Di sản
văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta.” Điều 1 của Luật Di sản văn hoá quan niệm rằng: “di sản văn hoá
bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị
lịch sử văn hoá khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [60, tr.12].
Luật Di sản văn hoá thống nhất di sản văn hoá tồn tại dưới 2 dạng: Di sản văn hoá
vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Chương 1, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá đã nêu
rõ:
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn
hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và các nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác [60, tr.13].
Tháng 10/2003, Đại hội đồng tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hiệp
quốc (UNESCO) họp phiên thứ 32 cũng thống nhất quan niệm rằng:
Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, tri thức kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật đồ tạo
tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người
và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn
hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá
phi vật thể được các cộng đồng các nhóm người không ngừng tái tạo để thích
nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch
sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục.
Qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo
của con người [86].
Các nhà nghiên cứu văn hoá như GS,TSKH Tô Ngọc Thanh, GS.TS Ngô Đức
Thịnh, GS,TSKH Lưu Trần Tiêu, GS Đặng Đức Siêu, PGS.TS Nguyễn Chí Bền… đều
thống nhất cách phân chia 2 loại di sản văn hoá như trên và đồng nhất quan niệm về di
sản văn hoá. Cách phân loại như vậy dựa trên cơ sở tồn tại của di sản văn hoá thành
văn hoá vật chất (hay văn hoá vật thể) và văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể).
Cách phân loại như vậy cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hoá
đều có phần vật thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất, mặt này
tồn tại không thể thiếu mặt kia. Do vậy nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể không
thể tách rời văn hóa vật thể và ngược lại nghiên cứu văn hóa vật thể cũng không thể
tách rời văn hóa phi vật thể. Bởi lẽ dưới cái vỏ vật chất của sản phẩm văn hoá chứa
đựng giá trị về năng lực sáng tạo, về thẩm mỹ, về ý nghĩa và nội dung thể hiện gắn
liền với thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng, gắn liền với yếu tố lịch sử.
Chẳng hạn kiến trúc của một ngôi đình cùng với các nét trạ