Lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã chứng minh rất rõ:
Vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan
trọng nhất tác đọng đến sự phát triển nõi chung và tăng trưởng kinh
tế nói riêng của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư bao gồm: vốn trong nước,
vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư
trực tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu. Đối với những nước nghèo,
thu nhập thấp, khả năng tích luỹ vốn từ trong nước hạn chế thì
nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quantrọng.
Ngoài tính chất ưu đãi của vốn ODA, một trong những đặc
điểm khác nhau giữa ba loạinguồn vốn trên là: ODA chỉ là sự
chuyển nhượng vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn ODA
là một nhân tố quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước
nghèo và kém phát triển.
Tuy nhiên, ODA về thực chất cũng là một khoản nợ nước
ngoài mà các nước nhận tài trợ cần phải trả. Vì thế, việc quản lý và
sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp vớicác mục tiêu và định
hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu khách quan.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Vụ Tổng Hợp -Bộ
Kế Hoạch và Đầu tư, em đã lựa chọn đề tài: " Các giải pháp nhằm
tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA" với mục đích đóng
góp những hiểu biết của mình vào quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện việc quản lý các dự án ODA.
69 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và các giải
pháp nhằm tăng
cường khả năng quản
lý các dự án ODA
1
LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã chứng minh rất rõ:
Vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan
trọng nhất tác đọng đến sự phát triển nõi chung và tăng trưởng kinh
tế nói riêng của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư bao gồm: vốn trong nước,
vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư
trực tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu. Đối với những nước nghèo,
thu nhập thấp, khả năng tích luỹ vốn từ trong nước hạn chế thì
nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng.
Ngoài tính chất ưu đãi của vốn ODA, một trong những đặc
điểm khác nhau giữa ba loạinguồn vốn trên là: ODA chỉ là sự
chuyển nhượng vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn ODA
là một nhân tố quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước
nghèo và kém phát triển.
Tuy nhiên, ODA về thực chất cũng là một khoản nợ nước
ngoài mà các nước nhận tài trợ cần phải trả. Vì thế, việc quản lý và
sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định
hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu khách quan.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Vụ Tổng Hợp - Bộ
Kế Hoạch và Đầu tư, em đã lựa chọn đề tài: "Các giải pháp nhằm
tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA" với mục đích đóng
góp những hiểu biết của mình vào quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện việc quản lý các dự án ODA. Tuy nhiên, do hiểu biết còn
nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những sai sót.
Vì vậy, em mong có được những nhận xét, đánh giá của các thầy, cô
nhằm hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội ngày... tháng ....năm.....
Sinh viên
Võ Đình Toàn
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PTS. Đoàn
Thu Hà - Phó Khoa Khoa học quản lý, giảng viên Khoa Khoa học
quản lý, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hình
thành, xây dựng đề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng
như những sửa chữa mang tính khoa học của cô trong quá trình
hoàn thiện luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn GS-TS Đặng Văn Thuận, Vụ
Tổng Hợp - Bộ Kế hoạch và đầu tư vì sự hướng dẫn nhiệt tình, đầy
đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa
phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này. Đồng thời
em xin chân thành cảm ơn các cô chú tại Vụ Tổng Hợp - Bộ Kế
hoạch và đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian em thực tập
tại Vụ Tổng Hợp - Bộ Kế hoạch - đầu tư.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
TS. Mai Văn Bưu- chủ nhiệm khoa, tới các thầy cô - giảng viên
Khoa Khoa học quản lý những dạy bảo của các thầy, cô trong quá
trình học tập và hoàn thiện các kiến thức chuyên môn của em tại lớp
Quản lý Kinh tế K.38A- Khoa Khoa học quản lý.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội ngày.... tháng.... năm.....
Sinh viên
Võ Đình Toàn
3
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA).
I. NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA).
1. Khái niệm.
Theo cách hiểu chung nhất: Vốn ODA hay còn gọi là vốn hỗ trợ phát
triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay vơí điều kiện
ưu đãi (vê lãi suất, thời gian ấn hạn và trẩ nợ) của Chính phủ của các nước
phát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ.
Ở Việt nam: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình
thức hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức
quốc tế (UNDP, ADB, WB, IMF...). Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) gọi
chung là các đối tác viện trợ hay các nhà tài trợ nước ngoài. ODA được thực
hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam
các hoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn
thanh toán.
Trên thế giới, ODA đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ gần đây, bắt
đầu từ kế hoạch MacSall của Mỹ cung cấp viện trợ cho Tây Âu sau chiến
tranh thế giới thứ 2. Tiếp đó là hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những
ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi thành lập, Tổ
chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) năm 1961 và Uỷ ban hỗ trợ phát
triển (DAC), các nhà tài trợ đã lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp
với các hoạt động chung về hỗ trợ phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh
và đối đầu Đông - Tây, thế giới tồn tại ba nguốn ODA chủ yếu:
- Liên Xô và Đông Âu.
- Các nước thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
- Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.
Về thực chất, ODA là sự chuyên giao một phần GNP từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi các
nước phát triển dành 1% GDP để cung cấp ODA cho các nước đang phát triển
và chậm phát triển.
Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phân công lao động giữa các nước. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi
4
ích của mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng
thị trường tiêu thu sản phẩm và thị trường đầu tư. Đi liền với sự quan tâm lợi
ích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng
ODA như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước
và khu vực tiếp cận ODA. Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nổi lên như
AIDS/ HIV, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo,... đòi hỏi sự nỗ lực của cả
cộng đồng, quốc tế không phân biệt giàu nghèo.
Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng dễ phát triển
kinh tế xã hội. Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước
mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước. ODA có hai mặt: Nếu sử dụng một cách phù hợp sẽ hỗ
trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đó sẽ là một
khoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hiệu quả sử dụng ODA phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản lý và điều phối
nguồn vốn này. Nghị đinh 20/ CP khẳng định ODA cho Việt Nam là một
trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho
những mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Tính chất ngân sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và
toàn dân được thụ hưởng lợi ích do các khoản ODA mang lại.
Việc cung ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây:
- Song phương:
+ Trực tiếp Chính phủ với Chính phủ.
+ Gián tiếp Chính phủ với Chính phủ thông qua các tổ chức phi chính
phủ hoặc tổ chức quốc tế.
- Đa phương:
Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.
Chính phủ
nước ngoài
Chính phủ Việt
Nam
NGOs hoặc các tổ
chức quốc tế
5
- Các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.
2. Các loại hình ODA.
2.1. Xét theo mục đích ODA gồm các hình thức chủ yếu sau:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán:
Thương là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ nhưng đôi khi
là hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ và hàng hoá chuyển trong nước
qua hình thức này được chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
- Hỗ trợ chương trình (còn gọi là viện trợ phi dự án) là viện trợ khi đạt
được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA
cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều nội
dung khác nhau của một chương trình.
Hỗ trợ dự án:
Là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm hỗ trợ
cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế có trường hợp một dự án kết hợp cả
hai loại hình hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật.
2.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn, ODA được phân ra Viện trợ
không hoàn lại và viện trợ cho vay ưu đãi:
+ Đối với loại hình Viện trợ không hoàn lại thường là hỗ trợ kỹ thuật,
chủ yếu là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt
động của chuyên gia quốc tế. Đôi khi viện trợ này là hoạt động nhân đạo như
lương thực, thuốc men hoặc các loại hàng hoá khác... nên chúng rất khó huy
động vào các mục đích đầu tư phát triển. Thêm vào đó các khoản viện trợ
không hoàn lại thương kèm theo một số điều kiện về tiếp nhận, về đơn giá...
mà nếu nước chu nhà có vốn chủ động sử dụng thì chưa chắc đã phải chấp
nhận những điều kiện như vậy hoặc không sử dụng với đơn giá thanh toán cao
gấp 2-3 lần. Do đó khi sử dụng các nguồn vốn ODA cho không, cần hết sức
thận trọng.
NGOs hoặc các tổ
chức quốc tế
NGOs hoặc các tổ
chức quốc tế
NGOs hoặc các tổ
chức quốc tế
NGOs hoặc các tổ
chức quốc tế
6
+Đối với các khoản vay ưu đãi ODA có thể sử dụng cho mục tiêu đầu
tư phát triển. Tính chất ưu đãi của khoản vay này thể hiện ở khía cạnh sau:
Lãi suất thấp : chẳng hạn các khoản vay ODA được tính bằng hàng hoá
trị giá 45,5 tỷ yên nhật cho Việt Nam vay năm 1992 có lãi suất 1% khoản vay
ngân hàng thế giới cho dự án cải tạo quốc lộ 1A không lãi chỉ có 0,75%.
.Thời gian vay dài: nhật bản cho ta vay trong thời gian 30 năm WB cho
vay trong thời gian 40 năm.
. Thời gian ấn hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên khá dài
thường khoảng 5-10 năm trở lên.
Thông thường các nước tiếp nhận ODA để đầu tư vào các dự án kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất và
đời sống, tạo môi trường hạ tầng cơ sở để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các
nước đang phát triển.
Đối với tất cả các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá đất nước thì vốn
là một yếu tố một điều kiện tiền đề không thể thiếu. Nhất là trong điều kiện
hiện nay, với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ cho phép các
nước tiến hành công nghiệp hoá có thể rút ngắn lịch sử phát triển kinh tế khắc
phục tình trạng tụt hậu và vận dụng được tối đa của lợi thế đi sau.
Nhưng để làm được những điều đó thì nhu cầu về nguồn vốn là vô cùng
lớn trong khi đó ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá thì tất cả các
nước đều dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là ODA và FDI.
Trong đó ODA là nguồn vốn của các Chính phủ, các quốc gia phát triển
, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động với mục tiêu trợ
giúp cho chiến lược phát triển của các nước đang và chậm phát triển. Do vậy
nguồn vốn này có những ưu đãi nhất định, do những ưu đãi này màcác nước
đang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá
đất nước thường coi ODA như là một giải pháp cứu cánh để vừa khắc phục
tình trạng thiếu vốn đầu tư tron gnước vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm
tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trong nước phát
triển. Như vậy, có thể nói nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, điều đó thể hiện
rõ nét ở khía cạnh sau:
7
Thứ nhất: ODA có vai trò bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Đối với
các nước đang phát triển các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là
nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển.
Chẳng hạn trong thời kỳ đầu của các nước NICs và ASEAN Viện trợ
nước ngoài có một tầm quan trọng đáng kể.
Đài loan: trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá đã dùng viện trợ
và nguồn vốn nước ngoài để thoả mãn gần 50% tổng khối lượng vốn đầu tư
trong nước. Sau khi nguồn tiết kiệm trong nước tăng lên, Đài loan mới giảm
sự lệ thuộc vào viện trợ.
Hàn Quốc: có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ nên có được nguồn viện trợ
rất lớn chiếm 81,2% tổng viện trợ của nước này trong những nưm 70-72 nhờ
đó mà giảm được sự căng thẳng về nhu cầu đầu tư và có điều kiện thuận lợi
để thực hiện các mục tiêu kinh tế.
Còn ở hầu hết các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, đất
nước ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, để phát triển cơ sở hạ tầng đòi
hỏi phải có nhiều vốn và khả năng tha năng thu hồi vốn chậm. Giải quyết vấn
đề này các nước đang phát triển nói chung và các nước Đông nam Á nói riêng
đã sử dụng nguồn vốn ODA.
Ở Việt Nam ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư
công cộng, làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gần đây của
Việt Nam. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam
trong thập kỷ qua nhờ công cuộc đổi mới với mức tăng trưởng GDP bình
quân đạt 7,5%/ năm. Đầu tư của Chính phủ và nguồn vốn nước ngoài đống
vai trò hết sức quan trọng. Tổng cam kết các nguồn vốn ODA đạt mức tương
đương khoảng 15 tỉ USD. Do vẫn là một nước trong những nước nghèo nhất
thế giới hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở Việt Nam cho thấy đất nước ta
tiếp cận rất tốt nguồn ODA ưu đãi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và
tín dụng có lãi suất thấp. Sự khan hiếm nguồn FDI hiện nay do cuộc khủng
hoảng tài chính Đông Nam Á đã cũng gây ra suy giảm trong tiến trình tiến
hành cải cách kinh tế ở Việt Nam, đã tạo thêm căng thẳng cho các nguồn lực
đầu tư công cộng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn đảm bảo thúc đẩy
các dịch vụ xã hội. Do đó ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc
tài trợ các chi tiêu phát triển của chính phủ. Kể từ khi cộng đồng tài trợ quốc
tế nối lại sự giúp đỡ của mình cho Việt Nam, mức giải ngân ODA hàng năm
đã tăng một cách vững chắc từ mức 272 triệu USD vào năm 1994 ( khoảng
8
26% chi tiêu xây dựng cơ bản của chính phủ) lên khoảng 1.120 triệu USD vào
năm 1998 (xấp xỉ 80%).
Trên thực tế do tính chất ưu đãi của vốn ODA mà các quốc gia sử dụng
nó thường e ngại về gánh nặng nợ nần nhưng thực tế thì đó là nỗi lo sợ của
với các nước quản lý và sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả. Gánh nặng
nợ nần sẽ được giảm rất nhiều nếu biết quản lý để đem lại hiệu quả sử dụng
ODA cao.
Thứ hai: ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận
viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển
nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước
nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ
quản lý tiên tiến. Đông thời bằng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên
đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát triển của một quốc gia có
quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba: ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
Đối với các nước đang phát triển khó khăn kinh tế là điều kiện khôn tránh
khỏi. Trong đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày
một gia tăng là tình trạng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia cần
phải cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp vơí ngan hàng thế
giới, quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều
chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự đinh chuyển chính sách kinh tế Nhà nước
đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển
theo định hướng phát triển kinh tế khu vực tư nhân. Nhưng muốn thực hiện
được việc điều chỉnh này cần phải có một lượng vốn cho vay mà các chính
phủ lại phải dựa vào nguồn vốn ODA.
Thứ tư: Hỗ trợ phát triển chính thức tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở
các nước đang và chậm phát triển. Như chúng ta đã biết để có thể thu hút
được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào
đó thì chính tại các quốc gia đó phải đảm baỏ cho họ có một môi trường đầu
tư tốt (cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách, pháp luật ...) đảm bảo đầu tư có lợi
với phí tổn đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao muốn vậy đầu tư của Nhà nước
phải được tập trung vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ
thống tài chính, ngân hàng...
Nguồn vốn Nhà nước thực hiện đầu tư này là phải dựa vào ODA bổ
sung cho vốn đầu tư hạn hẹp thì ngân sách của Nhà nước. Môi trường đầu tư
9
một khi được cải thiện sẽ tăng sức hút đồng vốn nước ngoài. Mặt khác việc sử
dụng nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho
các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh
doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.
4. Vài nét về quản lý và sử dụng ODA trên thế giới.
4.1 Các nhà tài trợ ODA chủ yếu trên thế giới.
Nói chung không có tiêu thức chung để phân lọai các nhà tài tạ ODA
tuy nhiên chúng ta có thể phân chia thành hai nhóm chính sau: nhóm các nước
và các nhà tổ chức quốc tế.
a. Các nhóm nước.
- Các nước thành viên của Uỷ ban hỗ trợ phát triển DAC thuộc tổ chức
OECD: tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển được thành lập từ năm 1961 có
tiền thân là tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu OEEC.
OECD có mục tiêu chủ yếu là:
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, nâng cao
mức sống của nhân dân các nước thành viên, duy trì nền tài chính ổn định và
nhờ vậy đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới.
+ Góp phần mở rộng quá trình phát triển kinh tế ở cá nước thành viên
cũng như không phải thành viên.
+ Góp phần mở rộng thương mại quốc tế đa biên trên cơ sở không kỳ
thị và phù hợp với tập quán quốc tế.
- Nhật Bản: Đây là một quốc gia hàng năm cung cấp một lương vốn
ODA rất lớn đặc biệt là một trong những quốc gia đứng đầu trong danh sách
những nhà tài trợ cho Việt Nam.
b. Các tổ chức quốc tế.
- Ngân hàng phát triển Châu Á: ADB.
Được thành lập năm 1966 do 31 chính phủ thành viên nhằm xúc tiến
quá trình giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương. Trong hơn 33 năm qua các thành viên đã tăng lên rất nhiều
ADB chú trọng đến nhu cầu của các nước nhỏ và các nước kém phát triển và
ưu tiên đặc biệt đến chương trình và dự án khu vực, tiểu vùng và quốc gia.
10
- Các tổ chức tài chính quốc tế khác: WB, IMF, UNDP...
* Đối với Việt Nam theo số liệu 91- 2000. Các nhà tài trợ chính đó là
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng thế giới(WB), Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) đã thiết lập các hoạt động của mình ở Việt
Nam trong 6-8 năm qua và đã nổi lên như 3 nhà tài trợ lớn nhất về nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam. Xu hướng gần đây nếu nghiên cứu
kỹ danh mục các chương trình sự án ODA của tổ chức này về mặt định lượng,
chiều hướng chung là tương đối khả quan với các mức tăng về giai rngân và
mức giảm về lượng tích tụ của các cam kết chưa được giải ngân.
Khi xem xét tổng mức của ba tổ chức này có thể quan sát thấy rằng các
cam kết hàng năm đạt mức cao nhất năm 1997 và từ thời điểm đó đến nay có
chiều hướng suy giảm. Mức giải ngân, tuy nhiên đã tăng một cách vững chắc
từ năm 1995 trở đi. Trong năm 1999 mức giải ngân tăng gấp 12 lần so với
năm 1997, mặc dù vậy tốc độ tăng nay (theo tỷ lệ %) đã giảm dần từ năm
1996. Không thấy có khuynh hướng chung rõ nét nào đối với tỷ lệ giải ngân
của ba tổ chức này. Phần cam kết chưa giải ngân liên tục tăng trong các năm
1994. Vì thế bức tranh chung là mức giải ngân đang được cải thiện và nếu
chiều hướng hiện nay vẫn như vậy thì giai đoạn đầu của hoạt động ODA của
ba tổ chức này, đặc trưng bởi số lượng dự án tăng và thực hiện dự án chậm, sẽ
được hoàn thiện trong một số giai đoạn ổn định hơn. Nếu tách từng tổ chức
một để xem xét thì bức tranh có khác đi đôi chút.
Nhật Bản tổng các khoản vay ODA luỹ kế dành cho Việt Nam hiện nay
vào khoảng 4,4 tỷ USD, chiếm 25 dự án phát triển và 4 khoản tín dụng hàng
hoá (khoảng 3,8 tỷ USD nếu không kể đến khoản tín dụng hàng hoá). Khoảng
24% tổng số các cam kết đã được giải ngân. Những dự án cơ sở hạ tầng lớn
đáng chú ý là trong các ngành giao thông và điện lực chiếm tỷ trọng lớn trong
danh mục dự án và những dự án này thường thực hiện chậm trong giai đoạn
đầu. Tuy nhiên tình hình thực hiện đã được cải thiện vững chắc m