Đã có một thời chưa xa, tư tưởng sính ngoại ngự trị ở Việt Nam.
Hàng hoá Việt Nam lúc đó chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, chủng
loại chưa phong phú, một số doanh nghiệp theo trào lưu dùng hoặc nhái
nhãn và thương hiệu nước ngoài làm uy tín hàng hoá trong nước ngày một
giảm. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hàng hoá
Việt Nam ngày càng phong phú, chất lượng mẫu mã ngày càng được cải
thiện, có những lĩnh vực đã sánh ngang và thậm chí vượt hàng ngoại, có
những mặt hàng chỉ ở Việt Nam có như nước mắm Phú Quốc, chè Tuyết
Shan Mộc Châu Khi sản phẩm được trong nước và thế giới biết đến, có uy
tín trên thị trường thì nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn mác và thương hiệu hàng
hoá) là một tài sản có giá trị, thậm chí còn hơn cả tài sản hữu hình. Bảo vệ
nhãn hiệu hàng hoá là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết đối với
doanh nghiệp nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
hoá. Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn
tại của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
34 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
Luận văn
Bảo vệ nhãn hiệu hàng
hoá của doanh nghiệp
Việt Nam
3
MỞ ĐẦU
Đã có một thời chưa xa, tư tưởng sính ngoại ngự trị ở Việt Nam.
Hàng hoá Việt Nam lúc đó chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, chủng
loại chưa phong phú, một số doanh nghiệp theo trào lưu dùng hoặc nhái
nhãn và thương hiệu nước ngoài làm uy tín hàng hoá trong nước ngày một
giảm. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hàng hoá
Việt Nam ngày càng phong phú, chất lượng mẫu mã ngày càng được cải
thiện, có những lĩnh vực đã sánh ngang và thậm chí vượt hàng ngoại, có
những mặt hàng chỉ ở Việt Nam có như nước mắm Phú Quốc, chè Tuyết
Shan Mộc Châu… Khi sản phẩm được trong nước và thế giới biết đến, có uy
tín trên thị trường thì nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn mác và thương hiệu hàng
hoá) là một tài sản có giá trị, thậm chí còn hơn cả tài sản hữu hình. Bảo vệ
nhãn hiệu hàng hoá là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết đối với
doanh nghiệp nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
hoá. Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn
tại của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Trong khuôn khổ đề án môn học "Kinh tế và quản lý Công nghiệp",
tôi xin góp phần làm rõ vấn đề "Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh
nghiệp Việt Nam” hiện nay. Do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn nhiều
hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn
để đề án được hoàn thiện hơn!
4
Phần 1. NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ
BẢO VỆ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
1.1. Quan niệm về nhãn hiệu hàng hoá
Trước hết tôi xin đưa ra khái niệm về nhãn hiệu trong cuốn “Chiến
lược quản lý nhãn hiệu”: Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng
hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố nhằm xác nhận hàng hoá và
dịch vụ của người bán và phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Nhãn hiệu là cơ sở đăng ký độc quyền kinh doanh một sản phẩm hay
nhóm sản phẩm nào đó của doanh nghiệp.
(Chiến lược quản lý nhãn hiệu - mba Thanh Hoa biên dịch - nhà xuất
bản Thanh Niên)
Nhãn hiệu phải mang tính sáng tạo, nó vượt qua mọi rào cản ngôn
ngữ, nhãn hiệu phải là những từ hay ký tự dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ và đặc
biệt là không gây dị ứng về ý nghĩa và văn hoá với mọi dân tộc trong nước
và thế giới. Một ví dụ mà nhiều người biết đến đó là cách đặt tên của nhãn
hiệu SONY (từ SONUS biến âm Y theo kiểu mỹ) hay biểu tượng của công
ty sữa Vinamilk là chữ M cách điệu (viết tắt của chữ milk).
Đặc điểm cơ bản của một nhãn hiệu mạnh, thành công là nó không
chỉ tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn làm tăng giá trị
cho sản phẩm nhờ đáp ứng những nhu cầu tâm lý nhất định của họ. Giá trị
tăng thêm được đo bằng cảm giác, lòng tự tin, rằng nhãn hiệu có chất lượng
cao hơn hoặc người tiêu dùng mong muốn nhiều hơn so với các sản phẩm
tương tự của đối thủ cạnh tranh.
Một nhãn hiệu thành công được xem là tổng hợp của 3 yếu tố: sản
phẩm hiệu quả (P), mức độ nhận biết (D), và giá trị tăng thêm (AV).
S = P * D * AV
5
Hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm có thể đo lường bằng thử nghiệm
sản phẩm khi không có nhãn hiệu so với các sản phẩm cạnh tranh. Mức độ
nhận biết sự khác biệt có thể đo lường qua điều tra nhận thức của khách
hàng. Giá trị tăng thêm có thể được đo lường bằng nghiên cứu nhận thức và
hình ảnh của nhãn hiệu. Không có sản phẩm tốt thì không thể tạo ra nhãn
hiệu thành công. Tương tự nếu không phát triển sự khác biệt được khách
hàng nhận thức thì một sản phẩm tốt cũng không thể rời khỏi kho của nhà
sản xuất.
Giá trị tăng thêm - lòng tin vào sản phẩm của khách hàng - là trái tim
của việc xây dựng nhãn hiệu thành công. Lòng tin vào sản phẩm chỉ tồn tại
qua thực tiễn sử dụng sản phẩm và cảm xúc tâm lý do việc sử dụng sản
phẩm tạo nên. Những ảnh hưởng cảm xúc của nhãn hiệu không chỉ giới hạn
ở hàng hoá tiêu dùng cá nhân. Hình ảnh nhãn hiệu còn ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các quyết định mua công nghiệp. Tên nhãn hiệu càng có sức mạnh, càng
tăng cơ hội người mua công nghiệp nhận biết sản phẩm mới, và chắc chắn
tăng khả năng chấp nhận sớm của họ.
Xây dựng nhãn hiệu mạnh càng quan trọng trong các thị trường sản
phẩm công nghệ cao. Chiến dịch quảng cáo của Intel đã tạo ra đóng góp
đáng kể vào sự tăng trưởng của Intel. Qua giá cao mà nó đạt được từ các nhà
sản xuất máy tính và mối quan hệ tích cực với cả khách hàng và người tiêu
dùng cuối cùng của nó. Nhiều công ty công nghệ cao khác như IBM.
Microsoft cũng tập trung vào xây dựng các nhãn hiệu hiệu quả trên thị
trường kinh doanh bằng cách tăng ngân sách quảng cáo của họ.
Vậy giá trị tăng thêm của nhãn hiệu xuất hiện như thế nào? Cái gì đã
làm cho một số nhãn hiệu có hình ảnh hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách hàng
trong khi các sản phẩm khác lại không? Giá trị nhãn hiệu thực chất hình
thành từ 5 nguồn chính:
Kinh nghiệm sử dụng sản phẩm. Nếu nhãn hiệu mang lại giá trị sử
dụng tốt cho khách hàng trong nhiều năm, nó sẽ tạo ra giá trị gia tăng do sự
6
quen thuộc và tin tưởng. Ngược lại nếu nhãn hiệu thường không mang lại sự
thoả mãn khách hàng khi sử dụng hoặc thiếu sự nhắc nhở, khách hàng dễ
lãng quên nó.
Sự phù hợp với người sử dụng. Nhãn hiệu mạnh thường đạt hình ảnh
tốt đẹp trong nhóm khách hàng được xem là sử dụng sản phẩm.
Lòng tin vào hiệu quả. Trong nhiều trường hợp nếu khách hàng có
lòng tin vào hiệu quả của nhãn hiệu thì chắc chắn nó sẽ làm việc hiệu quả
cho họ. Đối với dược phẩm hoặc những sản phẩm kỹ thuật cao phức tạp,
lòng tin vào nhãn hiệu tạo ra sự thoả mãn trong sử dụng.
Hình ảnh thân thiện của nhãn hiệu. Hình thức thiết kế của nhãn hiệu
có ảnh hưởng rõ ràng đến người tiêu dùng như là dấu hiệu của chất lượng.
Tên và hình ảnh của nhà sản xuất. Những công ty có tên tuổi trên thị
trường khi phát triển sản phẩm mới sẽ có lợi thế về lòng tin của người tiêu
dùng đối với các nhãn hiệu của nó.
Hình ảnh của một nhãn hiệu thể hiện ở thị trường mục tiêu nhận thức
nhãn hiệu đó như thế nào. Đặc tính của một nhãn hiệu là thông điệp gửi tới
người tiêu dùng qua kiểu dáng sản phẩm, tên thiết kế, biểu tượng quảng
cáo.... Hai vấn đề này thường khác nhau người tiêu dùng nhận thức về nhãn
hiệu có thể hoàn toàn khác với thông điệp mà công ty đang truyền thông tới
khách hàng. Người quản lý nên xác định cẩn thận những đặc tính của nhãn
hiệu vì đây là yếu tố cơ bản để nó được chấp nhận trên thị trường và trở
thành nhãn hiệu mạnh. Những nhãn hiệu mạnh sẽ mang lại thị phần lớn hơn,
tỷ suất lợi nhuận cao hơn, làm cho khách hàng trung thành và tin tưởng hơn
vào nhãn hiệu.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để xây dừng được
những nhãn hiệu mạnh, nổi tiếng trên thị trường? Rõ ràng không phải chỉ là
chuyên xác lập nhãn hiệu và đăng ký bản quyền. Một tập hợp các chiến lược
và biện pháp marketing cần được hoạch định và thực hiện với nỗ lực mới
7
tạo lập được những nhãn hiệu mạnh trên thị trường cả trong nước và quốc
tế. Xây dựng nhãn hiệu mạnh là một quá trình làm marketing hiệu quả của
doanh nghiệp.
Một nhãn hiệu thành công là một nhãn hiệu được người tiêu dùng
nhận thức là mang lại giá trị siêu việt cho họ. Hình ảnh nhãn hiệu chỉ có thể
được tạo thành từ 4 yếu tố sau: sản phẩm có chất lượng, nhãn hiệu cơ bản
phân biệt hoá được sản phẩm, lớp mở rộng và tiềm năng của nhãn hiệu
mang lại giá trị của nó. Vì vậy đẻ xây dựng nhãn hiệu mạnh doanh nghiệp
cần tập trung thực hiện các hoạt động sau:
Đảm bảo sản phẩm có chất lượng.Vì kinh nghiệm thoả mãn trong sử
dụng là con đường cơ bản tạo nên gia tị nhãn hiệu, nên sản phẩm chất lượng
là nền tảng để xây dựng các yếu tố khác của nhãn hiệu.Một sản phẩm mới
không chắc sẽ thành công nếu nó không tốt hơn sản phẩm cạnh tranh hiện
có. Bởi vì cần thời gian để xây dựng giá trị thực tế và lòng tin, nên các nhãn
hiệu đang tồn tại trên thị trường thường có lợi thế hơn sản phẩm mới. Mặt
khác các sản phẩm đang tồn tại cần được nâng cấp thường xuyên về công
nghệ và đặc tính, tránh tình tràng lạc hậu. Tuy nhiên có được sản phẩm hay
dịch vụ tốt mới chỉ là điểm bắt đầu. Ngày nay đối thủ cạnh tranh thường
nhanh chóng bắt trước các tiến bộ công nghệ làm lợi thế chức năng ngày
càng ngắn.
Nỗ lực xác lập nhãn hiệu cơ bản. Đây là những yếu tố tạo nên khả
năng phân biệt và sau đó là đặc tính riêng biệt của nhãn hiệu. Chúng là các
yếu tố marketing cơ bản như: các đặc tính của sản phẩm như tên nhãn, hình
thức bao gói, biểu tượng, màu sắc, mức giá chuẩn hoạt động truyền thông
bao gồm quảng cáo, bàn hàng trực tiếp và xúc tiến bán hàng, các quyết định
về phân phối như loại điểm bàn và kiểu kênh phân phối. Các yếu tố làm cá
biệt hoá nhãn hiệu cần đáp ứng được 3 vấn đề:
- Chúng phải hỗ trợ được hoạt động của sản phẩm.
8
- Chúng làm khác biệt nhãn hiệu và làm dễ dàng cho sự phân biệt
nhãn hiệu.
- Chúng phải đóng góp vào chiến lược định vị nhãn hiệu
Xác lập nhãn hiệu mở rộng. Để thu hút khách hàng ngoài những yếu
tố tạo nên nhãn hiệu cơ bản, doanh nghiệp phải tìm kiếm những cách thức
để nhãn hiệu cung cấp thêm giá trị gia tang cho khách hàng. Phần mở rộng
của nhãn hiệu là các dịch vụ, bảo hành, hỗ trợ tài chính kèm theo sản phẩm
cho khách hàng. Các đặc tính của nhãn hiệu mở rộng này mang lại những lợi
thế phân biệt đối với khách hàng và chúng khó bị các đối thủ cạnh tranh sao
chép lại. Những yếu tố phục vụ khách hàng, bảo hành phụ thuộc vào văn
hoá và cam kết của con người trong doanh nghiệp nên khó xây dựng và thay
đổi hơn các đặc tính sản phẩm đơn giản
Xây dựng nhãn hiệu tiềm năng. Vòng bảo vệ cuối cùng phải xây dựng
xung quanh một nhãn hiệu là nhãn hiệu tiềm năng. Một nhãn hiệu đạt được
cấp độ tiềm năng khi giá trị tăng thêm của nó mang lại cho khách hàng lớn
đến mức khách hàng chấp nhận mua nó ngay cả khi sản phẩm cạnh tranh
sẵn có hơn và rẻ hơn. Lợi ích tâm lý như lòng tin, kỳ vọng, sự thoả mãn tổng
thể – tạo nên sự thống trị của nhãn hiệu, mang lại tỷ xuất lợi nhuận cao và
lòng trung thành dài hạn với nhãn hiệu. Các đặc điểm chính của nhãn hiệu
đạt đến mức tiềm năng của nó có thể được tổng kết dưới đây:
- Sản phẩm có chất lượng. Vì kinh nghiệm thoả mãn trong sử dụng
quyết định chủ yếu đế gia trị của nhãn hiệu.
- Xuất hiện đầu tiên trên thị trường. Xuất hiện đầu tiên trên thị
trường sẽ dễ tạo lập được vị trí trong nhận thức của người tiêu dùng do nhãn
hiệu chưa có các đối thủ cạnh tranh.
- Quan điểm định vị thống nhất. Những yếu tố thống nhất về phân
đoạn, lợi ích đề xuất hoặc các yếu tố mở rộng của nhãn hiệu sẽ giúp phân
biệt nó với sản phẩm cạnh tranh.
9
- Chương trình truyền thông mạnh mẽ. Nhãn hiệu thành công yêu
cầu hoạt động bán hàng hiệu quả, chiến dịch quảng cáo và khuyến mại
truyền tin được về chức năng và giá trị tâm lý khách hàng.
- Thời gian và sự kiên định. Các nhãn hiệu không thể xây dựng
một cách nhanh chóng. Thường phải mất nhiều năm để tạo lập nên giá trị
gia tăng cho nhãn hiệu. Các nhãn hiệu lại cần phải được đầu tư duy trì qua
thời gian trên thị trường. Đầu tiên phải đầu tư để xây dựng sự chấp nhận và
sử dụng nhãn hiệu sau đó đầu tư để duy trì giá trị của nhãn hiệu và thích ứng
với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Từ những phân tích trên để xây dựng nhãn hiệu thành công trước hết
phải bắt đầu với sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu và mong
muốn của khách hàng. Tiếp sau đó phải bao bọc xung quanh sản phẩm
những yếu tố biểu hiện sự phân biệt được và tạo ra sự hấp dẫn của nó so với
sản phẩm cạnh tranh. Thứ 3, cần tìm kiếm những yếu tố mở rộng cho nhãn
hiệu cơ bản qua sản phẩm và dịch vụ tăng thêm cung cấp cho khách hàng.
Quá trình xây dựng nhãn hiệu bắt đầu khi người tiêu dùng sử dụnh thử sản
phẩm. Nếu doanh nghiệp phát triển nhẵn hiệu hợp lý, nó sẽ thoả mãn người
mua và dẫn đến việc mua lặp lại. Để đạt được việc dùng thử và mua lặp lại,
nhãn hiệu cần phải được thúc đẩy bằng một cơ chế liên tục. Sự kích thích
này được thúc đẩy bởi sự đầu tư của công ty cho hoạt động quảng cáo, bán
hàng, khuyên mại, quan hệ với khách hàng… Doanh nghiệp cần truyền tin
về giá trị của nhãn hiệu và duy trì hình ảnh của nhãn hiệu để bắt đầu vòng
quay kinh nghiệm sử dụng và giữ nó chuyển động. Qua sự phối hợp giữa
các kích thích của truyền thông và sự thoả mãn trong kinh nghiệm sử dụng
mới tạo nên sự nhận thức, lòng tin và hình ảnh của nhãn hiệu. Dần dần,
tiếng tăm và hình ảnh tốt đẹp của nhãn hiệu sẽ được xác lập. Đặc biệt trong
quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải duy trì sự đầu tư hợp lý cho đổi
mới sản phẩm và hoạt động truyền thông để duy trì và nâng cao hình ảnh đã
có của nhãn hiệu. Nếu thiếu sự đầu tư liên tục thì những nhãn hiệu nổi tiếng
10
cũng sẽ mai một dần hình ảnh trong nhận thức của người tiêu dùng, nhường
chỗ cho các nhãn hiệu mới nổi khác.
Khi đã xây dựng dược nhãn hiệu thì bảo vệ nó là một vấn đề cấp thiết,
cần chú ý rằng trong thực tế người ta thường có sự nhầm lẫn giữa hai khái
niệm “Nhãn hàng hoá” với “Nhãn hiệu hàng hoá”. Theo điều 785 - Bộ luật
dân sự nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Khác với nhãn hiệu
hàng hoá, nhãn hàng hoá là tập hợp các ngôn từ số liệu, ký hiệu và hình ảnh
được in chìm hoặc nổi, dán đính, cài trên sản phẩm hàng hoà để thể hiện các
thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó. Nhãn hàng hoá không được bảo
hộ mà việc bảo hộ chỉ được đặt ra với nhãn hiệu hàng hoá.
1.2 . Lợi ích của nhãn hiệu hàng hóa
Ngày nay, hàng hoá trên thị trường ngày một đa dạng và phong phú.
Với cùng một mặt hàng ta thấy có hàng chục hãng sản xuất khác nhau. Khi
đó nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua sắm của
người tiêu dùng, qua đó nó cũng khẳng định uy tín và đẳng cấp của hãng sản
xuất trên thị trường. Sở dĩ như vậy là do nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích
cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ích lợi mà nó cung cấp càng nhiều thì
nhãn hiệu đó càng mạnh.
a. Lợi ích của nhãn hiệu đói với người tiêu dùng
Lợi ích đầu tiên mà nhãn hiệu cung cấp cho người tiêu dùng là sự
nhận biết. Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng biết sản phẩm đó là gì, công
ty nào sản xuất. Ví dụ khi nói đến nhãn hiệu Hải Châu người tiêu dùng sẽ
nhận biết được đó là bánh kẹo do công ty Hải châu sản xuất, hay khi thấy
biểu tượng chữ M cách điệu khách hàng nhận biết được đó là sản phẩm của
công ty Vinamilk.
11
Thứ hai, nhãn hiệu mang lại tính thực tiễn mang lại lòng tin cho người
tiêu dùng.
Thứ ba, nhãn hiệu mang lại sự bảo đảm. Mỗi nhãn hiệu thường tạo
được uy tín riêng trong nhận thức của người tiêu dùng, uy tín càng cao thì sự
đảm bảo càng lớn. Uy tín đó được xây dựng từ chất lượng sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Thứ tư, nhãn hiệu đem lại nhận xét lạc quan. Thông qua nhãn hiệu sản
phẩm khách hàng đa ra nhận xét lạc quan về sản phẩm và vị thế của hãng
sản xuất trên thị trường.
Thứ năm, ngày nay con người ngày càng có xu hướng khẳng định bản
thân và thể hiện cá tính riêng thông qua nhãn hiệu sản phẩm họ lựa chọn.
Những nhà sản xuất đã nhanh chóng nắm bắt được ích lợi này và họ gắn cho
sản phẩm của mình nhũng "cá tính " nổi trội. Trong thời đại công nghệ
thông tin, hãng Honda đã tung ra sản phẩm @ - thể hiện sự sành điệu, nối
mạng của người sử dụng. Hay là những người muốn khẳng định sự "sang
trọng " của bản thân, họ sẽ lựa chọn xe Mercedes. Như vậy nhãn hiệu hàng
hoá là thông điệp “cá tính hoá” người tiêu dùng.
Thứ sáu, nhãn hiệu đem lại tính liên tục trong tiêu dùng. Nếu khách
hàng nhận thức một nhãn hiệu là tốt họ sẽ thích và tiếp tục lựa chọn.
Thứ bẩy, nhãn hiệu mang lại cảm giác thú vị, đặc biệt nếu nhãn hiệu
đó có đẳng cấp càng cao.
Thứ tám, nhãn hiệu thể hiện đạo đức của khách hàng cũng như của
doanh nghiệp.
b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu hàng hoá mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
12
Trước hết, với những nhãn hiệu đã dăng ký được sự bảo hộ của pháp
luật. Một nhãn hiệu khi đã đăng ký bản quyền được gọi là thương hiệu
(Trade mark) - trở thành một tài sản của doanh nghiệp và được pháp luật
bảo hộ quyền sử dụng.
Thứ 2: Khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp.
Đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp phản ánh chất lượng sản phẩm
và uy tín khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Những doanh
nghiệp có đẳng cấp cao là những doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá mạnh
và nhãn hiệu đó là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong quyết định
lựa chọn sản phẩm cùng loại.
Thứ 3: Nhãn hiệu có tác dụng phân đoạn thị trường. Để làm rõ lợi ích
này tôi xin đưa ra bảng định vị hình ảnh nhãn hiệu theo thu nhập của 2 hãng
Kimberly clark và Diatco
Nhóm thu
nhập thấp
Nhãn hiệu B
Freedom(Kimberly
)
Libera ( diatco)
Chú trọng
đến lợi ích cơ bản
của sản phẩm
Ít quan tâm
đến giá trị về hình
ảnh nhãn hiệu
Chấp
nhận mức giá
thấp nhạy cảm
về sự biến thiên
giá
13
.
Nhóm thu nhập
tr trung bình
Nhãn hiệu A2
Kotex Softina
(Kimberly)
Dianna siêu
thấm(Diatco)
Quan tâm
đến lợi ích căn
bản và có những
nhu cầu đa dạng
hơn nhưng hợp
túi tiền
Chấp nhận
những nhãn hiệu
được đa số chấp
nhận, quan tâm
đến hình ảnh
nhãn hiệu
Chấp
nhận nửa giá
hợp lý
Nhóm thu
nhập cao
Nhãn hiệu A1
Kotex White
(Kimberly)
Diana M (Diatco)
Nhu cầu
chất lượng sản
phẩm khắt khe và
đa dạng hơn
Chú trọng
những nhãn hiệu
có hình ảnh cao
cấp hơn, thể hiện
hợp cá tính
Sẵn sàng
chấp nhận mức
giá cao
14
Thứ 4 : Giá trị nhãn hiệu là nguồn củng cố sức cạnh tranh.Nhãn hiệu
là tài sản của doanh nghiệp do nó tạo ra dòng tiền tăng thêm cho sản phẩm
qua khả năng phân biệt uy tín trên thị trường.Một doanh nghiệp có nhãn
hiệu mạnh có thể được đánh giá giá trị tăng thêm ttrên thị trướng cao gấp
nhiều lần giá trị thưc của nó. Đơn cử một ví dụ Nestle đã trả 2.5 tỷ france
cho nhãn hiệu Rowntree. Như vậy, giá trị thương hiệu là nguồn củng cố,
tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ 5: Doanh nghiệp có thể kinh doanh nhãn hiệu thương hiệu hay
chuyển nhượng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác cùng khai thác.
Theo điều 796 của bộ luật dân sự, ngoài việc được độc quyền sử dụng
nhãn hiệu hàng hoá, chủ nhãn hiệu còn có quyền chuyển giao quyền sử dụng
hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho người khác.
Chuyển giao quyền sử dụng (hay còn gọi là mua bán) nhãn hiệu hàng
hoá là việc bên giao (chủ nhãn hiệu) cho phép bên nhân (1 doanh nghiệp có
nhu cầu sử dụng nhãn hiệu) quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhãn hiệu
hàng hoá của mình để lấy một khoản tiền nhất định. Theo quy định của nghị
định 63-CP ngày 24/10/1996 đã được sửa đổi tại nghị định 06 ngày 1/2/2001
thì việc chuyển giao quyền sử dụng NHHH phải được thực hiện thông qua
hợp đồng bằng văn bản và phải đăng ký tại cục sở hữu cộng nghiệp. Trong
suốt thời hạn của hợp đồng Li xăng bên nhận được quyền sử dụng nhãn hiệu
của bên giao trong phạm vi và điều kiện quy định trong hợp đồng Li xăng.
Thương hiệu có thể tham gia vào quá trình hợp tác, liên doanh như
một nguồn vốn đóng góp. Nhãn hiệu là một tài sản quan trọng trong sản
nghiệp của doanh nhân: ví dụ nhãn hiệu Coca-cola được định giá là 5 tỷ
USD (năm 1980). Do vậy, những nhãn hiệu mạnh có thể cho thuê hoặc
nhượng quyền sử dụng hay được coi như một nguồn vốn đóng góp khi
doanh nghiệp tham gia vào hợp tác, liên doanh… qua đó mang lại giá trị
tăng thêm cho doanh nghiệp.
15
Thứ 7: Hạn chế rủi ro và một số ích lợi khác.
1.3. Điều kiện cần thiết để bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá-NHHH
Qua những lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp thì phát
triển tài sản thương hiệu là vấn đề trung tâm của doanh nghiệp, nó là nhân tố
cơ bản quyết định đến giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do vậy, các
doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức được đầy đủ giá trị củ