Nền kinh tế thế giới đang bước vào thế kỷ 21 thế kỷ của hội nhập,
toàn cầu hoá và sự phát triển to lớn của kinh tế toàn cầu. Bất cứ một nền
kinh tế quốc gia nào cũng đều không nằm ngoài xu thế kinh tế tất yếu đó.
Đối với Việt Nam cũng vậy xu thế hội nhâpạ, phát triển là con đường duy
nhất và có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng CNXH và đi lên
CNCS nếu không muốn bị tụt hậu và suy vong. Để bắt kịp xu thế của thời
đại và chủ động hoà nhập để có những bước phát triển vững chắc về kinh tế
đòi hỏi chúng ta phải có đường lối, chiến lược vững chắc và có những chính
sách kinh tế vĩ mô thật sự có hiệu quả.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định đường lối phát
triển kinh tế là : “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển nhanh,
41 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở trong hệ thống chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MỤC LỤC
Lời nói đầu........................................................................................................ 1
Phần I: Chính sách tiền tệ quốc gia ................................................................ 5
I. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. .................................................... 5
1. Quan điểm về chính sách tiền tệ quốc gia............................................... 5
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ............................................................... 7
II. Các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia: ............................................10
1. Cơ chế tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đến các biến số
kinh tế vĩ mô. ............................................................................................11
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. .......................................................15
Phần II. Chính sách lãi suất và hoạt động của thị trường mở ở Việt Nam
thời gian qua ...................................................................................................19
I. Điều hành chính sách lãi suất của NHNN thời gian qua. ............................19
1. Cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam. .................................19
2. Kết quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách
lãi suất, hạn chế của cơ chế điều chỉnh trực tiếp. .......................................25
II. Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam. ......................................................30
1. Thực tiễn hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian qua...30
2. Khắc phục hạn chế của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để nâng
cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở của chính sách tiền
tệ. ..............................................................................................................33
Kết luận ...........................................................................................................38
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................39
ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thế kỷ 21 thế kỷ của hội nhập,
toàn cầu hoá và sự phát triển to lớn của kinh tế toàn cầu. Bất cứ một nền
kinh tế quốc gia nào cũng đều không nằm ngoài xu thế kinh tế tất yếu đó.
Đối với Việt Nam cũng vậy xu thế hội nhâpạ, phát triển là con đường duy
nhất và có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng CNXH và đi lên
CNCS nếu không muốn bị tụt hậu và suy vong. Để bắt kịp xu thế của thời
đại và chủ động hoà nhập để có những bước phát triển vững chắc về kinh tế
đòi hỏi chúng ta phải có đường lối, chiến lược vững chắc và có những chính
sách kinh tế vĩ mô thật sự có hiệu quả.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định đường lối phát
triển kinh tế là : “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển nhanh,
có hiệu quả bền vững …”. Nền kinh tế thế giới với xu thế phát triển đi lên
vượt bậc đã đem lại nhiều cơ hội cho đất nước ta đi lên vượt bậc đã đem lại
nhiều cơ hội cho đất nước ta đi lên đuổi kịp các nước phát triển, đồng thời
nó cũng luôn diễn biến phức tạp, thăng trầm tạo ra nhiều thách thức to lớn
đối với đất nước. Để xây dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh và ổn
định đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách kinh tế đúng đắn, có hiệu
quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
Nằm trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ quốc
gia đóng một vai trò rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự
phát triển và ổn định của nền kinh tế.
Để có được một chính sách tiền tệ đúng đắn thực sự có tác dụng tích
cực, hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế đói hỏi chúng ta phải nghiên
cứu thật kỹ, đầy đủ, chính xác tình hình thực tiễn của đất nước để có thể đề
ra được chính sách tiền tệ thích hợp và thực hiện tốt, có hiệu quả.
Thực tế qua nhiều năm việc điều hành chính sách tiền tệ đã thực sự
đem lại hiệu quả kinh tế tích cực to lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên nó cũng
còn có nhiều hạn chế và bất cập đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, sáng
tạo để có một chính sách tiền tệ hoàn thiện với hiệu quả cao nhất.
Với vai trò quan trọng như trên của chính sách tiền tệ, thì việc nghiên
cứu chính sách tiền tệ là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với những sinh viên
kinh tế, để nâng cao tầm hiểu biết của mình về các vấn đền kinh tế.
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA.
1. Quan điểm về chính sách tiền tệ quốc gia.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, muốn cho đất nước phát
triển đi lên, ổn định …. đều phải hoạch định đề ra và thực hiện các chính
sách ở tầm vĩ mô. Mỗi một lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá …
tồn tại một hệ thống chính sách để định hướng và vạch ra những đường lối
chiến lược để phát triển lĩnh vực đó. Cũng như các lĩnh vực khác, kinh tế là
một phần rất quan trọng đóng góp vào sự ổn định phát triển phồn vinh của
một đất nước. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội (đang ở trong thời kỳ quá độ)
thì việc xây dựng một nền kinh tế phát triển, phồn vinh, hiện đại, ổn định, có
mức tăng trưởng cao, đời sống vật chất của nhân dân ở mức cao … là một
đòi hỏi tất yếu mục tiêu quan trọng và là một vấn đề bức xúc hiện nay ở
nước ta.
Sau 15 năm đổi mới, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn đáng kể. Những thành tựu này
ngoài sự nổ lực to lớn của toàn dân cả nước thì việc hoạch định thực thi các
chính sách kinh tế vĩ mô cũng có vai trò rất quan trọng đối với những thành
tựu vượt bậc này. trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền
tệ quốc gia là một trong những chính sách trọng yếu góp phần quan trọng
trong việc điều chỉnh nền kinh tế quốc dân tăng trưởng liên tục ở mức cao và
tương đối ổn định. Vậy chính sách tiền tệ quốc gia được hiểu như thế nào?
Nói chung, chính sách tiền tệ quốc gia là một chính sách vĩ mô của
Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhằm một mục tiêu
chung là tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. Theo điều 2 của luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam thì: “chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách
kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm
phát góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và nâng cao đời sống nhân dân”.
Với chính sách này, Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động của
Ngân hàng, động viên các nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ các
nguồn lực bên ngoài, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó giữ
vững định hướng XHCN, giữ vững chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác và
hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xí nghiệp, góp phần
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính sách tiền tệ là một chính sách nằm trong hệ thống chính sách vĩ
mô nói chung, nó thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với các chính sách vĩ
mô khác về mặt quản lý thực hiện, tác động và đều nhàm mục tiêu chung là
tăng trưởng ổn định để đi đến phát triển.
Do vậy khi nghiên cứu chính sách tiền tệ quốc gia luôn phải đặt nó
trong sự thống nhất với hệ thống chính sách vĩ mô khác và luôn liên hệ với
các chính sách khác về việc thực hiện và mục tiêu chung.
Khi nói đến chính sách tiền tệ quốc gia ta phải hiểu chính sách này
được Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi chính sách
này thay mặt Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm trong tay các
công cụ tiền tệ sẽ thay mặt Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ nhằm các
mục tiêu màNhà nước đã định hướng.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu việc
thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng các công
cụ tiền tệ có trong tay của mình.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Như định nghĩa của chính sách tiền tệ trong luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã chỉ ra ta thấy mục tiêu của chính sách tiền tệ là: “ổn định giá
đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân”. Qua định
nghĩa này ta thấy được các mục tiêu cụ thể của chính sách tiền tệ như sau:
a. Ổn định tiền tệ:
Chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo sự ổn định tiền tệ trong
nước, đồng tiền không bị mất giá một cách đột ngột, nghiêm trọng, kiểm
soát được lượng tiền cung ứng để từ đó điều chỉnh lượng tiền cung ứng
nhằm vào các mục tiêu khác.
b. Ổn định giá cả:
Lạm phát luôn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường. Lạm
phát làm cho mức giá cả chung tăng lên gây nên tình trạng bấp bênh của nền
kinh tế, khi lạm phát ở mức cao thì việc lập kế hoạch trong tương lai khó
khăn, việc ra các quyết định kinh tế rất khó khăn, chưa nhiều rủi ro, gây
căng thẳng cho các quan hệ xã hội của đất nước… lạm phát có tác động rất
sấu đến nền kinh tế khi nó ở mức cao. Vì thế một mục tiêu quan trọng của
chính sách tiền tệ đó là kiềm chế lạm phát, giữ cho lạm phát ở mức thấp để
có thể “kích thích” nền kinh tế tăng trưởng, tức là giữ cho mức giá chung ổn
định và ở mức tăng nhẹ phù hợp với tình hình kinh tế hiện đại.
c. Ổn định lãi suất:
Lãi suất là biểu hiện quan trọng của sự cân đối giữa cung và cầu tiền
tệ trong nền kinh tế. Khi cung và cầu tiền tệ (cầu hay cung trái phiếu) biến
động sẽ làm cho mức lãi suất chung trong nền kinh tế thay đổi. Ta đã biết,
lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là chi phí của người đi vay,
do đó khi lãi suất thay đổi sẽ làm cho chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay
đổi, chi phí của người vay biến động. Nếu sự biến động này lớn sẽ ảnh
hưởng lớn đến các quyết định kinh tế (cho vay, đi vay, đầu tư, mua tài sản,
tiêu dùng …) nền kinh tế không ổn định. Lãi suất còn tác động đến nhiều
biến số kinh tế vĩ mô khác (tổng cầu, GDP…), do đó việc điều chỉnh cho lãi
suất ở mức thích hợp, ổn định luôn là một mục tiêu quan trọng của chính
sách tiền tệ quốc gia.
d. Ổn định tỷ giá:
Đối với nước ta hiện nay, nền kinh tế được mở cửa dần (từ 1986, khi
thay đổi cơ chế kinh tế ), xu hướng giao lưu hội nhập kinh tế là tất yếu thì tỷ
giá là một biến số rất quan trọng. Việc hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang
đưa lại cho chúng ta nhiều cơ và thách thức lớn đối với việc tăng trưởng và
phát triển kinh tế. tỷ giá có tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu, khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước đối với hàng hoá nước ngoài. Do
vậy việc điều chỉnh chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định trên thị trường
ngoại hối, ổn định tỷ giá ở mức độ sao cho có lợi nhất cho sự phát triển kinh
tế đất nước để xu hướng hội nhập giao lưu với quốc tế thực sự có hiệu quả
luôn là mục tiêu cần thiết và quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia nói riêng và các chính sách vĩ mô nói chung.
e. Ổn định các thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là một thị trường hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. thị trường tài chính ra các nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Khi thị trường tài chính không ổn định sẽ có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực
(đầu tư, tiêu dùng, vốn, tăng trưởng…) và gây nên sự bất ổn cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính phát triển ở cấp độ cao, thị
trường tài chính của mỗi quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường tài
chính của các quốc gia khác và toàn thế giới. Sự biến động của thị trường tài
chính quốc tế luôn tác động đến thị trường tài chính của mỗi quốc gia. Cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á đã lan ra cả khu vực
rộng trên thế giới và nó cũng tác động sấu đến thị trường tài chính nước ta
và nền kinh tế. (1997).
Chính vì vậy, mục tiêu của chính sách tiền tệ còn là việc giữ ổn định
thị trường tài chính. Mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu
khác như lãi suất, giá cả …
f. Đảm bảo công ăn việc làm cao:
Việc làm cao không những là một mục tiêu kinh tế mà còn là một mục
tiêu xã hội đối với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Lao động
là một nguồn lực quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Công ăn việc làm càng
cao tức là ta càng sử dụng được nhiều nguồn lực của xã hội, thu nhập của
nền kinh tế tăng lên. Đặc biệt khi tỷ lệ làm việc cao tức là phần thất nghiệp
giảm đi, những tệ nạn xã hội, tác động tiêu cực của thất nghiệp mang lại
cũng giảm, đây là điều rất tốt cho mục tiêu xã hội. Đặc biệt, đối với nước ta
chúng ta đang xây dựng XHCN để tiến lên CNCS thì việc đảm bảo làm sao
cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, “ai cũng có cơm ăn
áo mặc” là mục tiêu hàng đầu và lâu dài, nên công ăn việc làm đầy đủ góp
phần thực hiện mục tiêu mang tính chất chiến lược trên.
h. Tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Đây là mục tiêu chung, bao trùm lên các mục tiêu khác và là mục tiêu
cốt lõi của chính sách kinh tế vĩ mô. Tất cả là làm sao cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, ổn định tránh được các cuộc khủng hoảng, suy thoái… từ đó
để dần đưa nền kinh tế phát triển, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho
CNXH.
Ở đây ta cần quan tâm và phân biệt hai mục tiêu là tăng trưởng và
phát triển. Mục tiêu tăng trưởng chỉ nói lên được phần lượng của phát triển,
tăng trưởng phải đồng thời với ổn định nền kinh tế, nâng cao mức sống
người dân, tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải…
đó sẽ là mục tiêu phát triển. Chính sách tiền tệ quốc gia cần cân nhắc và
hướng vào mục tiêu cốt lõi nhất là phát triển kinh tế.
Các mục tiêu trên của chính sách tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, chúng liên hệ bổ xung thúc đẩy nhau và cũng có khi tác động trái
ngược nhau. Chẳng hạn lãi suất ổn định góp phần ổn định thị trường tài
chính, việc làm cao thì tăng trưởng mạnh, tuy nhiên tăng trưởng mạnh có thể
làm cho giá cả không ổn định tức lạm phát có thể cao.
Chính vì vậy mà việc điều hành chính sách tiền tệ phải nhằm vào các
mục tiêu cụ thể nào và luôn phải xem xét trên tất cả các mục tiêu khác để
nhằm vào mục tiêu này mà không ảnh hưởng lớn và hạn chế đến mục tiêu
khác và luôn phải hướng vào mục tiêu lâu dài cốt lõi. Luôn đặt chính sách
tiền tệ đi liền và quan hệ chặt chẽ với chính sách vĩ mô khác để nhằm vào
mục tiêu chung là phát triển nền kinh tế xã hội ở mức cao.
II. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA:
Mục đích của chính sách tiền tệ là nhằm điều tiết lượng tiền lưu
thông, sự điều tiết này thể hiện qua hai hướng: mở rộng tiền tệ và thắt chặt
tiền tệ. Việc điều tiết lượng cung tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát
triển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia, thiếu hay
thừa tiền luôn có tác động tiêu cực của nó. Tuy nhiên trong thực tế điều hành
chính sách tiền tệ tuỳ vào từng thời kỳ phát triển kinh tế, tuỳ voà hoàn cảnh
cụ thể của nền kinh tế xã hội mà sử dụng chính sách thắt chặt hay mở rộng
tiền tệ. Đây là vấn đề mang tính nhạy cảm của các nhà điều hành chính sách
tiền tệ.
Để làm được điều này Ngân hàng trung ương phải sử dụng hàng loạt
các công cụ như: Dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tái cấp vốn,
nghiệp vụ thị trường mở.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu
hai công cụ chính đó là lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở.
1. Cơ chế tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đến các biến
số kinh tế vĩ mô.
a. Cung cầu tiền tệ:
* Mức cung tiền tệ là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Mức cung
tiền bao gồm: tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại
các Ngân hàng thương mại.
Mức cung tiền phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Lượng tiền cơ sở
+ Tỷ lệ dự trữ của các Ngân hàng thương mại (phụ thuộc vào tỷ lệ dự
trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ dư thừa của các Ngân hàng thương mại)
+ Tỷ lệ giữ tiền mặt của công chúng
Ngân hàng Trung ương với các công cụ tiền tệ trong tay có thể tác
động vào lượng tiền thông qua:
+ Quản lý lượng tiền cơ sở (do NHTW nắm giữ quyền phát hành tiền)
+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại
(nó tác động đến số nhân tiền tác động đến lượng tiền dự trữ và lượng
tiền lưu thông NHTW sử dụng ba công cụ khác)
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
2. Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu
3. Nghiệp vụ thị trường
* Cầu tiền là khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn
cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và kinh doanh sản xuất.
Cầu tiền phụ thuộc:
1. Thu nhập thực tế (tỷ lệ thuận)
2. Lãi suất (tương quan nghich)
* Cung và cầu tiền tệ cân bằng sẽ xác định mức lãi suất cân bằng và
tổng lượng tiền cân bằng.
Khi NHTW điều chỉnh các mức cung ứng tiền ở các mức độ khác
nhau thì lãi suất danh nghĩa của nền kinh tế sẽ thay đổi. Khi lãi suất thay đổi
sẽ tác động đếu tiêu dùng và đầu tư làm cho chúng thay đổi tiêu dùng và đầu
tư là yếu tố của tổng cầu do đó tổng cầu thay đỏi làm GNP thay đổi.
Ví dụ: Khi NHNN điều chỉnh tăng cung tiền đường MS dịch phải
làm lãi suất cân bằng giảm giá trái phiếu tăng giá trị hiện tại của thu
nhập tương lại có giá hơn tiêu dùng tăng lên ở mỗi mức thu nhập.
MS i
i0
MD
M
Điểm cân bằng thị trường tiền tệ
Mặt khác: Lãi suất giảm Chi phí cơ hội của việc giữ tiền giảm
Chi phí vay tiền giảm
có nhiều dự án lớn được đầu tư
Khi tiêu dùng tăng, đầu tư giảm tổng cầu tăng GDP giảm giá
tăng (lạm phát)
Ngược lại: MS giảm đường MS dịch phải lãi suất tăng tiêu
dùng giảm, đầu tư tăng tổng cầu giảm giá giảm.
b. Mô hình IS-LM
* Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập
phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hoá.
* Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu
nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường tiền tệ.
* Sự cân bằng của IS-LM
Điểm cân bằng của cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ i0 và Y0 là
mức lãi suất và thu nhập cân bằng cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ.
- Chính sách thị trường tác động đến MS làm cho LM dịch chuyển và
thay đổi lãi suất và thu nhập của nền kinh tế.
* Chính sách tiền tệ mở rộng.
E0
i
i0
ML
Y Y
Khi NHTW điều chỉnh tăng lượng tiền MS làm đường LM dịch
chuyển sang phải, thị trường cân bằng ở mức lãi suất mới i1,i0, thu nhập
quốc dân Y1 > Y0.
* Chính sách tiền tệ thu hẹp
Khi NHNN điều chỉnh giảm lượng tiền lưu thông (nền kinh tế rơi vào
tình trạng quá nóng) làm MS giảm, đường LM dịch trái làm điểm cân bằng
mới của nền kinh tế ở điểm E1 với i1>i0, Y1 <Y0 lạm phát tăng,twang
GDP
i
i0
i1
E0
LM0
LM1
E1
IS
Y0 Y1 Y
i
i0
i1
E0
LM0
LM1
E1
IS
Y0 Y1 Y
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ.
Mức cung ứng tiền MS tỷ lệ thuận với số nhân tiền tệ. Khi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc hay giảm sẽ làm cho số nhân tiền giảm hay tăng từ đó tác động làm
giảm hay tăng lượng cung ứng tiền MS.
Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang ở tình trạng quá nóng (mức tăng
trưởng quá cao so với mức bình thường lạm phát cao …). Để giảm bớt tình
trạng này NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điều chỉnh giảm mức
cung tiền. Chẳng hạn, NHNN dùng công cụ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Lúc này NHNN sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng
thương mại ở mức cao. Số nhân tiền tệ sẽ giảm xuống và mức cung tiền
giảm đường LM dịch chuyển sang trái làm cho lãi suất tăng tiêu dùng và
đầu tư giảm tổng cầu giảm