Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen

Long An cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) hơn 300năm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn đã hình thành và phát triển như: nghề thủ công mỹ nghệ: chạm trổ gỗ mỹ nghệ; thêu ren, dệt chiếu, v.v;nghề chế biến nông sản: bánh tráng, bún, sản xuất (SX) rượu thủ công,v.v; nghề TTCN: đóng tàu xuồng, làm trống, nghề rèn, v.v. Ngành nghề TTCN đóngvai trò quan trọng trongquá trình phát triển củanông thôn Việt Nam. Ngành nghề TTCN vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa tạodấu ấn bản sắc văn hoá các vùng, miền qua các sản phẩm (SP) truyền thống. Với xu thế hội nhập thế giới, SP TTCN ngoài yếu tố truyền thống cònphải tinh tuý, đa dạng đáp ứng tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Ngành nghề TTCN của Long An như nghề dệt chiếu Long Định, nghề SXrượu thủ công khu vực Gò Đen, nghề làm trống xã BìnhLãng (huyện Tân Trụ) v.v. tạo ra SP giá trị cao, tinh xảo. Rượu đế Gò Đen nổi tiếng với truyền thống SX lâu đời. Hiện nay những người SX rượu thật đang lao đao vì rượu giả, rượu kém chất lượng, không ít điểm đề bán rượu Gò Đen (dọc theo Quốc lộ 1A qua huyện Bến Lức) nhưng chất lượng bên trong chưa được kiểmđịnh. Đây thực sự là thách thức đối với những ai quan tâm đến thương hiệu rượuđế Gò Đen.

pdf91 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen LỜI CẢM TẠ. Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và đơn vị. Tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn đến: - TS. Trần Tiến Khai, giảng viên Khoa Kinh tế phát triển trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. - Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Kinh tế phát triển. - Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Sau Đại học. Tác giả xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Sở Công Thương Long An. - Các hộ sản xuất-kinh doanh rượu ở khu vực Gò đen. - Cục Thống kê tỉnh Long An. - Các anh, chị Lớp Cao học Kinh tế phát triển (Fulbright)- Khoá 3 Đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập dữ liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận văn. Vì kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp của mọi người để đề tài hoàn thiện hơn. T.p Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thị Thuý MỤC LỤC CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu………………………………………………........1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………..............................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………….............2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………..........2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………….......2 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính…………………………...............................2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể……………………………………..............2 1.4 Giả thiết nghiên cứu……………………………………………………..............3 1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống này...............................................................................................................................3 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này..........................................................................................................3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..………….......3 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....................3 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu………………………………………….................4 1.6 Cấu trúc của báo cáo, nội dung cơ bản của các chương……………...................4 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.........................................6 2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................6 2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế.......................................................6 2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN ......................................8 2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN................................................................9 2.2 Tổng quan kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn.................................10 2.2.1 Ngoài nước............................................................................................10 2.2.2 Trong nước............................................................................................12 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................18 3.1 Phương pháp tiếp cận..........................................................................................18 3.1.1Tiếp cận hệ thống...................................................................................18 3.1.2 Tiếp cận trong – ngoài..........................................................................18 3.2 Khung phân tích..................................................................................................18 3.3 Các chỉ tiêu quan sát, phân tích...........................................................................19 3.4 Phương pháp lấy mẫu..........................................................................................20 3.4.1 Mô tả mẫu.............................................................................................20 3.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................21 3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.................................................21 3.5 Dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập thông tin............................................21 3.5.1 Dữ liệu thứ cấp......................................................................................21 3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................21 3.6 Phương pháp phân tích........................................................................................22 3.7 Công cụ phân tích...............................................................................................22 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................23 4.1 Tổng quan về nghề sản xuất rượu đế Gò Đen.....................................................23 4.1.1 Khái quát về lịch sử địa danh Gò Đen..................................................23 4.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................24 4.1.3 Điều kiện xã hội...................................................................................26 4.1.4 Quy trình sản xuất rượu........................................................................29 4.2 Đánh giá các nhân tố bên ngoài............................................................................33 4.2.1 Các chính sách của Nhà nước ..............................................................34 a. Chính sách của trung ương.........................................................................34 b. Chính sách của địa phương (tỉnh Long An)...............................................35 4.2.2 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX- KD rượu đế Gò đen...............36 4.3 Đánh giá các nhân tố bên trong ..........................................................................43 4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu.......................................................................43 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh..............................................48 4.3.3 Các nhân tố khác...................................................................................50 4.4 Hiệu quả và vai trò của nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen .............55 4.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế........................................................55 4.4.2 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập....................................................55 4.4.3 Hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch.....................................................56 4.5 Phân tích SWOT đối với nghề sản xuất rượu Gò Đen........................................55 4.5.1 Điểm mạnh............................................................................................56 4.5.2 Điểm yếu...............................................................................................56 4.5.3 Cơ hội....................................................................................................56 4.5.4 Thách thức.............................................................................................57 4.6 Kết luận chương..................................................................................................57 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................59 5.1 Kết luận về phương pháp nghiên cứu.................................................................59 5.2 Kết luận về các phát hiện của đề tài....................................................................60 5.3 Đề xuất các khuyến nghị.....................................................................................61 5.3.1 Các nghiên cứu tiếp theo.......................................................................61 5.3.2 Các gợi ý chính sách...............................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................68 Mục lục……………………………………………………………………………....i Danh mục các bảng biểu…………………………………………………...……......v Thuật ngữ viết tắt……………………………………………………………...…....vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm……………………………………..25 Bảng 2. Thuế TTĐB của sản phẩm bia, rượu……………………………………........34 Bảng 3. Giá bán lẻ.....................................................................................................39 Bảng 4. Giá bán sỉ.....................................................................................................39 Bảng 5. Phân nhóm theo DT số liệu cục Thống kê và DT 06,07,08 ..................... …44 Bảng 6. DT bình quân ………………………………………….............................45 Bảng 7. DT bình quân từ hèm……………………………………………................ 45 Bảng 8. Vốn cố định …………………………………………………………............46 Bảng 9. Vốn lưu động………………………………………….......................... ....47 Bảng 10. Chi phí bình quân……………………………………………………..……..47 Bảng 11. Lợi nhuận bình quân………………………………………………...... …...48 Bảng 12. Lương bình quân/LĐ …………………………………………...............48 Bảng 13. Lợi nhuận/DT……………………………………………..........................49 Bảng 14. Lợi nhuận/Vốn lưu động…………………………………….....................49 Bảng 15. Lợi nhuận/Vốn cố định………………………………………….................50 Bảng 16. Tỷ suất lợi nhuận thực……………………...............................................50 Bảng 17. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2008..............................53 Khung phân tích………………………………………………………………............19 Quy trình sản xuất…………………………………………………………...…………29 Hộp 1. Dù thật hay giả rượu vẫn là chất độc……………………………………........32 Hộp 2. Hầu hết rượu thủ công đều là rượu độc…………………………………........33 Hình 1. Những bảng hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1.................................01 Hình 2: Cơ sở SX rượu của chị Thảo (ở ấp 2, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức) ............28 Hình 3: Ông Trị SX mẻ rượu mới và kiểm tra chất lượng.......................................31 Hình 4: Ai biết được trong số can rượu này, can nào có nhiều thuốc rầy.................32 Hình 5: Vừa SX rượu thủ công vừa chăn nuôi..........................................................57 Bản đồ 1. Vị trí tỉnh Long An trong các tỉnh Nam bộ. Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng ngành nghề nông thôn (năm 2008) Bản đồ 3: Bản đồ quy hoạch ngành nghề nông thôn THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CP Chi phí DN Doanh nghiệp DT Doanh thu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam KT Kinh tế KT-XH Kinh tế- xã hội KV Khu vực LĐ Lao động LN Lợi nhuận OTOP One Tambon One Product OVOP One Village One Product QL 1A Quốc lộ 1A r Hệ số tương quan hạng SP Sản phẩm SX Sản xuất SX-KD Sản xuất- kinh doanh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB Trung bình TTCN Tiểu thủ công nghiệp VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Long An cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) hơn 300 năm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn đã hình thành và phát triển như: nghề thủ công mỹ nghệ: chạm trổ gỗ mỹ nghệ; thêu ren, dệt chiếu, v.v; nghề chế biến nông sản: bánh tráng, bún, sản xuất (SX) rượu thủ công,v.v; nghề TTCN: đóng tàu xuồng, làm trống, nghề rèn, v.v. Ngành nghề TTCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam. Ngành nghề TTCN vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa tạo dấu ấn bản sắc văn hoá các vùng, miền qua các sản phẩm (SP) truyền thống. Với xu thế hội nhập thế giới, SP TTCN ngoài yếu tố truyền thống còn phải tinh tuý, đa dạng đáp ứng tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Ngành nghề TTCN của Long An như nghề dệt chiếu Long Định, nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen, nghề làm trống xã Bình Lãng (huyện Tân Trụ) v.v. tạo ra SP giá trị cao, tinh xảo. Rượu đế Gò Đen nổi tiếng với truyền thống SX lâu đời. Hiện nay những người SX rượu thật đang lao đao vì rượu giả, rượu kém chất lượng, không ít điểm đề bán rượu Gò Đen (dọc theo Quốc lộ 1A qua huyện Bến Lức) nhưng chất lượng bên trong chưa được kiểm định. Đây thực sự là thách thức đối với những ai quan tâm đến thương hiệu rượu đế Gò Đen. Để nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sản xuất kinh doanh (SX-KD) có tổ chức, khắc phục được những tồn tại cơ bản về mẫu mã, chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ, v.v thì nghề này mới phát triển ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết có nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách hỗ trợ. 1 Kiến Văn (2008), ‘Rượu đế Gò Đen: Ai quen mới dám uống’) Vietnamnet, ngảy: 59’ 17/05/2008 (GMT+7), tham khảo ngày 20/3/2009. Những bản hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1 (khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức)- liệu có mấy người bán rượu thật?. Ảnh K.Văn Hình 1. 1Những bản hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1 Do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An. - Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- kỹ thuật- xã hội đến SX- KD nghề nghiên cứu. - Gợi ý một số giải pháp phát triển nghề SX rượu thủ công đáp ứng quy định Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và thị hiếu người tiêu dùng để nghề này không bị mai một. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính - Nghề truyền thống rượu đế Gò Đen đang ở trong tình trạng nào? (Phát triển, ổn định, suy giảm). - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển của nghề nghiên cứu? 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể - Các nhân tố bên trong của các cơ sở, hộ gia đình (gọi chung là cơ sở) SX- KD ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu? - Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu? 1.4 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống này. Các nhân tố cụ thể là: - Vốn (tiền mặt, thiết bị) - Nhân lực (lao động gia đình, thuê) - Kỹ năng (liên quan đến nhân lực): tay nghề, bí quyết công nghệ, đổi mới công nghệ, khả năng đáp ứng quy định về tổ chức SX,VSATTP của Nhà nước. - Yếu tố cạnh tranh của SP: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu sản phẩm. 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này Chính sách của trung ương - Các chính sách về VSATTP - Các chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nghề. - Chính sách về thuế Chính sách của địa phương (tỉnh Long An). - Hỗ trợ về thể chế (UBND tỉnh, Sở, Ban ngành, Hội nghề nghiệp). - Hỗ trợ vốn (từ các định chế về tài chính); ứng dụng khoa học, công nghệ. Các yếu tố thị trường gồm: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu SP. 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở SX- KD rượu đế Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp). - Hệ thống chính sách của trung ương và địa phương liên quan đến nghề nghiên cứu. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát 40 cơ sở SX- KD rượu thủ công. - Phạm vi không gian: xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp (Bến Lức). - Phạm vi thời gian: Tổng quan thực trạng SX- KD rượu thủ công ở xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, sử dụng số liệu khảo sát các cơ sở SX-KD nêu trên giai đoạn 2006- 2008. 1.6 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO, NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC CHƯƠNG Luận văn có 17 bảng, 1 khung phân tích, 1 quy trình sản xuất, 2 hộp, 2 bản đồ, 5 hình ảnh. Luận văn có 71 trang, 5 chương. 5 chương của luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1 (Đặt vấn đề) giới thiệu sự cần thiết của nghiên cứu nghề SX rượu thủ công xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp thuộc khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề này. Ngoài ra, chương này còn giới thiệu đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 (Cơ sở lý thuyết và thực tiễn) tập trung vào các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm các khái niệm và vai trò của ngành nghề TTCN. Trong chương cũng nêu tổng quan những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển ngành nghề TTCN và những nhận định của tác giả về các mô hình liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 3 (Phương pháp nghiên cứu) giới thiệu cách tiếp cận khi nghiên cứu đề tài, gồm: tiếp cận trong -ngoài, tiếp cận hệ thống. Đồng thời chương này cũng giới thiệu khung phân tích, các chỉ tiêu quan sát, phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp phân tích và công cụ phân tích. Chương 4 (Kết quả và Thảo luận) tập trung đánh giá tổng quan nghề SX- KD rượu thủ công ở xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển của nghề nghiên cứu. Chương 5 (Kết luận và gợi ý chính sách) xuất phát từ những đánh giá thực trạng SX-KD rượu khu vực Gò Đen, tác giả sẽ đánh giá về phương pháp nghiên cứu, các phát hiện của đề tài đồng thời đề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các gợi ý chính sách. CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) của nhà kinh tế học Hollis Chenery, Giáo sư Đại học Havard Mỹ cho rằng: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần tương ứng với GNP/người tăng dần (Đinh Phi Hổ 2,2006, trang 120-121). Đặc trưng của từng giai đoạn phát triển kinh tế (KT) chính là cơ cấu GDP và sự thay đổi giai đoạn từ thấp lên cao khi sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần và GNP/người tăng dần. Mô hình chuyển dịch CCKT của Hollis Chenery có thể hiểu là kiểu bình quân, không phải là mô hình phát triển chung cho mọi quốc gia. Điều này là do nền KT mỗi nước có sự khác biệt về qui mô, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, sự lựa chọn chiến lược và chính sách, v.v nên mỗi nước có sự khác biệt trong tốc độ phát triển và mô hình chuyển dịch CCKT. Ngoài ra, các yếu tố giống nhau giữa các nước cũng có thể khác nhau theo thời gian. i. Sự chuyển dịch CCKT theo ngành a) Hai xu hướng lớn chuyển dịch CCKT theo ngành đang diễn ra trên thế giới: - Chuyển dịch từ khu vực (KV) sản xuất vật chất sang KV dịch vụ. Xu hướng này thường diễn ra ở các nước có nền KT phát triển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại. - Chuyển dịch trong nội bộ KV sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu từ KV nông nghiệp sang KV công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu ở các nước đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. b) Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, mở cửa nền KT và do tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, chúng ta có thể thực hiện cùng một lúc hai bước chuyển dịch CCKT trên. 2 Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, trang 120-122 Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành KT đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng g
Tài liệu liên quan