Quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp phải
đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Sự thay đổi cơ chế này đã làm cho không ít
doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên, có không
ít doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi đúng đắn, kịp thời đề ra những giải pháp
thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo lập và phát huy thế mạnh của mình, nhờ đó đã đạt
được hiệu quả kinh doanh cao, đứng vững và không ngừng phát triển.
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù. Khác với các lĩnh vực
khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức
đấu thầu do các chủ đầu tư tổ chức. Trên thế giới hình thức đấu thầu xây dựng đã được áp
dụng từ lâu, ở nước ta, từ khi nhà nước ban hành "Qui chế đấu thầu", thì đấu thầu xây
dựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh
nghiệp xây dựng. Mặt khác, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều dự án xây
dựng có qui mô lớn, sử dựng vốn ngân sách hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng nước
ngoài đòi hỏi phải tổ chức đấu thầu xây dựng trên cơ sở cạnh tranh. Chính vì vậy, vấn đề
nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng luôn giành được sự quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp nhà
nước trên lĩnh vực xây dựng, có qui mô lớn trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm vừa
qua, Tổng Công ty đã có những nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh,
phát triển sản xuất và đã giành được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, hoàn thành
nhiệm vụ được giao, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng mạnh trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã giành được, Tổng Công
ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu
xây dựng, đó là, những khó khăn về tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh
nghiệm đấu thầu..., đây là một trở ngại lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền
vững của Tổng Công ty.
85 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ
tầng Đô thị Hà Nội
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp phải
đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Sự thay đổi cơ chế này đã làm cho không ít
doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên, có không
ít doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi đúng đắn, kịp thời đề ra những giải pháp
thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo lập và phát huy thế mạnh của mình, nhờ đó đã đạt
được hiệu quả kinh doanh cao, đứng vững và không ngừng phát triển.
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù. Khác với các lĩnh vực
khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức
đấu thầu do các chủ đầu tư tổ chức. Trên thế giới hình thức đấu thầu xây dựng đã được áp
dụng từ lâu, ở nước ta, từ khi nhà nước ban hành "Qui chế đấu thầu", thì đấu thầu xây
dựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh
nghiệp xây dựng. Mặt khác, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều dự án xây
dựng có qui mô lớn, sử dựng vốn ngân sách hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng nước
ngoài đòi hỏi phải tổ chức đấu thầu xây dựng trên cơ sở cạnh tranh. Chính vì vậy, vấn đề
nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng luôn giành được sự quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp nhà
nước trên lĩnh vực xây dựng, có qui mô lớn trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm vừa
qua, Tổng Công ty đã có những nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh,
phát triển sản xuất và đã giành được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, hoàn thành
nhiệm vụ được giao, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng mạnh trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã giành được, Tổng Công
ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu
xây dựng, đó là, những khó khăn về tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh
nghiệm đấu thầu..., đây là một trở ngại lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền
vững của Tổng Công ty.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng
trong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát triển
của khoa học công nghệ xây dựng... cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây dựng giữa các
doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
đấu thầu có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công
và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và của Tổng Công ty Đầu tư Phát
triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề "Cạnh tranh đấu thầu xây dựng
của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp
cao học với hy vọng mở rộng khả năng hiểu biết của mình và mong muốn góp một phần
nhỏ bé vào sự phát triển của Tổng Công ty.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, trong lĩnh vực kinh tế cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa những
người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các doanh nghiệp nhằm giành các điều
kiện sản xuất, khách hàng, thị trường tiêu thụ có lợi nhất. Đây là hiện tượng kinh tế được
các nhà kinh tế học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ngoài, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu của K.Marx (nghiên cứu cạnh tranh dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa), P.A. Samuelson, D. Begg, S. Fischer, R. Dorbusch, R.S. Pindyck, D.L.
Rubinfeld... Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến cạnh tranh dưới những khía
cạnh như: điều kiện thực hiện cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, cạnh tranh giữa các
quốc gia, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp... ở trong nước, từ khi chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, vấn đề cạnh tranh đã được
nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này được thể hiện dưới
dạng các dự án (Dự án VIE /97/016). Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách và
kiểm soát độc quyền kinh doanh), những công trình chuyên khảo như: "Qui chế quản lý
đầu tư xây dựng" và đấu thầu (Lê Thị Kim Quế và Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1998); "Cẩm nang về công tác đấu thầu" (Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
Trung tâm Thông tin, Nxb Chính trị quốc gia, 1997); "Hướng dẫn đấu thầu tuyển dụng tư
vấn cho các dự án sử dụng vốn của WB, ADB & OECF" (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999),
hoặc dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án như: đề tài "Nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế"
(do GS.TS. Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm); đề tài "Sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" (do TS. Lê Hữu Thành làm chủ
nhiệm) v.v... Các công trình nghiên này đã đề cập đến những vấn đề chung, qui chế pháp
lý trong cạnh tranh, xây dựng qui trình, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế và của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Hoạt động xây dựng nói chung và cạnh tranh đấu thầu xây dựng nói riêng là
những hoạt động mang tính đặc thù của nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu về cạnh
tranh trong đấu thầu xây dựng phải được nghiên cứu một cách thường xuyên nhằm tạo ra
cơ sở khoa học, qua đó để tiếp tục hoàn thiện cơ chế và chính sách, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến
những vấn đề chung nhất trên bình diện quản lý mà chưa đề cập đến việc nghiên cứu cơ
chế và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, do
đó, tiếp tục nghiên cứu vấn đề cạnh tranh đấu thầu là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội" không trùng với đề tài và luận
văn nào đã được nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của
cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng;
- Đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng, qua đó tìm ra
những ưu thế, thành tựu và những tồn tại trong công tác đấu thầu xây dựng của Tổng
Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây
dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, qua đó làm rõ
cơ sở lý luận chung của hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng; nghiên cứu những
đặc điểm và xu hướng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng;
- Khảo sát các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới hoạt động cạnh tranh
đấu thầu của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội, qua đó chỉ ra những
ưu điểm, tồn tại và hạn chế của Tổng Công ty trong những năm vừa qua;
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu, của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng
và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh
nghiệp, trực tiếp là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những vấn đề nâng cao khả năng cạnh
tranh đối với Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong việc đấu thầu
xây dựng.
Về mặt thời gian, luận văn khảo sát hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình
cạnh tranh của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong khoảng thời
gian từ năm 2000 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng Công ty trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), phương pháp phân tích thực
chứng trên cơ sở bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước để tiếp cận và giải quyết vấn
đề. Bên cạnh đó luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như:
Lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp...
6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở nhận thức về tính cần thiết của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng,
luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu
tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, lợi thế, những tồn tại, hạn chế
và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với Tổng Công ty qua việc tạo lập, phát huy lợi
thế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng;
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công
ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh
trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng
7
1.1. Đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 7
1.2. Những nhân tố tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
doanh nghiệp
21
1.3. Một số kinh nghiệm giành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu của
doanh nghiệp xây dựng
30
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hà nội
33
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị 33
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh đấu thầu xây
dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
35
2.3. Thực trạng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư
Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội
48
Chương 3: Định hướng phát triển và những giải pháp chủ yếu
nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hà nội
57
3.1. Định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu của
Tổng Công ty
57
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu
của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
61
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đấu 73
thầu xây dựng cơ bản
Kết luận 78
danh mục Tài liệu tham khảo 80
phụ lục 82
mục các bảng
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Bảng tổng hợp về nguồn nhân lực của Tổng Công ty Đầu tư Phát
triển Hạ tầng Đô thị
37
2.2 So sánh năng lực tài chính giữa Tổng Công ty Đầu tư Phát triển
Hạ tầng Đô thị với VINACONEX và CIENCO 1
40
2.3 Một vài chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ
tầng Đô thị giai đoạn 2002-2005
41
2.4 Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từ
năm 2001 - 2005 của các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty
50
2.5 Những mặt mạnh, yếu; các cơ hội và thách thức đối với Tổng
Công ty
54
3.1 Dự kiến kế hoạch sản lượng năm 2006 - 2010 60
3.2 Dự kiến kế hoạch nộp ngân sách năm 2006 - 2010 61
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh
nghiệp xây dựng
1.1. Đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1.1.1. Đặc điểm của đấu thầu xây dựng
Theo qui định tại mục 2, Điều 4, Chương 1, Luật Đấu thầu được Quốc hội nước
Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam, thụng qua ngày 29 thỏng 11 năm 2005, thì: "Đấu
thầu là quá trỡnh lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện
gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế" [17, tr. 2].
Xét trên phương diện chủ thể tham gia thì đấu thầu được chia làm hai loại đấu
thầu trong nước và đấu thầu quốc tế. "Đấu thầu trong nước là quỏ trỡnh lựa chọn nhà
thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước"
[17, tr. 2]. "Đấu thầu quốc tế là quá trỡnh lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước" [17, tr. 2].
Như vậy, đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thực
hiện những công việc có liên quan tới quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắm thiết bị và lắp
đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng... nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế,
các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đấu thầu xây dựng là phương thức đấu thầu được áp
dụng rộng rãi đối với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Đấu thầu xây dựng có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng là một
trong những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiện những công
việc như: tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm trang thiết bị... cho các
công trình, hạng mục công trình xây dựng. Xét về thực chất, đây là một hoạt động mua
bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thể hiện qua quá trình thực hiện của chủ
thể tham gia. Thực chất đây là hoạt động cạnh tranh xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu,
diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) với các nhà thầu và
cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. Trong quá trình tham gia đấu thầu có nhiều chủ
thể khác nhau như: chủ đầu tư (bên mời thầu) và các doanh nghiệp xây dựng có khả năng
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Các bên tham gia đấu thầu phải đảm bảo tuân thủ qui
định của pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu. Đối với chủ đầu tư, phải là đơn vị có
đủ năng lực về tài chính, có khả năng tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Về phía các nhà
thầu, đối với nhà thầu trong nước thì phải đáp ứng đủ các điều kiện: có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng theo đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có quyết
định thành lập (đối với các đơn vị không có đăng ký kinh doanh) do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp và thực hiện theo đúng quyết định thành lập. Đối với nhà thầu là tổ chức
nước ngoài thì phải có đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước
nơi nhà thầu mang quốc tịch cấp. Đối với nhà thầu là cá nhân thì: 1) Phải là người từ đủ
18 tuổi trở lên; 2) Có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp; 3)
Có đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm
quyền cấp và thực hiện đúng theo đăng ký hoạt động hoặc chứng chỉ chuyên môn; 4)
Không ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chờ
chấp hành các hình phạt của tòa án các cấp. Mặt khác, các nhà thầu phải đảm bảo sự độc
lập về tài chính, theo đó, nhà thầu phải là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập; không có cùng
lợi ích kinh tế với các tổ chức và cá nhân liên quan [23, tr. 93].
Thứ hai, về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng. Hàng hóa tham gia
đấu thầu xây dựng là hàng hóa đặc biệt, đó là các dự án xây lắp, các dự án cung ứng hàng
hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư… Các nhà thầu thực hiện việc cạnh
tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đó là: đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết
kế; đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị; đấu thầu xây lắp; đấu thầu thực hiện lựa chọn
đối tác thực hiện dự án... Hàng hóa lúc đầu đem ra thị trường chưa được định giá một
cách cụ thể, dựa trên các thông số yêu cầu về điều kiện kinh tế - kỹ thuật của dự án,
doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu để xác định giá cả cụ thể của
hàng hóa và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và điều kiện thực hiện để hoàn tất việc mua
bán. Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án) với người bán (nhà thầu) và giữa
các nhà thầu với nhau nhằm bán được sản phẩm của mình. Thông qua cạnh tranh đấu
thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của hàng hóa đem ra bán đây cũng chính là giá dự toán
của công trình.
Thứ ba, về phương thức tổ chức đấu thầu, theo qui định của pháp luật có ba
phương thức đấu thầu cơ bản mà chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn tổ chức đấu thầu, đó
là: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.
Đấu thầu một túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một
túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm và xây lắp.
Đấu thầu hai túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật
sẽ được chủ dự án xem xét trước. Theo đó, những hồ sơ sau khi đánh giá đạt số điểm kỹ
thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để xem xét tiếp. Phương thức
này trong lĩnh vực xây dựng thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên;
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn
bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay;
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được thực hiện theo qui trình sau:
- Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ trình bày các đề xuất về kỹ
thuật và phương án tài chính cho bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét, đánh giá và thảo
luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà
thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ thầu chính thức;
- Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu đã tham gia ở giai đoạn 1 nộp hồ sơ
dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung theo yêu cầu chung của dự án và
đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện thực hiện
hợp đồng, giá dự thầu [7, tr. 23].
Thứ tư, về hình thức tổ chức đấu thầu. Tùy theo từng dự án cụ thể, việc đấu thầu
xây dựng được tổ chức theo hai hình thức cơ bản qui định tại Nghị định 88/1999/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 1999, đó là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng phổ biến trong đấu thầu.
Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải
thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi
phát hành hồ sơ mời thầu về các điều kiện kỹ thuật, thời gian dự thầu...
Đấu thầu hạn chế, là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu
(tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu. Trong trường hợp
không có đủ 5 nhà thầu tham dự, bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có
thẩm quyền xem xét, quyết định. Trên cơ sở của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng
lực của các nhà thầu một cách khách quan và công bằng, chủ dự án sẽ quyết định danh
sách nhà thầu tham dự đấu thầu. Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng khi có một trong các điều
kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tổ chức đấu thầu hạn chế;
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Thứ năm, về nguyên tắc đấu thầu. Khác với các hình thức mua bán hàng hóa
khác, đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù, đó là: nguyên tắc
công bằng, bí mật, công khai, có đủ năng lực và trình